Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - HS (M3,4) nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả .

3. Thái độ: GD hs biết yêu quý chăm sóc cây cối.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài học

 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

- Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

 

doc 49 trang linhnguyen 11/10/2022 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019
động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động Khởi động (5’)
 - Cho HS hát 
 - Cho 2 HS thi kể câu chuyện “Người đi săn và con nai”
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
 - HS hát
- 2 học sinh lên bảng thi kể, dưới lớp cổ vũ.
- Lắng nghe.
- Học sinh quam sát.
2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’)
* Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc đề
- GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- Gọi HS đọc tiếp nối gợi ý SGK
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn trong bài 1 tiết LTVC trang 115 để nhớ lại các yếu tố tạo thành môi trường
- GV nhấn mạnh các yếu tố tạo thành môi trường.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình chọn? Đó là truyện gì? Em đọc truyện đó trong sách, báo nào? Hoặc em nghe truyện ấy ở đâu?
- Cho HS chuẩn bị ra nháp
- HS đọc đề bài
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- Học sinh đọc gợi ý 1, 2,3.
- Học sinh đọc 
- HS nghe
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình kể trước lớp..
- Học sinh làm dàn ý sơ lược ra nháp.
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(22 phút)
* Mục tiêu: Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
* Cách tiến hành: 
- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi
- Thi kể trước lớp
- Cho HS bình chọn người kể hay nhất
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét.
- HS kể theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
3. Hoạt động ứng dụng (2’)
- Sưu tầm truyện, một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường.
 - HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ---------------------------------------------------------
Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết:
	- Nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
	- Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân một số thập phân với một số thập phân, vận dụng tích chất giao hoán để làm toán
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: Bài 1(a,c), bài 2.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
 - Cho HS chơi trò chơi"Gọi thuyền"
- Cách chơi: + Trưởng trò hô: Gọi thuyền , gọi thuyền.
+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai
+ Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên HS)
+ HS hô: Thuyền... chở gì ?
+ Trưởng trò : Chuyền....chở phép nhân: .....x10 hoặc 100; 1000...
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi bảng
 - HS chơi trò chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
*Cách tiến hành:
* Hình thành quy tắc nhân.
 a) Tổ chức cho HS khai thác VD1.
- Giáo viên gợi ý đổi đơn vị đo để phép tính trở thành phép nhân 2 số tự nhiên rồi chuyển đổi đơn vị để tìm được kết quả cuối cùng.
- Giáo viên viết 2 phép tính lên bảng.
- Yêu cầu học sinh nhận xét cách nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
b) Giáo viên nêu ví dụ 2 và yêu cầu học sinh vận dụng để thực hiện phép nhân. 4,75 x 1,3.
c) Quy tắc: (sgk)
- Học sinh nêu tóm tắt bài toán ở ví dụ 1.
6,4 x 4,8 = ? m2
6,4 m = 64 dm; 4,8 m = 48 dm
64 x 48 = 3072 (dm2)
3072 dm2 = 30,72 m2
Vậy 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2)
 64 6,4
 x x
 48 4,8
 512 512
 256 256
 3072 (dm2) 30,72(m2)
- Học sinh thực hiện phép nhân.
 4,75 
x 
 1,3 
 1425
 475
6,175
- Học sinh đọc lại.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: - Nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
	 - Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán .
 - Bài tập cần làm: Bài 1(a,c), bài 2.
 - HS (M3,4) làm thêm bài tập 3.
*Cách tiến hành:
 Bài 1(a,c): HĐ cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ trước lớp.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Giáo viên gọi học sinh nêu nhận xét chung từ đó rút ra tính chất giao hoán của phép nhân 2 số thập phân.
b) Hướng dẫn học sinh vận dụng tính chất giao hoán để tính kết quả.
Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS giải bài toán vào vở.
- Đặt tính rồi tính
- Học sinh thực hiện các phép nhân vào bảng con, 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ
- HS nghe
- Tính rồi so sánh giá trị của a x b và b x a
- Học sinh thảo luận cặp đôi tính các phép tính nêu trong bảng, chia sẻ trước lớp
a
b
a x b
b x a
2,36
3,05
4,2
2,7
2,36 x 4,2 = 9,912
3,05 x2,7 = 8,235
4,2 x2,36 = 9,912
2,7 x 3,05 = 8,235
- Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán:
- Khi đổi chỗ 2 thừa số của 1 tích thì tích không thay đổi.
4,34 x 3,6 = 15,624
3,6 x 4,3 = 15,624
 9,04 x 16 = 144,64
