Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử,.). Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDKNS:
- Đặt mục tiêu.
- Đảm nhận trách nhiệm.
- Kiên định.
- Giải quyết vấn đề.
- Lắng nghe tích cực.
- Tư duy sáng tạo.
*Tích hợp QPAN: Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019
” - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. - Khởi động : Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, hông. 1’, 1 lần 1’, 1 lần 3 - 4’, 1 lần 1 - 2’, 1 lần 1 - 2’, 1 lần 2. PHẦN CƠ BẢN Ôn các bài tập rèn luyện thân thể cơ bản - Đi theo vạch kẻ thẳng, 2 tay chống hông. - Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang. - Đi kiễng gót hai tay dang ngang. - Đi vượt chướng ngại vật thấp. - Đi chuyển hướng phải trái. + Giáo viên điều khiển cho cả lớp ôn tập từng nội dung nêu trên. + Chia tổ tập luyện do giáo viên điều khiển. Giáo viên quan sát, nhận xét, tuyên dương. Học trò chơi “Thỏ nhảy” - Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi, làm mẫu cách nhảy. - Lần 1: Cho các em chơi thử. - Lần 2: Cho các em chơi chính thức. 12-14’ 7 - 8’, 3 lần 3. PHẦN KẾT THÚC: - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Đi thành vòng tròn và hít thở sâu. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Giáo viên nhận xét kết quả giờ học. - Về nhà ôn các động tác rèn luyện thân thể cơ bản. 1-2’, 1 lần 1-2’, 1 lần 1-2’, 1 lần 1-2’, 1 lần ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... BUỔI CHIỀU: MĨ THUẬT: (GV chuyên trách) ...................................................................................... ÂM NHẠC: (GV chuyên trách) ...................................................................................... TIẾNG ANH: (GV chuyên trách) .... Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2019 TOÁN: TIẾT 93: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số. - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết thứ tự các số có bốn chữ số trong dãy số. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút) - Trò chơi “Đọc đúng – viết nhanh” - GV đọc, viết các số có 4 chữ số: + 2135; 6205; 3571; 4504 -> đọc + 8014; 5193; 1059; 4562; 3721 -> viết. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ thực hành (25 phút) * Mục tiêu: - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bồn chữ số. - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. * Cách tiến hành: * Giới thiệu số có 4 chữ số, các trường hợp có chữ số 0 - Giáo viên kết luận. *Thực hành Bài 1: (Trò chơi “Xì điện”) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Xì điện để hoàn thành bài tập. *Giáo viên củng cố cách đọc, viết số có bốn chữ số. Bài 2: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 3: (Trò chơi “Điền đúng, điền nhanh”) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia chơi để hoàn thành bài tập. + Dãy a đếm thêm tròn nghìn. + Dãy b đếm tròn trăm. + Dãy c đếm tròn chục. - Giáo viên nhận xét, tổng kết, tuyên dương học sinh. - Học sinh quan sát bảng mẫu sách giáo khoa. - Học sinh trao đổi cặp đôi _ chia sẻ cách đọc, viết số. +) 2000 - > Hai nghìn +) 2700 -> Hai nghìn bảy trăm. +) 2750 -> Hai nghìn bảy trăm năm mươi (...) - Học sinh tham gia chơi. +) 7800: đọc là bảy nghìn tám trăm +) 3690: đọc là ba nghìn sáu trăm chín mươi (...) - Học sinh làm phiếu cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp. a) 5616 ->5617 ->5618 -> 5619,... b) 8009 -> 8010-> 8011->8012,... - Học sinh tham gia chơi. 3000, 4000, 5000,... 9000, 9100, 9200,... 4420, 4430, 4440,... 3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (2 phút) - Về nhà xem lại bài trên lớp. - Trò chơi: “Xì điện”: Nêu số tròn trăm có bốn chữ số lớn hơn 3500. - Thử suy nghĩ, tìm cách so sánh các số có bốn chữ số. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: “KHI NÀO?” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được hiện tượng nhân hoá các cách nhân hoá. - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào? Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? Trả lời được bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?. 2. Kĩ năng: Nhận biết, sử dụng biện pháp nhân hóa trong đặt câu. 3. Thái độ: Yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Kẻ bảng phụ (phiếu) trả lời bài tập 1, 2 sách Tiếng Việt 3 Tập1. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi “Chanh + chua – Cua + cắp”. - Kiểm tra đồ dùng học kì II. - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. HĐ thực hành (28 phút): *Mục tiêu: - Biết được hiện tượng nhân hoá các cách nhân hoá. - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào? Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? Trả lời được bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?. *Cách tiến hành: Bài tập 1: (Cá nhân -> Chia sẻ trước lớp) - Gọi 1 em đọc đầu bài. - Cho học sinh làm bài cá nhân (phiếu học tập). - Yêu cầu trao đổi câu hỏi. a) Con Đom Đóm trong bài thơ được gọi bằng gì? b) Tính nết và hoạt động của Đom Đóm được tả bằng từ ngữ nào? - Giáo viên giúp đỡ học sinh M1+M2 biết được hiện tượng nhân hoá các cách nhân hoá. - Giáo viên , học sinh nhận xét, bổ sung. Bài tập 2: (Cá nhân -> Cả lớp) - Gọi 1 em đọc đầu bài. - Giáo viên nhận xét, chữa bài. *Giáo viên củng cố về hiện tượng nhân hoá các cách nhân hoá. Bài tập 3: (Nhóm đôi -> Cả lớp) - Gọi học sinh đọc đầu bài. - Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp -> chia sẻ trước lớp. - Yêu cầu thực hiện theo yêu cầu: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”. *Giáo viên theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập. - Giáo viên nhận xét chữa bài cho học sinh. * Giáo viên củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”. Bài tập 4: (Cá nhân -> Cả lớp) - Gọi 1 em đọc đầu bài. - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân -> chia sẻ trước lớp. + Yêu cầu: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”. - Giáo viên đánh giá, chốt đáp án đúng. -1 học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Thực hành làm vào phiếu bài tập. - 3 học sinh lên chia sẻ trước lớp. - Lớp nhận xét thống nhất kết quả: - Gọi bằng anh. - Đom Đóm được tả bằng những từ ngữ chuyên cần; lên đèn, đi gác, - 1 em đọc bài tập, lớp đọc thầm. - Làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp. *Dự kiến kết quả: - Chị Cò, Thím Vạc,... - 2 học sinh đọc. - Học sinh làm vào phiếu học tập. - Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. - Học sinh chia sẻ trước lớp. Dự kiến đáp án: a) Anh Đom Đóm lên dèn đi gác khi trời đã tối. b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác. c) Chúng em học bài thơ anh Đom Đóm trong học kì I. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu. a) Lớp chúng em bắt đầu học kì II từ ngày 08 /01/2018. 3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Đặt một câu hỏi cho câu văn có từ ngữ chỉ thời gian. - Tìm các đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa trong sách giáo khoa và chỉ ra phép nhân hóa đó. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA N (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa N (Nh). - Viết đúng, đẹp tên riêng Nhà Rồng và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng/ Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Mẫu chữ hoa Nh, R, L, C, H viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. - Học sinh: Bảng con, vở Tập viết. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - Trong tuần qua em đã làm gì để chữ viết của em đẹp hơn? - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Hát: Chữ đẹp nết càng ngoan. - Học sinh nêu. - Lắng nghe. 2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: + Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 5 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Nhà Rồng. => Nhà Rồng là một bến cảng thành phố HCM năm 1911 chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con. Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Sông Lô là sông chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc; phố Ràng thuộc tỉnh Yên Bái; Cao Lạng là tên chỉ chung hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn; Nhị Hà là một tên gọi khác của sông Hồng. + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho học sinh luyện viết bảng con. - Nh, R, L,C, H. - 3 Học sinh nêu lại quy trình viết. - Học sinh quan sát. - Học sinh viết bảng con: Nh, R, L, C, H. - Học sinh đọc từ ứng dụng. - 2 chữ: Nhà Rồng. - Chữ Nh, R, g cao 2 li rưỡi, chữ a, ô, n cao 1 li. - Học sinh viết bảng con: Nhà Rồng. - Học sinh đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe. - Học sinh phân tích độ cao các con chữ. - Học sinh viết bảng: Lô, Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà. 3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa Nh. + 1 dòng chữa R, L. + 1 dòng tên riêng Nhà Rồng. + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Chấm nhận xét một số bài viết của học sinh. - Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh. - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. - Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên. 4. HĐ ứng dụng: (1 phút) 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về nhứng địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công oai hùng của quân vfa dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... TIẾNG ANH: (GV chuyên trách) .. Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2019 TIẾNG ANH: (GV chuyên trách) ...................................................................................... TIẾNG ANH: (GV chuyên trách) ...................................................................................... TOÁN: TIẾT 94: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số. - Tiếp tục nhận biết thư tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2 (cột 1), 3, 4. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút): - Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: A B 1245 Một nghìn năm trăm 2815 Một nghìn hai trăm bốn mươi lăm 5000 Hai nghìn tám trăm mười lăm 1500 Năm nghìn - Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn học sinh còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi. - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút): * Mục tiêu: Viết số có 4 chữ số thành tổng. * Cách tiến hành: Đọc, viết các số có bốn chữ số - Viết lên bảng số 5247. - Gọi học sinh đọc số rồi giáo viên nêu câu hỏi. + Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7 Tương tự các số khác giáo viên viết số và yêu cầu. - Học sinh nêu tổng các nghìn trăm chục đơn vị. Sau đó hướng dẫn viết tổng của mỗi số. *Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2 viết số có 4 chữ số thành tổng của các của các nghìn, trăm, chục, đơn vị - Học sinh đọc. - Số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm ,4 chục, 7 đơn vị. * Lưu ý: Nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi. Chẳng hạn: 7070 = 7000 +0 + 70 + 0 = 7000 + 70 3. HĐ thực hành (15 phút): * Mục tiêu: Viết số có 4 chữ số thành tổng. * Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập. - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 2 (cột 1): (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. Bài 3: (Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi để hoàn thành bài tập. - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 4: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. Bài 2 (cột 2, 3): (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. - Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ kết quả: VD: 9731 = 9000 +700 + 30 + 1 6006 = 6000 + 6 4700 = 4000 + 700 (...) - Học sinh làm bài. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp. VD: a) 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567 b) 9000 + 10 + 5 = 9015 () - Học sinh tham gia chơi: 8555, 8550, 8500 - Học sinh làm bài. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp. 1111, 2222, 3333,.... - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành: a) 8000 + 100 + 50 + 9 = 8159 5000 + 500 + 50 + 5 = 5555 b) 6000 + 10 + 2 = 6012 2000 + 20 = 2020 5000 + 9 = 5009 3. HĐ ứng dụng (2 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng” A B 9154 2000 + 50 + 5 7638 9000 + 100 + 50 + 4 2055 7000 + 600 + 30 + 8 - Suy nghĩ, giải bài tập sau: Kho thứ nhất chứa 1000 thùng hàng, kho thứ hai chứa 900 thùng hàng, kho thứ ba chứa 85 thùng hàng. Hỏi cả ba kho chứa tất cả bao nhiêu thùng hàng? ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... THỂ DỤC: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI: “THỎ NHẢY” I. MỤC T
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_19_n.doc