Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh,.
- Hiểu ND bài: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1,2, 3)
* HS năng khiếu trả lời được CH4 (SGK ) .
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
3. Thái độ
- Giáo dục HS đức tính trung thực, dũng cảm trong học tập và cuộc sống
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
- HS: SGK, vở,.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019
bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 2. Kĩ năng - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. (Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành) 3. Thái độ - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, tôn trọng ý kiến của người khác. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo *GD TKNL : - Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng - Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng *GD KNS: -Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học -Lắng nghe người khác trình bày -Kiềm chế cảm xúc -Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin *BVMT: -HS biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, thầy cô giáo, chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương... II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: + SGK Đạo đức lớp 4 + Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động. - HS: +Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng. + Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: đóng vai, trò chơi học tập, thảo luận nhóm - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động: (5p) Trò chơi “Diễn tả” - GV nêu cách chơi - tổ chức cho HS chơi: - GV chia HS thành 4- 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó. + Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không? *GV: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật nên cần được bày tỏ ý kiến riêng của mình - GV dẫn vào bài - HS thực hiên chơi theo hướng dẫn của GV + Mỗi bạn có một ý kiến riêng. 2.Hoạt động hình thành KT (30p) * Mục tiêu: - Biết rằng mọi trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Biết bày tỏ ý kiến cá nhân về những việc liên quan bản thân mình * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp HĐ1: Thảo luận nhóm 4(Câu 1, 2- SGK/9) - GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1. ò Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng? ò Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? òNhóm 3: Em sẽ làm gì nếu chủ nhật này bố mẹ cho em đi chơi công viên nhưng em lại muốn đi xem xiếc? òNhóm 4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng chưa được phân công? + Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? - GV:+ Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung. + Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình về mọi vấn đề trong đó có môi trường. HĐ 2: Thực hành Bài tập 1 - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. - Gọi đại diện các cặp báo cáo kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. Bài tập 2 - GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: + Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành. + Màu xanh: Biểu lộ thái độ không tán thành - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10) - GV yêu cầu HS giải thích lí do. - GV: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến (đ) là sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn của các em nhiều khi lại không có lợi cho sự phát triển của chính các em hoặc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước + Em hãy cho biết môi trường xung quanh trường em có đảm bảo vệ sinh an toàn hay không, gia đình em có ăn ở hợp vệ sinh không. *GV: Để có được môi trường hợp vệ sinh, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và biết nêu ra ý kiến với những người xung quanh cùng thực hiện tốt như mình. 3. Hoạt đông ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. VD: -> Em sẽ gặp cô giáo để xin cô giao cho việc khác phù hợp hơn với sức khoẻ và sở thích. -> Em xin phép cô giáo được kể lại để không bị hiểu lầm. -> Em trình bày suy nghĩ của mình và xin bố mẹ cho đi xem xiếc. -> Em nói với người tổ chức nguyện vọng và khả năng của mình. + ... mọi người sẽ không biết đến những mong muốn, khả năng của mình... - Lắng nghe Nhóm 2- Lớp - HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng bằng cách giơ thẻ mặt cười (đúng), mặt mếu (sai) - HS nêu cầu bài tập 1 - HS thảo luận cặp đôi làm bài Cá nhân – Lớp - HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước. - Vài HS giải thích. - HS trả lời. - Bày tỏ ý kiến với bố mẹ, người thân trong gia đình về nguyện vọng của em - Xây dựng 1 kịch bản về việc bày tỏ ý kiến ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. - Hiểu câu chuyện và nêu được ý nghĩa của chuyện. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông 3. Thái độ - Giáo dục tính trung thực - Bồi dưỡng lòng ham đọc sách 4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV:- Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ. - HS: - Truyện đọc 4, SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, đóng vai, thảo luận nhóm. - KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm, khăn trải bàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(5p) - Kể lại câu chuyện: Một nhà thơ chân chính - GV dẫn vào bài - TBHT điều hành kể chuyện và nhận xét. 2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện:(8P) * Mục tiêu:HS lựa chọn được câu chuyện về lòng nhân hậu. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực. - GV hướng dẫn TBHT giúp cả lớp tìm hiểu đề bài: + Hãy nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị để kể. + Tính trung thực biểu hiện như thế nào? VD? + Giới thiệu tóm tắt về câu chuyện - GV khuyến khích HS kể các câu chuyện mình đọc được ngoài SGK - Hs nối tiếp đọc 4 gợi ý ở sgk. - Gạch chân dưới các từ quan trọng. Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực + HS nêu + Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng. + Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi. + Không làm những việc gian dối, nói dối cô giáo, .. + Không tham lam của người khác... - 3 - 4 hs giới thiệu tên câu chuyện và nhân vật trong truyện mình sẽ kể. 3 . Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:(10p) * Mục tiêu: HS kể được nội dung câu chuyện theo lời kể của mình một cách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ, điệu bộ- Nêu được ý nghĩa câu chuyện * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp - Gv đưa bảng nêu tiêu chí đánh giá : + Nội dung đúng: đạt 4 sao - Kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ khi kể: 4 sao - Nêu được ý nghĩa: 1 sao . - Trả lời được câu hỏi của bạn :1 sao . - TBHT điều khiển lớp đánh giá theo bảng đánh giá mà GV đưa ra. - GV nhận xét, liên hệ giáo dục tính trung thực 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - Lớp trưởng điều khiển kể chuyện nhóm 4 - HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ phần kể chuyện của mình trong nhóm - Các nhóm cử đại diện lên bảng kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện - Các nhóm khác đặt câu hỏi cho bạn - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Tìm đọc các câu chuyện về tính trung thực trong sách báo, sách kể chuyện ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KĨ THUẬT KHÂU THƯỜNG (tiết 2) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nắm rõ quy trình khâu thường 2. Kĩ năng - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm. * Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị rúm. 3. Thái độ - Giáo dục tính cẩn thận, an toàn khi thực hành 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: - Tranh quy trình khâu thường. - Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm. + Len (hoặc sợi) khác màu với vải. + Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch. - HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: đặt câu hỏi, phòng tranh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3p) - HS hát bài hát khởi động: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS - TBVN điều hành 2.Bài mới: (35p) * Mục tiêu: - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường * Cách tiến hành: Cá nhân-Lớp HĐ1: HS thực hành khâu thường - Gọi HS nhắc lại kĩ thuật khâu thường. Gọi 2 em lên bảng thực hiện khâu một vài mũi khâu thường để kiểm tra cách cầm vải, cầm kim, vạch dấu. - GV nhận xét, nhắc lại kỹ thuật khâu mũi thường theo các bước: - GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu. Có thể yêu cầu HS vừa nhắc lại vừa thực hiện các thao tác để GV uốn nắn, hướng dẫn thêm. - HS thực hành cá nhân - GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng. HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập của HS - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải. + Các mũi khâu tương đối đều và bằng nhau, không bị rúm và thẳng theo đường vạch dấu. + Hoàn thành đúng thời gian quy định. - GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để khen nhằm động viên, khích lệ các em. - Đánh giá sản phẩm của HS. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) - HS nêu. - 2 HS lên bảng làm. + Bước 1: Vạch dấu đường khâu. + Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu. - HS nghe - HS thực hành cá nhân - HS trình bày sản phẩm. - HS tự đánh giá theo tiêu chuẩn. - HS trưng bày sp vào bảng trưng bày của lớp - Khâu thường tại nhà - Tạo sản phẩm từ mũi khâu thường ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2018 TẬP ĐỌC GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hiểu nghĩa môt số từ ngữ trong bài: đon đả, dụ, loa tin, hồn lạc phách bay - Hiểu ND: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chế tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi; thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng). 2. Kĩ năng - Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui tươi, dí dỏm 3. Thái độ - GD HS tinh thần cảnh giác với kẻ xấu 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện). 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp,.. - Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(3p) - GV chuyển ý vào bài mới. - HS kể chuyện Con cáo và chùm nho - HS lắng nghe 2. Hướng dẫn luyện đọc:(10p) * Mục tiêu: HS đọc rành mạch, trôi chảy thể hiện đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Cặp * Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc tha thiết, trìu mến - GV chốt vị trí các đoạn (4 đoạn) + Đoạn 1:Nhác trông.....tỏ bày tình thân. + Đoạn 2: Nghe lời Cáo....loan tin này. +Đoạn 3:Cáo nghe......làm gì được ai. - GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS, cách ngắt, nghỉ cho HS (M1) - GV giảng giải thêm nghĩa môt số từ: + Em hãy đặt câu với từ vắt vẻo. + Em hiểu thế nào là khoái chí? - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm 2, chia đoạn bài tập đọc và chia sẻ trước lớp - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện: Đọc mẫu (M4)-Cá nhân (M1)- Lớp đọc (nhác, vắt vẻo, lõi đời, đon đả, từ rày, quắp đuôi). - Đọc đoạn lần 2 giải nghĩa từ khó: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay. - Báo cáo việc đọc trong nhóm - 1 HS đọc toàn bài (M4) 3. Tìm hiểu