Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
3. Thái độ
- GD HS biết quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia mọi người xung quanh
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: - Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
- Thể hiện sự thông cảm.
- Xác định giá trị.
- Tư duy sáng tạo
* GD BVMT: Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019
iỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. + Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì? - GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất. + Tại sao cần vượt khó trong học tập? *HĐ 3: Phân biệt hành vi (BT 1) - GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao? a. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được. b. Nhờ bạn giảng giải để tự làm. c. Chép luôn bài của bạn. d. Nhờ người khác làm bài hộ. đ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn. e. Bỏ không làm. - GV kết luận: Cách a, b, đ là những cách giải quyết tích cực. - GV hỏi: Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì? - GV nhận xét, kết luận phần bài học. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân – Nhóm 4 - Lớp - Cả lớp nghe. 1- 2 HS tóm tắt lại câu chuyện. - Các nhóm thảo luận – Chia sẻ lớp + Thảo gặp những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống là: * Nhà ở xa trường. * Nhà nghèo, bố mẹ lại đau yếu, Thảo phải làm nhiều việc nhà giúp bố mẹ. + Ở lớp Thảo tập trung học tập, chỗ nào không hiểu hỏi cô giáo hoặc các bạn. Buổi tối học bài, làm bài. Sáng dậy sớm học các bài thuộc lòng. - HS lắng nghe - HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết. - HS nêu (vượt khó giúp em mau tiến bộ, ...) Cá nhân – Lớp - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do. (HS giơ thẻ mặt cười với những cách làm đúng, mặt mếu với những cách làm chưa đúng.) - HS lắng nghe - HS đọc nội dung Ghi nhớ - Thực hiện vượt khó trong học tập - VN sưu tầm các câu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện mình kể 2. Kĩ năng: - Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK) 3. Thái độ - GD HS lòng nhân hậu, yêu thương con người 4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *GDĐĐHCM : Tình thương yêu bao la của Bác Hồ đối với dân với nước nói chung và đối với thiếu niên nhi đồng nói riêng . II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: SGK, Sách truyện đọc 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vau - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(5p) - Yêu cầu HS kể câu chuyện Nàng tiên Ốc + Câu chuyện muốn nói điều gì? - GV nhận xét, khen/ động viên. - Kết nối bài học - HS kể chuyện + Cần có lòng nhân ái, yêu thương, quan tâm mọi người 2. Tìm hiểu , lựa chọn câu chuyện:(8P) * Mục tiêu: HS lựa chọn được câu chuyện về lòng nhân hậu. * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS gạch chân các từ ngữ quan trọng - Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK + Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào? + Khi kể chuyện cần lưu ý gì? - GV ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng. +GV: Các gợi ý mở rộng cho các em rất nhiều khả năng tìm chuyện trong sgk để kể, tuy nhiên khi kể các em nên sưu tầm những chuyện ngoài sgk thì sẽ được đánh giá cao hơn *GDĐĐHCM : Khuyến khích HS kể các câu chuyện về Bác Hồ để thấy tình thương yêu bao la của Bác Hồ đối với dân với nước nói chung và đối với thiếu niên nhi đồng nói riêng (VD : truyện Chiếc rễ đa tròn – TV2 tập 2) - HS đọc đề, gạch chân từ ngữ quan trọng Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu. - 3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý ở sgk. + Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người. VD: Nàng công chúa nhân hậu, Chú cuội,... + Cảm thông, sẵn sàng chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn: Bạn Lương, Dế Mèn,.. + Yêu thiên nhiên, chăm chút từng mầm nhỏ của sự sống: hai cây non, Chiếc rễ đa tròn,.. + Tính hiền hậu,không nghịch ác, không xúc phạm hoặc làm đau lòng người khác,.. - Hs đọc tiêu chí đánh giá . - 3 - 4 hs giới thiệu tên câu chuyện và nhân vật trong truyện mình sẽ kể. - HS lắng nghe 3 . Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:(20p) * Mục tiêu: HS ghi nhớ nội dung câu chuyện và kể lại được câu chuyện về lòng nhân hậu đã được nghe, được đọc. Nêu được ý nghĩa câu chuyện * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp a/. Kể chuyện theo cặp: * Kể trong nhóm: - HS thực hành kể trong nhóm. GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. - Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. + Ý nghĩa câu chuyện là gì? * Giúp đỡ hs M1+M2 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau. - 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện. - HS đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện về nội dung và ý nghĩa của chuyện + Câu chuyện khuyên chúng ta cần biết yêu thương, đùm bọc nhau - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KĨ THUẬT CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU (Tiết 3) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. 