Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,.

- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

3. Thái độ

- Giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.

* ĐCND: Không hỏi câu hỏi 4

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: Tranh minh họa SGK.

 - HS: SGK, vở,.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 41 trang linhnguyen 11/10/2022 4820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019
ruyền điện
+ TBHT điều hành
+ Nội dung: Tính nhẩm (BT1-SGK)
2. Hoạt động thực hành:(28p)
* Mục tiêu: 
HS thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức 
* Cách tiến hành: 
Bài 2b: (HSNK làm cả bài) Đặt tính rồi tính
- GV nhận xét, chốt cách thực hiện các phép tính
Bài 3a,b: (HSNK làm cả bài) Tính giá trị BT
- Gv chữa bài, nhận xét, chốt thứ tự thực hiện phép tính trong bài tính giá trị BT
Bài 4 + Bài 5 (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra riêng từng HS
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân- Nhóm 2 - Cả lớp
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Thống nhất và chia sẻ lớp
 56346 43000
+ 2854 - 21308 (...)
 59200 21692
Cá nhân- Cả lớp
- HS làm cá nhân – Chia sẻ kết quả
a) 3257 + 4659 – 1300 = 7916 – 1300
 = 6616
b) 6000 – 1300 x 2 = 6000 – 2600
 = 3400
- HS trình bày bài giải vào vở Tự học - Báo cáo kết quả với GV
 - Ghi nhớ các KT trong tiết học
- Tìm các bài tập cùng dạng trogn sách buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 	
 1. Kiến thức
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. 
2. Kĩ năng
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
3. Thái độ
- Có thái độ trung thực trong học tập
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* GDKNS: KN tự nhận thức về sự trung thực của bản thân trong học tập
 KN bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập
 KN làm chủ bản thân trong học tập
*TT HCM: Khiêm tốn học hỏi
* GT: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ
- HS: Vở BT Đạo đức, thẻ bày tỏ ý kiến
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,..
- KT: động não, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: (3p)
- GV giới thiệu môn học, giới thiệu bài
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hoạt động thực hành: (30p)
* Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. 
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
HĐ 1: Xử lí tình huống (SGK ).
Bước 1: HS xem tranh, thảo luận cách giải quyết
Bước 2: Gọi HS đặt tình huống là Long để đưa ra ý kiến
+ Tại sao cần trung thực trong học tập?
+ Hãy nêu một vài biểu hiện khác của trung thực trong học tập
- GV kết luận, tổng kết bài học, giáo dục tư tưởng HCM: Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động 2: Chọn lựa hành vi đúng
Bước 1: HS nêu yêu cầu bài tập, tự làm vào VBT. GV bao quát chung
Bước 2: HS báo cáo kết quả đã lựa chọn. 
- GV KL và kết thúc hoạt động
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
Bước 1: HS nêu yêu cầu bài tập, tự làm vào VBT. GV bao quát chung, lưu ý HS chỉ chọn tán thành hoặc không tán thành
Bước 2: HS báo cáo kết quả đã lựa chọn. 
- GV tổng kết, chốt các hành vi đúng cần bày tỏ sự tán thành
3. Hoạt đông ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- HS cùng xem tranh và đọc nd tình huống, thảo luận nhóm 2 và đưa ra ý kiến – Chia sẻ lớp về cách giải quyết
+ Trung thực giúp em mau tiến bộ, được bạn bè quý mến,....
+ HS nối tiếp nêu.
- HS đọc nội dung bài học
- HS nêu lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Cá nhân – Lớp
- HS và lựa chọn ý đúng nhất – Chia sẻ trước lớp và giải thích lí do
Cá nhân – Lớp
- HS nêu, tự làm 
- HS bày tỏ ý kiến cá nhân bằng cách giơ thẻ tán thành hoặc không tán thành và giải thích tại sao
- Thực hiện trung thực trong học tập
- HS trả lời.
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông
3. Thái độ
- Giáo dục HS lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
* GD BVMT: Ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt)
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh họa truyện trang 8 phóng to.
 + Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ.
 - HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, đóng vai, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, khăn trải bàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(3p)
- GV dẫn vào bài học
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 
2. Hoạt động nghe-kể:(8p)
* Mục tiêu: HS nghe kể nhớ được nội dung câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân - Lớp
- Hướng dẫn kể chuyện.
- GV kể 2 lần:
+ Lần 1: Kể nội dung chuyện.
Sau khi kể lần 1, GV yêu cầu HS giải thích một số từ ngữ khó hiểu trong truyện.
+ Lần 2: Kể kèm tranh minh hoạ
- HS theo dõi
- Hs lắng nghe Gv kể chuyện.
- HS lắng nghe và quan sát tranh
3. Thực hành kể chuyện:(15p)
* Mục tiêu: HS kể được nội dung câu chuyện theo lời kể của mình.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
- Yêu cầu HS đọc y/c của từng bài tập.
 - Nhắc nhở học sinh trước khi kể:
 - HD hs làm việc theo nhóm.
 + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy.
- GV đánh giá phần chia sẻ của lớp.
* Nhận xét bình chọn bạn kể hay.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo nhóm 4
- HS làm việc nhóm
+ HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ phần kể chuyện của mình trong lớp
- Cả lớp theo dõi
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay
4.Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:(7p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Cả lớp
- TBHT điều khiển các nhóm báo cáo dưới sự hướng dẫn của GV:
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
* Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸, liên hệ giáo dục lòng nhân hậu, yêu thương con người
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
- GD BVMT: Cần có ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt) như thế nào?
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS thảo luận trong nhóm 4 về nội dung, ý nghĩa câu chuyện Chia sẻ nội dung trước lớp
- HS nối tiếp phát biểu
+ Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, ca ngợi tấm lòng nhân hậu của con người.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- HS nêu
- Tìm đọc các câu chuyện cùng chủ điểm 
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Học sinh biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quan những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
2. Kĩ năng
- Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL làm việc nhóm, ....
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Một số sản phẩm cắt, khâu, thêu
- HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- HS hát bài hát khởi động: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
- TBVN điều hành
2.Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: 
- Học sinh biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quan những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
* Cách tiến hành: 
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
a) Vải: Cho học sinh đọc nội dung (a) và quan sát màu sắc, độ dày của một số mẫu vải..
b) Chỉ: Cho HS đọc nội dung b, kết hợp quan sát, nêu đặc điểm của chỉ
- GV kết luận, lưu ý HS khi khâu chúng ta nên chọn chỉ giống với màu vải để đường khâu không bị lộ
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
- Cho học sinh so sánh sự giống và khác nhau của kéo cắt vải và cắt chỉ
- Hướng dẫn cách cầm kéo cắt vải
- GV chốt ý, chuyển hoạt động
HĐ 3: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác.
- GV yêu cầu nêu một số dụng cụ khâu, thêu khác
 3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- HS đọc, quan sát mẫu vải 
- Thảo luận nhóm 2, đưa ra nhận xét về màu sắc, độ dày của các loại vải khác nhau, các loại chỉ khác nhau
- HS lắng nghe
- HS quan sát 2 loại kéo, thảo luận nhóm phát hiện ra điềm giống và khác nhau, chia sẻ trước lớp
- HS quan sát hướng dẫn, thực hành ngay tại lớp
Cá nhân – Lớp
- HS nối tiếp nêu
- VN thực hành thao tác cắt vải
- Sưu tầm một số mẫu vải hay dùng trong may mặc
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2018
TẬP ĐỌC
MẸ ỐM
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
- Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài).
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm, nhẹ nhàng.
3. Thái độ
- Giáo dục tình cảm hiếu thảo với mẹ
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
 * GDKNS : Thể hiện sự cảm thông ; Xác định giá trị ; Tự nhận thức về bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, làm việc nhóm, động não,...
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, đặt câu hỏi,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(3p) 
+ Đọc bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu
+ Nêu nội dung bài
 - GV chuyển ý vào bài mới.
- 2 HS đọc
- HS nêu nội dung
2. Hướng dẫn luyện đọc:(10p)
* Mục tiêu: HS đọc rành mạch, trôi chảy thể hiện đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Cặp
* Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm
- GV chốt vị trí các đoạn (7 đoạn như SGK)
- GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS, cách ngắt, nghỉ cho HS (M1)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm, chia đoạn bài tập đọc và chia sẻ trước lớp
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện: Đọc mẫu (M4) - Cá nhân (M1) - Lớp đọc (cơi trầu, khép lỏng, nóng ran, quản, sắm, nếp nhăn,...).
- Đọc đoạn lần 2 giải nghĩa từ khó: (đọc chú giải)
- Báo cáo việc đọc trong nhóm
- 1 HS đọc toàn bài (M4)
3. Tìm hiểu bài:(15p)
* Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung bài thơ, từ đó có thái độ, tình cảm hiểu thảo với ông bà, cha mẹ
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi- Cả lớp
- GV phát phiếu học tập in sẵn các câu hỏi tìm hiểu bài cho các nhom
- TBHT điều hành nhóm trả lời dưới sự hướng dẫn của GV
+ Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
- GV: Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa còn nhỏ.
+ Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì :
 Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay
 Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
- Giải thích: Truyện Kiều: truyện thơ nổi tiếng của nhà thi hào nổi tiếng Nguyễn Du kể về thân phận một người con gái là Thuý Kiều
+ Em hiểu thế nào là : lặn trong đời mẹ ?
+ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hện như thế nào ?
+ Những việc làm đó cho em biết điều gì?
+ Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
+ Bạn nhỏ mong mẹ thế nào?
