Giáo án phát triển năng lực Vật lí 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Kiến thức

- Nêu được các cách nhiễm điện một vật cọ xát. Điện tích, hai loại điện tích.

- Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm

- Hiểu được nội dung cơ bản của thuyết electron.

- Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.

- Nắm được các cách làm cho vật nhiễm điện và lấy được ví dụ minh họa.

b) Kĩ năng

- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.

- Giải bài toán về cân bằng của hệ điện tích.

- Vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.

- Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế.

- Giải được bài toán về tương tác tĩnh điện.

- Phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp để thu nhận kiến thức.

- Học sinh cần vận dụng linh hoạt kiến thức bài học để từ đó giải được một số bài tập liên quan và giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến hiện tượng nhiễm điện, thuyết electron.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm cũng như tương tác với giáo viên.

- Vận dụng được các biểu thức để làm các bài tập đơn giản về sóng cơ trong SGK và SBT Vật lý 11.

c) Thái độ

- Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng liên quan đến lực tương tác tĩnh điện.

- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.

- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và cách bố trí thí nghiệm.

 

docx 197 trang linhnguyen 07/10/2022 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Vật lí 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Vật lí 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Vật lí 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	+ Chuẫn bị thí nghiệm đã mô tả trong sgk.
	+ Chuẫn bị thí nghiệm về cặp nhiệt điện.
2. Học sinh 
 Ôn lại :
	+ Phần nói về tính dẫn điện của kim loại trong sgk lớp 9.
	+ Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Hướng dẫn chung
 DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề về bai
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Bản chất của dòng điện trong kim loại
Hoạt động 3
Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.
Luyện tập
Hoạt động 4
Tìm hiểu hiện tượng nhiệt điện.
Vận dụng
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động 
	Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập về dòng điện trong kim loại
	a) Mục tiêu hoạt động:
	Thông qua thí nghiệm để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của học sinh với những kiến thức mới.
	 b) Nội dung: 
	 Câu lệnh 1: Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
	 Câu lệnh 2: Yêu cầu học sinh thực hiện C2. 
	c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
	Giáo viên đặt vấn đề bằng cách cho các em làm thí nghiệm, hướng dẫn các em đọc thêm sách giáo khoa thực hiện nhiệm vụ học tập.
	Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này. Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
	d) Sản phẩm hoạt động:
	Học sinh báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi.
 e) Đánh giá 
- GV theo dõi cá nhân và nhóm học sinh , quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh, ghi vào sổ những trường hợp cần lưu ý.
- GV có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động.
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập , GV đánh giá sự tiến bộ của HS , đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn 
	Hoạt động 2: 
	a) Mục tiêu hoạt động:
	b) Nội dung: Hình thức chủ yếu của hoạt động này là làm thí nghiệm hoặc tự học qua tài liệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên để lĩnh hội được các kiến thức trên. Từ đó vận dụng trả lời các câu hỏi của bài học
 + Yêu cầu học sinh nhắc lại mạng tinh thể kim loại và chuyển động nhiệt của nó.
 + Giới thiệu các electron tự do trong kim loại và chuyển động nhiệt của chúng.
 + Giới thiệu sự chuyển động của các electron tự do dưới tác dụng của lực điện trường.
 + Yêu cầu học sinh nêu nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại.
 + Yêu cầu học sinh nêu loại hạt tải điện trong kim loại.
	c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
	Giáo viên đặt vấn đề bằng cách cho các em tiến hành thí nghiệm và đọc sách giáo khoa. Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
	d) Sản phẩm hoạt động:
	Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh:
+ Trong kim loại, các nguyên tử bị mất electron hoá trị trở thành các ion dương. Các ion dương liên kết với nhau một cách có trật tự tạo thành mạng tinh thể kim loại. Các ion dương dao động nhiệt xung quanh nút mạng.
