Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 7+8, Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

+ Biết được dữ liệu và kiểu dữ liệu.

+ Biết các phép toán và phép so sánh.

2.Kĩ năng

 + Phân biệt được các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

3.Thái độ

 + Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.

4. Xác định nội dung của bài

 + Dữ liệu và kiểu dữ liệu

5.Định hướng hình thành năng lực

 - Năng lực chung: Tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp.

 - Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: Bảng

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Các kiến thức liên quan đến bài học.

 

doc 6 trang linhnguyen 08/10/2022 4440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 7+8, Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 7+8, Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 7+8, Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu - Năm học 2020-2021
Tuần: 4 	Tiết: 7
Ngày soạn: 22/09/2020	Ngày dạy: 28/09/2020
Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU (tiết 1)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Biết được dữ liệu và kiểu dữ liệu.
+ Biết các phép toán và phép so sánh.
2.Kĩ năng
	+ Phân biệt được các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
3.Thái độ
	+ Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
4. Xác định nội dung của bài
 + Dữ liệu và kiểu dữ liệu
5.Định hướng hình thành năng lực
	- Năng lực chung: Tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp.
	- Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Bảng
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Các kiến thức liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)
* Câu hỏi: Viết một chương trình đơn giản in ra màn hình dòng chữ “ Chào các bạn lớp 8A” ra màn hình. Xác định đâu là phần khai báo, đâu là thân chương trình.
 * Trả lời: 
Program cauhoi1;
 Uses crt;
 Begin
Writeln (‘chao cac ban lop 8A’);
 End.
- Phần khai báo: program, uses
- Thân chương trình: begin, end
2.KHỞI ĐỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: có hứng thú tìm hiểu bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Thông tin trong máy tính rất đa dạng nên dữ liệu trong máy cũng khác nhau về bản chất. 
- Để dễ dàng viết một chương trình nào đó thì trước hết chúng ta cần biết những gì?
- Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
- Chú ý lắng nghe
- Dữ liệu và kiểu dữ liệu
HOẠT ĐỘNG 1: Dữ liệu và kiểu dữ liệu (15 phút)
- Mục tiêu: Biết được dữ liệu và kiểu dữ liệu.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Phân biệt được các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Giới thiệu các kiểu dữ liệu thường gặp trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Lấy ví dụ minh họa:
- ? Ngoài ra ta còn gặp loại dữ liệu nào nữa.
- Trong Pascal ta chia dữ liệu số thành các kiểu nhỏ hơn theo các phạm vi giá trị khác nhau.
- Lắng nghe.
- Dữ liệu số và dữ liệu văn bản.
- Láng nghe và ghi bài
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu
- Các ngôn ngữ lập trình định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản.
Dưới đây là một số kiểu dữ liệu thường dùng nhất: Số nguyên, Số thực, Xâu kí tự (hay xâu).
- Ngoài ra, mỗi ngôn ngữ lập trình còn định nghĩa nhiều kiểu dữ liệu khác.
Tên kiểu
Phạm vi giá trị
Integer
Số nguyên trong khoảng -215 đến 215 – 1
Real
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9x10-39 đến 1,7x1038
Char
Một kí tự trong bảng chữ cá

