Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

3. Thái độ

- Giáo dục HS học tập noi theo tấm gương anh hùng Trần Đại Nghĩa.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 49 trang linhnguyen 6660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019
i
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
2. Kĩ năng
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Chọn lựa được những việc làm thể hiện ứng xử lịch sự với mọi người.
3. Thái độ
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: - Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác
 - Ứng xử lịch sự với mọi người
 - Ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong tình huống
 - Kiểm soát khi cần thiết
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Các tấm bìa xanh, đỏ, vàng. Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
- HS: SGK, SBT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (2p)
+ Vì sao phải lịch sự với mọi người?
+ Nêu một vài biểu hiện của phép lịch sự với mọi người.
- Nhận xét, chuyển sang bài mới
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Vì lịch sự thể hiện sự tôn trọng người khác. Lịch sự với mọi người sẽ luôn được yêu quý
+ Chào hỏi người lớn tuổi, nói năng lịch sự với người trên.
2. Bài mới (30p)
* Mục tiêu: - Biết bày tỏ ý kiến về các hành vi thể hiện lịch sự với mọi người
 - Đóng vai xử lí các tình huống về lịch sự với mọi người.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
HĐ1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/33):
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- YC HS thảo luận cặp đôi làm bài.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 2, HS bày tỏ ý kiến bằng cách chọn và giơ thẻ màu bày tỏ sự lựa chọn của mình.
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận.
+ Các ý kiến c, d là đúng.
+ Các ý kiến a, b, đ là sai.
HĐ 2: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/33): 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai tình huống bài tập 4.
- GV nhận xét chung.
 ô Kết luận chung: 
HĐ 3: Giải nghĩa câu ca dao (BT 5)
 - GV đọc câu ca dao sau và cho HS giải thích ý nghĩa: 
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Hoạt động cặp đôi.
- Báo cáo kết quả bằng cách giơ thẻ màu
- HS đại diện giải thích sự lựa chọn của nhóm
- HS đọc tình huống trước khi đóng vai.
- Các nhóm HS thảo luận chuẩn bị cho đóng vai.
- Hai nhóm HS lên đóng vai; Các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác.
- Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
- Câu ca dao khuyên mỗi người nên có cách nói năng lịch sự để không làm ai buồn lòng
- HS lấy VD các tình huống và cách nói năng cho đúng phép lịch sự
- Thực hiện cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống.
- Tìm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ khuyên chúng ta biết nói năng đúng phép lịch sự trong cuộc sống.
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN
CON VỊT XẤU XÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
2. Kĩ năng:
- Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết nhìn ra những nét đẹp của người khác, không phân biệt, kì thị các bạn khác mình.
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * BVMT: Cần yêu quý các loài vật quanh ta. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
 + Ảnh thiên nga.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- Gv dẫn vào bài.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. GV kể chuyện
* Mục tiêu: HS nghe và nắm được diễn biến chính của câu chuyện
* Cách tiến hành: 
- GV kể lần 1: không có tranh (ảnh) minh hoạ.
- Chú ý: kể với giọng thong thả, chậm rãi. Nhấn giọng ở những từ ngữ: xấu xí, nhỏ xíu, quá nhỏ, yếu ớt, buồn lắm, chành choẹ, bắt nạt, hắt hủi, dài ngoẵng, gầy guộc, vụng về, vô cùng sung sướng, cứng cáp, lớn khôn, mừng rỡ, bịn rịn 
- GV kể lần 2: 
- GV kể lần 2 không sử dụng tranh minh hoạ (kể chậm, to, rõ, kết hợp với động tác).
+ Phần đầu câu chuyện: (đoạn 1).
+ Phần nội dung chính của câu chuyện (đoạn 2).
+ Phần kết câu chuyện (đoạn 3).
- HS lắng nghe
- Lắng nghe và chú ý sắp xếp các bức tranh theo thứ tự
Thứ tự đúng: Tranh 2 – Tranh 1 – Tranh 3- Tranh 4
3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)
* Mục tiêu: Kể lại từng đoạn truyện, toàn bộ câu chuyện. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC
+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a. Kể trong nhóm
- GV theo dõi các nhóm kể chuyện
b. Kể trước lớp
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn
- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
* GD BVMT: Các chú vịt hay chú TN trong bài và rất nhiều loài vật khác đều là những loài vật đáng yêu, gắn bó với cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài vật ấy
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể từng đoạn truyện 
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp
- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí
VD:
+ Thái độ của các chú vịt con với Thiên Nga bé nhỏ như thế nào?
