Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn .

3. Thái độ: Học tập cần cù, chủ động, sáng tạo.

* GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 146, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

 

doc 46 trang linhnguyen 6120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019
 đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- Gọi HS đọc đề bài
- Đề yêu cầu làm gì?
- Giáo viên gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK
- Kể tên những nhân vật biết sống đẹp trong các câu chuyện các em đã học?
- Tìm câu chuyện ở đâu?
- Giáo viên kiểm tra việc học sinh tìm truyện.
- HS theo dõi
- HS đọc	
- HS trả lời. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc
+ Na các bạn HS và cô giáo trong truyện Phần thưởng( Tiếng Việt 2 tập 1)
+ Hai chị em Xô- phi, Mác và nhà ảo thuật trong truyện Nhà ảo thuật ( Tiếng Việt 3 tập 2)
+ Những nhân vật trong câu chuyện Chuỗi ngọc lam.
- Được nghe kể, đọc trong sách, báo.
- Một số học sinh giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(21 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể chuyện và nhận xét người kể.
* Cách tiến hành: 
- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi
- Thi kể trước lớp
- Cho HS bình chọn người kể hay nhất
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét.
- HS kể theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
3. Hoạt động ứng dụng (2’)
- Em đã làm gì để mang lại niềm vui cho mọi người xung quanh ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết kể chuyện tuần sau
- Nhận xét tiết học, biểu dương
- HS nghe và thực hiện
- HS nghe
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
Toán
GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân. 
- HS làm bài tập 1.
2. Kĩ năng: Dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ khi tính toán.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính cầm tay.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, máy tính cầm tay.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.
- Yêu cầu HS tìm tỉ số phần trăm của 45 và 75.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.
- HS thực hiện bảng con, bảng lớp.
- HS nghe
- HS ghi bảng
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết cấu tạo, tác dụng của máy tính bỏ túi; biết cách sử dụng máy tính bỏ túi.
*Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Làm quen với máy tính bỏ túi.
- Giáo viên cho học sinh quan sát máy tính.
 - Trên mặt máy tính có những gì?
 - Hãy nêu những phím em đã biết trên bàn phím?
- Dựa vào nội dung các phím em hãy cho biết máy tính bỏ túi có thể dùng để làm gì?
- GV giới thiệu chung về máy tính bỏ túi
- GV yêu cầu HS ấn phím ON/ C trên bàn phím và nêu: Phím này để làm gì? 
- Yêu cầu HS ấn phím OFF và nêu tác dụng
- Các phím số từ 0 đến 9
- Các phím +, - , x, :
- Phím .
- Phím =
- Phím CE
- Ngoài ra còn có các phím đặc biệt khác
 Hoạt động 2: Thực hiện các phép tính.
- Giáo viên ghi 1 phép cộng lên bảng.
- Giáo viên đọc cho học sinh ấn lần lượt các phím cần thiết (chú ý ấn § để ghi dấu phảy), đồng thời quan sát kết quả trên màn hình.
- Tương tự với các phép tính: trừ, nhân, chia.
 - Học sinh quan sát máy tính rồi trả lời câu hỏi.
- Có màn hình, các phím.
- Học sinh kể tên như SGK.
- HS nêu
- HS theo dõi
- Để khởi động cho máy làm việc
- Để tắt máy
- Để nhập số
- Để cộng, trừ, nhân, chia.
- Để ghi dấu phẩy trong các số thập phân
- Để hiện kết quả trên màn hình
- Để xoá số vừa nhập vào nếu nhập sai
 25,3 + 7,09 =
- Để tính 25,3 + 7,09 ta lần lượt ấn các phím sau:
Trên màn hình xuất hiện: 32,39
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân. 
 - HS làm bài tập 1.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: Cá nhân 
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính
-Yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi theo nhóm.
- Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 3(M3,4): Cá nhân
- Cho HS tự thực hiện sau đó nêu kết quả.
- Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi
- HS làm bài
- Học sinh kiểm tra theo nhóm.
- Các nhóm đọc kết quả
a) 126,45 + 796,892 = 923,342
b) 352,19 – 189,471 = 162,719
c) 75,54 x 39 = 2946,06
d) 308,85 : 14,5 = 21,3
- HS tự làm bài:
- Biểu thức đó là: 4,5 x 6 - 7
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS dùng máy tính để tính:
475,36 + 5,497 =
1207 - 63,84 =
54,75 x 7,6 =
14 : 1,25 = 
- HS nghe và thực hiện
475,36 + 5,497 =480,857
1207 - 63,84 = 1143,16
54,75 x 7,6 =416,1
14 : 1,25 = 11,2
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà sử dụng máy tính để tính toán cho thành thạo.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------
Tập đọc
