Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, sao Rua (Tua Rua), mạnh hung, người Thượng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*Tích hợp QPAN: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, ảnh anh hùng Núp trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019
.............................................................................................. ...................................................................................... THỂ DỤC: ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi “Chim về tổ”. Biết cách chơi tham gia được các trò chơi. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật. 3. Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. PHẦN MỞ ĐẦU: - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Khởi động: Xoay các khớp. - Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập. - Trò chơi “Kết bạn”. 1-2’, 1 lần 1-2’, 1 lần 1-2’, 1 lần 2-3’,4-5 lần 2. PHẦN CƠ BẢN Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung - Lần 1: Giáo viên điều khiển, cán sự hô nhịp. - Các lần sau: Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển. Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn tập, giáo viên quan sát, sửa sai. - Các tổ thi đua trình diễn 7 động tác. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Học động tác điều hòa - Giáo viên nêu tên động tác, vừa phân tích vừa làm mẫu cho học sinh làm theo. - Lần 1: Giáo viên điều khiển và hô nhịp - Lần 2 trở lên: Cán sự lớp điều khiển, giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh. Trò chơi “Chim về tổ” - Giáo viên nhắc lại trò chơi, cách chơi, qui định chơi, và tổ chức cho học sinh cùng chơi. 7-8’,5 lần 3-4’,3-4 lần 6-7’,3-4 lần 3. PHẦN KẾT THÚC: - Tập một số động tác hồi tĩnh sau đó vỗ tay theo nhịp và hát 1 bài. - Giáo viên và học sinh hệ thống bài. - Nhận xét kết quả giờ học. - Về nhà ôn 8 động tác thể dục đã học. 1-2’, 1 lần 1-2’, 1 lần 1-2’, 1 lần ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... BUỔI CHIỀU: MĨ THUẬT: (GV chuyên trách) ...................................................................................... ÂM NHẠC: (GV chuyên trách) ...................................................................................... TIẾNG ANH: (GV chuyên trách) .... Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2018 TOÁN: TIẾT 63: BẢNG NHÂN 9 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân nhẩm. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Các tâm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút) - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Truyền điện”, nội dung trò chơi liên quan đến bảng nhân 8. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút) * Mục tiêu: Học thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9. * Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi: + Tìm trong các bảng nhân đã học xem có những phép nhân nào có thừa số 9? - Mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Khi ta thay đổi thứ tự các thừa số trong một tích thì tích như thế nào? - Yêu cầu các nhóm trở lại thảo luận: Dựa vào kiến thức đó, hãy thay đổi thứ tự các thừa số trong một tích của các phép nhân vừa tìm được? - Mời học sinh nêu kết quả. - Yêu cầu học sinh tính: 9 x 1 = ? + Vì sao em tính được kết quả bằng 9? - Giáo viên ghi bảng: 9 x 1 = 9 9 x 2 = 18 ............... 9 x 8 = 72 + Em có nhận xét gì về tích của 2 phép tính liền nhau? + Muốn tính tích liền sau ta làm thế nào? - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân: Lập tiếp các phép tính còn lại. 9 x 9 = 81 9 x 10 = 90 - Gọi học sinh nêu kết quả, giáo viên ghi bảng để được bảng nhân 9. - Tổ chức cho học sinh đọc và ghi nhớ bảng nhân 9 vừa lập được. - Các bảng nhân đã học: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. - Từng cặp thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. - Đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét bổ sung. + .... tích của nó không đổi. - Các nhóm trở lại làm việc. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. - Học sinh trả lời. + Tích của 2 phép tính liền nhau hơn kém nhau 9 đơn vị. + ... lấy tích liền trước cộng thêm 9. - Tương tự hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 9. - 1 số em nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: - Học sinh đọc và ghi nhớ bảng nhân 9. - Học sinh đọc bảng nhân 9 xuôi, ngược. 