Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn ,biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ,thể hiện được tính cách nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương giữa con người với con người.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 

doc 48 trang linhnguyen 11/10/2022 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019
h kể chuyện(15 phút)
* Mục tiêu:HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS kể theo cặp
- Thi kể trước lớp
- GV nhận xét
- GV và HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
 - 1 Học sinh đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
- HS nghe
- Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh
- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện) .
- Lớp nhận xét
- HS nghe
- Hs bình chọn
4. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
*Cách tiến hành:
 - GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
+ Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép?
+ Câu chuyện muốn nói điều gì?
- GV: Để cứu em bé bị chó dại cắn 
Pa - xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo: Dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng, tỉnh táo, có tính toán, cân nhắc ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi tiến triển của quá trình điều trị. 
- Nhận xét, khen HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện.
 - HS nêu ý kiến.
+ Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm vì loại vắc xin này chưa thử nghiệm trên cơ thể người.
+ Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ.
- HS nghe
5. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất ?
- HS nêu
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
--------------------------------------------------------
Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết :
 - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 - Vận dụng để giải các bài toán có lời văn .
2. Kĩ năng: Rèn học sinh chia nhanh, chính xác. Vận dụng giải bài toán có lời văn.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
- HS làm được bài 1, bài 3.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ
	- Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết, bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3phút)
- Gọi học sinh nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên có thương tìm được là một số thập phân và thực hành tính 11:4 = ?
- Giới thiệu bài: Chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân 
- HS nêu
- HS nghe và ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Nắm được cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
*Cách tiến hành:
 a) Ví dụ 1
 Hình thành phép tính
- GV đọc yêu cầu ví dụ 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích là 57m² chiều dài 9,5m. Hỏi chiều rộng của mảnh vườn là bao nhiêu mét ?
- Để tính chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật chúng ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc phép tính để tính chiều rộng của hình chữ nhật.
- Vậy để tính chiều rộng của hình chữ nhật chúng ta phải thực hiện phép tính 57 : 9,5 = ? (m).
 Đi tìm kết quả
- GV áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 57 : 9,5.
- GV hỏi : vậy 57 : 9,5 = ? m
- GV nêu và hướng dẫn HS: Thông thường để thực hiện phép chia 57 : 95 ta thực hiện như sau:
- GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện lại phép chia 57 : 9,5.
- Tìm hiểu và cho biết dựa vào đâu chúng ta thêm một chữ số 0 vào sau số bị chia (57) và bỏ dấu phẩy của số chia 9,5 ?.
- Thương của phép tính có thay đổi không?
b) Ví dụ 2
- GV nêu yêu cầu: Dựa vào cách thực hiện phép tính 57 : 9,5 các em hãy đặt tính rồi tính 99 : 8,25.
- GV gọi một số HS trình bày cách tính của mình.
c) Quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân
- Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần quy tắc thực hiện phép chia trong SGK
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- Chúng ta phải lấy diện tích của mảnh vườn chia cho chiều dài.
- HS nêu phép tính
57 : 9,5 = ? m
- HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57 : 9,5 với 10 rồi tính :
(57 10) : (9,5 10)
= 570 : 95 = 6.
- HS nêu : 57 : 9,5 = 6
- HS theo dõi GV đặt tính và tính.
 570 9,5 
 0 
6 (m) 
- HS làm bài vào giấy nháp. 1 HS lên bảng làm bài, sau đó trình bày lại cách chia.
- HS trao đổi với nhau và tìm câu trả lời.
- Thương của phép chia không thay đổi khi ta nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và tìm cách tính.
- Một số HS trình bày trước lớp. HS cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
- 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và học thuộc lòng quy tắc ngay tại lớp.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết :
 - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 - Vận dụng để giải các bài toán có lời văn .
 - HS làm được bài 1, bài 3.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: Cá nhân 
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét HS
 - Yêu cầu HS nêu lại cách chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01; 0,001 ;... 
 Bài 3: Cặp đôi
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS
Bài 2(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- Gv quan sát, uốn nắn.
- HS nêu
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả 
- HS nghe
- Muốn chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba ...chữ số.
