Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 27, Bài thực hành 4: Sử dụng lệnh điều kiện If...then (Tiết 1) - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.

- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.

- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.

2.Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình.

- Hiểu cú pháp và hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ trong pascal.

- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện.

3.Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài.

4.Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực gợi nhớ, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

1.Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: phòng máy.

- Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án.

2.Chuẩn bị của học sinh

+ Nội dung liên quan đến bài học.

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.

- Kĩ thuật dạy học: chuyển giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

 

doc 5 trang linhnguyen 6740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 27, Bài thực hành 4: Sử dụng lệnh điều kiện If...then (Tiết 1) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 27, Bài thực hành 4: Sử dụng lệnh điều kiện If...then (Tiết 1) - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 27, Bài thực hành 4: Sử dụng lệnh điều kiện If...then (Tiết 1) - Năm học 2018-2019
Tuần: 14 	Ngày soạn: 19/11/2018	
Tiết: 27 	Ngày dạy: 26/11/2018
Bài thực hành 4: SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình.
- Hiểu cú pháp và hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ trong pascal.
- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện.
3.Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài.
4.Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực gợi nhớ, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: phòng máy.
- Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án.	
2.Chuẩn bị của học sinh
+ Nội dung liên quan đến bài học.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: chuyển giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)
* Câu hỏi: Nêu cú pháp và công dụng của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ.
* Trả lời:* Dạng thiếu:
If then ;
-> CT sẽ kiểm tra ĐK này, nếu ĐK thỏa mãn, thì CT thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, nếu không thỏa mản thì bỏ qua câu lệnh.
* Dạng đủ:
If then else ;
-> CT sẽ kiểm tra ĐK này, nếu ĐK thỏa mãn, thì CT thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa then, nếu không thỏa mản thì thực hiện câu lệnh 2.
2.KHỞI ĐỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: Có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: định hướng nội dung học tập
Hoaït ñoäng giaùo vieân
Hoaït ñoäng hoïc sinh
- Sau khi học những kiến thức của bài để có thể nhớ bài kỹ hơn ta cần làm thêm gì?
- Để rõ hơn nội dung bài học chúng ta cùng tìm hiểu BTH4: SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN 
- Thực hành trên máy
- Chú ý lắng nghe
3.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài tập 1 (15 phút)
- Mục tiêu: Xác định bài toán, mô tả thuật toán và viết chương trình của một bài toán cụ thể.
- Năng lực hình thành: chuyên môn, hợp tác, giao tiếp, gợi nhớ, sử dụng ngôn ngữ, tư duy.
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, nhóm.
- Phương tiện: Bảng
- Sản phẩm: Hiểu được bài tập trong bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và thực hiện theo các bước hướng dẫn SGK.
- Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành.
- Theo dõi quá trình thực hành.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh.
- Yêu cầu hs lưu chương trình với tên Sapxep
- Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình.
- Lưu chương trình với tên sapxep.
1.Bài tập 1
- Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm.
* Bài giải:
Program sapxep;
Var a,b: integer;
Begin
Write(‘nhap a’); Readln(a);
Write(‘nhap b’); Readln(b);
If a<b then write(a,’ ‘,b);
Else write(b, ‘ ‘,a)
End.
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập 2 (18 phút)
- Mục tiêu: Xác định bài toán, mô tả thuật toán và viết chương trình của một bài toán cụ thể.
- Năng lực hình thành: chuyên môn, hợp tác, giao tiếp, gợi nhớ, sử dụng ngôn ngữ, tư duy.
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, nhóm.
- Phương tiện: Bảng
- Sản phẩm: Hiểu được bài tập trong bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và thực hiện theo các bước hướng dẫn SGK.
- Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành.
- Theo dõi quá trình thực hành.
- Yêu cầu hs lưu chương trình.
- Yêu cầu hs chạy ct với các bộ dữ liệu khác nhau.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Lưu chương trình với tên aicaohon.
- Chạy chương trình với bộ dữ liệu (1,5 1,6),.
2.Bài tập 2
- Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh của hai bạn.
* Bài giải:
Program aicaohon;
Var a,b: real;
Begin
Write(‘nhap a);
