Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế,.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.(TL được các câu hỏi cuối bài)
- Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK).
2. Kỹ năng:
- Đọc đúng: nắng hạn, nứt nẻ, trơ trụi, náo động, nổi lọan, nghiến răng,.
- Đọc phân vai được câu chuyện
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường. Có tinh thần đoàn kết, hợp tác vì lợi ích chung
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GD BVMT: GV liên hệ: Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (Trời) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- GV: Tranh minh họa bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019
u cầu HS làm bài =>GV củng cố cách sắp xếp một dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn Bài 4 (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm) -Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả - GV chốt đáp án đúng - HS nêu yêu cầu bài tập: , = - HS làm bài cá nhân vào vở - Đổi chéo vở KT - Thống nhất cách làm và đáp án đúng *Dự kiến đáp án: 27469 99 000 85100 > 85099 80000 +10000 < 99 000 30 000 = 29 000 + 1000 90 000 +9 000 = 99 000 - HS nêu yêu cầu bài tập: Tìm số lớn nhất trong các số sau (SGK trang 170) - HS làm bài cá nhân vào vở - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả *Dự kiến đáp án: Số lớn nhất: a) 41800 b) 27998 - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả * Dự kiến đáp án: + Từ bé đến lớn: 59825; 67925; 69725; 70100 - HS nêu yêu cầu bài tập: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng * Dự kiến đáp án: C. 8 763; 8 843; 8 853. -> Làm bài cá nhân -> Báo cáo KQ với GV. 4. HĐ ứng dụng (1 phút): 5. HĐ sáng tạo (1 phút): - Chữa các phần bài làm sai. - VN thực hành sắp xếp các số tự nhiên ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NHÂN HOÁ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn. - Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá. 2. Kĩ năng: Ghi nhớ và sử dụng nhân hoá hợp lí 3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ tiếng Việt, có ý thức sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * GD BVMT: Học sinh viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Qua đó giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức BVMT. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 1 - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: “ Hộp quà bí mật”: Nội dung liên quan bài: Đặt và TLCH : bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. - HS chơi dưới sự điều hành của TBHT - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. HĐ thực hành (30 phút): *Mục tiêu : - HS nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn. - Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá. *Cách tiến hành: *Bài tập 1: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi - Gọi HS đọc đoạn thơ, đoạn văn - Yêu cầu HS thảo luận nhóm -> chia sẻ + Tìm các sự vật được nhân hoá + Cách nhân hoá - GV nhận xét chốt lời giải đúng + Em thích nhất hình ảnh nào ? Tại sao? *GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài + Bài yêu cầu viết đoạn văn để làm gì ? + Trong đoạn văn ta phải chú ý điều gì? - GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập - GV gọi một số HS đọc bài viết - GV nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, phân tích. * GDBVMT: Bầu trời buổi sớm hay vườn cây có gì đẹp? + Em cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường? * HĐ nhóm 4 -> Cả lớp - 2HS nêu YC BT, lớp đọc thầm. - 2 HS đọc yêu cầu và đoạn thơ đoạn văn - HS thảo luận theo nhóm-> ghi KQ vào phiếu -> báo cáo kết quả. * Dự kiến đáp án: - Đoạn văn a) + Sự vật được nhân hóa: cây đào -> Nhân hóa bằng từ ngữ chỉ bộ phận của người: mắt -> Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người : cười,tỉnh giấc, mải miết, trốn tìm, lim dim. - Đoạn văn b) + Sự vật được nhân hoá: Cơn dông, lá gạo, cây gạo -> Nhân hoá bằng cách chỉ bộ phận của người : anh em -> Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động đặc điểm của người : kéo đến, múa, reo, chào, thảo, hiền, đứng, hát * HĐ cá nhân-> Cả lớp - HS đọc yêu cầu: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. + Tả lại bầu trời buổi sớm hoặc vườn cây + Trong đoạn văn ta phải chú ý sử dụng phép nhân hoá - HS viết vở bài tập - 5, 6 HS đọc bài viết - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung - Bình chon bạn có bài viết tốt nhất + HS nêu + HS nêu (VD: chăm sóc cây, tưới nước cho cây, dọn dẹp VS môi trường) 3. HĐ ứng dụng (1 phút): - Có ý thức sử dụng nhân hoá trong bài viết để bài viết sinh động hơn 4. HĐ sáng tạo (1 phút): - VN tìm các câu văn, câu thơ có sử dụng phép nhân hoá và cho biết các sự vật được nhân hoá bằng cách nào. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA Y I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết đúng chữ hoa và tương đối nhanh chữ hoa Y - Viết đúng tên riêng : Phú Yên - Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Mẫu chữ hoa Y, P, K viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. - HS: Bảng con, vở Tập viết 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) + 2 HS lên bảng viết từ: Đồng Xuân + Viết câu ứng dụng của bài trước Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người. - GV nhận xét, đánh giá chung - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng - Hát: Chữ càng đẹp, nết càng ngoan” - Thực hiện theo YC - Lớp viết vào bảng con. - Nhận xét, tuyên dương bạn - Lắng nghe 2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng. Hiểu nghĩa từ, câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: + Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 3 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Phú Yên => Là tên của một tỉnh của Việt Nam, nơi có nhiều cảnh và bãi biển đẹp. + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến chơi. Kính trọng người già thì được trường thọ. Câu tục ngữ muốn khuyên mỗi người cần luôn yêu quý trẻ nhỏ, kính trọng người già. + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho HS luyện viết bảng con + Y, P, K - 3 Học sinh nêu lại quy trình viết - Học sinh quan sát. - HS viết bảng con: Y, P, K - Học sinh đọc từ ứng dụng. + 2 chữ: Phú Yên + Chữ P, Y, h cao 2 li rưỡi, chữ u, e, n cao 1 li. - HS viết bảng con: Phú Yên - HS đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe. - HS phân tích độ cao các con chữ - Học sinh viết bảng: Yêu, Kính 3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa Y + 1 dòng chữa P, K + 1 dòng tên riêng Phú Yên + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Nhận xét, đánh giá một số bài viết của HS - Nhận xét nhanh việc viết bài của HS - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. - Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên 4. HĐ ứng dụng: (1 phút) 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - VN tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ khuyên con người cần đối xử chân thành với mọi người xung quanh ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... ĐẠO ĐỨC VỆ SINH TRƯỜNG LỚP, NƠI CÔNG CỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được thế nào là nơi công cộng. - Học sinh biêt giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi công cộng - Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn hoá mới 2. Kĩ năng: HS biết thực hiện giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng bản thân 3. Thái độ: Hs có ý thức giữ gìn vệ sinh chung 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Tranh ảnh một số hoạt động giữ gìn VS trường lớp, nơi công cộng - HS: VBT 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Khởi động (3 phút): - Kết nối bài học. Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ - Lắng nghe – Ghi tên bài 2. HĐ Thực hành: (30 phút) * Mục tiêu: - Học sinh biết được thế nào là nơi công cộng. - Học sinh biêt giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi công cộng - Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn hoá mới - HS biết thực hiện giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng bản thân * Cách tiến hành: ª Việc 1: Thế nào là nơi công cộng? - Giáo viên phát phiếu HT (các câu hỏi) + Nơi công cộng là những nơi nào? + Nêu ví dụ về những nơi công cộng mà em biết? - GV: Các nơi công cộng là nơi có nhiều người qua lại, cần giữ gìn vệ sinh ở những nơi này để có môi trường trong sạch. ª Việc 2: Các việc làm thể hiện giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng - Yêu cầu HS trả lời cá nhân các câu hỏi: + Em có nên vứt rác bừa bãi trong lớp học, trên sân trường không? Vì sao? + Đi chơi trên công viên, khi ăn quà bánh, em có nên vứt rác ở ngay mặt đường, thảm cỏ, bồn hoa không? Vì sao? + Vào bệnh viện, em có được khạc nhổ lung tung trên nền nhà không? + Kể tên các việc em có thể làm để giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng + Vì sao em phải giữ vệ sinh nơi công cộng? =>Kết luận: Nơi công cộng là trường học, bệnh viện, công viên, siêu thị, ta phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường sống luôn sạch sẽ. + Khuyến khích HS M1+ M2 chia sẻ ª Việc 2 : Xử lí tình huống - Giáo viên nêu các tình huống và chia các nhóm thảo luận để đóng vai - TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp: + Tình huống 1: Em cùng bạn đi vệ sinh, đi tiểu xong, bạn em không dội nước và chạy vào lớp học + Tình huống 2: Trong giờ thủ công, sau khi hoàn thành xong sản phẩm, trống báo hiệu ra chơi, các bạn trong nhóm học tập của em chạy ùa ra không nhặt giấy vụn + Tình huống 3: Giờ ra chơi, em nhìn thấy 2 bạn học sinh ăn quà, xả rác + Tình huống 4: Vào công viên chơi, em thấy một nhóm các em nhỏ ăn sữa chua