 16 x 9,04 = 144,64
- HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên
Bài giải
Chu vi vườn cây hình chữ nhật là:
(15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m)
Diện tích vườn cây hình chữ nhật là:
15,62 x 8,4 = 131,208 (m2)
 Đáp số: Chu vi: 48,04m
 Diện tích: 131,208 m2
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS đạt tính làm phép tính sau:
23.1 x 2,5
4,06 x 3,4
- Học sinh đặt tính
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà học thuộc lại quy tắc nhân 1 STP với 1 STP và vận dụng làm các bài tập có liên quan,
- HS nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------
Tập đọc
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. 
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài.
2. Kĩ năng: 
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ , ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát. 
 - HS(M3,4)thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài. 
3.Thái độ: Giáo dục HS tính cần cù ,nhẫn nại trong mọi công việc .
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: , Sách giáo khoa, tranh minh họa, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài.
- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS tổ chức thi đọc và trả lời câu hỏi bài Mùa thảo quả
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Hành trình của bầy ong.
- 2 học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành: 
- HS( M3,4) đọc toàn bài
- Cho HS đọc tiếp nối từng đoạn trong nhóm
- Giáo viên nhận xét và sửa lỗi về phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ cho học sinh.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ (đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men)
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 hoặc 2 học sinh (M3,4) nối tiếp nhau đọc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài:
- Từng tốp 4 HS nối tiếp nhau 4 khổ thơ.
+ Lần 1: Đọc + luyện đọc từ khó, câu khó.
+ Lần 2: Đọc + giải nghĩa từ chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 học sinh đọc cả bài.
- HS nghe
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. 
*Cách tiến hành: 
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK:
1. Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
2. Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
3. Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Thể hiện sự vô cùng của không gian: đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa.
+ Thể hiện sự vô tận của thời gian: bầy ong bay đến trọn đời, thời gian về vô tận.
- Học sinh đọc thầm khổ thơ 2 và 3.
- Ong rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với biển xa. Ong chăm chỉ giỏi giang: giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cũng dám bay lên để mang vào mật thơm.
- Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
4. Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?
5. Qua 2 dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
- Giáo viên tóm tắt nội dung chính: Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. 
- Cho HS đọc lại
- GV đọc
- Nơi biển xa: Có hàng cây chắn bão 
- Nơi quần đảo: có loài hoa nở như là không tên.
- Học sinh đọc khổ thơ 3.
- Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
- Học sinh đọc thầm khổ thơ 4.
- HS nêu
- HS nghe
- Học sinh đọc lại.
- HS nghe
4. HĐ Luyện diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- HS học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
*Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
- Hướng dẫn các em đọc đúng giọng bài thơ.
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- 4 học sinh nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm 4 khổ thơ.
- Học sinh luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đến 2 khổ thơ tiêu biểu trong bài.
- Học sinh nhẩm đọc thuộc 2 khổ thơ cuối và thi đọc thuộc lòng..
4. HĐ ứng dụng: (2 phút)
 - Em học tập được phẩm chất gì từ các phẩm chất trên của bầy ong ?
- Học sinh trả lời.
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Từ bài thơ trên em hãy viết một bài văn miêu tả hành trình tìm mật của loài ong.
- HS nghe và thực hiện
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ---------------------------------------------------------------
Thể dục
ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
- Giáo dục HS ý thức luyện tập thường xuyên.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Sân bãi, còi, kẻ sân trò chơi.
HS: Kẻ sân trò chơi, trang phục.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.Mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối hông...
- Trò chơi"Chạy ngược chiều theo tín hiệu"
 1-2p
 1-2p
 1p
 1p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II.Cơ bản:
- Ôn 5 động tác thể dục đã học.
Tổ chức và phương pháp dạy như bài 22.
- Chia tổ tập luyện dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
Gv quan sát, giúp các tổ tập luyện và sửa động tác cho HS.