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người 
nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.( Trả lời được các 
câu hỏi trong SGK ) .
 - Thuộc lòng 2-3 bài ca dao .
2. Kĩ năng: Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý người lao động.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK
 + Bảng phụ ghi sẵn câu ca dao cần luyện đọc
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở
 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS thi đọc bài “Ngu Công xã Trịnh Tường”
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ ngữ khoa trong bài.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .
* Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc câu hỏi SGK
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận, TLCH sau đó chia sẻ kết quả trước lớp
1. Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
2. Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
3. Tìm những câu ứng với nội dung dưới đây:
a) Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày:
b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
- Nêu nội dung bài.
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm TLCH sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Nỗi vất vả: cày đồng buổi trưa, mồ hôi như mưa ruộng cày. Bưng bát cơm đầy, dẻo thơm 1 hạt, đắng cay, muôn phần.
+ Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây; 
Trời yên biển lặng mới yêu tấm lòng.
 chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
- Công lênh chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
+ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
+ Trông cho chân cứng đá mềm.
Trời yêu, biển lặng mới yên tấm lòng.
+ Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần.
- HS nội dung bài: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
* Cách tiến hành: 
- Đọc nối tiếp từng đoạn
- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc cả 3 bài ca dao.
- GV hướng dẫn kĩ cách đọc 1 bài.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Luyện học thuộc lòng
- Thi đọc thuộc lòng
 - 3 HS đọc tiếp nối 3 bài ca dao
- HS đọc
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nhẩm học thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc lòng
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)
- Qua các câu ca dao trên, em thấy người nông dân có các phẩm chất tốt đẹp nào ?
- HS nêu
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Sau này lớn lên, em sẽ làm gì để giúp đỡ người nông dân đỡ vất vả ?
- HS nêu
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2018
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1) .
 - Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn bản hành chính.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, sử dụng từ ngữ chính xác.
*GDKNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề. Hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành đơn xin học.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: Mẫu đơn xin học, phiếu học tập
 - HS : SGK, vở viết
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi...
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS thi đọc lại đoạn văn đã viết tiết trước.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1) .
 - Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết .
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Cá nhân 
- HS đọc yêu cầu và mẫu đơn 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc lá đơn đã hoàn thành
- GV nhận xét sửa lỗi cho HS
Bài tập 2: Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu lại thể thức của một lá đơn
- Yêu cầu học sinh làm bài
- GV theo dõi giúp đỡ.
- Thu chấm, nhận xét.
- Hoàn thành đơn xin học theo mẫu dưới đây
- HS điền vào mẫu đơn trong phiếu
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 
Ví dụ:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Xuân Trúc, ngày 27/12/2018
ĐƠN XIN HỌC
Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS Xuân Trúc
Em tên là: Nguyễn Tiến Bình
Nam/Nữ: Nam
Sinh ngày: 30- 10 – 2007
Nơi sinh: Đặng Lễ - Ân Thi - Hưng Yên
Quê quán: Đặng Lễ- Ân Thi- Hưng Yên
Đã hoàn thành chương trình Tiểu học.
Tại Trường Tiểu học Xuân Trúc
Em làm đơn này xin đề nghị Trường THCS Xuân Trúc xét cho em được vào học lớp 6 của trường.
 Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt.
 Em xin trân trọng cảm ơn.
 Người làm đơn
- Viết đơn xin được học môn tự chọn...
- HS nêu lại
- HS làm bài
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Em hãy nhắc lại cấu tạo của một lá đơn.
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà tập viết đơn xin học nghề mà mình yêu thích.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------
Toán
SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ
GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm .
 - HS làm bài 1(dòng 1,2), bài 2( dòng1,2 ).
2. Kĩ năng: Sử dụng máy tính bỏ túi nhanh, chính xác
3. Thái độ: Nghiêm túc, nhanh nhẹn, chính xác.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, máy tính bỏ túi...
 - HS : SGK, vở, máy tính bỏ túi...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3phút)
- Cho HS chơi trò chơi: Tính nhanh, tính đúng.
- Cách chơi:Mỗi đội gồm có 4 HS, sử dụng máy tính bỏ túi để tính nhanh kết quả phép tính: 125,96 + 47,56 ; 985,06 15; 352,45 - 147,56 và 109,98 : 42,3
- Đội nào có kết quả nhanh và chính xác hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
*Cách tiến hành:
* Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải bài toán về tỉ số phần trăm.
 Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40
- GV nêu yêu cầu : Chúng ta cùng tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40.
- GV yêu cầu 1 HS nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40.
- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện bước tìm thương 7 : 40
- Vậy tỉ số phần trăm của 7 và 40 là bao nhiêu phần trăm?
- Chúng ta có thể thực hịên cả hai bước khi tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 bằng máy tính bỏ túi. Ta lần lượt bấm các phím sau:
- GV yêu cầu HS đọc kết quả trên màn hình.
- Đó chính là 17,5%.
 Tính 34% của 56
- GV nêu vấn đề : Chúng ta cùng tìm 34% của 56.
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm 34% của 56.
- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính để tính 56 34 : 100
- GV nêu : Thay vì bấm 10 phím.
5 6	3 	4	1	0	0	=
khi sử dụng máy tính bỏ túi để tìm 34% của 56 ta chỉ việc bấm các phím :
5 6	 	3 4 %
- GV yêu cầu HS thực hiện bấm máy tính bỏ túi để tìm 34% của 54.
- HS nghe và nhớ nhiệm vụ.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét :
+ Tìm thương 7 : 40
+ Nhân thương đó với 100 rồi viết ký hiệu % vào bên phải thương.
- HS thao tác với máy tính và nêu:
7 : 40 = 0,175
- HS nêu : Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là 17,5%
- HS lần lượt bấm các phím theo lời đọc của GV :
7	40	%
- Kết quả trên màn hình là 17,5.
- 1 HS nêu trước lớp các bước tìm 34% của 56.
+ Tìm thương 56 : 100.
+ Lấy thương vừa tìm được nhân với 34 .
- HS tính và nêu :
56 34 : 100 = 19,4
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: HS làm bài 1(dòng 1,2), bài 2( dòng1,2 ).
*Cách tiến hành:
Bài 1(dòng 1,2): Cá nhân
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì?
- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính rồi ghi kết quả vào vở.
Bài 2( dòng1,2 ): Cá nhân
- HS đọc đề bài
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như bài tập 1.
Bài 3(M3,4): Cá nhân
- Cho HS đọc bài, tự tìm cách làm
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm.
- HS thao tác với máy tính.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số HS của một số trường.
Trường 
Số HS
Số HS nữ
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và tổng số HS
An Hà
612
311
50,81 %
An Hải
578
294
50,86 %
An Dương
714
356
49,85 %
An Sơn
807
400
49,56 %
- HS đọc 
- HS làm bài vào vở bài tập, dùng máy tính bỏ túi để tính, sau đó 1 HS đọc kết quả bài làm của mình cho HS cả lớp kiểm tra.
Thóc (kg)
Gạo (kg)
100
69
150
103,5
125
86,25
- HS đọc bài và nhận thấy đây là bài toán yêu cầu tìm một số khi biết 0,6% của nó là 30 000 đông, 60 000 đồng, 90 000 đồng.
- Kết quả:
a) 5000 000 đồng
b) 10 000 000 đồng
c) 15 000 000 đồng
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS dùng máy tính để tính:
 Số học sinh tiểu học ở một xã là 324 em và chiếm 16% tổng số dân của xã đó. Tính số dân của xã đó. 
- HS tính:
324 : 16 x 100 = 2025(người)
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà tìm thêm các bài toán tương tự như trên để tính toán cho thành thạo.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------
 Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ CÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) .
 - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu câu đã học.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: Phiếu bài tập 2
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨCCÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS thi đặt câu lần lượt với các yêu cầu: 
+ Câu có từ đồng nghĩa
+ Câu có từ đồng âm
+ Câu có từ nhiều nghĩa
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- Nhận xét đánh giá 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS thi đặt câu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: 
 - Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu k

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_17_n.doc