Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- HS hiểu được ND: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật Dế Mèn.

3. Thái độ

- GD HS tinh thần dũng cảm bảo vệ lẽ phải, bênh vực kẻ yếu

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* KỸ NĂNG SỐNG ;

- Thể hiện sự thông cảm.

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 44 trang linhnguyen 11/10/2022 3900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 	
 1. Kiến thức
- HS hiểu được tác dụng của trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống
2. Kĩ năng
- Đưa ra được các cách xử lí tình huống liên quan đến trung thực trong học tập
- Kể được các câu chuyện về trung thực trong học tập
3. Thái độ
- Giáo dục HS trung thực trong học tập và cuộc sống
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KỸ NĂNG SỐNG:
- Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập.
- Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
- Làm chủ trong học tập.
* TT HCM: Khiêm tốn học hỏi
*GT: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có tán thành hoặc không tán thành.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
- HS: SGK, 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: (3p)
+ Nêu các biểu hiên của trung thực trong học tập
+ Vì sao cần trung thực trong học tập?
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
2. Hoạt động thực hành: (30p)
*Mục tiêu: 
- Đưa ra được các cách xử lí tình huống liên quan đến trung thực trong học tập
- Kể được các câu chuyện về trung thực trong học tập
* Cách tiến hành:
HĐ 1: Xử lí tình huống (Bài tập 3):
- GV chia lớp thành nhóm 4
̣
TH 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
̣TH2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhầm là điểm tốt?
̣TH 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em? 
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
HĐ 2: Kể chuyện (Bài tập 4)
- GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày.
- GV kết luận, giáo dục tư tưởng HCM: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.. 
HĐ 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5)
- GV mời các nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị
 - GV cho cả lớp thảo luận chung:
 + Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
 + Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
 - GV nhận xét, kết luận: Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có khi còn có hại cho bản thân mình, và không được mọi người yêu mến, các em cần tránh. Không chỉ trung thực trong học tập mà còn cần trung thực cả trong cuộc sống
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 4 – Lớp
- HS thảo luận nhóm, đưa ra các ứng xử trong từng tình huống và chia sẻ trước lớp:
TH1: Chịu nhận điểm kém và cố gắng học để gỡ điểm lại.
TH 2: Báo cho cô biết để sữa điểm lại cho đúng
TH3: Nói cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
- HS có thể phân vai dựng lại một trong các tình huống
Cá nhân – Lớp
- HS kể chuyện và nêu bài học rút ra qua câu chuyện của mình
- Lớp nhận xét, bình chọn câu chuyện hay, người kể chuyện hấp dẫn, câu chuyện có ý nghĩa
- HS lắng nghe
* Nhóm 6 – Lớp
- HS trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị
- Các nhóm khác tương tác, đặt câu hỏi cho các bạn
- HS trả lời câu hỏi với từng tình huống
- Bình chọn kịch bản hay, bạn diễn xuất sắc,...
- HS lắng nghe
- Thực hiện trung thực trong học tập và cuộc sống
- VN tìm hiểu về các hành vi thiếu trung thực mà em biết và hậu quả của các hành vi đó
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào bài thơ, kể lại được câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của mình.
3. Thái độ
- GD HS lòng nhân ái, yêu thương con người
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện 
- HS: SGK, câu chuyện
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vau
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện(M1+M2) hoặc kể toàn chuyện(M3+M4) Sự tích hồ Ba Bể 
+ Câu chuyện muốn nói điều gì?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- Kết nối bài học
- HS kể chuyện
+ Cần có lòng nhân ái, quan tâm, chia sẻ với người khác
2. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài (5p)
* Mục tiêu: HS nắm rõ yêu cầu của bài, nắm được nội dung câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân - Lớp
- Gọi HS đọc đề bài và nội dung bài thơ
- GV đặt các câu hỏi để HS nắm được nội dung câu chuyện:
+ Bà già nghèo bắt được con ốc như thế nào?
+ Bà đã làm gì với con ốc?
+ Khi đi làm về, bà lão thấy gì lạ?
+ Bà già đã làm gì khi thấy nàng tiên bước ra từ chum nước?
- 2 HS đọc
- HS trả lời các câu hỏi
+ Con ốc rất xinh, vỏ màu xanh biêng biếc
+ Bà thương không bán nên đã thả vào chum nước.
+ Bà thấy sân nhà sạch sẽ,...
+ Bà đập vỡ vỏ ốc và ôm lấy nàng tiên.
3 . Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:(15- 20p)
* Mục tiêu: HS ghi nhớ nội dung câu chuyện và kể lại được theo lời kể của mình. Nêu được ý nghĩa câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a/. Kể chuyện theo cặp: 