+ Các electron hoá trị tách khỏi nguyên tử thành các electron tự do với mật độ n không đổi. Chúng chuyển động hỗn loạn toạ thành khí electron tự do choán toàn bộ thể tích của khối kim loại và không sinh ra dòng điện nào.
+ Điện trường do nguồn điện ngoài sinh ra, đẩy khí electron trôi ngược chiều điện trường, tạo ra dòng điện.
+ Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron tự do, là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại 
 Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do. Mật độ của chúng rất cao nên chúng dẫn điện rất tốt.
 Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường .
	Hoạt động 3: 
Mục tiêu hoạt động: 
+ Giới thiệu điện trở suất của kim loại và sự phụ thuộc của nó vào nhiệt độ.
+ Giới thiệu khái niệm hệ số nhiệt điện trở
Nội dung: 
+ Hình thức chủ yếu của hoạt động này là làm thí nghiệm hoặc tự học qua tài liệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên để lĩnh hội được các kiến thức trên. Từ đó vận dụng trả lời các câu hỏi của bài học
	c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
	Giáo viên đặt vấn đề bằng cách cho các em tiến hành thí nghiệm và đọc sách giáo khoa. Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
	d) Sản phẩm hoạt động:
	Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh:
 Điện trở suất ρ của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất :
ρ = ρ0(1 + α(t - t0))
 Hệ số nhiệt điện trở không những phụ thuộc vào nhiệt độ, mà vào cả độ sạch và chế độ gia công của vật liệu đó.
 e) Đánh giá 
- GV theo dõi cá nhân và nhóm học sinh , quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh, ghi vào sổ những trường hợp cần lưu ý.
- GV có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động.
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập , GV đánh giá sự tiến bộ của HS , đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn 	
Hoạt động 4 : Tìm hiểu điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn.
	a) Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn.
	b) Nội dung: 
+ Yêu cầu học sinh giải thích tại sao khi nhiệt độ giảm thì điện trở kim loại giảm.
 + Giới thiệu hiện tượng siêu dẫn.
 + Giới thiệu các ứng dụng của hiện tượng siêu dẫn.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C3.	
c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
	Giáo viên đặt vấn đề bằng cách cho các em tiến hành thí nghiệm và đọc sách giáo khoa. Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
	d) Sản phẩm hoạt động:
	Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh:
 + Khi nhiệt độ giảm, điện trở suất của kim loại giảm liên tục. Đến gần 00K, điện trở của kim loại sạch đều rất bé.
 + Một số kim loại và hợp kim, khi nhiệt độ thấp hơn một nhiệt độ tới hạn Tc thì điện trở suất đột ngột giảm xuống bằng 0. Ta nói rằng các vật liệu ấy đã chuyển sang trạng thái siêu dẫn.
 + Các cuộn dây siêu dẫn được dùng để tạo ra các từ trường rất mạnh.
e) Đánh giá 
- GV theo dõi cá nhân và nhóm học sinh , quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh, ghi vào sổ những trường hợp cần lưu ý.
- GV có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động.
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập , GV đánh giá sự tiến bộ của HS , đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn 
Hoạt động 5 : Hiện tượng nhiệt điện, Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
	a) Mục tiêu hoạt động:Hiện tượng nhiệt điện, Củng cốgiao nhiệm vụ về nhà.
	 b) Nội dung: 
 + Giới thiệu hiện tượng nhiệt điện.
	+ Giải thích.
 + Ghi nhận hiện tượng.
 + Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 + Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập từ 5 đến 9 trang 78 sgk và 13.10, 13.11 sbt.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
	Giáo viên đặt vấn đề bằng cách cho các em tiến hành thí nghiệm và đọc sách giáo khoa. Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
	d) Sản phẩm hoạt động:
	Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh:
e) Đánh giá 
- GV theo dõi cá nhân và nhóm học sinh , quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh, ghi vào sổ những trường hợp cần lưu ý.
- GV có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động.
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập , GV đánh giá sự tiến bộ của HS , đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn 
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá bài học
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
Một dây bạch kim ở 20oC có điện trở suất o=10,6.10-8 m. Tính điện trở suất của dây dẫn này ở 500 oC. Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khỏang nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở= 3,9.10-3 K-1.