+ Khi gặp lại Thiên Nga con, bố mẹ Thiên Nga có thái độ như thế nào?
+ Lúc biết chú vịt con xấu xí chính là Thiên Nga xinh đẹp, các chú vịt con có thái độ thế nào?
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- HS liên hệ việc chăm sóc và bảo vệ các loài vật
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
TRỒNG CÂY RAU, HOA 
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống 
2. Kĩ năng
- Trồng được cây rau, hoa trên luống.
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây rau, hoa đã trồng.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: +Cây con rau, hoa để trồng.
 + Túi bầu có chứa đầy đất.
- HS: Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen (loại nhỏ)
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
+ Vì sao phải trồng rau, hoa ở những nơi có ánh sáng?
+ Rau và hoa sẽ như thế nào nếu được trồng ở những nơi thiếu ánh sáng?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp chơi trò chơi Bắn tên: 
+Vì như vậy cây mới có đủ ánh sáng để quang hợp
+ Cây sẽ yếu, dài, có thể chết
2. HĐ thực hành: (30p)
* Mục tiêu: 
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và thực hành trồng cây rau, hoa trên luống
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
Hoạt động 1: Quy trình kỹ thuật trồng cây con.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi: 
+ Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
+ Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
- GV nhận xét, giải thích: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng mập, khỏe không bị sâu, bệnh thì sau khi trồng cây mau bén rễ và phát triển tốt.
- Cho HS quan sát một số mẫu cây con đã mang đến 
HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật trồng cây trên luống: 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi: 
+ Tại sao phải xác định vị trí cây trồng?
 + Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng?
- Cho HS nhắc lại cách trồng cây con.
- GV kết hợp tổ chức thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 ở vườn trường nếu không có vườn trường GV hướng dẫn HS chọn đất, cho vào bầu và trồng cây con trên bầu đất. (Lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô cho vào túi bầu. Sau đó tiến hành trồng cây con).
Cá nhân - Chia sẻ lớp
- HS quan sát và trả lời. 
+ Để cây mới nhanh lên và phát triển tốt
+ Đất trồng cần làm nhỏ, tơi, xốp, sạch cỏ dại và lên luống để tạo điều kiện cho cây con phát triển thuận lợi
- Lắng nghe
- HS quan sát và nhận xét về các cây theo những tiêu chí đã nêu ra ở trên
- HS đọc nội dung SGK và quan sát hình.
+ Mỗi loại cây cần một khoảng cách nhất định để phát triển
+ Để giúp cho cây không bị nghiêng và không bị héo.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV
3. HĐ ứng dụng (1p)
- Giáo dục ý thức trồng và chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa
4. HĐ sáng tạo (1p)
- Thực hành trồng cây trên luống tại nhà
- Theo dõi quá trình phát triển của 1 cây rau, hoa đã trồng và ghi lại vào sổ theo dõi cá nhân.
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 30 tháng 1 năm 2019
TẬP ĐỌC
CHỢ TẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui nhộn. Học thuộc lòng bài thơ
3. Thái độ
- Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * BVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh nhiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Đọc bài: Sầu riêng
+ Hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
+ Hãy miêu tả những nét đặc sắc của trái sầu riêng.
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ 1 HS đọc
+ Hoa sầu riêng nở vào cuối năm, hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà, cành hoa nhỏ như vảy cá.
+ Những trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, giọng đọc vui nhộn
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng vui nhộn, thể hiện không khí náo nức của con người và các sự vật trong phiên chợ Tết
Nhấn giọng các từ ngữ: đỏ dần, ôm ấp, viền nắng, tưng bừng, kéo hàng, lon xon, lom khom, lặng lẽ
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đ 1: Từ đầu..... tưng bừng ra chợ Tết
+ Đ 2: Tiếp theo...đuổi theo sau
+ Đ 3: Tiếp theo.... hết
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (hồng lam, nóc nhà gianh, lon xon, nép, rỏ, , ...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi)
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Mỗi người đến chợ tết với dáng vẻ riêng ra sao?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
+ Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.
