Giáo án phát triển năng lực Vật lí 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm (Bộ 2)

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức

+ Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều. Vận dụng được công thức tính quãng đường và phương trình chuyển động để giải các bài tập.

+ Giải được các bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau. Vẽ được đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều, biết cách thu thập thông tin từ đồ thị.

 2. Về kỹ năng

+ Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế nếu gặp phải.

 + Vận dụng được bài để làm các bài tập đơn giản liên quan

3.Thái độ :

 + HS hứng thú trong học tập ,tích cực làm thí nghiệm

 +có tác phong của nhà khoa học

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau .

 - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về chuyển động thẳng đều để giải thích các tình huống thực tiễn và giải được các bài tập liên quan đến kiến thức bài học.

 - Năng lực họp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.

 - Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các bảng số liệu khi làm thí nghiệm.

 - Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên

 a) + Chuẩn bị nam châm, dây dẫn điện,

 + Chuẩn bị các thí nghiệm chứng minh về: tương tác từ, từ phổ.

 b) Hình ảnh về các hiện tượng trong thực tế liên quan đến bài học.

 2. Học sinh

 - SGK, vở ghi bài, giấy nháp

III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh

 

doc 310 trang linhnguyen 5700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Vật lí 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm (Bộ 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Vật lí 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm (Bộ 2)