3. HĐ thực hành (15 phút) * Mục tiêu: Vận dụng bảng nhân 9 vào giải các bài tập. * Cách tiến hành: Bài 1: Trò chơi “Xì điện” - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 2: Cặp đôi – Lớp - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 3: Cá nhân – Lớp - Yêu cầu lớp làm vào vở. - Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 – 10 em. - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh. - Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp. Bài 4: Trò chơi “Điền nhanh, điền đúng” - 2 đội tham gia chơi. - Luật chơi: Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. - Học sinh tham gia chơi. Đáp án: 9x4=36 9x1=9 9x3=27 9x2=18 9x7=63 9x6=54 9x5=45 9x8=72 9x9=81 9x10=90 0x9=0 9x0=0 - Học sinh làm bài cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp: 9 x 6 + 17 = 54 + 17 = 71 9 x 3 x 2 = 27 x 2 = 54 9 x 7 – 25 = 63 – 25 = 38 9 x 9 : 9 = 81 : 9 = 9 - Học sinh nhận xét. - Học sinh tự làm bài cá nhân. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải Số học sinh của lớp 3B là: 9 x 3 = 27 (bạn) Đáp số: 27(bạn) - 2 đội nhẩm kết quả rồi điền nhanh kết quả vào ô trống liền sau. - Học sinh đọc kết quả của các phép nhân bằng cách dựa vào bảng nhân. - Nhận xét đặc điểm của dãy số. 3. HĐ ứng dụng (2 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Về nhà tiếp tục học thuộc bảng nhân 9. Áp dụng làm bài tập sau: Mỗi túi có 9 chiếc kẹo. Hỏi 5 túi như thế có bao nhiêu chiếc kẹo? - Suy nghĩ và giải bài tập sau: Có 9 con vịt trên bờ. Số vịt dưới ao nhiều gấp đôi số vịt ở trên bờ. Hỏi có bao nhiêu con vịt đang ở dưới ao? ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ ĐỊA PHƯƠNG. DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế (BT1, BT2). - Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu và kĩ năng dùng dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 3. Thái độ: Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *Tích hợp QPAN: - Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của Việt Nam. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Phiếu bài tập 1. Bảng phụ viết lời giải bài tập. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi “Truyền điện”: Giáo viên cho học sinh truyền điện tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của sự vật. - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. HĐ thực hành (28 phút): *Mục tiêu: - Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế (BT1, BT2). - Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3). *Cách tiến hành: *Việc 1: Mở rộng vốn từ Bài tập 1 (miệng): Làm việc theo nhóm - Chia sẻ trước lớp + Chọn từ xếp vào bảng phân lọai. - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn và điền vào bảng. - Làm vở, chữa bài. - Giáo viên nhận xét, chữa bài. Bài tập 2 (miệng): Làm việc nhóm 2 - Chia sẻ trước lớp + Tìm từ trong ngoặc thay thế từ in đậm. - Giáo viên hướng dẫn và nêu yêu cầu. + Từ in đậm là những từ nào? + Những từ đó thường dùng ở miền nào? - Cho học sinh hoạt động theo cặp. - Giáo viên nhận xét, chữa bài. *Giáo viên củng cố hiểu biết về từ địa phương ở các miền đất nước. *Việc 2: Ôn dấu câu Bài tập 3: Điền dấu câu nào vào ô trống dưới đây? Làm việc cá nhân - Làm việc cả lớp - Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm trên bảng, đọc lại đoạn văn đã đặt dấu câu hoàn chỉnh. - Theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên nhận xét, chữa bài. Dự kiến đáp án: Một người kêu lên “Cá heo!” Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”. - Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé! - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm việc theo nhóm. - Làm phiếu học tập. - Học sinh chia sẻ - nhận xét. + Từ dùng ở miền Bắc: bố mẹ, anh cả,.. quả, hoa, dứa, mì, ngan + Từ dùng ở miền Nam: ba má, bông, trái, anh hai, vịt xiêm,.. - 1 học sinh đọc đề. - Đọc đoạn văn. + Chi, rứa, nờ, hắn, tui. + Miền trung. - Học sinh trao đổi cặp làm bài tập và chia sẻ. - Đọc tiếp nối trước lớp. + Chi (gì), rứa (thế), nờ (à), hắn (nó), tui (tôi). - Nhận xét. - Đọc đề. - Học sinh làm vở bài tập. - 1 học sinh làm bảng, chia sẻ trước lớp. - Thống nhất kết quả. 3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Đặt câu với từ địa phương: Chi, rứa, nờ, hắn, tui,... - Viết đoạn văn ngắn kể về quê hương mình, có sử dụng từ địa phương. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa I. - Viết đúng, đẹp tên riêng Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *GDBVMT: - Giáo dục tình cảm quê hương. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Mẫu chữ hoa I, Ô, K viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. - Học sinh: Bảng con, vở Tập viết. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp” - HS lên bảng viết: Ghềnh Ráng, Hàm Nghi, Hải Vân, vịnh Hàn. - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Hát: Năm ngón tay ngoan. - Học sinh tham gia thi viết. - Lắng nghe. 2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: + Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 3 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Ông Ích Khiêm. => Ông Ích Khiêm là một quan nhà Nguyễn, văn võ toàn tài. Ông quê ở Quảng Nam, con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp. + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con. Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết tiết kiệm. + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho học sinh luyện viết bảng con. - I, Ô, K. - 3 Học sinh nêu lại quy trình viết. - Học sinh quan sát. - Học sinh viết bảng con: I, Ô, K. - Học sinh đọc từ ứng dụng. - 3 chữ: Ông Ích Khiêm. - Chữ Ô, g, I, h, K cao 2 li rưỡi, chữ n, c, i, ê, m cao 1 li. - Học sinh viết bảng con: Ông Ích Khiêm. - Học sinh đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe. - Học sinh phân tích độ cao các con chữ. - Học sinh viết bảng: Ít. 3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa I. + 1 dòng chữa Ô, K. + 1 dòng tên riêng Ông Ích Khiêm. + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh. - Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh. - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. - Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên. 4. HĐ ứng dụng: (1 phút) 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính chắt chiu, tiết kiệm và luyện viết cho đẹp. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................... TIẾNG ANH: (GV chuyên trách) .. Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2018 TIẾNG ANH: (GV chuyên trách) ...................................................................................... TIẾNG ANH: (GV chuyên trách) ...................................................................................... TOÁN: TIẾT 64: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán (có một phép nhân 9). - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng tính chất giao hoán trong phép nhân để làm tính và giải toán. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (dòng 3, 4). II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút): - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: Giáo viên nêu các phép tính để học sinh nêu kết quả. 9x 2 = ? 4 x 9 = ? 9 x 5 = ? 9 x 8 =? - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. HĐ thực hành (25 phút): * Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán (có một phép nhân 9). - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể. * Cách tiến hành: Bài 1: Trò chơi “Xì điện” - Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 2: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt kết quả. Bài 4 (dòng 1, 2): Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Giáo viên tổ chức cho 2 đội học sinh tham gia chơi để hoàn thành bài tập. - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 4 (dòng 3, 4): (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. - Học sinh làm bài cá nhân sau đó nối tiếp nêu kết quả: 9x1=9 9x2=18 9x3=27 9x5=45 9x7=63 9x9=81 - Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp: 9 x 3 + 9 = 27 + 9 = 36 9 x 4 + 9 = 36 + 9 = 45 9 x 8 + 9 = 72 + 9 = 81 9 x 9 + 9 = 81 + 9 = 90 - Học sinh làm cá nhân. - Chia sẻ cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải: Số xe ô tô của 3 đội còn lại là: 9 x 3 = 27 (ô tô) Số xe ô tô của công ty đó là: 10 + 27 = 37 (ô tô) Đáp số: 37 ô tô - Học sinh tham gia chơi. x 1 2 3 6 6 12 18 7 7 14 21 - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành: x 1 2 3 8 8 16 24 9 9 18 27 3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài toán sau: Mỗi túi đựng 9kg ngô. Hỏi 3 túi đự
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_13_n.doc