- Cả lớp theo dõi
- HS thảo luận cặp đôi làm bài và chia sẻ trước lớp
Bài giải
1m thanh sắt đó cân nặng là:
16 : 0,8 = 20(kg)
Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng:
20 x 0,18 = 3,6(kg)
 Đáp số: 3,6kg
- HS tự làm bài vào vở, báo cáo giáo viên
a) 3,2 : 0,1= 32 b) 168 : 0,1 = 1680
 32: 10 = 3,2 168 : 10 = 16,8
c) 934 : 0,01= 93400
 934: 100 = 9,34
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng tính kết quả của phép tính:
28 : 0,1 =
53 : 0,01 =
 7 : 0,001 = 
- HS tính
28 : 0,1 = 280
53 : 0,01 = 5300
 7 : 0,001 = 7000
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà tìm hiểu cách chia nhẩm một số cho 0,2 ; 0,5; 0,25;...
- HS nghe và thực hiện
 ------------------------------------------------------
Tập đọc
HẠT GẠO LÀNG TA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ) .
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
3. Thái độ: Yêu quý những người làm ra hạt thóc, hạt gạo.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK
 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
 - Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Học sinh tổ chức thi đọc và trả lời câu hỏi bài Chuỗi ngọc lam.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Hạt gạo làng ta.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp từng đoạn thơ trong nhóm
- Đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm 
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- Một học sinh (M3,4) đọc 1 lượt bài thơ.
- Nhóm trưởng điều khiển: 
+ Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một em đọc cả bài.
- HS nghe
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm TLCH sau đó chia sẻ kết quả trước lớp
1. Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
2. Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
3. Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
4. Vì sao tác giả lại gọi “hạt gạo là hát vàng”?
- Giáo viên tóm tắt ND chính.
- Nội dung bài thơ: Giáo viên ghi bảng.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH sau đó chia sẻ trước lớp:
- Làm nên từ tính tuý của đất (có vị phù sa); của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy) và công lao của con người, của cha mẹ.
- Giọt mồ hôi sa/ Những chưa tháng sáu? Nước như ai nấu/ chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy.
- Thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến.
- Hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gàu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quang trành quết đất đã có gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo.
- Vì hạt gạo rất đáng quý. Hạt gạo làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi, công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.
- HS đọc.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
- HS M3,4 thuộc cả bài thơ.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cả lớp
- Đọc nối tiếp từng đoạn
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 1 khổ thơ tiêu biểu nhất.
- Luyện học thuộc lòng
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- Học sinh đọc lại.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau cả bài thơ.
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp hát bài “Hạt gạo làng ta”
4. HĐ ứng dụng: (2 phút)
- Bài thơ cho ta thấy điều gì?
+ Bài thơ cho thấy hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
5. Hoạt động sáng tạo: (4 phút)
- Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn? 
- Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một khổ mình thích nhất?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng câu, từng đoạn.
- 3 học sinh thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2018
Tập làm văn
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản(ND ghi nhớ ) 
 - Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III ), biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2) .
2. Kĩ năng: Hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ khi làm biên bản.
* GDKNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề . Tư duy phê phán.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm, một trong các mẫu đơn đã học
 - HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , nhóm...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Yêu cầu HS thi đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
- Nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc.
- HS nghe, bình chọn người viết hay
- HS ghi vở.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu:Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND ghi nhớ ) 
*Cách tiến hành:
 - Yêu cầu HS đọc biên bản đại hội chi đội.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Tổ chức HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bài
- Gọi HS trả lời 
- GV cùng HS nhận xét bổ sung.
+ Chi đội lớp 5A ghi biên bản làm gì?
+ Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
+ Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản.
+ Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường gồm có những phần nào?
 Ghi nhớ
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS đọc 
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm
- HS trả lời
+ Ghi biên bản cuộc họp để nhớ việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều thống nhất... nhằm thực hiện đúng nhiều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết...
+ Cách mở đầu:
- Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
- Khác: biên bản không có tên nơi nhận , thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung .
+ Cách kết thúc:
- Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí của chủ tịch và thư kí, không có lời cảm ơn.
