Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.

 - Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được.

- Kể được lại câu chuyện Bài tập làm văn

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời nhân vật: “tôi” với lời mẹ.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính trung thực và biết giữ lời hứa. Lời nói phải song hành với việc làm.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 41 trang linhnguyen 4060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019
sáng tạo (1 phút)
- Sưu tầm và luyện đọc các bài văn có chủ đề tương tự. Tìm ra cách đọc hay cho bài văn đó.
=> Đọc trước bài: Trận bóng dưới lòng đường.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (VNEN)
CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
(Tiết 2)
...........................................................................................
BUỔI CHIỀU:
LUYỆN TIẾNG VIỆT: 
...........................................................................................
KĨ NĂNG SỐNG: 
XỬ LÝ KHI GẶP ĐÁM CHÁY Ở CCHUNG CƯ
...........................................................................................
TIẾNG ANH:
(GV chuyên trách)
....
Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2018
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC
DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Mở rộng vốn từ về trường học thông qua bài tập giải ô chữ. Ôn tập về dấu phẩy.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt dấu phẩy đúng vị trí.
3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt. Bồi dưỡng từ ngữ về trường học. 
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phiếu học tập. Bảng phụ ghi sẵn 3 câu văn của bài tập 2, vở bài tập.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Hát bài hát: Mái trường mến yêu.
- GV gọi 2 Hs làm miệng BT 1 và 3 (tiết LTVC, tuần 5).
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS hát.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
*Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về trường học thông qua bài tập giải ô chữ.
*Cách tiến hành: Làm việc nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp
Mở rộng vốn từ
 - Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 (Phiếu HT)
Bài 1: Điền từ vào ô trống theo hàng ngang. Biết rằng các từ ở cột được tô đậm có nghĩa là: Buổi lễ mở đầu năm học mới.
- Gv hướng dẫn học sinh: 
- B1: Dựa vào gợi ý từ đó đoán từ đó là từ gì? 
- B2: Ghi bằng chữ in hoa, mỗi ô ghi bằng một chữ cái. Nếu từ tìm được đúng như gợi ý, khớp với ô trống là đúng.
- B3: Sau khi điền đủ 11 từ, đọc từ mới ở cột tô màu.
- Gv hỏi bất kỳ các ô chữ và yêu cầu học sinh nêu từ cần điền.
*GVKL: Đây là các từ dùng để chỉ các họat động trong trường học.
VD: + Dòng 1: LÊN LỚP
 + Dòng 2: DIỄU HÀNH
 + Dòng 3: SÁCH GIÁO KHOA
 + Dòng 4: THỜI KHÓA BIỂU
 + Dòng 6: RA CHƠI ()
 + Dòng 11: CÔ GIÁO.
*Từ ở ô tô màu: LỄ KHAI GIẢNG.
- Đọc nối tiếp cả bài 1, lớp đọc thầm, quan sát ô chữ, từ điền mẫu.
- Hs lắng nghe.
- Trao đổi theo cặp, điền vào phiếu.
+ Từng học sinh đọc lần lượt từ đã điền theo các ô chữ và từ ở ô tô đậm.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe, hoàn thiện vào vở bài tập.
3. HĐ thực hành (15 phút):
*Mục tiêu: Ôn tập củng cố kĩ năng về dấu phẩy.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp
Bài 2: 
+ Điền dấu vào chỗ thích hợp trong các câu sau.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
+ 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp.
- Lời giải:
a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
4. HĐ ứng dụng (3 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tìm thêm các từ ngữ về trường học.
- Viết các câu văn mà em thích, sử dụng dấu phẩy để tách các cụm từ trong câu đó cho hợp lý.
- Về tìm và giải các ô chữ trên tờ báo, tạp chí dành cho thiếu nhi.
- Suy nghĩ xem các dấu câu khác thường được sử dụng như thế nào.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TOÁN:
TIẾT 28: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở các lượt chia).
2. Kĩ năng: Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh đam mê Toán học.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi: Truyền điện: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua nêu phép tính có dạng chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và đáp án tương ứng.
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- HS tham gia chơi.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ thực hành (30 phút)
* Mục tiêu: Thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Cặp đôi – Lớp
Bài 1: 
a)
- Yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách tính của mình. HS cả lớp theo dõi nhận xét bài của bạn.
b) Yêu cầu học sinh đọc bài mẫu b.
- Hướng dẫn HS: 4 không chia hết cho 6, lấy cả 42 chia cho 6 được 7, viết 7. 7 nhân 6 bằng 42; 42 trừ 42 bằng 0.
Bài 2: 
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả.
*GV củng cố kiến thức về tìm của một số.
Bài 3: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trong cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Học sinh nêu:
48 2
 4 24
 8
 8
 0
*4 chia 2 được 2, viết 2, 2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0.
*Hạ 8, 8 chia 2 được 4, 4 nhân 2 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0.
- Học sinh nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp.
- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp:
 của 20cm là 5cm.
 của 40km là 10km.
 của 80kg là 20kg.
- Học sinh lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp:
 Giải: 
 Số trang My đã đọc là: 
 84 : 2 = 42 (trang)
 Đáp số: 42 trang
3. HĐ ứng dụng (2 phút):
4. HĐ sáng tạo (1 phút):
