Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: trung đoàn trưởng, lán, tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân (Vệ quốc đoàn).

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp trước đây. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. Học sinh M3 +M4 kể lại đựoc toàn bộ câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (một lượt, ánh lên, trìu mến, lặng yên, lên tiếng,.). Bước đầu biết đọc phân biệt được người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD Quốc phòng - An ninh: Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng phụ viết gợi ý của truyện.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 45 trang linhnguyen 11/10/2022 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
THỂ DỤC:
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang nhanh, trật tự, dóng hàng ngang thẳng
- Biết cách đi theo nhịp 1-4 hàng dọc.
- Trò chơi “Thỏ nhảy”. Yêu cầu biết chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.
3. Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 	 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	 - Phương tiện: Còi, 4 đầu ngựa.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
- Học sinh chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
- Trò chơi “Có chúng em”.
1-2’, 1 lần
1-2’, 1 lần
1-2’, 1 lần
2-3’,4-5 lần
2. PHẦN CƠ BẢN
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi thường 1 - 4 hàng dọc theo nhịp
- Giáo viên điều khiển học sinh tập.
- Phân chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. Giáo viên quan sát, sửa sai.
- Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi thường theo nhịp giữa các tổ. Giáo viên theo dõi, nhận xét, tuyên dương tổ tập tốt.
- Chọn tổ tập tốt nhất lên biểu diễn các động tác vừa ôn.
Trò chơi “Thỏ nhảy”
- Giáo viên nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho cả lớp cùng chơi. Sau mỗi lượt chơi đội nào thua phải bị phạt theo yêu cầu của đội thắng.
12-14’
3-4’ - 2-3 lần
3-4’ - 2- 3 lần
1 lần
1 lần
6-8’
3. PHẦN KẾT THÚC:
- Đi thường theo nhịp và hát.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về nhà ôn động tác đi đều.
1-2’, 1 lần
1-2’, 1 lần
1-2’, 1 lần
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
BUỔI CHIỀU:
MĨ THUẬT:
(GV chuyên trách)
......................................................................................
ÂM NHẠC:
(GV chuyên trách)
......................................................................................
TIẾNG ANH:
(GV chuyên trách)
....
Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2019
TOÁN:
TIẾT 98: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng so sánh các đại lượng cùng loại.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1a, 2.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Phấn màu, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Hát “Em yêu trường em”.
- 2 học sinh lên bảng xác định trung điểm của đoạn thẳng AB và CD. 
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
* Cách tiến hành:
Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10 000.
+ So sánh 2 số có số chữ số khác nhau:
- Giáo viên ghi bảng: 
 999  10 000 
- Yêu cầu học sinh điền dấu () thích hợp rồi chia sẻ.
+ Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào?
- Yêu cầu so sánh 2 số 9999 và 10 000 
- Yêu cầu nêu cách so sánh. 
- So sánh hai số có số chữ số bằng nhau. 
- Yêu cầu học sinh so sánh 2 số 9000 và 8999.
- Giáo viên chốt kiến thức khi so sánh các số trong phạm vi 10 000:
+ Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn (ngược lại).
+ Nếu hai số có cùng chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.
+ Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.
- Học sinh quan sát.
- 1 học sinh lên bảng điền dấu, chia sẻ.
 + 999 < 1000, vì số 999 có ít chữ số hơn 1000 (3 chữ số ít hơn 4 chữ số ).
+ Đếm: số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn và ngược lại.
- Học sinh tự so sánh: 9999 < 10 000 
+ Học sinh làm vào giấy nháp, chia sẻ.
+ Học sinh so sánh chữ số ở hàng nghìn vì 9 > 8 nên 9000 > 8999
6579 < 6580.
- Thống nhất cách so sánh trong từng trường hợp (2 số có cùng số chữ số và,...).
3. HĐ thực hành (15 phút)
* Mục tiêu: Thực hành tính giá trị của biểu thức.
* Cách tiến hành:
Bài 1a: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giáo viên củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2:
Kĩ thuật khăn trải bàn (Nhóm 6)
- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn. 
-> Giáo viên gợi ý cho học sinh nhóm đối tượng M1 hoàn thành bài tập.
- Giáo viên lưu ý một số học sinh M1 về cách so sánh các đại lượng. 
- Giáo viên củng cố cách so sánh.
Bài 3: (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.
- 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Học sinh làm vào phiếu học tập (cá nhân).
- Đại diện 2 học sinh lên bảng gắn phiếu lớn.
- Chia sẻ kết quả trước lớp kết quả. 
1942 > 998 6742 >6722
1999 < 2000 900+ 9= 9009
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
+ Học sinh làm cá nhân (góc phiếu cá nhân).
+ Học sinh thảo luận kết quả, thống nhất kết quả, ghi vào phần phiếu chung.
+ Đại diện học sinh chia sẻ trước lớp.
a) 1km >985m b) 60 phút = 1 giờ
 600cm = 6m 50 phút < 1 giờ
 797mm 1 giờ
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
a) Tìm số lớn nhất trong các số: 4753
b) Tìm số bé nhất trong các số: 6019
4. HĐ ứng dụng (2 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về nhà xem lại bài trên lớp. Áp dụng tìm số lớn nhất trong các số sau: 7652; 7755; 7605; 7852.
- Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 3474; 3777; 3447; 3443; 4743.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1).
	- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (bài tập 3). 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy hợp lí trong khi viết câu.