* GDBVMT: Bức tranh thiên nhiên trong bài thật đẹp và giàu sức sống. Em hãy mô tả lại bức tranh ấy bằng cảm nhận của em ?
* Hãy nêu nội dung của bài.
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Khung cảnh rất đẹp. Mặt trời lên làm đỏ dần những dải núi trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên.Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trọng ruộng lúa.
+ Người đến chợ tết với dáng vẻ riêng.
- Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon.
- Các cụ già chống gậy bước lom khom.
- Cô gái mặc áo màu đỏ che môi cười lặng lẽ.
- Em bé nép đầu, bên yếm mẹ.
- Hai người gánh lợn
+ Điểm chung của họ là: ai ai cũng vui vẻ, cụ thể: Người các ấp tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
+ Các từ ngữ tạo nên bức tranh: trắng, đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía, son.
- HS mô tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua đoạn 1 và đoạn 3 của bài
Nội dung: Bài thơ là một bức tranh chợ tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua đó ta thấy được cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê trong dịp tết.
- HS ghi nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn một đoạn của bài. Học thuộc lòng bài thơ
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn đoạn thơ mà mình thích và luyện đọc
- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ tại lớp
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ?
- Giáo dục tình yêu với con người, cảnh đẹp VN
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng bài thơ tại lớp
- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình về hình ảnh đó
- Mô tả về cảnh chợ Tết ở địa phương em
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 109: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
- Biết cách so sánh hai phân số khác mẫu số
2. Kĩ năng
- Thực hiện so sánh được hai PS khác mẫu số.
- Vận dụng giải các bài toán liên quan
3. Thái độ
- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a).
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
 - HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật 
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành,...
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(5p)
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: Nắm được cách quy đồng mẫu số các phân số
- GV đưa ra hai phân số và và hỏi: + Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này?
+ Hãy tìm cách so sánh hai phân số này với nhau.
- GV tổ chức cho các nhóm HS nêu cách giải quyết của nhóm mình.
- GV nhận xét các ý kiến của HS, chọn cách quy đồng MS các phân số để so sánh
- GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số và .
+ Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? 
+ Mẫu số của hai phân số khác nhau.
- HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS để tìm cách giải quyết.
- Một số nhóm nêu ý kiến.
- HS thực hiện: 
+ Quy đồng MS hai phân số và 
 = = ; = = 
+ So sánh hai phân số cùng mẫu số: 
< Vì 8 < 9. Vậy < 
+ Ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
- HS lấy VD về 2 PS khác MS và tiến hành so sánh
3. HĐ thực hành:(18 p)
* Mục tiêu: Thực hiện so sánh được 2 phân số khác mẫu số. Vận dụng làm các bài tập liên quan
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
Bài 1: So sánh hai phân số: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách so sánh các phân số khác mẫu số.
Bài 2a: HSNK làm cả bài.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV chữa bài, lưu ý HS rút gọn sao cho phù hợp để so sánh tiện nhất. Không cần rút gọn tới PS tối giản
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
+ Làm cách nào để so sánh được số bánh mà 2 bạn đã ăn?
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Lớp
Đáp án:
VD:
a) và : 
 = = ; = = 
 Vì < nên < 
b) và : 
 = = ; = = 
 Vì < nên < 
c) và : 
 = = . Giữ nguyên 
 Vì > nên > 
+ Rút gọn rồi so sánh hai phân số.
- Làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án: 
a) Rút gọn = = 
 Vì < nên < 
b) Rút gọn = = 
 Vì > nên > 
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Đáp án: Mai ăn cái bánh tức là ăn cái bánh. Hoa ăn cái bánh tức là ăn cái bánh. Vì <nên Hoa ăn nhiều bánh hơn.
+ Chúng ta so sánh 2 PS khác MS bằng cách QĐMS để đưa về cùng MS
- Nắm được cách so sánh 2 PS khác MS
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).
2. Kĩ năng
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).
3. Thái độ
- Biết bảo vệ, chăm sóc cây cối
4. Góp phần phát triển NL:
- NL

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_22_n.doc