và vứt hộp xuống thảm cỏ - Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận, đóng vai để xử lí các tình huống đó - Giáo viên nhận xét, chốt ý từng tình huống => GV nhận xét kết luận chung * Nhóm 2 - Lớp - Nhận phiếu HT ->thực hiện theo YC - HS chia sẻ -> thống nhất ý kiến + Nơi có nhiều người qua lại +Trường học, bệnh viện, công viên, siêu thị - HS lắng nghe * Cá nhân – Lớp - HS chia sẻ cá nhân trước lớp + Không nên vì sẽ làm không gian nhếch nhác, bẩn thỉu + Không vì sẽ làm bẩn cảnh quan đẹp + Không vì làm vậy rất mất vệ sinh + HS nối tiếp nêu + Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn hoá mới. - HS lắng nghe * Nhóm 6 – Lớp - HS thảo luận để đóng vai và trình bày trước lớp *Dự kiến cách giải quyết tình huống + Tình huống 1: Em nên nhắc nhở bạn dội nước sạch sẽ sau khi đi vệ sinh xong + Tình huống 2: Các em phải nhặt giấy vụn sạch sẽ rồi mới được ra chơi + Tình huống 3: Em nên nhắc 2 bạn đó nhặt rác + Tình huống 4: Em cần nhắc các em nhỏ: sau khi ăn quà xong, các em nên bỏ hộp sữa vào thùng rác để giữ gìn vệ sinh chung - Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất . - Lắng nghe giáo viên nhận xét , chốt ý . - HS lắng nghe 3. Hoạt động ứng dụng (1 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng - VN tuyền truyền mọi cùng thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 2 tháng 5 năm 2019 TIẾNG ANH: (GV chuyên trách) ...................................................................................... TIẾNG ANH: (GV chuyên trách) ...................................................................................... TOÁN: TIẾT 164: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cộng, trừ, nhân ,chia các số trong phạm vi 1000000. - Biết giải toán bằng hai cách. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính toán và giải toán có lời văn 3. Thái độ: Giáo dục học sinh trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng. Yêu thích học toán. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu học tập - HS: SGK, ..... 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) : - Trò chơi “Hộp quà bí mật”. + Nội dung chơi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: VD: 25 369 ...25469; 15 200 ...51002 13000 + 4000 ... 17000 () - Tổng kết – Kết nối bài học - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - HS tham gia chơi - Lắng nghe - Mở vở ghi bài 2. Hoạt động thực hành: (27 phút) * Mục tiêu: - Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân , chia các số trong phạm vi 1000000 - Rèn kĩ năng giải toán bằng hai cách * Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp) - YC HS đọc YC bài - GV giúp HS M1 nhẩm đúng KQ - Giáo viên nhận xét đánh giá. => GV củng cố tính nhẩm Bài 2: (Cá nhân – Nhóm 2 - Cả lớp) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV giúp HS M1 hoàn thành bài tập - GV nhận xét, lưu ý cách đặt tính và cách tính Bài 3 (Nhóm 2 – Lớp) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài nhóm 2 * GV củng cố các bước giải bài toán có lởi văn - 2 HS đọc YC bài + HS làm bài cá nhân-> chia sẻ * Dự kiến đáp án: a) 50 000 + 20 000 = 70 000 80 000 – 40 000 = 40 000 b) 25 000 + 3000 = 28 000 42 000 – 2000 = 40 000 (...) - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm cá nhân – Đổi chéo KT - Thống nhất cách làm và đáp án đúng: * Dự kiến đáp án: 39178 86271 +25706 - 43954 64884 42317 () - 1HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài nhóm 2 - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả - Thống nhất cách làm và đáp án đúng: * Dự kiến đáp án: Tóm tắt: Có : 80000 bóng đèn Chuyển lần 1: 38000 bóng Chuyển lần 2: 26000 bóng Còn :.. bóng ? Bài giải Số bóng đèn đã chuyển đi là: 26 000 + 38 000 = 64 000 (bóng) Số bóng đèn còn lại trong kho là; 80 000 – 64 000 =16 000 (bóng) Đáp số: 16 000 bóng đèn 3. HĐ ứng dụng (1 phút) 4. HĐ sáng tạo (4 phút) - Chữa các phép tính làm sai - Thực hiện giải cách 2 của BT 3 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... THỂ DỤC: Bài 66: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN THEO NHÓM BA NGƯỜI. TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm hai - ba người - Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Biết cách chơi và tham gia chơi được 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật, chủ động, sáng tạo. 3. Giáo dục: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn. - Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: TT Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức Phần mở đầu - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Ôn bài TD phát triển chung (2 x 8 nhịp) - Chơi trò chơi HS ưa thích - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên trên sân trường 200 - 300m 1-2’ - 1 lần 3-4’ - 1 lần 1-2’ 1-2’ - 1 lần P
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_33_n.doc