 = 31,3.10-8 m.
 = 20,7.10-8 m.
 = 30,4.10-8 m.
 = 34,3.10-8 m.
Một bóng đèn (220 V -75 W) có dây tóc làm bằng vonfram. Điện trở của dây tóc đèn ở 25 0C là R0 = 55,2 Ω . Tính nhiệt độ t của dây tóc đèn khi đèn sáng bình thường. Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tằng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở α = 4,5.10-3 K-1
t = 2597 0C.
t = 2350 0C.
t = 2400 0C.
t = 2622 0C.
Một bóng đèn Đ: (220 V – 100 W) khi sáng bình thường nhiệt độ dây tóc là 2000 0C, điện trở của đèn khi thắp sáng 
484 Ω.
45,5 Ω.
2,2 Ω.
48,4 Ω.
Một bóng đèn Đ: (220 V – 100 W) khi sáng bình thường nhiệt độ dây tóc là 2000 0C ,điện trở của đèn khi không thắp sáng (ở nhiệt độ 20 0C) có giá trị là (Cho biết dây tóc của đèn làm bằng Vônfrôm có hệ số nhiệt điện trở là 4,5.10-3 K-1)
488 Ω.
484 Ω.
49 Ω.
4,9 Ω.
Khi hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U1 = 20 mV thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I1 = 8 mA, nhiệt độ dây tóc bóng đèn là t1 = 25 0C. Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U2 = 240 V thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I2 = 8 A. Biết hệ số nhiệt điện trở α = 4,2.10-3 K-1. Nhiệt độ t2 của dây tóc đèn khi sáng bình thường là
2600 0C.
3649 0C.
2644 K.
2917 0C.
CẶP NHIỆT ĐIỆN
Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan, đầu còn lại nhúng vào nước sôi thì suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện là 0,860 mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó là 
6,8 μV/K.
8,6 μV/K.
6,8 V/K.
8,6 V/K.
Dùng cặp nhiệt điện Cu – Constantan có hệ nhiệt điện động αT = 42,5 μV/K nối với milivôn kế để đo nhiệt độ nóng chảy của thiếc. Giữ nguyên mối hàn thứ nhất của cặp nhiệt điện này trong nước đá đang tan và nhúng mối hàn thứ hai của nó vào thiếc nóng chảy. Khi đó milivôn kế chỉ 10,03 mV. Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 
335 0C.
353 0C.
236 0C.
326 0C.
Cặp nhiệt điện Sắt – Constantan có hệ số nhiệt điện động αT = 50,4 μV/K và điện trở trong r =0,5 Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế G có điện trở RG = 19,5 Ω.Đặt mối hàn thứ nhất vào trong không khí ở nhiệt t1 = 27 0C, nhúng mối hàn thứ hai vào trong bếp điện có nhiệt độ 327 0C. Cường độ dòng điện chạy qua điện kế G là 
0,756 mA.
0,576 mA.
675 mA.
765 mA.
Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện trở= 65V/ K được đặt trong không khí ở nhiệt độ 20 oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 232 oC. Suất điện động nhiệt của cặp nhiệt điện đó là
13,0 mV.
13,6 mV.
14 mV.
13 mV.
Nguyên tử lượng của đồng là 64.10-3 kg/mol; khối lượng riêng là 9.103 kg/m3. Biết mỗi nguyên tử đồng đóng góp xấp xỉ một êlectron tự do. Mật độ êlectron tự do trong đồng là 
n = 8,5.1028 êlectron/m3.
n = 84,7.1028 êlectron/m3.
n = 3469.1023 êlectron/m3.
n = 42,8.1017 êlectron/m3.
Một sợi dây đồng có điện trở 50 Ω ở nhiệt độ 0 0C hệ số nhiệt điện trở của đồng là 4,3.10-3 K-1. Điện trở của dây đồng ở nhiệt độ 50 0C là 
67,5 Ω.
65,7 Ω.
65,07 Ω.
60,75 Ω.
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT được đặt trong không khí ở 20 0C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 500 0C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là 6 mV. Hệ số αT có giá trị: 
1,25.10-4 V/K.
12,5 μV/K.
1,25 μV/K. D 1,25 mV/K
chủ đề 9: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
MỤC TIÊU
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
	+ Thực hiện được câu hỏi thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân và trình bày được thuyết điện li.
 + Phát biểu được định luật Faraday về điện phân.
	 + Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân và giải được các bài tập có vận dụng định luật Faraday.
	 b) Kỹ năng
	- Làm được thí nghiệm và nêu được kết quả thí nghiệm 
	- Vận dụng giải được các bài tập luyện tập.
	c) Thái độ
	- HS hứng thú trong học tập, tích cực làm thí nghiệm.
	- Có tác phong của nhà khoa học.
	2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
	- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau .
	- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần để giải thích các tình huống thực tiễn và giải được các bài tập liên quan đến kiến thức bài học.
	- Năng lực họp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.
	- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các bảng số liệu khi làm thí nghiệm.
	- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.
	- SGK, vở ghi bài, giấy nháp
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	+ Chuẫn bị thí nghiệm đã mô tả trong sgk.
	+ Chuẫn bị thí nghiệm về cặp nhiệt điện.