3. Thái độ: Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Giáo viên chuẩn bị phần tóm tắt tiểu sử của 13 vị anh hùng được nêu ở bài tập 2.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Dấu câu”: 
- Học sinh nêu:
+ Nhân hoá là gì?
+ Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài “Anh Đom Đóm”.
- Kết nối kiến thức. Giới thiệu bài mới 
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu: Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm. Bước đầu biết kể về một vị anh hùng. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn 
*Cách tiến hành: 
Bài tập 1:
- Gọi 1 em đọc đầu bài.
- Cho học sinh làm bài (phiếu học tập nhóm 2): Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất nước, xây dựng, nước nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn. 
- Gắn kết quả, chữa bài.
- Giáo viên, học sinh nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2 : Kể về một vị anh hùng và công lao của họ.
- GV quan sát, gợi ý, giúp đỡ đối tượng M1
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài tập 3: Cá nhân -> Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên nhận xét chữa bài cho học sinh.
- Giáo viên củng cố về cách sử dụng dấu phẩy trong câu,...
(Nhóm đôi -> Chia sẻ trước lớp)
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào phiếu bài tập.
- Đại diện 2 học sinh lên chia sẻ trước lớp. 
*Dự kiến kết quả:
a) đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
b) Từ cùng nghĩa với từ Bảo vệ: Giữ gìn, gìn giữ.
c) Từ cùng nghĩa với từ Xây dựng: Xây dựng, kiến thiết.
- Học sinh đặt câu với từ xây dựng.
+ Chúng em quyết tâm học thật tốt để xây dựng tập thể 3A vững mạnh.
- Lớp nhận xét thống nhất kết quả.
(Cá nhân - Nhóm đôi – Cả lớp)
- HS làm bài cá nhân (Có thể kể về: Trưng Trắc, Lí Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn , Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, vv..)
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn kể tốt. 
- HS tự làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- 2 học sinh đọc lại đoạn văn đã điền dấu đúng: 
Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần giặc vây rất ngặt , quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi .
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tìm thêm những từ ngữ gần nghĩa với Tổ quốc.
- Viết lại những điều mình biết về một vị anh hùng thành một đoạn văn ngắn.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA N (TIẾP THEO)
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa N (Nh), V, T.
- Viết đúng, đẹp tên riêng Nguyễn Văn Trỗi và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: 
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Mẫu chữ hoa N (Nh), V, T viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp”
- Học sinh lên bảng viết: 
+ Nhà Rồng
+ Nhớ Sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: Năm ngón tay ngoan.
- Học sinh tham gia thi viết.
- Lắng nghe.
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Nguyễn Văn Trỗi.
=> Nguyễn Văn Trỗi là anh hùng liệt sĩ thời chống Mỹ. Anh quê Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Viết bảng con.
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng.
=> Giải thích: Nhiễu điều là mảnh vải đỏ, người xưa thường dùng để phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ. Đây là hai vật không thể tách rời. Câu tục ngữ muốn khuyên ta cần phải biết gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau.
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho học sinh luyện viết bảng con.
- N, V, T. 
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con: N, V, T. 
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 3 chữ: Nguyễn Văn Trỗi.
- Chữ M, T, h, B cao 2 li rưỡi, chữ a, c, i, ư, ơ cao 1 li.
- Học sinh viết bảng con: Nguyễn Văn Trỗi.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.
- Học sinh viết bảng: Nhiễu, Người.
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ Viết 1 dòng chữ hoa N (Nh) 
+ 1 dòng chữa V, T. 
+ 1 dòng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi.
+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. 
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Chấm nhận xét một số bài viết của học sinh.
- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút) 
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. 
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ khuyên con người phải biết gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TIẾNG ANH:
(GV chuyên trách)
..
Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2019
TIẾNG ANH:
(GV chuyên trách)
......................................................................................
TIẾNG ANH:
(GV chuyên trách)
......................................................................................
TOÁN:
TIẾT 99: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
	- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4a.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút):
- Trò chơi: Điền nhanh, điền đúng: 
- Trưởng ban Học tập điều hành:
- Hs tham gia chơi: điền dấu so sánh 2 số:
 +) 1208 ...987
+) 42164207
+) 3109 3018
30 phút .... 1/2 giờ
1km  999m
8000mm  8m ()
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (25 phút):
* Mục tiêu: 
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
(Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”)
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên củng cố cách so sánh.
Bài 2:
(Cá nhân – Cả lớp)
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét bài làm của học sinh.
- Giáo viên lưu ý một số học sinh M1 + M2 viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Bài 3: (Cặp đôi – Cả lớp)
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên củng cố cách xác định trung điểm.
Bài 4a: (Cặp đôi – Cả lớp)
- Yêu cầu học sinh làm bài nhóm đôi.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 4b: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.
- Học sinh tham gia chơi.
a) 7766 >7676 b) 1000g = 1kg
 8453 > 8435 950g < 1kg
 9102 < 9120 1km < 1200m
 5005 > 4905 100phút > 1giờ30 phút
- Học sinh làm vào vở. 
- Học sinh làm bài đúng chia sẻ:
a) 4082; 4208; 4280; 4802.
b) 4802; 4280; 4208; 4082.
- Học sinh làm bài.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp:
a) 100 b) 1000 
c) 999 d) 9999
- Học sinh thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm lên chia sẻ.
- Học sinh dưới lớp tương tác.
Dự kiến kết

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_20_n.doc