* Thi đua giữa các tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 5động tác thể dục đã học.
- Trò chơi"Ai nhanh và khéo hơn".
GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử rồi chơi chính thức.
 10-12p
 4-5p
 2-3p
 5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 X X
 X X
 X O s O X
 X X
 X X
III.Kết thúc:
- Cho cả lớp vỗ tay hát 1 bài.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài học, về nhà thuộc tập đúng 5 động tác đã học.
 2p
 2p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------
Thể dục
ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI"KẾT BẠN"
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi “Kết bạn". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
II. CHUẨN BỊ
- Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. GV chuẩn bị 1 còi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.Mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối hông...
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
 1-2p
 1-2p
 1p
 250 m
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II.Cơ bản:
- Ôn 5 động tác thể dục đã học.
Tổ chức và phương pháp dạy như bài 22.
- Chia tổ tập luyện dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
Gv quan sát, giúp các tổ tập luyện và sửa động tác cho HS.
* Thi đua giữa các tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 5động tác thể dục đã học.
- Trò chơi"Kết bạn"
GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử rồi chơi chính thức.
 10-12p
 4-5p
 2-3p
 5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 X X
 X X
 X O s O X
 X X
 X X
III.Kết thúc:
- Chơi trò chơi"Tìm người chỉ huy"
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài học, về nhà thuộc tập đúng 5 động tác đã học.
 2p
 2p
 1-2p
 X X
 X X
 X r X
 X X
 X X
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2018
Tập làm văn
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người( ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng: Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
3. Thái độ: Yêu quý người thân, quan tâm đến mọi người.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: + Bảng nhóm
 + Bảng phụ viết sẵn đáp án của bài tập phần nhận xét
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho Hs hát
- Thu chấm đơn kiến nghị của 5 HS 
- Nhận xét bài làm của HS
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nộp bài
- HS nghe
- HS viết đầu bài vào vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Nắm được cấu tạo 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người( ND Ghi nhớ).
*Cách tiến hành: 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng 
- Qua bức tranh em cảm nhận được điều gì về anh thanh niên?
- GV: Anh thanh niên này có gì nổi bật? Các em cùng đọc bài Hạng A Cháng và trả lời câu hỏi cuối bài
- Cấu tạo bài văn Hạng A cháng: 
1- Mở bài
- Từ " nhìn thân hình.... đẹp quá"
- Nội dung: Giới thiệu về hạng A cháng.
- Giới thiệu bằng cách đưa ra câu hỏi khen về thân hình khoẻ đẹp của hạng A Cháng.
 2- Thân bài: Hình dáng của Hạng A cháng: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như chắc gụ. vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng, khi đeo cày trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
 - HĐ và tính tình: lao động chăm chỉ, cần cù, say mê , giỏi; tập trung cao độ đén mức chăm chắm vào công việc
 3- Kết bài: Câu hỏi cuối bài : ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ.
- Qua bài văn em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- HS quan sát tranh 
- Em thấy anh thanh niên là người rất chăm chỉ và khoẻ mạnh
- HS đọc bài, tự trả lời câu hỏi
- Cấu tạo chung của bài văn tả người gồm:
1. Mở bài: giới thiệu người định tả
2. Thân bài: tả hình dáng.
- Tả hoạt động, tính nết.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả
- Bài văn tả người gồm 3 phần: 
+ Mở bài: giới thiệu người định tả
+ Thân bài: tả hình dáng, hoạt động của người đó
+ Kết bài: nêu cảm nghĩ về người định tả
- 3 HS đọc ghi nhớ
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu : Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
*Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn: 
+ Em định tả ai?
+ Phần mở bài em nêu những gì?
+ Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài?
+ Phần kết bài em nêu những gì?
- Yêu cầu HS làm bài 
- Gọi 2 HS làm vào bảng nhóm gắn bài lên bảng
- GV cùng HS nhận xét dàn bài 
 - HS đọc yêu cầu bài tập
- Tả ông em, bố em, mẹ em, chị, anh ,...
- Phần mở bài giới thiệu người định tả
- Tả hình dáng, tuổi tác, tầm vóc, nước da, dáng đi...
Tả tính tình: 
Tả hoạt động: 
- Nêu tình cảm , cảm nghĩ của mình với người đó.
- 2 HS làm vào bảng nhóm
- HS nghe
4. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý của bài văn vào vở và chuẩn bị tiết sau.
- HS nghe và thực hiện
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Vận dụng kiến thức viết một đoạn văn tả người theo ý hiểu của em.
- HS nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_12_n.doc