2. Kĩ năng - Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. * Với HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít bị mấp mô. 3. Thái độ - Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh quy trình cắt vải theo đường vạch dấu. + Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và cắt dài khoảng 7- 8cm theo đường vạch dấu thẳng. - HS: Bộ dụng cụ KT cắt, khâu, thêu 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, - KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3p) + Nêu các bước xâu kim và vê nút chỉ? + Kể tên một số vật liệu và dụng cụ khác? - GV nhận xét, khen ngợi, dẫn vào bài học + Căt một đoạn chỉ dài khoảng 50 – 60 cm, vuốt nhọn một đầu chỉ + Gồm thước thẳng, thước dây, khung thêu, + kéo, kim,.. 2. HĐ thực hành: (30p) * Mục tiêu: - Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. * Với HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít bị mấp mô. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp HĐ1: Ôn tập lại các thao tác KT * Vạch dấu trên vải: - GV yêu cầu HS nêu lại cách vạch dấu - GV lưu ý: + Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải. + Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng. Đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt. + Khi vạch dấu đường xong cũng phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ vị trí đã định. * Cắt vải theo đường vạch dấu: - GV yêu cầu nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. - GV nhận xét, bổ sung và nêu một số điểm cần lưu ý: + Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn. + Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên. + Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo. + Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu. + Chú ý giữ an toàn, không đùa nghịch khi sử dụng kéo. HĐ 2: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. - Kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS. - GV nêu yêu cầu thực hành:HS vạch 2 đường dấu thẳng, 2 đường cong dài 15cm. Các đường cách nhau khoảng 3- 4cm. Cắt theo các đường đó. - Trong khi HS thực hành GV theo dõi, uốn nắn. * HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập. - GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo tiêu chuẩn: + Kẻ, vẽ được các đường vạch dấu thẳng và cong. + Cắt theo đúng đường vạch dấu. + Đường cắt không bị mấp mô, răng cưa. + Hoàn thành đúng thời gian quy định. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân – Lớp - HS trả lời. - HS lắng nghe - HS nêu. - HS lắng nghe - HS vạch dấu lên mảnh vải - HS quan sát. - HS đánh giá sản phẩm của bạn theo các tiêu chí đã nêu - VN tiếp tục thực hành - Trang trí sản phẩm cho đẹp ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2018 TẬP ĐỌC NGƯỜI ĂN XIN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng, cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) 2. Kĩ năng - Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện. 3. Thái độ - Biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * GDKNS : Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông ; Xác định giá trị. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 31 - SGK (phóng to) - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai. - Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ nhóm 2, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) + 1 em đọc bài:“Thư thăm bạn" + Nêu nội dung bài - GV dẫn vào bài mới + 1 HS đọc + HS nêu nội dung . . . 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, giải nghĩa một số từ ngữ * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả ngoại hình của ông lão - GV chốt vị trí các đoạn - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu....cứu giúp + Đoạn 2: Tiếp theo....cho ông cả + Đoạn 3: Còn lại - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, biết nhường nào, xiết chặt,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc (trả lời được các câu hỏi cuối bài) * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV phát phiếu học tập cho từng nhóm + Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào ? + Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? + Điều gì khiến ông lão trông thảm thương đến như vậy ? + Đoạn 1 cho ta thấy điều gì? + Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin ? + Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão như thế nào? + Đoạn 2 nói lên điều gì? + Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão nói với cậu như thế nào? + Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? + Sau câu nói của ông lão cậu bé đã cảm nhận được một chút gì đó từ ông? Theo em cậu bé nhận được gì từ ông lão? + Đoạn 3 ý nói gì? + Nêu ý nghĩa của bài * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. - HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: + Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi đang đi trên phố, ông đứng ngay trước mặt cậu. + Ông lão lom khom, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi,dáng hình xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thiu, giọng rên rỉ cầu xin. - Vì nghèo đòi khiến ông lão thảm thương như vậy. 1. Ông lão ăn xin thật đáng thương. + Cậu chứng tỏ bằng hành động và lời nói: Hành động: lục tìm hất túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông lão, nắm chặt tay ông. Lời nói: Ông đừng giận cháu,, cháu không có gì cho ông cả. + Chứng tỏ cậu tốt bụng, cậu chân thành xót thương ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông. 2. Cậu bé thương ông lão, cậu muốn giúp đỡ ông. + Ông nói: như vậy là cháu đã cho ông rồi. + Cậu bé đã cho ông lão tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng. + Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tầm lòng của cậu. 3. Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé. *Nội dung: Câu chuyện ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão. - HS ghi lại nội dung bài 3. Luyện đọc diễn cảm (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm đoạn 2 của bài, thể hiện được sự chân thành và cảm thông qua lời nói và hành động của cậu bé * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp + Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài - Yêu cầu các nhóm đọc diễn cảm đoạn 2 - GV nhận xét chung 4. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Em học được điều gì qua các câu chuyện cổ? 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - 1 HS nêu lại - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS nêu theo ý hiểu - VN kể lại câu chuyện Người ăn xin bằng lời của cậu bé ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN Tiết 14: DÃY SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên 2. Kĩ năng - Vận dụng các đặc điểm của dãy số tự nhiên để làm các bài tập 3. Thái độ - Học tập tích cực, tính toán chính xác 4. Góp phần phát triền các NL: - NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4a II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Phiếu học tập. - HS: SGK, vở,... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3p) - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới - HS chơi trò chơi: Truyền điện: Nối tiếp đọc các số tự nhiên trong phạm vi 100 2. Hình thành kiến thức (12 p) * Mục tiêu: : HS bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên * Cách tiến hành:.Hoạt động cả lớp - GV : Các số các em vừa đọc (Khởi động) được gọi là số tự nhiên. Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn gọi là dãy số tự nhiên - Yêu cầu HS biểu diễn các số từ 0-10 trên tia số - Yêu cầu nêu đặc điểm của tia số *Đặc điểm của dãy số tự nhiên. + Em có nhận xét gì về số liền sau của một số tự nhiên? + Cứ thêm 1 vào một số tự nhiên ta được số ntn? +Bớt 1 ở STN ta được số nào? + STN bé nhất là số nào? + Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - GV chốt lại đặc điểm của dãy số tự nhiên - Hs lắng nghe - HS biểu diễn – Chia sẻ lớp - HS nêu: Mỗi số ứng với một điểm trên tia số + Lớn hơn số đứng trước 1 đơn vị. + Ta được số liền sau nó. Vậy không có STN lớn nhất. +Ta được số liền trước nó + Số 0 + Hai STN liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Vận dụng làm các bài tập liên quan * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp Bài 1: Viết STN liền sau. + Muốn tìm số liền sau của một số ta làm thế nào? - Chữa bài, nhận xét. Bài 2:Viết STN liền trước + Nêu cách tìm số liền trước? - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3:Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Tổ chức cho hs làm vào vở - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS - Chữa bài, nhận xét. Bài 4a:(HSNK làm cả bài) Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Tổ chức làm bài cá nhân - Chữa bài, nhận xét. * KL: 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) - 1 hs đọc đề bài. + Muốn tìm số liền sau ta lây số đó cộng thêm 1. - Hs làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp - 1 hs đọc đề bài. + Ta lấy số đó trừ đi 1. - Hs làm bài - Chia sẻ kết quả 11 ; 12 99 ; 100 1001 ; 1002 9 999 ; 10 000. - 1 hs đọc đề bài. - HS làm vào vở - HS chia sẻ kết quả: a. 4 ; 5 ; 6 b. 86 ; 87 ; 88 c.896 ; 897 ; 898 d. 9 ; 10 ; 11 e.99;100; 101 g. 9998; 9 999; 10000 - 1 hs đọc đề bài. - Hs nêu miệng kết quả, nêu quy luật của dãy số a. 909; 910; 911; 912; 913; 914; 915. b. 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 6; 18; 20 c. 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 19; 21 - Ghi nhớ các đặc điểm của STN - VN làm các bài tâp về quy luật của dãy STN ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG :................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ). 2. Kĩ năng - Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp, gián tiếp. (BT mục III). 3. Thái độ - HS tích cực, tự giác làm việc 4. Góp phần phát triển NL: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm - KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(3p) + Miêu tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện có tác dụng gì? - GV kết nối - dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Giúp làm nổi bật tính cách, thân phận của nhân vật 2. Hình thành KT (12 p) * Mục tiêu: Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ). * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 4 - Lớp a. Nhận xét Bài tập 1, 2: - Tổ chức cho hs đọc thầm bài văn ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé vào bảng nhóm theo nhóm. - Các nhóm nêu kết quả. + Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho ta thấy cậu bé là người ntn? + Nhờ đâu mà em đánh giá được tính cách của cậu bé? - Gv nhấn mạnh nội dung . Bài 3: Lời n
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_3_na.doc