+ Bạn nhỏ đã làm gì để mẹ vui?
+Bạn thấy mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với mình?
+ Qua bài thơ trên muốn nói với chúng ta điều gì?
* KL: Giáo dục các em biết tình yêu của mẹ rất cao cả và là người có ý nghĩa rất lớn đối với các em .
- GV ghi nội dung lên bảng.
- 1HS đọc to các câu hỏi
- Nhóm trưởng điều hành nhóm trả lời các câu hỏi (5p) theo kĩ thuật Khăn trải bàn
+ Bài thơ cho biết chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm. Mọi người rất quan tâm lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ.
- Lắng nghe
+ Những câu thơ trên muốn nói rằng: mẹ chú Khoa ốm nên lá trầu để khô không ăn được. Truyện Kiều khép lại vì mẹ mệt không đọc được, ruộng vườn không ai cuốc cày sớm trưa.
- HS lắng nghe
+ Lặn trong đời mẹ: những vát vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ, bây giờ đã làm mẹ ốm.
+ Mọi người đến thăm hỏi, người cho trứng, người cho cam, anh y sĩ mang thuốc vào tiêm cho mẹ
+ Những việc làm đó cho biết tình làng nghĩa xóm thật sâu nặng, đậm đà, đầy lòng nhân ái.
+ Chi tiết: 
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa. Những vất vả đó còn in hằn trên khuôn mặt, dáng người của mẹ.
+ Bạn nhỏ mong mẹ khoẻ dần dần.
+ Bạn không quản ngại làm mọi việc để mẹ vui:
 Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước tháng ngày của con
* Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ.
- HS nghe
- HS ghi vào vở – nhắc lại 
4. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện đúng nhịp điệu của thơ. Học thuộc long bài thơ
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu nêu lại giọng đọc của bài
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm 2 đoạn của bài
- Yêu cầu HTL bài thơ tại lớp
- Nhận xét, đánh giá chung
5. HĐ ứng dụng (1p)
6. HĐ sáng tạo (1p)
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm 2 đoạn bất kì
- Cử đại diện đọc trước lớp
- Nhận xét, bình chọn
- Thi học thuộc lòng ngay tại lớp
- VN tiếp tục HTL bài thơ
- Tìm đọc các bài thơ khác của nhà thơ Trần Đăng Khoa
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 4: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
- Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ .
- Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
2. Kĩ năng
- Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
3. Thái độ
- Học tập tích cực, làm việc cẩn thận
4. Góp phần phát triền các NL:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
* Bài tập cần làm: 1, BT 2a, BT 3b
* ĐCND: Bài tập 3 ý b: Chỉ cần tính giá trị của biểu thức với hai trường hợp của n.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: bảng phụ
- HS: Sgk, bảng con, vở
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức mới:(12p)
* Mục tiêu: 
- HS nhận biết được biểu thức có chứa 1 chữ
- Biết cách tính giá trị của BT có chứa 1 chữ
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
a. Biểu thức có chứa 1 chữ:
- GV: Gọi HS đọc bài toán.
+ Muốn biết Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào?
- Treo bảng số như SGK và hỏi:
+ Nếu mẹ cho Lan 1 quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- Yêu cầu làm tương tự với các trường hợp thêm 2, 3, 4 quyển vở.
+ Nếu mẹ cho thêm a quyển thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển 
- GV giới thiệu: 3 + a là biểu thức có chứa 1 chữ.
b. Giá trị của biểu thức chứa 1 chữ:
+ Nếu a = 1 thì 3 + a = ?
Khi đó ta nói 4 là giá trị của biểu thức 
3 + a.
+ Khi biết 1 giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm thế nào
? Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
- GV chốt lại KT về biểu thức có chứa 1 chữ
- HS: 2 em đọc bài toán.
+ Ta thực hiện phép cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho thêm.
+ Lan có 4 quyển vở
- HS thực hành cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Lan có 3 + a quyển vở
- HS nhắc lại
+ 3 + a = 3 + 1 = 4
- HS nhắc lại
+  Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện.
+  ta tính được giá trị của biểu thức 
3 + a.
- HS lắng nghe, nhắc lại
3. Hoạt động thực hành:(18p)
* Mục tiêu: HS tính được giá trị của BT có chứa 1 chữ
* Cách tiến hành:.
Bài 1: Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
- Yêu cầu HS làm cá nhân
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách tính giá trị BT có chứa 1 chữ
Bài 2a: (HSNK làm cả bài)
- GV chữa, chốt cách tính
Bài 3b: (HSNK làm cả bài)
- Chỉ y/c tính với 2 giá trị của n: n = 10, n = 300
- Nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- Chữa bài, nhận xét cách trình bày
4, HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân - Lớp
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
* Đáp án:
+ Nếu b = 4 thì 6 + b = 6 + 4 = 10.
+ Nếu c = 7 thì 115 – c = 115 – 7 = 108
(...)
Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp
- HS làm cá nhân – Trao đổi KT chéo
- Thống nhất đáp án:
* Đáp án:
x
8
30
100
125+x
125+8=133
125+30=155
125+100=225
Cá nhân –Lớp
- HS làm vào vở 
- HS chia sẻ bài làm
+ Với n = 10 thì 873 – 10 = 863
+ Với n = 300 thì 873 – 300 = 573
- VN thực hành tính giá trị BT có chứa 1 chữ
- Tìm các bài toán cùng dạng trong sách Toán buổi 2 để làm
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:..............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_1_na.doc