Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
3.Thái độ: GD HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở HS.Giữ gìn môi trường biển.
- GDBVMT: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngồi biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ môi trường biển, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
- HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn MT biển trên đất nước ta.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- GDQP - AN: Giáo viên cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân bám biển.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên:
+ Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
+ Tranh ảnh về những làng chài ven biển (nếu có).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019
, bài 2, bài 3. 3. Thái độ: Yêu thích môn học 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ, SGK. - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS tổ chức thi giữa các nhóm: Nêu quy tắc tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương. - Nhận xét - Giới thiệu bài: ghi đề bài - HS thi nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản. - HS làm bài 1, bài 2, bài 3. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương và làm bài. - Giáo viên nhận xét, chữa bài. Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn: * Cách 1: HS vẽ hình lên giấy và gấp thử rồi trả lời. * Cách 2: Suy luận: - GV kết luân Bài 3: HĐ cá nhân -Yêu cầu học sinh vận dụng công thức và ước lượng. - Giáo viên đánh giá bài làm của học sinh rồi chữa bài. - Cả lớp theo dõi - Học sinh làm bài vào vở - HS chia sẻ cách làm Giải Đổi 2 m 5 cm = 2,05 m Diện tích xung quanh của hình lập phương là: (2,05 x 2,05) x 4 = 16,81 (m2) Diện tích toàn phần của hình lập phương là: (2,05 x 2,05) x 6 = 25,215 (m2) Đáp số: 16,81 m2 25,215 m2 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài, chia sẻ kết quả - Kết quả: chỉ có hình 3 và hình 4 là gấp được hình lập phương. Vì: - Hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành hình lập phương vì khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở giữa thành 4 mặt xung quanh thì hai hình vuông trên và dưới sẽ tạo thành 2 mặt đáy trên và đáy dưới. - Đương nhiên là không thể gấp hình 1 thành một hình lập phương. - Với hình 2, khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở dưới thành 4 mặt xung quanh thì 2 hình vuông ở trên sẽ đè lên nhau không tạo thành một mặt đáy trên và một mặt đáy dưới được. Do đó hình 2 cũng bị loại. - Học sinh liên hệ với công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương để so sánh diện tích. - Học sinh đọc kết quả và giải thích cách làm phần b) và phần d) đúng Giải Diện tích một mặt của hình lập phương A là : 10 x 10 = 100 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương B là : 5 x 5 = 25 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương A gấp diện tích một mặt của hình lập phương B số lần là: 100 : 25 = 4 (lần) Vậy dtxq (toàn phần) của hình A gấp 4 lần dtxq (toàn phần) của hình B 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong thực tế - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Vận dụng cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương trong cuộc sống hàng ngày. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------------------------------------------------------------- Tập đọc CAO BẰNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 3 khổ thơ). - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 và thuộc được toàn bài thơ(câu hỏi 5) . 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ . 3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên:+ Tranh minh hoạ bài trong SGK. + Bản đồ Việt Nam để giáo viên chỉ vị trí Cao Bằng cho học sinh. - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS thi đọc bài “Lập làng giữa biển” và trả lời câu hỏi trong SGK - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS đọc và trả lời câu hỏi - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc toàn bài - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm + Giáo viên kết hợp hướng dẫn phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai (lặng thầm, suối khuất, rì rào) giúp học sinh hiểu các địa danh: Cao Bằng, Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bằng. - Luyện đọc theo cặp - Đọc toàn bài thơ - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. - Một học sinh đọc tốt đọc bài thơ. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài + 6 HS nối tiếp đọc 6 khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó. + 6 HS nối tiếp đọc 6 khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó. - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Một, hai học sinh đọc cả bài. - HS theo dõi 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) - HS (M3,4) trả lời được câu hỏi 4 * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi SGK và trả lời trong nhóm. - Các nhóm báo cáo. - GV kết luận 1. Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt Cao Bằng? 2. Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách? Sự đôn hậu của người Cao Bằng? 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng? 4. Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì? - HS thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo - HS nghe - Phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bằng. Những từ ngữ trong khổ thơ sau khi qua Đèo Gió; ta lại vượt Đèo Giàng, lại vượt đèo Cao Bắc nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng. - Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của Cao Bằng, sự đôn hậu của những người dân thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả: người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong. - Tình yêu đất nước sâu sắc của những người Cao Bằng cao như núi, không đo hết được. “Còn núi non Cao Bằng .. như suối khuất rì rào.” - Tình yêu đất nước của người Cao Bằng trong trẻo và sâu sắc như suối sâu. - Cao Bằng có vị trí rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương. 4. Luyện đọc diễn cảm- Học thuộc lòng:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ . - HS (M1,2) thuộc ít nhất 3 khổ thơ - HS (M3,4) thuộc toàn bài thơ * Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diển cảm một vài khổ thơ. - Thi đọc diễn cảm - Luyện học thuộc lòng - Thi học thuộc lòng - Ba học sinh đọc nối tiếp 6 khổ thơ. - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc - Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ. - HS thi học thuộc lòng 1 vài khổ thơ 5. Hoạt động ứng dụng: (2phút) - Bài thơ ca ngợi điều gì ? - GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - HS trả lời: Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương Tổ quốc. - HS nghe và thực hiện 6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Sưu tầm các tranh ảnh về non nước Cao Bằng rồi giới thiệu với mọi người trong gia đình biết. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 14 tháng 2 năm 2019 Tập làm văn ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện. 2. Kĩ năng: Nhận biết được văn kể chuyện, cấu tạo của bài văn kể chuyện 3. Thái độ: Yêu thích văn kể chuyện. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở BT1. - HS : SGK, vở viết 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - GV chấm đoạn văn HS viết lại trong tiết Tập làm văn trước. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS theo dõi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28phút) * Mục tiêu: Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - GV nhắc lại yêu cầu. - Cho HS làm bài - Trình bày kết quả - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng + Thế nào là kể chuyện ? + Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? + Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu + câu chuyện Ai giỏi nhất? - GV giao việc: + Các em đọc lại câu chuyện. + Khoanh tròn chữ a, b hoặc c ở ý em cho là đúng. - Cho HS làm bài - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: 1. Câu chuyện có mấy nhân vật? 2. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? 3. ý nghĩa của câu chuyện trên là gì? - HS đọc - HS nghe - HS làm bài theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Là kể một chuỗi sự việc có đầu, có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói lên một điều có ý nghĩa. - Hành động của nhân vật - Lời nói, ý nghĩ của nhân vật - những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu - Bài văn kể chuyện gồm 3 phần: + Mở bài + Diễn biến + Kết thúc - HS đọc - HS làm bài - HS chia sẻ - Bốn nhân vật - Cả lời nói và hành động - Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Chia sẻ với mọi người về cấu tạo của bài văn kể chuyện. - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện; đọc trước các đề văn ở tiết Tập làm văn tiếp theo. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - HS làm bài 1, bài 3. 2. Kĩ năng: Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật. 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ, SGK. - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Ổn định tổ chức - HS nhắc lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - Hát - HS nêu cách tính - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - HS làm bài 1, bài 3. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu -Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc đề bài - HS thảo luận theo cặp và làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài và tự làm bài - HS đọc - HS tự làm - HS chia sẻ Giải a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6(m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1(m2) b) Diên tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: (3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1(m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1(m2) Đáp số: a) Sxq = 3,6m2 Stp = 9,1m2 b) Sxq = 8,1 m2 Stp = 17,1 m2 - HS đọc - HS làm bài - HS chia sẻ Giải Cạnh của hình lập phương mới dài 4 x 3 = 12 (cm) Diện tích một mặt của hình lập phương mới là 12 x 12 = 144 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu là 4 x 4 = 16 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương mới so với diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu thì gấp: 144 : 16 = 9 (lần) Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương mới so với diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lúc đầu thì gấp 9 lần Đáp số: 9 lần * Vậy: Nếu gấp được hình lập phương lên 3 lần thì cả diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần, vì khi đó diện tich của một mặt tăng lên 9 lần. - HS củng cố kiến thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Chia sẻ cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương, hình hộp chữ nhật với người thân, bạn bè. - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Áp dụng tốt cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương, hình hộp chữ nhật trong cuộc sống. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------- Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Không dạy phần nhận xét và ghi nhớ. 2.Kĩ năng: Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện (BT3). * Không dạy phần nhận xét và phần ghi nhớ, chỉ làm BT ở phần luyện tập. 3.Thái độ: Yêu thích môn học 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm - Học sinh: Vở viết, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS tổ chức thi đặt câu ghép ĐK (GT) - KQ - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đặt câu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện (BT3). * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Cho HS đọc yêu cầu + đọc câu a, b. - GV giao việc: + Các em đọc lại câu a, b. + Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu - Cho HS làm bài - GV nhận xét, kết luận Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, kết luận Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài - GV chốt lại kết quả đúng - Chuyện đáng cười ở điểm nào? - HS đọc - HS làm bài, chia sẻ kết quả - Mặc dù giặc Tây hung tàn /nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập vui tươi, đoàn kết, tiến bộ. - Tuy rét vẫn kéo dài / , mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. - HS dùng bút chì gạch trong SGK. - HS chia sẻ a/ Cần thêm quan hệ từ nhưng + thêm vế 2 của câu. VD: Tuy hạn hán kéo dài nhưng ao nhà em vẫn không cạn nước. b/ Cần thêm quan hệ từ mặc dù + thêm vế 1 của câu (hoặc quan hệ từ tuy + vế 1) VD:Tuy trời đã tối nhưng các cô các bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài - HS chia sẻ Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian CN VN xảo / nhưng cuối cùng hắn CN vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8 VN 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Tìm cặp quan hệ từ trong câu thơ sau: Nay tuy châu chấu đá voi Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra - HS nêu Nay tuy châu chấu đá voi Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản để nói về bản thân em. - HS nghe và thực hiện ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2019 Tập làm văn KỂ CHUYỆN ( Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên. 2. Kĩ năng: Nắm được cách viết bài văn kể chuyện. 3. Thái độ: Yêu thích văn kể chuyện. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích - HS : SGK, vở viết 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - Các em đã được ôn tập về văn Kể chuyện ở tiết Tập làm văn trước. Cô cũng đã dặn mỗi em về nhà đọc trước 3 đề bài trong SGK để chọn cho mình một đề. Trong tiếp Tập làm văn hôm nay các em sẽ làm một bài văn hoàn chỉnh cho một trong ba đề các em đã chọn. - GV ghi bảng - HS hát - HS nghe - HS chuẩn bị
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_22_n.doc