Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).

2. Kĩ năng:Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng , chậm rãi .

3. Thái độ: Học tập tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 153, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 

doc 45 trang linhnguyen 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019
ân tích đề bài.
 - Đề bài yêu cầu làm gì?
 - GV dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng.
 - Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK
 - Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể với bạn, cả lớp
 - GV kiểm soát nội dung, lĩnh vực câu chuyện mà HS chuẩn bị.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị câu chuyện
- HS đọc đề bài
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(21 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể chuyện và nhận xét người kể.
* Cách tiến hành: 
- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi
- Thi kể trước lớp
- Cho HS bình chọn người kể hay nhất
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét.
- HS kể theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
3. Hoạt động ứng dụng (3’)
- Những buổi sum họp đầm ấm trong gia đình mang lại những lợi ích gì ?
- HS nêu
3. Hoạt động sáng tạo (1’)
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.
 - Học sinh làm bài: 1(a,b); 2; 3. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tỉ số phần trăm của một số.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS thi: Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(30phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.
 - Học sinh làm bài: 1(a,b); 2; 3. 
* Cách tiến hành:
 *HĐ1 : Củng cố dạng toán tìm 1 số phần trăm của 1 số
 Bài 1(a, b): Cá nhân 
- Cho HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS chia sẻ cách làm, sau đó làm bài vào vở.
 - GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm 1 số phần trăm của một số
*HĐ2: Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến tìm một số phần trăm của một số.
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu bài , thảo luận theo câu hỏi:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài yêu cầu tìm gì?
- Số gạo nếp chính là gì trong bài toán này?
- Muốn tìm 35% của 120 kg ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân 
- GV nhận xét kết luận
Bài 3:HĐ cặp đôi
- 1 HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi:
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Diện tích phần đất làm nhà chính là gì trong bài toán này?
- Như vậy muốn tìm diện tích phần đất làm nhà ta cần biết được gì? 
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 4(M3,4): Cá nhân
- GV hướng dẫn HS làm sau đó làm bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân.
a/ 320 x 15 : 100 = 48 (kg)
 b/ 235 x 24 : 100 = 56,4 (m2)
- HS nêu lại 
- 2 em đọc yêu cầu bài tập.
 Có: 120kg gạo
 Gạo nếp: 35%
- Tìm số gạo nếp?
- Số gạo nếp chính là 35% của 120kg
- HS nêu
- Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả
Bài giải
Người đó bán được số gạo nếp là
 120 x 35 : 100 = 42 (kg)
 Đáp số: 42 kg
- HS đọc đề bài 
- Là 20% diện tích của mảnh đất ban đầu
- Biết được diện tích của mảnh đất ban đầu
- HS lớp làm vở, đổi vở để kiểm tra chéo
Bài giải
 Diện tích mảnh đát hình chữ nhật là
 18 x 15 = 270 (m2)
20% Diện tích phần đất làm nhà là
 270 x 20 : 100 = 54 (m2)
 Đáp số: 54 m2
- HS làm bài vào vở, báo cáo giáo viên
- Tính 1% của 1200 cây rồi tính nhẩm 5% của 1200 cây. 
- Chẳng hạn: 1% của 1200 cây là: 1200: 100= 12(cây)
Vậy 5% của 1200 cây là: 
 12 x 5= 60(cây)
- Tương tự như vậy tính được các câu còn lai.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS nhắc lại các nội dung chính của bài học. Vận dụng tìm 25% của 60 
- HS nêu: Tỉ số phần trăm của 54 và 78 là: 60 x 25 : 100 = 15
4.Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tự nghĩ ra các phép tính để tìm một số phần trăm của 1 số.
- HS nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tự giác trong học tập.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK
 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
 - Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Tổ chức cho học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi bài: Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Thầy cúng đi bệnh viện.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài một lượt.
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn văn trong nhóm.
- GV sửa phát âm, giọng đọc, ngắt nghỉ cho HS.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ trong bài. 
- Đọc theo cặp
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm bài văn
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- Cả lớp đọc thầm theo bạn, chia đoạn:
 + Đ1: Cụ Ún ......cúng bái.