- Về nhà luyện tập thêm về phép chia số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Thử tìm cách thực hiện phép chia các số có 3 chữ số, 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA D, Đ 
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa D, Đ, K (1 dòng).
- Viết đúng, đẹp tên riêng Kim Đồng (1 dòng) và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn (1 lần).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Mẫu chữ hoa D, Đ, K viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Bảng con, vở Tập viết
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: Năm ngón tay ngoan.
- Lắng nghe.
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Kim Đồng.
+ Hãy nói những điều em biết về anh Kim Đồng? 
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
-Viết bảng con.
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng.
=> GV giúp HS hiểu câu ứng dụng: Con người phải chăm học mới khôn ngoan. 
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho HS luyện viết bảng con.
- D, Đ, K. 
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết
- Học sinh quan sát.
- HS viết bảng con: D, Đ, K. 
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- Học sinh trả lời.
- 2 chữ: Kim Đồng.
- Chữ K, Đ, g cao 2 li rưỡi, chữ i, m, ô, n cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o.
- HS viết bảng con: Kim Đồng.
- HS đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- HS phân tích độ cao các con chữ: Các chữ D, g, h, kh cao 2 li rưỡi, chữ s cao hơn 1 li, các chữ còn lại cao 1 li.
- Học sinh viết bảng: Dao.
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ D cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Đ, K cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Kim Đồng cỡ nhỏ.
+ 5 dòng câu tục ngữ cỡ nhỏ.
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh.
- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút) 
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ có cùng chủ đề và luyện viết chúng cho đẹp.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
THỂ DỤC:
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng. đi đều theo 1 hàng dọc. Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng .
- Chơi trò chơi: “mèo đuổi chuột” . Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu chơi đúng luật.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.
3. Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 	 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	 - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
- Lớp kiểm tra lại trang phục.
- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
5-6’
- Đội hình tập hợp:
o o o o o
o o o o o
- Lớp trưởng điều khiển các bạn khởi động đứng tại chỗ hát và giậm chân tại chỗ. 
o o o o o
o o o o o
2. PHẦN CƠ BẢN:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc
- Ôn đi ngược chướng ngại vật 
- Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
20 - 25’ 
- Lớp trưởng hô cho các bạn tập đi.
- GV quan sát, sửa cho học sinh. 
- Đội hình hàng dọc: 
o o o o o
o o o o o
- Lớp trưởng điều khiển. 
- GV quan sát sửa sai cho học sinh.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
- HS chơi trò chơi.
 + Chơi đúng luật.
 + Chủ động tham gia chơi.
 + Chú ý khâu an toàn.
 + Khen ngợi lớp.
3. PHẦN KẾT THÚC:
- Lớp trưởng cho lớp tập hợp.
- Đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát. 
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- GV yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm.
- Giải tán lớp học
5’
o o o o o
o o o o o
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2018
CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT):
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nghe – viết, trình bày đúng một đoạn văn trong bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”.
- Phân biệt được cặp vần khó eo/oeo; phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s/x (BT3a).
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu s/x.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng lớp viết 2 lần BT2. Bảng phụ làm BT3a.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”
- Nêu nội dung bài hát.
- 3 HS viết trên bảng lớp: khoeo chân, đèn sáng, xanh xao,...
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết
 - GV đọc bài thơ một lượt.
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài viết có mấy câu?
+ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.
- 1 Học sinh đọc lại.
- Bài viết có 3 câu.
- Viết hoa những chữ đầu câu: Cũng, Họ.
- Học sinh nêu các từ: bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng,...
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe viết chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- HS viết bài.
 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập (7 phút)
*Mục tiêu: Phân biệt được cặp vần khó eo/oeo; phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s/x (BT3a).
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2: Điền vào chỗ trống eo hay oeo.
Bài 3a: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp.
=> Đáp án: 
Nhà nghèo, đường ngoằn ngèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
 - Học sinh làm cá nhân.
 - Chia sẻ cặp đôi (1 học sinh hỏi, 1 học sinh đáp).
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
=> Đáp án: Siêng năng; xa; xiết
6. HĐ ứng dụng (1 phút):
7. HĐ sáng tạo (1 phút):
- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.
- Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát có cùng chủ đề. Cẩn thận chép lại bài thơ, bái hát đó cho thật đẹp.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
TOÁN:
TIẾT 29: P

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_6_na.doc