Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy bài tập đọc, với giọng đọc vui tươi, phân biệt được lời của các nhân vật
3. Thái độ
- Truyền cho HS cảm hứng vui vẻ và thái độ học tập tích cực
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019
............................................................................................................................................ TOÁN Tiết 163: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Ôn tập về bốn phép tính với phân số 2. Kĩ năng - Thực hiện được bốn phép tính với phân số. - Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán. 3. Thái độ - HS tích cực, cẩn thận khi làm bài 4. Góp phần phát huy các năng lực - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * BT cần làm: Bài 1, bài 3 (a), bài 4 (a). Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả các bài tập II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Sách, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3p) - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. HĐ thực hành (35p) * Mục tiêu: - Thực hiện được bốn phép tính với phân số. - Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán. * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp Bài 1: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Đánh giá bài làm trong vở của HS, chữa bài, chốt đáp án đúng. - Củng cố cách thực hiện 4 phép tính với phân số. Bài 3a: (HS năng khiếu hoàn thành cả bài) - Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức, sau đó yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bảng lớn. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. - Củng cố cách thực hiện tính giá trị của biểu thức. *Nếu còn thời gian: Mời những HS đã hoàn thành cả phần b chia sẻ cách thực hiện và kết quả. Mời cả lớp nhận xét; chốt KQ; khen ngợi/ động viên Bài 4a: (HS năng khiếu hoàn thành cả bài) - Gọi 1 HS đọc đề bài, xác định yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 1 HS làm bảng lớn. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, chữa bài. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 giải được bài toán có lời văn * Nếu còn thời gian: Mời những HS đã hoàn thành cả phần b chia sẻ cách thực hiện và kết quả. Mời cả lớp nhận xét; chốt KQ; khen ngợi/ động viên Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp Đáp án: + = + - = - Í = : = = Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp Đáp án: a. ; Cá nhân – Lớp Bài giải a. Sau 2 giờ vòi nước chảy được số phần bể nước là: + = (bể) Đáp số: bể b. Số phần bể nước còn lại là: (bể) Đ/s: bể - HS hoàn thành bảng và chia sẻ lớp - Chữa lại các phần bài tập làm sai - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC (dành cho địa phương) THAM GIA TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS biết được ích lợi của việc trồng và chăm sóc cây. 2. Kĩ năng - HS có kĩ năng trồng và chăm sóc cây 3. Thái độ - HS tự giác tham gia trồng và chăm sóc cây để giúp cho môi trường xanh, sạch, đẹp. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Cây trồng - HS: Cuốc, xô, bình tưới,... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, đóng vai - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: (2p) - Lớp hát bài Ai trồng cây? - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát và vận động 2. Bài mới (30p) * Mục tiêu: HS biết được ích lợi của việc trồng và chăm sóc cây. HS tự giác tham gia trồng và chăm sóc cây để giúp cho môi trường xanh, sạch, đẹp. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp * Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS * Hoạt động 2: Phân công lao động - GV phân công công việc theo tổ, yêu cầu tổ trưởng điều khiển tổ mình thực hiện các yêu cầu của GV như sau : + Tổ 1 : Dọn cỏ, cuốc đất + Tổ 2: Đào hố để trồng cây. + Tổ 3: Trồng cây. + Cả 3 tổ: Rào xung quanh cây và tưới cây. - YC HS thực hành trồng và chăm sóc cây. - GV theo dõi, chỉ dẫn cho HS thực hiện. - Lưu ý đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động . * Hoạt động 3: Đánh giá kết quả - GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng tổ. - Biểu dương những nhóm, cá nhân tham gia tích cực, hoàn thành tốt công việc được giao. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp - HS tập trung theo đội hình hàng dọc. - Chuẩn bị dụng cụ. - Nghe - Các tổ nhận công việc. - HS thực hành trồng cây. - Nghe GV nhận xét. - Các tổ bình chọn cá nhân tiêu biểu - Tiếp tục thực hiện trồng và chăm sóc cây xanh góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 2. Kĩ năng - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời. 3. Thái độ - GD HS sống lạc quan, yêu đời. 4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: + Một số sách, báo, truyện viết về những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời. + Bảng lớp viết sẵn đề bài, dàn ý KC. - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(5p) + Kể lại câu chuyện Khát vọng sống + Nêu ý nghĩa câu chuyện - Gv dẫn vào bài. - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 1 HS kể chuyện + Câu chuyện ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết. 2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(5p) * Mục tiêu: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời. * Cách tiến hành: HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề: - GV ghi đề bài lên bảng lớp. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời. - Cho HS đọc gợi ý trong SGK. - Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể. - GV khuyến khích HS kể những câu chuyện ngoài SGK - HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng: - 2 HS đọc tiếp nối 4 gợi ý trong sách - HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể 3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p) * Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện + HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC + HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,.. * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp a. Kể trong nhóm - GV theo dõi các nhóm kể chuyện b. Kể trước lớp - GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước) - GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn - Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Các câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm - Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp - HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí VD: + Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai? + Nhân vật đó đã thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời như thế nào? + Bạn học được điều gì từ nhân vật đó? .................. + Cần phải sống lạc quan, yêu đời dù trong mọi hoàn cảnh. Tinh thần lạc quan, yêu đời sẽ giúp chúng ta chiến thắng mọi thử thách - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KĨ THUẬT LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (tiết 1) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. 