Giáo án phát triển năng lực Vật lí 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm (Bộ 2)
 tin hợp lí cho các câu hỏi trên.
- Báo cáo kết quả trước cả lớp, trao đổi để chọn được các thông tin quan trọng.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động 
- GV hướng dẫn học sinh đọc SGK để trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.
Câu hỏi định hướng:
- Chuyển động tịnh tiến là gì? Phân loại chuyển động tịnh tiến?
- Hoàn thành yêu cầu C1 trang 111/Sgk VL 10 chuẩn. 
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó trình bày và thảo luận nhóm để thống nhất kết quả. 
- Hướng dẫn học sinh báo cáo trước lớp, giám sát và điều khiển thảo luận. Ghi nhận kết quả làm việc của các nhóm học sinh. 
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước.
c) Sản phầm hoạt động
 Sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm, các báo cáo và thảo luận.
HĐ 3: Xác định gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến
 a) Mục tiêu hoạt động
 Nêu được đặc điểm chung của các điểm trên vật chuyển động tịnh tiến và công thức của định luật II Niu-tơn cho chuyển động tịnh tiến
 b) Gợi ý tổ chức hoạt động
 GV nêu câu hỏi để từng nhóm thảo luận: Nhận xét về tính chất chuyển động của các điểm trên vật chuyển động tịnh tiến? Gia tốc của các điểm trên vật có đặc điểm gì?
	HS ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, độc lập suy nghĩ và ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này.
	 GV đặt câu hỏi tiếp theo: Vậy gia tốc mà vật thu được dưới tác dụng của lực có thể tính theo công thức nào?
 HS ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, độc lập suy nghĩ và ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về câu hỏi của GV.
 c) Sản phẩm hoạt động
	HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi. 
HĐ 4: Tìm hiểu về tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một vật quay quanh một trục cố định (Tiết 2)
 a) Mục tiêu hoạt động
 Nêu được đặc điểm của chuyển động quay, tốc độ góc của chuyển động quay đều, nhanh dần, chậm dần.
 Nêu được tác dụng của momen lực đối với sự thay đổi tốc độ góc của vật.
 b) Gợi ý tổ chức hoạt động
 GV đặt câu hỏi: Đọc sgk sau đó nêu đặc điểm của chuyển động quay? Tốc độ góc của chuyển động quay đều, nhanh dần, chậm dần có đặc điểm gì?
 GV giới thiệu bộ thí nghiệm như hình 21.4 sgk sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C2?
 Nêu tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục cố định?
 HS ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, độc lập suy nghĩ và ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm.
 c) Sản phẩm hoạt động
	HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi. Ghi lại ý kiến của các nhóm vào vở. 
HĐ 5: Tìm hiểu mức quán tính trong chuyển động quay
 a) Mục tiêu hoạt động
 Nêu được sự phụ thuộc của mức quán tính của vật rắn quay quanh một trục phụ thuộc vào khối lượng của vật và sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay.
 Trình bày được phương án thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc đó.
 b) Gợi ý tổ chức hoạt động
 Mức quán tính phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán?
 HS ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, độc lập suy nghĩ và ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này.
 c) Sản phẩm hoạt động
	HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi. 
C. LUYỆN TẬP
 HĐ 6: Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
 a) Mục tiêu hoạt động
Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về chuyển động tịnh tiến của vật rắn.
Quan sát bảng ghi hoặc màn hình máy chiếu để chốt lại kiến thức đúng của bài học.
Nội dung:
+ Khái niệm về chuyển động tịnh tiến.
+ Công thức tính gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến.
+ Tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục.
+ Mức quán tính trong chuyển động quay.
+ GV giao cho HS một số bài tập đã biên soạn.
 b) Gợi ý tổ chức hoạt động
GV yêu cầu HS quan sát lên bảng ghi hoặc xem các slide do giáo viên trình chiếu để thảo luận nhóm nhằm chuẩn hoá kiến thức. Khi GV dùng slide thì yêu cầu HS nhắc lại hoặc thảo luận để hoàn thiện các khái niệm vừa mới học ở từng slide một. Qua đó GV hệ thống và cùng HS chốt kiến thức. Sau cùng, HS thảo luận và giải các bài tập do GV đưa ra.
1. Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Chọn câu đúng khi nói về vật rắn quay quanh một trục cố định?
 A. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ dừng lại ngay.
 B. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
 C. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên nó.
 D. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
Câu 2: Một vật đang quay quanh trục với tốc độ góc ω = 2π (rad/s). Nếu bỗng nhiên momen lực tác dụng lên nó mất đi thì