 * Kể trong nhóm: 
- HS thực hành kể trong nhóm. 
GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. 
Gợi ý: Em cần dùng lời của mình để kể chứ không phải đọc lại nguyên văn các câu thơ
 * Kể trước lớp: 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. 
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 
+ Ý nghĩa câu chuyện là gì?
* Giúp đỡ hs M1+M2
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau. 
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện. 
- HS đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện về nội dung và ý nghĩa của chuyện
+ Câu chuyện khuyên chúng ta cần biết yêu thương, đùm bọc nhau
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tt)
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Củng cố và tìm hiểu thêm về một số vật liệu, dụng cụ cắt khâu thêu khác
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
2. Kĩ năng
- Thực hành xâu chỉ và vê nút đúng kĩ thuật.
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL công nghệ,...
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Kim, chỉ
- HS: Bộ dụng cụ khâu, thêu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, 
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
+ Chọn vải thế nào cho phù hợp?
+ Khi sử dụng kéo cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét, khen ngợi, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành các bạn trả lời, nhận xét
2. HĐ thực hành: (30p)
* Mục tiêu: 
- Củng cố và tìm hiểu thêm về một số vật liệu, dụng cụ cắt khâu thêu khác
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
- Thực hành xâu chỉ và vê nút đúng kĩ thuật.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ1:Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng kim:
- Yêu cầu HS mở bộ đồ dùng kĩ thuật , quan sát kim 
+ Mô tả đặc điểm của kim
+ Lưu ý an toàn khi sử dụng kim.
- GV chốt ý, nhắc nhỏ HS khi sử dụng kim cần chú ý không để kim vương vãi, đâm vào tay
HĐ2: Thực hành:
- Hướng dẫn học sinh quan sát H. 5 - SGK để nêu cách xâu chỉ vào kim và cách vê nút chỉ.
- GV và các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 4.
- GV quan sát, chỉ dẫn, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Đánh giá kết quả thực hành.
- Đánh giá kết quả học tập của một số HS..
HĐ3: GT một số vật liệu và dụng cụ khác: 
- Yêu cầu HS nêu một số DC khác cần cho khâu thêu 
- GV chốt ý, tổng kết bài
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân – Lớp
- HS quan sát H.4 - SGK kết hợp quan sát mẫu kim khâu để trả lời câu hỏi trong SGK.
* Đáp án: Kim được làm bằng kim loại cứng, có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc.Thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim. Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.
- HS lắng nghe
Cá nhân – Nhóm 4 – Lớp
- Học sinh quan sát H. 5 - SGK để nêu cách xâu chỉ vào kim và cách vê nút chỉ và nêu tác dụng của cách vê nút chỉ. 
- 2-3 HS lênthực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- HS đọc và trả lời câu hỏi về tác dụng của vê nút chỉ
- HS thực hành theo nhóm 4 ( trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau )
- Một số HS thực hiện thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ.
- HS khác nhận xét các thao tác của bạn.
Cá nhân – Lớp
- HS nêu: thước đo, dây đo, khung thêu, phấn
- Nêu tác dụng của các loại DC đó
- HS đọc phần bài học
- VN thực hành xâu kim, vê nút chỉ
- VN tìm hiểu cách xâu kim trong máy may
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2018
TẬP ĐỌC
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối).
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn khổ thơ với giọng tự hào, tình cảm.
3. Thái độ
- Biết trân trọng, yêu quý và có ý thức giữ gìn các câu chuyện cổ của nước ta.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 19 - SGK (phóng to) 
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 + 1 em đọc bài:“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
+ Nêu nội dung đoạn trích
- GV dẫn vào bài mới
+ 1 HS đọc
+ HS nêu nội dung . . . 
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nhịp tốt các câu thơ lục bát
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, mang cảm hứng ngợi ca, tự hào
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: 6 câu đầu
+ Đoạn 2: 8 câu tiếp
+ Đoạn 3: Còn lại 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (sâu xa, độ trì, rặng dừa, độ lượng, đa tình, đa mang,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài thơ (trả lời được các câu hỏi cuối bài)
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm
+ Vì sao tác giải yêu truyện cổ nước nhà ?
+ Em hiểu câu thơ : Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” như thế nào?
* Nhận mặt: Giúp con cháu nhận ra tuyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc của ông cha từ bao đời nay
+ Bài thơ gợi cho em nhớ tới truyện cổ nào, Chi tiết nào cho em biết điều đó ? 
+ Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện đó ?
+ Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ? Nêu ý nghĩa của truyện đó ?
+ Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?
+ Qua bài thơ trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi
- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
+ Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa rất sâu xa.có những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta
+ Ông cha ta đã trải qua bao mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu
- Lắng nghe
+ Gợi cho em nhớ tới truyện cổ Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường qua chi tiết: Thị thơm thị dấu người thơm. Đẽo cày theo ý người ta 
+ HS tự nêu theo ý mình
+ Mỗi HS nói về một truyện và nêu ý nghĩa .
+ Là lời ông cha răn dạy con cháu dời sau hãy sống nhân hậu, độ lượng và công bằng, chăm chỉ, tự tin.
* Nội dung: Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta: nhân hậu, độ lượng, công bằng.
- HS ghi lại nội dung bài
3. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm bài thơ với giọng tự hào. Học thuộc lòng bài thơ
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài
- Yêu cầu các nhóm tự chọn đoạn đọc diễn cảm
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Em học được điều gì qua các câu chuyện cổ?
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- Học thuộc lòng bài thơ
- HS nêu theo ý hiểu
- Sưu tầm và kể lại một vài câu chuyên cổ tích Việt Nam mà em thích
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 9: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
- So sánh được các số có nhiều chữ số .
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn chữ số.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng so sánh số tự nhiên có nhiều chữ số
3. Thái độ
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
4. Góp phần phát triền các NL:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Phiếu học tập.
 - HS: SGK, vở,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3p)
- GV nhận xét chung
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- Trò chơi: Truyền điện
+ TBHT điều hành
+ Nội dung: hàng và lớp của các số có nhiều chữ số
2. Hình thành kiến thức (12p)
* Mục tiêu: : Biết cách so sánh các số có nhiều chữ số
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
VD 1: So sánh 99 578 và 100 000
- Gv viết số lên bảng.
- Yêu cầu hs viết dấu > ; < ; = thích hợp và giải thích tại sao.
- Yêu cầu lấy VD
VD 2: So sánh : 693 251 và 693 500
- Vì sao em điền dấu < ?
- GV chốt lại 2 quy tắc so sánh
- Hs theo dõi.
- Hs so sánh : 99 578 < 100 000 và nêu cách so sánh của mình
*Cách so sánh: Căn cứ vào số các chữ số: Số nào có số các chữ số ít hơn thì số đó bé hơn và ngược lại
- HS lấy VD và so sánh
- Hs so sánh: 693 251 < 693 500 và nêu cách so sánh:
*Cách so sánh: Khi so sánh hai số có cùng số chữ số thì so sánh các cặp chữ số cùng hàng theo thứ tự từ hàng cao nhất tới hàng thấp nhất.
- HS lấy VD và so sánh
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Thực hiện so sánh và sắp thứ tự các số có nhiều chữ số
* Cách tiến hành:
Bài 1: Điền dấu > , < , =
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân 
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách so sánh
Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số sau.
+ Nêu cách tìm số lớn nhất?
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Muốn xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn em phải làm ntn?
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách làm
Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra riêng từng HS
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân – Lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài cá nhân 
- Chia sẻ kết quả - Giải thích cách làm
9999 < 10 000 ; 653 211 = 653 211
99 999 < 100 000 ; 43 256 < 432 510
726 585> 557 652; 845 713 < 854 713
Cá nhân – Lớp
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nêu cách làm.
- Hs làm bài vào vở
* Đáp án: Số lớn nhất trong các số đã cho là số: 902011.
Nhóm 2 – Lớp
+ Cần so sánh các số.
- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ kết quả:
Thứ tự các số theo thứ tự từ bé đến lớn : 2 467 < 28 092 < 932 018 < 943 567
- HS làm cá nhân vào vở Tự học – Báo cáo kết quả với GV
- Ghi nhớ cách so sánh các số có nhiều chữ số
- VN thực hành tìm và giải các bài tập liên quan đến so sánh các số nhiều chữ số
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật, nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Biết dựa và tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện
3. Thái độ
- HS tích cực, tự giác làm việc 
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ viết sẵn 
Hành động của cậu bé
Ý nghĩa của hành động 
Giờ làm bài: 
Giờ trả bài: 
.
Lúc ra về: ..
.........................................
 - HS: SGK, Sách Truyện đọc 4
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: 	 đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giá

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_2_na.doc