bài:(15p) * Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và nêu được nội dung từng đoạn, nội dung bài. * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi- Cả lớp - Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu nội dung 1 đoạn và trả lời các câu hỏi liên quan - GV phát phiếu học tập in sẵn các câu hỏi tìm hiểu bài cho các nhóm - TBHT điều hành nhóm trả lời dưới sự hướng dẫn của GV NHÓM 1 + Gà Trống và Cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào? + Cáo đã làm gì để Gà Trống xuống đất? + Tin tức Cáo đưa ra là thật hay bịa đặt? nhằm mục đích gì? + Đoạn 1 cho ta thấy điều gì? NHÓM 2 + Vì sao Gà không nghe lời Cáo? + Gà tung tin có chó săn đang chạy đến để làm gì? + Đoạn 2 nói lên điều gì? NHÓM 3 + Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói? + Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao? + Theo em Gà thông minh ở điểm nào? + Đoạn cuối bài nói lên điều gì? - GV kết nối lại các sự việc + Bài thơ có ý nghĩa như thế nào? - GD học sinh tinh thần cảnh giác trong mọi tình huống - Nhóm trưởng điều hành nhóm trả lời các câu hỏi (5p) theo kĩ thuật Khăn trải bàn. - 1HS đọc to các câu hỏi + Gà Trống đứng vắt vẻo trên một cành cây cao, Cáo đứng dưới gốc cây. + Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để thông báo một tin mới: Từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà để bày tỏ tình thân. + Cáo đưa ra tin bịa đặt để dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt Gà. 1. Âm mưu của Cáo. + Gà biết những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt gà. + Vì Cáo rất sợ chó săn, chó săn sẽ ăn thịt cáo. Chó săn chạy đến để loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo kiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ rõ âm mưu gian giảo đen tối của hắn. 2. Sự thông minh của Gà. +Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi co cẳng bỏ chạy. + Gà khoái chí cười phì vì Cáo đã lộ rõ bản chất, đã không ăn được thịt Gà lại còn cắm đầu chạy vì sợ. + Gà không bóc trần âm mưu của Cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo nói. Rồi Gà báo cho Cáo biết chó săn đang chạy đến loan tin, đánh vào điểm yếu là Cáo sợ chó săn ăn thịt. 3. Cáo lộ rõ bản chất gian xảo. - HS lắng nghe * Bài thơ khuyên chúng ta hãy cảnh giác, chớ tin những lời kẻ xấu cho dù đó là những lời ngọt ngào. - HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung 4. Luyện đọc diễn cảm:(10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện đúng nhịp điệu của thơ. * Cách tiến hành: - Yêu cầu nêu lại giọng đọc của bài (giọng vui tươi, dí dỏm) 5. HĐ ứng dụng (1p) - Em học được điều gì từ chú Gà Tống? 6. HĐ sáng tạo (1p) - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm 1 đoạn - Cử đại diện đọc trước lớp - Nhận xét, bình chọn - HS nêu - Tìm đọc các tác phẩm viết về gà và cáo. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN Tiết 24: BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Bước đầu làm quen với biểu đồ tranh. 2. Kĩ năng - HS bước đầu biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. 3. Thái độ - Học tập tích cực, làm việc cẩn thận 4. Góp phần phát triền các NL: - NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề * Bài tập cần làm: BT1, BT2 (a, b). II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Biểu đồ Các con của năm gia đình, như phần bài học SGK, phóng to. - HS: Sgk, bảng con, vở 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p) + Nêu cách tìm số TBC +Tìm số TBC của các số: 11; 12; 13; 14; 15 - GV kết luận, hướng dẫn cách nhẩm tìm số TBC với TH 3, 5, 7, 9...số tự nhiên liên tiếp. Số TBC là số ở giữa - TBHT điều hành lớp + Tìm tổng các số rồi lấy tổng chia cho số các số hạng + 13 - HS nghe để vận dụng làm bài trắc nghiệm. 2. Hình thành kiến thức mới * Mục tiêu: - HS làm quen với bản đồ tranh - Đọc được thông tin trên bản đồ tranh - So sánh, đối chiếu các thông tin *Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp - GV treo biểu đồ Các con của năm gia đình. - GV: Biểu đồ tranh là biểu đồ trong đó các thông tin, số liệu được thể hiện bằng hình vẽ - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Biểu đồ gồm mấy cột ? + Cột bên trái cho biết gì ? + Cột bên phải cho biết những gì ? + Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào ? + Gia đình cô Mai có mấy con, đó là trai hay gái ? + Gia đình cô Lan có mấy con, đó là trai hay gái ? + Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng ? + Vậy còn gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc ? + Hãy nêu lại những điều em biết về các con của năm gia đình thông qua biểu đồ. + Những gia đình nào có một con gái ? + Những gia đình nào có một con trai ? - GV kết luận, chuyển hoạt động -HS quan sát biểu đồ và nêu ý hiểu của mình về biểu đồ tranh - HS làm việc nhóm 4- Chia sẻ trước lớp - TBHT điều hành các nhóm báo cáo và nhận xét: + Biểu đồ gồm 2 cột +Cột bên trái cho biết tên của các gia đình. + Cột bên phải cho biết số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái. + Gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng, gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc. + Gia đình cô Mai có 2 con đều là gái. + Gia đình cô Lan chỉ có 1 con trai. + Gia đình cô Hồng có 1 con trai và 1 con gái. + Gia đình cô Đào chỉ có 1 con gái. Gia đình cô Cúc có 2 con đều là con trai cả. +Gia đình cô Mai có 2 con gái, gia đình cô Lan có 1 con trai. + Gia đình có 1 con gái là gia đình cô Hồng và gia đình cô Đào. +Những gia đình có 1 con trai là gia đình cô Lan và gia đình cô Hồng 3. Hoạt độn
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_5_na.doc