Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 58, Bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1) - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

 - Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.

 - Tìm hiểu một số ví dụ về biến mảng.

2.Kĩ năng

 - Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó.

3.Thái độ

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

4.Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: chuyên môn, hợp tác, giao tiếp, gợi nhớ, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

1.Chuẩn bị của giáo viên

+ Kết hợp phương pháp thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.

+ Phấn, bảng đen, thước kẻ, sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 8, giáo án.

2.Chuẩn bị của học sinh

+ Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1.Ổn định lớp (2 phút)

2.Khởi động (5 phút)

- Mục tiêu: có hứng thú tìm hiểu bài học

- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp

- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân

- Sản phẩm: Định hướng được nội dung học tập

 

doc 2 trang linhnguyen 08/10/2022 6440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 58, Bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 58, Bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1) - Năm học 2019-2020

Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 58, Bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 1) - Năm học 2019-2020
Tuần: 25	Ngày soạn: 12/05/2020
Tiết: 49	Ngày dạy: 22/05/2020
Bài 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức
 - Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.
 	- Tìm hiểu một số ví dụ về biến mảng.
2.Kĩ năng
	- Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó.
3.Thái độ
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4.Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực chung: chuyên môn, hợp tác, giao tiếp, gợi nhớ, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1.Chuẩn bị của giáo viên
+ Kết hợp phương pháp thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.
+ Phấn, bảng đen, thước kẻ, sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 8, giáo án.
2.Chuẩn bị của học sinh
+ Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Ổn định lớp (2 phút)
2.Khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: có hứng thú tìm hiểu bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Sản phẩm: Định hướng được nội dung học tập
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Giả sử chúng ta cần viết chương trình nhập điểm kiểm tra của các học sinh trong một lớp và sau đó in ra màn hình điểm số cao nhất.
- Vì mỗi biến chỉ có thể lưu một giá trị duy nhất, để có thể nhập điểm và so sánh chúng, ta cần sử dụng nhiều biến, mỗi biến cho một học sinh. 
-Vì thế ngôn ngữ lập trình đều có một kiểu dữ liệu được gọi là kiểu mảng. Nội dung như thế nào thì bây giờ ta sẽ tìm hiểu.
- Chú ý
3.Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu dãy số và biến mảng ( 15 phút)
- Mục tiêu: Biết nhu cầu cần có dữ liệu kiểu mảng
 - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp
 - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Sản phẩm: HS hiểu được khái niệm biến mảng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 1
- Ví dụ như trong Pascal ta cần nhiều câu lệnh khai báo và nhập dữ liệu dạng sau đây, mỗi câu lệnh tương ứng với điểm của một học sinh
- ?Dữ liệu mảng là gì.
+: Ví dụ 1. Giả sử chúng ta cần viết chương trình nhập điểm kiểm tra của các học sinh trong một lớp và sau đó in ra màn hình điểm số cao nhất. Vì mỗi biến chỉ có thể lưu một giá trị duy nhất, để có thể nhập điểm và so sánh chúng, ta cần sử dụng nhiều biến, mỗi biến cho một học sinh. 
Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. 
Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số:
Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số (số nguyên, hoặc số thực) có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
1. Dãy số và biến mảng
Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ về biến mảng ( 20 phút)
- Mục tiêu: Biết cách khai báo biến mảng
 - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp
 - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Sản phẩm: HS khai báo được biến mảng thông qua ví dụ.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Để làm việc với các dãy số nguyên hay số thực, chúng ta phải khai báo biến mảng có kiểu tương ứng trong phần khai báo của chương trình. 
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => Nêu cách khai báo biến mảng.
- Cách khai báo đơn giản một biến mảng trong ngôn ngữ Pascal như sau:
Var Chieucao: array[1..50] of real;
Var Tuoi: array[21..80] of integer;
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức
+ Cách khai báo mảng trong Pascal như sau:
Var Tên mảng : Array[.. ] of ;
- Trong đó chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên hoặc biểu thức nguyên thoả mãn chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối và kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real.
2. Ví dụ về biến mảng
Cách khai báo mảng trong Pascal như sau:
Var Tên mảng : Array[.. ] of ;
4.Củng cố (2 phút)
- Hãy nêu cách khai báo biến mảng, cho một vài ví dụ về khai báo biến mảng.
5.Vận dụng, mở rộng
V.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút)
- Về nhà học bài, kết hợp SGK và xem trước nội dung còn lại của bài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_8_theo_cv3280_tiet_58_ba.doc