+ Những điều cần ghi biên bản : thời gian, địa điểm họp, thành phần tham gia dự, chủ toạ, thư kí, nội dung cuộc họp, diễn biến, tóm tắt các ý kiến kết luận của cuộc họp, chữ kí của chủ tịch và thư kí.
- HS trả lời
- HS đọc ghi nhớ
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III ), biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2) .
*Cách tiến hành: 
 Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu ND của bài tập
- HS làm việc theo cặp
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét 
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- 4 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, kết luận bài đúng.
- Trường hợp cần ghi biên bản là:
+ Đại hội Liên đội: Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
+ Bàn giao tài sản: Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.
+ Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông: Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.
+ Xử lí việc xây dựng nhà trái phép: Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.
- Trường hợp không cần ghi biên bản là:
+ Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử: Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng.
+ Đêm liên hoan văn nghệ: Đây là một sinh hoạt vui không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng.
- HS đọc
- HS thảo luận theo cặp
- HS trả lời
- HS đọc
- HS tự làm bài
- 4 HS lên bảng làm bài tập
+ Biên bản đại hội liên đội
+ Biên bản bàn giao tài sản
+ Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông
+ Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Khi viết biên bản, em cần lưu ý điều gì ?
- HS nêu
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà tập viết biên bản họp tổ của em về việc bình bầu thi đua trong tháng 
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết:
 - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
 - Vận dụng tìm x và giải các bài toán có lời văn .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* HS cả lớp làm được bài 1, 2, 3 .
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn.	
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho học sinh thi đua nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số thập phân .
- Gọi 1 học sinh tính : 36 : 7,2 = ...?
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài: Luyện tập
- Gv ghi tên bài lên bảng.
- HS nêu
- HS tính
- HS nghe
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(27 phút)
* Mục tiêu:Biết:
 - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
 - Vận dụng tìm x và giải các bài toán có lời văn .
 - HS cả lớp làm được bài 1, 2, 3.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cặp đôi
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV nhận xét chữa bài.
- Các em có biết gì sao các cặp biểu thức trên có giá trị bằng nhau không ?
- Dựa vào kết qủa bài tập trên, bạn nào cho biết khi muốn thực hiện chia một số cho 0,5 ; 0,2 ; 0.25 ta có thể làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc này để vận dụng trong tính toán cho tiện.
Bài 2: Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân 
Bài 3: Cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn giải được bài toán ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS 
Bài 4(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở.
- Bài yêu cầu chúng ta tính giá trị các biểu thức rồi so sánh.
- HS lên chia sẻ, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 5 : 0,5 5 2
 10 = 10
 52 : 0,5 52 2
 104 = 104
b) 3 : 0,2 3 5
 15 = 15
 18 : 0,25 18 4
 74 = 74
- HS trao đổi với nhau và tìm câu trả lời :
a) vì 1 : 0,5 = 2
nên 5 2 = 5 (1: 0,5) = 1 : 0,5
b) vì 1 : 0,2 = 5
nên 3 5 = 3 (1 : 0,2) = 3 : 0,2
- Khi muốn thực hiện chia một số cho 0,5 ta có thể nhân số đó với 2; chia số đó cho 0,2 ta có thể nhân số đó với 5 ; chia số đó cho 0,25 ta có thể nhân số đó với 4.
- HS nghe
- HS đọc
- Cả lớp làm vở, chia sẻ
 x 8,6 = 387 
 x = 387 : 8,6 
 x = 45
 9,5 x = 399
 x = 399 : 9,5 
 x = 42
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ
Bài giải
Số lít dầu có tất cả là:
21 + 15 = 36 (l)
Số chai dầu là:
36 : 0,75 = 48 (chai)
 Đáp số: 48 chai dầu
- Hs đọc bài, tóm tắt bài toán rồi giải
Bài giải
Diện tích hình vuông(cũng là diện tích thửa ruộng hình chữ nhật )là:
25 x 25 = 625(m2)
Chiều dài thửa ruộng HCN là:
625: 12,5 = 50(m)
Chu vi thửa ruộng HCN là:
(50 + 12,5) x 2 = 125(m)
 Đáp số: 125m
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS tìm thương có hai chữ số ở phần thập phân của phép tính: 
 245: 11,6
- HS tính
4. Hoạt động sáng t

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_14_n.doc