Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

3. Thái độ

- GD HS tính kiên trì, bền bỉ.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 * KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

 + Chân dung nhà bác học Xi-ôn-côp-xki.

 + Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 53 trang linhnguyen 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019
M3+M4)
1. Tính giá trị biểu thức sau:
a. 458 x 105 + 324 x 105
b. 457 x 207 - 207 x 386
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
HIẾU THẢOVỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 	
 1. Kiến thức
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
2. Kĩ năng
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng hiếu thảo
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
 *KNS: - Xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu
 - Lắng nghe lời dạy của ông bà cha mẹ
 - Thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
- HS: SGK, thẻ bày tỏ ý kiến
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: (5p)
- Lớp hát bài: Cả nhà thương nhau
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2.Hình thành KT mới (15p)
* Mục tiêu: Thể hiện lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ bằng những việc làm cụ thể
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
HĐ1: Đóng vai bài tập 3- SGK/19: 
- GV chia 2 nhóm lớn và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
òNhóm 1: Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. 
òNhóm 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. 
- GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. 
* KL: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. 
HĐ2: Những việc làm cụ thể thể hiện lòng hiếu thảo (BT4- T/20)
- GV nêu yêu cầu bài tập 4. 
+ Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 
- GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn. 
HĐ3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được: 
(Bài tập 5 và 6 - T/20)
- GV mời HS trình bày trước lớp. 
- GV kết luận chung: 
 + Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. 
+ Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
 Nhóm 4 – Lớp 
- HS nhóm lớn chia thành nhóm nhỏ, hoạt động nhóm, đóng vai.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. 
- Các nhóm lên đóng vai. 
- Thảo luận và nhận xét về cách ứng xử 
- HS tham gia đóng vai trả lời câu hỏi. 
- Lớp nhận xét về cách ứng xử. 
- Lắng nghe.
Nhóm 2- Lớp
- HS thảo luận theo nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp
Cá nhân – Lớp
- HS hoạt động cá nhân trình bày. 
- Lớp nhận xét. 
- Thực hiện những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. 
- Xây dựng 1 kịch bản thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN
LUYỆN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. 
2. Kĩ năng:
- HS kể lại được câu chuyện, đoạn truyện mà mình đã nghe, đã đọc về 1 người có ý chí, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống
- Biết trao đổi với bạn để nắm được ý nghĩa câu chuyện
3. Thái độ
- GD HS có nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. 
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực. 
- HS: SGK, câu chuyện
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vau
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(8p)
* Mục tiêu: Chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
* Hướng dẫn HS kể chuyện: 
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có ý chí, nghị lực. 
- Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK 
- HS đọc đề. 
- HS phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có ý chí, nghị lực. 
- Lần lượt HS giới thiệu truyện. 
+ Bác Hồ trong truyện Hai bàn tay. 
+ Bạch Thái Bưởi trong câu chuyện vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. 
+ Lê Duy Ứng trong truyện Người chiến sĩ giàu nghị lực. 
+ Đặng Văn Ngữ trong truyện Người trí thức yêu nước. 
+ Ngu Công trong truyện Ngu Công dời núi. 
+ Nguyễn Ngọc Kí trong truyện Bàn chân kì diệu. 
3 . Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:(15- 20p)
* Mục tiêu: HS ghi nhớ nội dung câu chuyện và kể lại được theo lời kể của mình. Nêu được ý nghĩa câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a/. Kể chuyện theo cặp: 
 * Kể trong nhóm: 
- HS thực hành kể trong nhóm. 
GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. 
Gợi ý: Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. 
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí nghị lực của nhân vật. 
 * Kể trước lớp: 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. 
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 
+ Ý nghĩa câu chuyện:
* Giúp đỡ hs M1+M2
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau. 
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện. 
- HS đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện về nội dung và ý nghĩa của chuyện
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Biết cách thêu móc xích, ứng dụng của thêu móc xích.
2. Kĩ năng
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị rúm
* Với HS khéo tay:
+ Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: +Tranh quy trình thêu móc xích.
 + Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
 - HS: Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.
 + Len, chỉ thêu khác màu vải.
 + Kim khâu len và kim thêu.
 + Phấn vạch, thước, kéo.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. HĐ thực hành: (30p)
* Mục tiêu: Biết cách thêu móc xích, ứng dụng của thêu móc xích. Thêu được mũi thêu móc xích. 
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu. 
- GV giới thiệu mẫu thêu, hướng dẫn HS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát H. 1 SGK để nêu nhận xét và trả lời câu hỏi: 
+ Nhận xét đặc điểm của đường thêu móc xích?
* GV: Thêu móc xích hay còn gọi thêu dây chuyền là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích. 
- GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và hỏi: 
+ Thêu móc xích được ứng dụng vào đâu?
- GV nhận xét và kết luận (dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn ). Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và 1 số kiểu thêu khác. 
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 
- GV treo tranh quy trình thêu móc xích hướng dẫn HS quan sát của H2, SGK. 
+ Em hãy nêu cách bắt đầu thêu?
+ Nêu cách thêu mũi móc xích thứ nhất, thứ hai,
- GV hướng dẫn cách thêu SGK. 
- GV hướng dẫn HS quan sát H. 4a, b, SGK. 
 + Cách kết thúc đường thêu móc xích?
- Hướng dẫn HS các thao tác kết thúc đường thêu móc xích theo SGK. 
*GV lưu ý một số điểm: 
+ Theo từ phải sang trái. 
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách đánh thành vòng chỉ qua đường dấu. 
+ Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường dấu. 
+ Không rút chỉ chặt quá, lỏng quá. 
+ Kết thúc đường thêu móc xích bắng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ rút kim mặt sau của vải. . . 
+ Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng. 
- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích. 
- GV tổ chức HS tập thêu móc xích. 
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân 
- HS quan sát mẫu và H. 1 SGK. 
+ Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền). 
+ Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau. 
+ Dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn 
- Quan sát
+ Thêu từ phải sang trái. . . . 
+ Vòng sợi chỉ qua đường dấu để tạo thành vòng chỉ. Xuống kim tại điểm 1, lên kim tại điểm 2,. . . 
- Quan sát
+ Đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu và xuống kim, rút chỉ ra mặt sau. . . 
- HS tập thêu móc xích trên giấy
- HS thực hành thêu tại nhà. 
- Tạo sản phẩm từ thêu móc xích
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2018
TẬP ĐỌC
VĂN HAY CHỮ TỐT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
3. Thái độ
- GD HS tính kiên trì trong học tập và rèn luyện
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 129/SGK (phóng to) 
 + Một số vở sạch chữ đẹp của HS trong lớp, trường. 
 + Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 + Hs đọc bài “ Người tìm đường. . . ”
 + Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì? 
 + Nguyên nhân chính giúp Xi- ô- cốp- xki thành công là gì?
- GV dẫn vào bài mới
- 1 HS đọc
+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời. 
+ Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ. 
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng từ tốn. Giọng bà cụ khẩn khoản, giọng Cáo Bá Quát vui vẻ, xởi lởi. Đoạn đầu đọc chậm. Đoạn cuối bài đọc nhanh thể hiện ý chí quyết tâm rèn chữ bằng được của Cao Bá Quát. Hai câu cuối đọc với cảm hứng ca ngợi sảng khoái. 
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Thuở đi họcđến xin sẵn lòng. 
+ Đoạn 2: Lá đơn viếtđến sau cho đẹp
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (oan uổng, lĩ lẽ, rõ ràng, luyện viết,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng kết hợp đọc câu dài: Thưở còn đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay / vẫn bị thầy cho điểm kém.
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND bài Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát, trả lời được các câu hỏi trong SGK 
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
+ Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát ân hận?
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
+ Qua việc luyện viết chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
+ Theo em nguyên nhân nào khiến ông Cao Bá Quát nổi danh là văn hay, chữ tốt?
- Nội dung của bài?
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi
- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
+ Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay. 
+ Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ viết quá xấu, quan không đọc được nên quan thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan. 
+ Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, ông viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những quyển sách chữ viết đẹp để làm mẫu, luyện viết liên tục trong mấy năm trời. 
+ Ông là người rất kiên trì, nhẫn nại khi làm việc. 
+ Nguyên nhân khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt là nhờ ông kiên trì luyện tập suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn từ nhỏ. 
- Nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. 
- HS ghi lại nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài, phân biệt lời nhân vật
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài
- Yêu cầu đọc phân vai đoạn 1
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Em học được điều gì từ Cao Bá Quát?
- Liên hệ, giáo dục ý chí rèn chữ viết và ý chí kiên trì.
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS liên hệ
- Sưu tầm và kể các câu chuyện về Cao Bá Quát.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 64: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về phép nhân với số có 2, 3 chữ số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
3. Thái độ
- Tính chính xác, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3, bài 5 (a). 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
 - HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật 
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(5p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu: Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Tính. 
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Nhận xét, chốt đáp án.
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai, ba chữ số.
 Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Chốt đáp án.
+ Dựa vào tính chất nào ta tính được thuận tiện?
Bài 5a (HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài)
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Chữa một số bài, nhận xét chung.
Bài 2+ Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức, nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
- Củng cố cách thực hiện phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án: 
x
x
x
 345 237 403 
 200 24 346 
 69000 948 2418
 474 1612
 5688 1209 
139438
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS làm theo cặp đôi – Chia sẻ lớp
a. 142 x 12 + 142 x 18 
 = 142 x (12+ 18) 
 = 142 x 30 = 4260 
b. 49 x 365- 39 x 365
= (49 – 29) x 365
= 10 x 365 = 3650
c. 4 x 18 x 25 
 = 4 x 25 x 18
 = 100 x 18 = 180
+ Dựa vào tính chất nhân một số với một tổng (hiệu)
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đ/a: 
a)Với a = 12cm, b = 5cm thì: S = 12 x 5 = 60 (cm2)
Với a = 12cm, b = 5cm thì: S = 15 x 10 = 150 (cm2) 
b) Nếu chiều dài a gấp lên 2 lần thì chiều dài mới là a x 2 và diện tích hình chữ nhật mới là: 
a x 2 x b = 2 x a x b = 2 x (a x b)= 2 x S 
Vậy khi chiều dài gấp lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên 2 lần. 
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp 
Bải 2: Đáp án:
a. 95 + 11 x 206 = 95 + 2266 
 = 2361
b. 95 x 11 + 206 = 1045 + 206 
 = 1251
c. 95 x 11 x 206 = 1045 x 206 
 = 215 270
Bài 4: Bài giải
 Nhà trường phải trả số tiền là:
 32 x 8 x 3500 = 896 000 (đồng)
 Đáp số: 896 000 đồng
- Ghi nhớ các KT được luyện tập trong tiết học
BT PTNL: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a. 245 x 11 + 11 x 365
b. 78 x 75 + 78 x 89 + 75 x 123
c. 2 x 250 x 50 x 8
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:.............................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_13_n.doc