	+ Chuẩn bị thí nghiệm biểu diễn cho học sinh về dẫn điện của nước tinh khiết (nước cất hoặc nước mưa), nước pha muối ; về điện phân.
	+ Chuẩn bị một bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học để tiện dụng khi làm bài tập.
2. Học sinh: Ôn lại : 	
 + Các kiến thức về dòng điện trong kim loại.
 + Kiến thức về hoá học, cấu tạo các axit, bazơ, và liên kết ion. Khái niệm về hoá trị.
	+ Phần nói về tính dẫn điện của kim loại trong sgk .
	+ Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Hướng dẫn chung
 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề về bai
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
1. Thuyết điện li
2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân
3. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan
Hoạt động 3
4.Các định luật Fa-ra-đây
Luyện tập
Hoạt động 4
5.Ứng dụng của hiện tượng điện phân
Vận dụng
Hoạt động 5
6. Vận dụng - Hướng dẫn về nhà
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động 
	Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập về dòng điện trong chất điện phân
Mục tiêu hoạt động: 
+ Kiểm tra bài cũ : Nêu loại hạt tải điện trong kim loại, bản chất dòng điện trong kim loại, nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại
	+ Thông qua thí nghiệm để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của học sinh với những kiến thức mới.
	 b) Nội dung: 
	 Câu lệnh 1: Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
	 Câu lệnh 2: Yêu cầu học sinh thực hiện C2. 
	c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
	Giáo viên đặt vấn đề bằng cách cho các em làm thí nghiệm, hướng dẫn các em đọc thêm sách giáo khoa thực hiện nhiệm vụ học tập.
	Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này. Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
	d) Sản phẩm hoạt động:
	Học sinh báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi.
 e) Đánh giá 
- GV theo dõi cá nhân và nhóm học sinh , quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh, ghi vào sổ những trường hợp cần lưu ý.
- GV có thể tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động.
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập , GV đánh giá sự tiến bộ của HS , đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn 
Hoạt động2 : Tìm hiểu thuyết điện li.
Mục tiêu hoạt động: 
 + Hiểu lập luận để đưa ra nội dung các định luật.
 + Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
 + Giới thiệu định luật Fa-ra-đây thứ nhất.
 + Giới thiệu định luật Fa-ra-đây thứ hai
 +Yêu cầu học sinh thực hiện C3.
 + Yêu cầu học sinh kết hợp hai định luật để đưa ra công thức Fa-ra-đây.
 + Giới thiệu đơn vị của m khi tính theo công thức trên.
Nội dung: 
+ Hình thức chủ yếu của hoạt động này là làm thí nghiệm hoặc tự học qua tài liệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên để lĩnh hội được các kiến thức trên. Từ đó vận dụng trả lời các câu hỏi của bài học
+ Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng xảy ra khi nhúng hai điện cực vào một bình điện phân.
 + Yêu cầu học sinh nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân.
 + Yêu cầu học sinh giải thích tại sao chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
 + Giới thiệu hiện tượng điện phân.
 + Giới thiệu phản ứng phụ trong hiện tượng điện phân.
 + Theo dõi để hiểu được các hiện tượng xảy ra.
 +Trình bày hiện tượng xảy ra khi điện phân dung dịch muối đồng với anôt bằng đồng
	c) Gợi ý tổ chức hoạt động:
	Giáo viên đặt vấn đề bằng cách cho các em tiến hành thí nghiệm và đọc sách giáo khoa. Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
	d) Sản phẩm hoạt động:
	I. Thuyết điện li
 + Trong dung dịch, các hợp chất hoá học như axit, bazơ và muối bị phân li (một phần hoặc toàn bộ) thành ion : anion mang điện âm là gốc axit hoặc nhóm (OH), còn cation mang điện dương là các ion kim loại, ion H+ hoặc một số nhóm nguyên tử khác. 
 + Các ion dương và âm vốn đã tồn tại sẵn trong các phân tử axit, bazơ và muối. Chúng liên kết chặt với nhau bằng lực hút Cu-lông. Khi tan vào trong nước hoặc dung môi khác, lực hút Cu-lông yếu đi, liên kết trở nên lỏng lẻo. Một số phân tử bị chuyển động nhiệt tách thành các ion.
 + Ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện.
 + Ta gọi chung những dung dịch và chất nóng chảy của axit, bazơ và muối là chất điện phân.
 II. Bản chất dòng điện trong chất điện phân
 + Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.
 + Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
 + Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có các electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.
III. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_vat_li_11_theo_cv3280_chuong_tri.docx