2. Kĩ năng - Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được. * Với HS khéo tay: Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được. 3. Thái độ - Tích cực, tự giác, yêu thích môn học 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Bộ dụng cụ lắp ghép 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành - KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3p) - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. 2. HĐ thực hành: (30p) * Mục tiêu: - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp Hoạt đông 1: HS chọn mô hình lắp ghép: - GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép. Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết: - GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS. Hoạt động 3: HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn - GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn. + Lắp từng bộ phận. + Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành đã viết ở bảng phụ + Lắp được mô hình tự chọn. + Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình. + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. + Mô hình có khả năng sử dụng - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. - GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Nhóm 2 – Lớp - HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm. - HS nối tiếp nêu mô hình mà mình sẽ lắp ghép - HS chọn các chi tiết. - HS lắp ráp mô hình cá nhân - HS trưng bày sản phẩm. - HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm. - HS lắng nghe. - HS thực hành - Hoàn thiện lắp ghép mô hình tự chọn - Lên ý tưởng cho mô hình mới ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 17 tháng 4 năm 2019 TẬP ĐỌC CON CHIM CHIỀN CHIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hiểu ND, ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các câu hỏi) 2. Kĩ năng - Đọc trôi trảy, rõ ràng bài thơ với giọng vui tươi, sôi nổi, ngắt nhịp đúng giữa các câu thơ. Biết đọc diễn cảm 2-3 khổ thơ. Học thuộc lòng bài thơ. 3. Thái độ - Giáo dục HS tình yêu cuộc sống 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) + Bạn hãy đọc bài tập đọc Vương quốc vắng nụ cười +Nêu nội dung, ý nghĩa của bài? - GV nhận xét chung, dẫn vào bài học - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 1 HS đọc + Tiếng cười đã làm thay đổi cuộc sống của vương quốc nọ, giúp vương quốc tránh được sự lụi tàn 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ với giọng vui tươi, sôi nổi, biết ngắt nhịp các câu thơ * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng hồn nhiên, vui tươi. Nhấn giọng ở các từ ngữ: ngọt ngào, cao hoài, cao vợi, long lanh, sương chói, chan chứa. - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Nhóm trưởng chia đoạn bài tập đọc (mỗi khổ thơ là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cao vợi, cành sương chói, bối rối,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 2 HS đọc cả bài (M4) 3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các câu hỏi) * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài + Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào? + Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh co chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng? + Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện? + Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em cảm giác như thế nào? * Nêu nội dung bài học? * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài. - 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian cao rộng. + Lúc chim sà xuống cánh đồng, lúc chim vút lên cao. “Chim bay, chim sà ” “bay vút”, “cao vút”, “bay cao”, “cao hoài”, “cao vợi” + Những câu thơ là: Khúc hát ngọt ngào Tiếng hót long lanh. Như cành sương chói Chim ơi, chim nói. Chuyện chi, chuyện chi? Tiếng ngọc, trong veo. Chim reo từng chuỗi Đồng quê chan chứa. Những lời chim ca Chỉ còn tiếng hót, Làm xanh da trời + Gợi cho em về cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc. + Làm cho em thấy hạnh phúc tự do. + Làm cho em thấy yêu hơn cuộc sống, yêu hơn con người. Nội dung: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc, cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống. 4. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được một số khổ thơ của bài. Học thuộc lòng bài thơ * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc của toàn bài - Yêu cầu đọc diễn 2 – 3 khổ thơ của bài - Yêu cầu HS học thuộc lòng - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc diễn cảm trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn cá nhân đọc diễn cảm tốt - Thi học thuộc lòng ngay tại lớp - Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài - Đọc diễn cảm toàn bài thơ ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN Tiết 164: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Ôn tập kiến thức về các đơn vị đo khối lượng 2. Kĩ năng - Chuyển đổi được số đo khối lượng. - Thực hiện được phép tính với số đo khối lượng. 3. Thái độ - Chăm chỉ, tích cực trong giờ học. 4. Góp phần phát triển các NL - NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả bài tập II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Bút, sách 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành,... - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(3p) + Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. - GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 2 đơn vị đo khối lượng liền kề hơn kém nhau 10 lần 2. HĐ thực hành (35p) * Mục tiêu: - Chuyển đổi được số đo khối lượng. - Thực hiện được phép tính với số đo khối lượng. * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Nhận xét, chốt đáp án đúng. *KL: Củng cố cách đổi các đơn vị đo khối lượng. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Chia sẻ, nhận xét, chốt đáp án. - Củng cố cách đổi số đo có 2 đơn vị đo về số đo có một đơn vị đo Bài 4: - Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. + Để tính được cả con cá và mớ rau nặng bao nhiêu ki- lô- gam ta làm như thế nào? - Nhận xét, chốt đáp án đúng. Bài 3 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách so sánh các đơn vị đo khối lượng 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp Đáp án: 1 yến = 10 kg 1 tạ = 10 yến 1 tạ = 100 kg 1 tấn = 10 tạ 1 tấn = 1000 kg 1 tấn = 100 yến Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp Đáp án: 10 yến = 100 kg yến = 5 kg 50 kg = 5 yến 1 yến 8 kg = 18 kg 5 tạ = 50 yến 1500 kg = 15 tạ 30 yến = 3 tạ 7 tạ 20 kg = 720 kg 32 tấn = 320 tạ 3 tấn 25 kg = 3025 kg Cá nhân – Lớp + Ta phải đổi cân nặng của con cá và mớ rau về cùng một đơn vị đo rồi tính tổng hai cân nặng. Bài giải 1 kg 700 g = 1700 g Cả con cá và mớ rau nặng là: 1700 + 300 = 2000 (g) 2000 g = 2 kg Đáp số: 2 kg - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp *Bài 3: Đáp án: 2kg 7hg = 2700g 60kg7g > 6007g 5kg 3g < 5035g 12 500g = 12kg 500g *Bài 5: Xe ô tô chở được tất cả là: 50 x 32 = 1600 (kg) 1600 kg = 16 tạ Đ/s: 16 tạ gạo - Chữa lại các phần bài tập làm sai. - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG :................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_33_n.doc