String
Xâu ký tự, tối đa gồm 255 kí tự.
* Chú ý: Trong Pascal để chương trình dịch hiểu dãy chữ số là kiểu xâu, ta phải đặt dãy chữ số đó trong cặp nháy đơn.
- Ví dụ: ‘5674’ , ‘8132’
HOẠT ĐỘNG 2: Các phép toán và dữ liệu kiểu số (18 phút)
- Mục tiêu:Biết các phép toán và phép so sánh.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Phân biệt được các kí hiệu toán học và kí hiệu trong Pascal.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Cho HS phân biệt sự khác nhau giữa kí hiệu phép toán trong toán học và trong pascal.
- Trong pascal chỉ cho phép sử dụng cặp dấu () để mô tả thứ tự thực hiện các phép toán.
?Khi viết chương trình, nếu như quên quy định này của pascal thì điều gì sẽ xảy ra?
- Giới thiệu cho HS biết về các phép toán chia lấy phần nguyên và phép toán chia lấy phần dư.
- Lấy một vài ví dụ minh họa
- Quan sát.
- Chương trình sẽ bị báo lỗi sau khi dịch.
- Lắng nghe
2. Các phép toán và dữ liệu kiểu số
- Trong ngôn ngữ lập trình ta đều có thể thực hiện các phép toán số học với các số nguyên và số thực.
Kí hiệu
Phép toán
Kiểu dữ liệu
+
Cộng
S.nguyên, s.thực
-
Trừ
S.nguyên, s.thực
*
Nhân
S.nguyên, s.thực
/
Chia
S.nguyên, s.thực
Div
Chia lấy phần nguyên
Số nguyên
Mod
Chia lấy phần dư
Số nguyên
Ví dụ:
5 div 2 = 2; 5 mod 2 = 1.
a x b – c + d = a * b – c + d.
- Trong pascal chỉ cho phép sử dụng cặp dấu () để mô tả thứ tự thực hiện các phép toán.
- Các phép toán được thực hiện theo thứ tự ưu tiên giống như trong biểu thức số học. 
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ ( 3 phút)
- Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: trả lời được nội dung của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Khai báo ĐTB (7.5) thì ta xử dụng kiểu dữ liệu nào?
- ?Viết biểu thức toán sau bằng các kí hiệu trong pascal: (a2+b)(1+c3)
- Real
- (a * a + b) * (1+c*c*c)
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
- Xem trước nội dung còn lại của “Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU(tt)”.
---—&–---
Tuần: 4 	Tiết: 8
Ngày soạn: 22/09/2020	Ngày dạy: 29/09/2020
Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU (tiết 1)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Biết được các phép so sánh trong pascal.
+ Biết được sự tương tác giữa người và máy là do người lập trình tạo ra.
2.Kĩ năng
+ Nắm rõ được quy luật giao tiếp giữa người và máy trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
3.Thái độ
	+ Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
4. Xác định nội dung của bài
 + Giao tiếp người với may tính 
5.Định hướng hình thành năng lực
	- Năng lực chung: Tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp.
	- Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Bảng
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Các kiến thức liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
2.KHỞI ĐỘNG (3 phút)
- Mục tiêu: có hứng thú tìm hiểu bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu các phép toán học, hôm nay ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các phép so sánh và các lệnh dùng chung cho giao tiếp giữa con người và máy, để hiểu rõ hơn ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Chú ý lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 1: Các phép so sánh trong pascal (18 phút)
- Mục tiêu: + Biết được các phép so sánh trong pascal.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Phân biệt được các phép so sánh trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
 - Giới thiệu cho HS thấy sự khác biệt về kí hiệu sử dụng trong toán học và trong pascal.
- Kết quả của phép so sánh chỉ có thể là đúng hoặc sai.
- Khi làm việc với ngôn ngữ lập trình nào thì phải tuân thủ các quy định của ngôn ngữ lập trình đó.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
3. Các phép so sánh
KH trong pascal
Phép so sánh
=
bằng
khác
<
nhỏ hơn
< =
nhỏ hơn or bằng
>
lớn hơn
> =
lớn hơn or bằng
* Chú ý: Kết quả của phép so sánh chỉ có thể đúng hoặc sai.
Ví dụ: 22>19 cho kết quả đúng.
5+x< = 10: đúng or sai lại phụ thuộc vào giá trị của x.
HOẠT ĐỘNG 2: Giao tiếp giữa người và máy (17 phút)
- Mục tiêu: Biết được sự tương tác giữa người và máy là do người lập trình tạo ra.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Nắm rõ được quy luật giao tiếp giữa người và máy trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa người và máy tính khi chương trình hoạt động thường được gọi là giao tiếp, hoặc tương tác người - máy.
- Giải thích sơ bộ về một số câu lệnh nhập tên đơn giản.
- Lắng nghe.
- Chú ý, lắng nghe.
4.Giao tiếp giữa người và máy
* Một số trường hợp tương tác giữa người và máy:
a.Thông báo kết quả tính toán
+ write (:n:m) hoặc writeln (:n:m): dùng để điều khiển cách in số thực trên màn hình, n qui định độ rộng in số, m là chữ số thập phân.
b.Nhập dữ liệu
+ read(x) hoặc readln(x) : nhập dữ liệu cho biến x.
c.Các lệnh tạm ngừng chương trình
+ delay(x): tạm ngừng chương trình trong vòng x/1000 giây.
+ read hoặc readln tạm ngừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím Enter.
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ ( 3 phút)
- Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: trả lời được nội dung của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- ? Writeln(‘so tien phai tra la’,thanh tien,10:2); có ý nhĩa gì?
* Bổ sung kiến thức.
- Ta có thể sử dụng một số hàm số học viết sẵn như hàm bình phương (sqr), khai căn bậc hai (sqrt), hàm giá trị tuyệt đối (abs).
Ví dụ:	- Biểu thức a2 có thể viết là a*a hoặc sqr(a).
- Giá trị tuyệt đối của số a được viết là abs(a).
- Căn bậc hai của số không âm a được viết là sqrt (a).
- In ra màn hình: số tiền phải trả là: thanhtien với độ rộng là 10 và hai số thập phân nằm sau nó.
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: trả lời được nội dung của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Tìm hiểu phép toán cộng và phép so sánh đối với kí tự và xâu trong Pascal
- Ví dụ phép toán cộng
A+ A= AA
Tinhocj> tinhoc
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
- Làm bài tập SGK.
- Xem trước bài mới “ Bài thực hành 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_8_theo_cv3280_tiet_78_ba.doc