 A. vật quay chậm dần rồi dừng lại. 
 B. vật quay đều với tốc độ góc ω = 2π (rad/s).
 C. vật đổi chiều quay.
 D. vật dừng lại ngay. 
Câu 3: Mức quán tính của một vật quay quanh một trục cố định không phụ thuộc vào
 A. hình dạng và kích thước của vật.
 B. vị trí của trục quay.
 C. khối lượng của vật.
 D. tốc độ góc của vật.
 2. Bài tập tự luận:
 Bài tập 5 trang 114 Sgk và bài tập 6 trang 115 Sgk vật lí 10 chương trình chuẩn.
c) Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh, nhóm học sinh.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HĐ 7: Tìm hiểu ứng dụng của chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay trong đời sống và kĩ thuật
a) Mục tiêu hoạt động
Học sinh tìm hiểu được ứng dụng của các kiến thức về chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay trong đời sống và lĩ thuật.
Nội dung:
- Từng cá nhân đọc sách giáo khoa, mục “Em có biết?” đẻ biết được các ứng dụng của chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay trong đời sống và kĩ thuật.
- Tìm hiểu thêm về các ứng dụng của các chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay trên internet. 
- Báo cáo kết quả trước lớp.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
GV đưa ra câu hỏi: 
 + Một ôtô chuyển động trên đường thẳng nằm ngang. Hãy liệt kê bộ phận nào chuyển động tịnh tiến, bộ phận nào chuyển động quay?
 + Hãy kể tên các vật rắn vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay trong thực tế mà em biết.
Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.
Giáo viên: Hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu nộp sản phẩm học tập. Gợi ý việc chọn các từ khóa để tìm kiếm thông tin trên Google.
 	 c) Sản phầm hoạt động
 Bài làm của học sinh.
...HẾT...
BÀI 22: NGẪU LỰC
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	a) Kiến thức
	- Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực.
	- Hiểu được ý nghĩa tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn
	- Viết được công thức tính momen của ngẫu lực.
	b) Kỹ năng
	- Vận dụng được khái niệm ngẫu lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kỹ thuật .
	- Vận dụng được công thức tính momen của ngẫu lực để làm những bài tập trong bài.
	- Nêu được một số ví dụ về ứng dụng của ngẫu lực trong thực tế và kỹ thuật .
	c) Thái độ
	- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.
	- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
	2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
	- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà giáo viên (GV) đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
	- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về ngẫu lực để giải thích các tình huống thực tiễn.
	- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
	- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	 -Video mô phỏng tác dụng làm quay của ngẫu lực đối với các vật có trục quay và không có trục quay cố định.
	 - Một số dụng cụ như Tua – nơ – vít , khóa nước , cờ lê ống , nắm chốt cửa,
 	 - Các tờ giấy trắng A4, phiếu học tập.
	- Tổ chức chia lớp thành các nhóm học tập phù hợp, 
	2. Học sinh
	a) Ôn lại kiến thức về momen lực. 
	b) Sách giáo khoa (SGK), vở ghi, thước kẻ, bút, giấy nháp, 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề về ngẫu lực 
3 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Định nghĩa ngẫu lực.
7 phút
Hoạt động 3
Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn
15 phút
Hoạt động 4
Momen của ngẫu lực
10 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống hoá kiến thức và luyện tập
7 phút
Vận dụng
Hoạt động 6
Tìm hiểu ứng dụng của ngẫu lực trong đời sống và trong kĩ thuật.
3 phút
Tìm tòi mở rộng
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tạo tình huống có vấn đề về ngẫu lực 
	a)	Mục tiêu hoạt động
	Thông qua các câu hỏi lệnh để tạo tình huống có vấn đề để học sinh suy nghĩ trả lời , tuy nhiên kiến thức hiện có của học sinh (HS) chỉ giải quyết được một phần vấn đề, không thể giải quyết trọn vẹn vấn đề đưa ra.
	Nội dung: GV đặt hai câu hỏi lệnh:
	Câu lệnh 1: Dùng tay vặn vòi nước , ta đã tác dụng vào vòi nước những lực có đặc điểm gì?
	 Câu lệnh 2: Khi chế tạo bánh xe ,bánh đà , tại sao phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của các vật đó ?
	b) Gợi ý tổ chức hoạt động
	GV đặt vấn đề bằng cách đặt hai câu hỏi lệnh như trên và yêu cầu HS ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao.
	HS ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, độc lập suy nghĩ và ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm .
	c) Sản phẩm hoạt động
	HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Định nghĩa ngẫu lực.
	a) Mục tiêu hoạt động
	- Tìm hiểu định nghĩa ngẫu lực.