 + Đ2: Vậy mà..... thuyên giảm.
 + Đ3: Thấy cha....không lui. 
 + Đ4: Sáng.....đi bệnh viện.
- Nhóm trưởng điều khiển
+ HS đọc nối tiếp lần 1kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ 
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc câu hỏi trong SGK, thảo luận và TLCH:
+ Cụ Ún làm nghề gì ?
+Tìm những chi tiết cho thấy cụ Ún được mọi người tin tưởng về nghề thầy cúng?
+ Khi mắc bệnh cụ tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao ?
+ Cụ Ún bị bệnh gì?
+ Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn viện về nhà?
+ Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh?
+ Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
+ Nội dung chính của bài là gì ? 
+ Câu chuyện giúp chúng ta hiểu điều gì? 
- Nhóm trưởngđiều khiển nhóm thảo luận và TLCH sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Cụ Ún làm nghề thầy cúng.
+ Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm cũng nhờ đến cụ cúng. Nhiều người tôn cụ làm thầy, ...
+ Cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
+ Cụ bị sỏi thận.
+ Vì cụ sợ mổ, cụ không tin bác sĩ người kinh bắt được con ma người Thái.
+ Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ.
+ Thầy cúng không chữa khỏi bệnh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới làm được việc đó.
- Nội dung: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.
- Không nê mê tín, tin vào những điều phi lí.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.
- GV nhận xét, chốt cách đọc.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3+4.
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất. 
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- HS theo dõi và nêu cách đọc.
- Đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm 
4. HĐ ứng dụng: (2 phút)
- Thi đua: Ai hay hơn?Ai diễn cảm hơn? 
- Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một đoạn mà mình thích nhất?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng đoạn văn.
- 3 học sinh thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.
5. Hoạt động sáng tạo:(2 phút)
- Hiện nay ở địa phương em còn hiện tượng chữ bệnh bằng cúng bái nữa không? Nếu có em cần phải làm gì để mọi người từ bỏ hủ tục lạc hậu đó?
- HS nghe và thực hiện
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2018
Tập làm văn
TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy. 
2. Kĩ năng: Viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ cho HS.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn
 - HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát,trò chơi.....
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát 
- HS thực hiện
- HS mở vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu:HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy. 
* Cách tiến hành: 
 - Gọi HS đọc 4 đề văn kiểm tra trên bảng.
- Nhắc HS: các em đã quan sát ngoại hình, hoạt động của nhân vật, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn miêu tả hình dáng, hoạt động của người mà em quen biết, từ kĩ năng đó em hãy viết thành bài văn tả người hoàn chỉnh
- HS viết bài
- Thu chấm
- Nêu nhận xét chung
 - HS đọc 4 đề kiểm tra trên bảng
- HS nghe
- HS viết bài
- HS thu bài 
- HS nghe
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- HS nghe
4.Hoạt động sáng tạo:(2 phút)
- Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn.
- HS nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
Toán
GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết:
 - Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. 
 -Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
 - HS làm bài : 1, 2. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. 
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, ...
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
 - Cho HS chơi trò chơi"Nối nhanh, nối đúng"
15% của 60
9
20% của 45
7,2
50% của 32
30
30% của 90
16
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. 
*Cách tiến hành:
* Hướng dẫn tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
- Hướng dẫn tìm một số khi biết 52,5% của nó là 420.
- GV đọc đề bài toán : Số học sinh nữ của một trường là 420 em và chiếm 52,5% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?
- GV hướng dẫn cho HS làm theo các yêu cầu sau:
- 52,5% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em?
Viết bảng: 52,5% : 420 em
- 1% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em?
- Viết bảng thẳng dòng trên:
1% : .....em ?
- 100% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em?
- Viết bảng thẳng dòng trên:
100% : ....em?
- Như vậy để tính số học sinh toàn trường khi biết 52,5% số học sinh toàn trường là 420 em ta đã làm như thế nào?
- GV nêu: Thông thường để tính số học sinh toàn trường khi biết 52,5% số học sinh đó là 420 em ta viết gọn như sau:
420 : 52,5 100 = 800 (em)
hoặc 420 100 : 52,5 = 800 (em)
- HS nêu lại
*Bài toán về tỉ số phần trăm
- GV nêu bài toán trước lớp: Năm vừa rồi qua một nhà máy chế tạo được 1590 ô tô. Tính ra nhà máy đã đạt 120% kế hoạch. Hỏi theo kế hoạch nhà máy dự tính sản xuất bao nhiêu ô tô?
- Em hiểu 120% kế hoạch trong bài toán trên là gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó hỏi: Em hãy nêu cách tính một số khi biết 120% của nó là 1590.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
- HS làm việc theo GV
+ Là 420 em
+ HS tính và nêu:
1% số học sinh toàn trường là:
420 : 52,5 = 8 (em)
+ 100% số học sinh toàn trường là:
8 100 = 800 (em)
- Ta lấy 420 : 52,5 để tìm 1% số học sinh toàn trường, sau đó lấy kết quả nhân với 100.
- HS nghe sau đó nêu nhận xét.
- Ta lấy 420 chia cho 52,5 rồi nhân với 100 hoặc lấy 420 nhân với 100 rồi chia cho 52,5.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- Coi kế hoạch là 100% thì phần trăm số ôtô sản xuất được là 120%.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
Bài giải
Số ôtô nhà máy phải sản xuất theo kế hoạch là:
1590 100 : 120 = 1325 (ôtô)
 Đáp số : 1325 ôtô 
- Muốn tìm một số biết 120% của nó là 1590 ta có thể lấy 1590 nhân với 100 rồi chia cho 120 hoặc lấy 1590 chia cho 120 rồi nhân với 100.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 -Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
 - HS làm bài : 1, 2. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: Cá nhân 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, kết luận 
Bài 2: Cá nhân 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, kết luận 
Bài 3(M3,4): Cá nhân
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ trước lớp
 Bài giải:
Số học sinh Trường Vạn Thịnh là
552 x 100 : 92 = 600 (học sinh)
Đáp số 600 học sinh
- 1 HS đọc đề bài 
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ trước lớp
Bài giải
Tổng số sản phẩm của xưởng may là:
732 100 : 91,5 = 800 ( sản phẩm)
 Đáp số: 800 sản phẩm.
- HS làm bài vào vở, báo cáo giáo viên
10% = 1/10 25% = 1/4
Nhẩm:
a) 5 x 10 = 50( tấn)
b) 5 x 4 = 20(tấn)
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng để làm bài: Biết rằng 25% số gạo trong kho là 485kg. Tính số gạo trong kho. 
- HS làm bài
Bài làm
Số gạo trong kho là:
485 x100 : 25 = 1940(kg)
Đáp số: 1980kg gạo
5. Hoạt động sáng tạo:(1phút)
- Về nhà tự lập các bài toán có dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1). 
 - Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm từ đồng nghĩa.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ ,viết sẵn bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả lên bảng lớp
- Học sinh: Vở viết, SGK 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho 4 HS lên bảng thi đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với mỗi từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Gọi HS dưới lớp đọc các từ trên 
- Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đặt câu
- HS đọc
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1). 
 - Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3.
* Cách tiến hành:
 Bài tập 1: Cả lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1a
- Bài yêu cầu làm gì?
- Các tiếng ở phần a là những từ chỉ gì?
- Thế nào là từ đồng nghĩa
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Vì sao lại xếp như vậy?
- Những từ trong mỗi nhóm là những từ đồng nghĩa hoàn toàn hay không hoàn toàn?
- Bài 1b cho HS làm bảng con
- GV nhận xét về khả năng sử dụng từ, tìm từ của HS
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 2 : Cá nhân=> Cả lớp
- Gọi HS đọc bài văn
+ Trong miêu tả người ta hay so sánh Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn.
+ So sánh thường kèm theo nhân hoá, người ta có thể so sánh nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng 
 - Em hãy lấy VD về nhận định này.
+ Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng, không có cái mới, cái riêng thì không có văn học.....lấy VD về nhận định này?
Bài 3: Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
-

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_16_n.doc