	- Trả lời được câu hỏi: Dùng tay vặn vòi nước , ta đã tác dụng vào vòi nước những lực có đặc điểm gì?
	Nội dung:
	Định nghĩa ngẫu lực: Dựa vào quan sát các vòi nước do GV phát cho mỗi nhóm hoặc đọc SGK , kiến thức đã học để nêu ra định nghĩa ngẫu lực.
	b) Gợi ý tổ chức hoạt động
	GV phát cho HS các vòi nước để xem, quan sát và làm thí nghiệm. HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, quan sát và làm thí nghiệm rồi ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở mình. Thảo luận nhóm, cùng làm thí nghiệm với nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát HS tự học, thảo luận, làm việc nhóm, làm thí nghiệm, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm HS.
	c) Sản phẩm hoạt động
	Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS về hai vấn đề chính:
	- Các đặc điểm của các lực .
	- Hình thành được định nghĩa của ngẫu lực.
	- Cho biết được một số ví dụ trong thực tế.
Hoạt động 3: Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.
	a) Mục tiêu hoạt động
	- Tìm hiểu về tác dụng của ngẫu lực khi vật không có trục quay cố định và khi vật có trục quay cố định.
	- Trả lời được câu hỏi: Khi chế tạo bánh xe ,bánh đà , tại sao phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của các vật đó ?
	Nội dung:
	Dựa vào hình vẽ 22.4 SGK , đọc SGK và vận dụng thực tế mà các em đã gặp ,nhìn thấy để nêu được tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn có trục quay không cố định và cố định. 
	Hình thức chủ yếu của hoạt động này là vận dụng kiến thức thực tế ,quan sát và tự học qua tài liệu dưới sự hướng dẫn của GV để lĩnh hội được kiến thức. Từ đó vận dụng trả lời câu hỏi ở phần khởi động:
	Khi chế tạo bánh xe ,bánh đà , tại sao phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của các vật đó ?
	b) Gợi ý tổ chức hoạt động
	GV giao cho mỗi nhóm một bộ thí nghiệm kèm nhiệm vụ học tập. HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, tiến hành làm thí nghiệm, đọc tài liệu, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận nhóm, cùng làm thí nghiệm với nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát HS tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm HS.
	c) Sản phẩm hoạt động
	Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS hai trường hợp tác dụng của ngẫu lực đối với trục quay không cố định và cố định.
	Đồng thời trả lời được câu hỏi: Khi chế tạo bánh xe ,bánh đà , tại sao phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của các vật đó ?
Hoạt động 4: Mômen của ngẫu lực.
	a) Mục tiêu hoạt động
	- Xây dựng được công thức tính mômen của ngẫu lực .
	- Phân biệt được điểm khác nhau giữa mômen của ngẫu lực và mômen lực.
	Nội dung: 
	Dựa vào hình vẽ 22.5 SGK để xây dựng công thức mômen của ngẫu lực .
	Hình thức chủ yếu của hoạt động này là dựa vào hình vẽ 22.5 SGK dưới sự hướng dẫn của GV để lĩnh hội được kiến thức.
	b) Gợi ý tổ chức hoạt động
	GV giao cho mỗi nhóm nhiệm vụ học tập. HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, tiến hành làm độc lập, ghi ý kiến cá nhân vào vở của mình. Sau đó thảo luận nhóm, cùng nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát HS tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hổ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm HS.
	c) Sản phẩm hoạt động
	Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS công thức tính mômen ngẫu lực .
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 5: Hệ thống hoá kiến thức và luyện tập
	a) Mục tiêu hoạt động
	Quan sát bảng ghi hoặc màn hình máy chiếu để thảo luận nhóm nhằm chuẩn hoá kiến thức và luyện tập.
	Nội dung:
	+ Định nghĩa ngẫu lực.Cho ví dụ.
	+ Tác dụng của ngẫu lực đối với trục quay không cố định và cố định .
	+ Công thức mômen của ngẫu lực.
	+ GV giao cho HS luyện tập một số bài tập đã biên soạn.
	b) Gợi ý tổ chức hoạt động
	GV yêu cầu HS quan sát lên bảng ghi hoặc xem các slide do giáo viên trình chiếu để thảo luận nhóm nhằm chuẩn hoá kiến thức. Khi GV dùng slide thì yêu cầu HS nhắc lại hoặc thảo luận để hoàn thiện các khái niệm vừa mới học ở từng slide một. Qua đó GV hệ thống và cùng HS chốt kiến thức. Sau cùng, HS thảo luận và giải các bài tập do GV đưa ra.
	1. Trắc nghiệm
Câu 1. Mômen của ngẫu lực hình vẽ là 	
F =F’
F(x + d).
B. F(2x + d).
C. Fd
D. F(x – d).
Câu 2 .Mômen của ngẫu lực hình vẽ là 
A. F(OA + OB)
B. F(OA + OA)cosα.
C. Fd
D. F(OA - OB).
	2. Tự luận
	Bài . Mômen của một ngẫu lực có giá trị M = 10 Nm, cánh tay đòn của ngẫu lực là d = 40 cm. Hãy tính độ lớn của mỗi lực ?	
c) Sản phẩm hoạt động
	- Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.
	- Câu trả lời hoặc lời giải các bài tập do GV đưa ra.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động 6: Tìm hiểu tác dụng của ngẫu lực trong đời sống và trong kĩ thuật
	a) Mục tiêu hoạt động
	Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tuỳ theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
	Nội dung: Chọn các câu hỏi và bài tập để tìm hiểu một phần trong lớp (nếu đủ thời gian) và phần còn lại tự tìm hiểu ở ngoài lớp học.
	Bài tập:Một vật rắn phẳng , mỏng có dạng là mộ tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 20 cm. Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn là 8,0 N và đặt vào hai điểm A và B. Tính momen của mgẫu lực trong các trường hợp sau :
a) Các lực vuông góc với cạnh AB.
b) Các lực vuông góc với cạnh AC.
 c) Các lực song song với cạnh AC.
	b) Gợi ý tổ chức hoạt động
	GV đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ để HS thực hiện một phần tại lớp học và phần còn lại ở ngoài lớp học.
	HS ghi nhiệm vụ vào vở. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này một phần tại lớp học và phần còn lại ở ngoài lớp học.
 GV ghi kết quả cam kết của cá nhân hoặc nhóm HS, hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.
	c) Sản phẩm hoạt động
	Bài tự làm vào vở ghi của HS.
Tuần 20, tiết 37, 38	Ngày soạn: 
CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Bài 23 : ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
- Định nghĩa được động lượng, viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng.
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.
b) Kỹ năng
- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va chạm mềm.
- Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. 
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tế và giải một số bài toán nâng cao về va chạm của hệ hai vật.
c) Thái độ
- HS hứng thú trong học tập.
- Có tác phong của nhà khoa học, yêu thích môn vật lý.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau .
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về động lượng, định luật bảo toàn động lượng để giải thích các tình huống thực tiễn và giải được các bài tập liên quan đến kiến thức bài học.
- Năng lực hợp tác nhóm: làm bài tập nhóm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
a) Video về phóng tên lửa; video giật nhanh tờ giấy đặt dưới cốc nước; hiện tượng súng giật...
b) Hình ảnh về các hiện tượng trong thực tế liên quan đến bài học.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung
ĐỘNG LƯỢNG – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề về động lượng và định luật bảo toàn động lượng
10 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Động lượng
15 phút
Hoạt động 3
Định luật bảo toàn động lượng
15 phút
Hoạt động 4
Ứng dụng của định luật bảo toàn động lượng
15 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống hoá kiến thức và bài tập
30 phút
Vận dụng
Hoạt động 6
Hướng dẫn về nhà
5 phút
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động 
A. Khởi động
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập động lượng – định luật bảo toàn động lượng.
a) Mục tiêu hoạt động:
Thông qua video để tạo sự tò mò, hứng thú học tập cho học sinh.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
Bằng ví dụ thực tế, GV đặt câu hỏi để HS tiếp nhận thông tin.
Học sinh ghi nhiệm vụ vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này. Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở.
Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c) Sản phẩm hoạt động:
Học sinh báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Giáo viên đặt vấn đề bằng video giật nhanh tờ tiền ra khỏi chai thủy tinh, video phóng tên lửa... sau đó đặt 2 câu hỏi lệnh.
- VHYPERLINK "1.%20giat%20to%20tien%20khoi%20chai%20thuy%20tinh.mp4"idHYPERLINK "1.%20giat%20to%20tien%20khoi%20chai%20thuy%20tinh.mp4"eHYPERLINK "1.%20giat%20to%20tien%20khoi%20chai%20thuy%20tinh.mp4"o giật nhanh tờ tiền ra khỏi chai thủy tinh.
→ Câu lệnh 1: Tại sao khi giật nhanh tờ tiền thì chai thủy tinh không đổ?
- Video chuyển động của ngưHYPERLINK "2%20xe%20dap%20chay%20bang%20phan%20luc.flv"ờHYPERLINK "2%20xe%20dap%20chay%20bang%20phan%20luc.flv"i đi xe đạp; video súHYPERLINK "file:///D:/HOC%20TAP/tap%20huan%202017/4.%20sung%20giat%20khi%20ban.flv"nHYPERLINK "file:///D:/HOC%20TAP/tap%20huan%202017/4.%20sung%20giat%20khi%20ban.flv"g giật khi bắn; video phHYPERLINK "file:///D:/HOC%20TAP/tap%20huan%202017/3.%20phong%20ten%20lua%20nasa.flv"óHYPERLINK "file:///D:/HOC%20TAP/tap%20huan%202017/3.%20phong%20ten%20lua%20nasa.flv"ng tên lửa.
 → Câu lệnh 2: Các chuyển động trên có nguyên tắc chung gì?
- HS thảo luận trả lời câu hỏi.	
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2: Động lượng.
a) Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu khái niệm xung lượng của lực, động lượng, cách diễn đạt khác của định luật

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_vat_li_10_theo_cv3280_chuong_tri.doc