Readln(a);
Write(‘nhapb’); Readln(b);
If a>b then 
 Writeln(‘acaohon‘);	Writeln(;bcaohon’)
Else write(‘a=b’);
Readln;
End.
V.CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP (4 phút)
- Hướng dẫn học sinh thực hiện một số thao tác thường mắc phải trong quá trình thực hành.
- Bài tập làm thêm: Viết chương trình tìm số nhỏ nhất trong ba số a,b,c;
VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút)
- Học bài và làm bài tập đầy đủ. Xem trước bài tập số 3 và số 4 để tiết sau học.
--——&––--
Tuần: 14 	Ngày soạn: 19/11/2018	
Tiết: 28 	Ngày dạy: 26/11/2018
Bài thực hành 4: SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh.
2.Kỹ năng
- Hiểu cấu trúc và hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ.
- Luyện tập sử dụng câu lệnh điều kiện if then.
- Đọc được các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
3.Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài.
4.Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực gợi nhớ, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: phòng máy tính.
 - Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án.
2.Chuẩn bị của học sinh
	Nội dung liên quan đến bài học.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
Kĩ thuật dạy học: chuyển giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
2.KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)
Câu hỏi
CH1: Viết chương trình nhập hai số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm.	
CH2: Nêu cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ?
Trả lời
CH1:	Program sapxep;
Var a,b: integer;
Begin
Write(‘nhap a: ’); Readln(a);
Write(‘nhap b: ’); Readln(b);
If a<b then write(a,’ ‘,b) else write(b, ‘ ‘,a);
Readln;
End.
CH2: If then ;
If then else ;
2. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: định hướng nội dung học tập
Hoaït ñoäng giaùo vieân
Hoaït ñoäng hoïc sinh
- Sau khi học những kiến thức của bài để có thể nhớ bài kỹ hơn ta cần làm thêm gì?
- Để rõ hơn nội dung bài học chúng ta cùng tìm hiểu BTH4: SỬ DỤNG LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN 
- Thực hành trên máy
- Chú ý lắng nghe
3.HỈNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 3 sgk (20 phút)
- Mục tiêu: Đọc được các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
- Năng lực hình thành: Năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác.
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, đàm thoại, làm việc nhóm.
- SKĩ thuật dạy học:
- Phương tiện: Bảng, máy tính.
- Sản phẩm: Hiểu được bài tập trong bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Yêu cầu hs đọc bài toán.
- Đưa ra ý tưởng :
Ba số dương a,b,c là độ dài các cạnh của một tam giác khi và chỉ khi a+b>c và b+c>a và a+c>b
- Yêu cầu học sinh xác định Input, output của bài toán.
- Yêu cầu học sinh mô tả thuật toán.
- Yêu cầu học sinh nhập chương trình, lưu, sửa lỗi, và chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau.
- Đưa ra 2 bộ dữ liệu:
(1,2, 3) -> a, b, c không là ba cạnh của một tam giác.
(3, 5, 4) -> a, b, c là ba cạnh của một tam giác
- Yêu cầu hs tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình.
- Từ thuật toán đựơc mô tả GV giải thích ý nghĩa của từ khóa (And) và (Or).
+ Cuối giờ giáo viên nhận xét, đánh giá và chấm điểm cho từng nhóm dựa trên kết quả các bài mà học sinh đã làm.
- Đọc bài.
- Chú ý lắng nghe.
- Xác định Input, output
- Mô tả thuật toán.
- Thực hành trên máy.
- Chạy chương trình theo 2 bộ dữ liệu đó.
- Nêu ý nghĩa các câu lệnh trong chương trình.
- Chú ý lắng nghe.
Bài 3. Chương trình nhập ba số nguyên dương a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không.
* Xác định bài toán.
- Input: 3 số a, b, c lớn hơn 0
- Output: Thông báo 3 số a, b, c có phải là ba cạnh của một tam giác hay không?
* Mô tả thuật toán:
B1: Nhập a, b, c >0
B2: Nếu (b+c>a) và (a+b>c) và (c+a>b) thông báo a, b,c là ba cạnh của một tam giác rồi chuyển qua B4
B3: Ngược lại, thông báo a, b, c không phải là ba cạnh của một tam giác và chuyển qua B4.
B4: In kết quả và kết thúc chương trình.
Hoạt động 2 : Bài tập (14 phút)
- Mục tiêu : Vận dụng câu lệnh điều kiện để viết chương trình trên máy tính.
- Năng lực hình thành : Năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực tư duy.
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề, đàm thoại, làm việc nhóm.
- Kĩ thuật dạy học:
- Phương tiện: Bảng, máy tính.
- Sản phẩm: Hiểu được bài tập trong bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Đưa ra yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu học sinh xác định Input, output của bài toán.
- Đưa ra ý tưởng
Số lớn nhất là số có giá trị lớn hơn giá trị của 2 số còn lại.
- Yêu cầu học sinh mô tả thuật toán.
- Yêu cầu học sinh nhập chương trình, lưu, sửa lỗi, và chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau.
- Chú ý lắng nghe.
- Xác định Input, output
- Chú ý lắng nghe.
- Mô tả thuật toán.
- Thực hành trên máy.
Bài 4: : Viết chương trình nhập 3 số a,b,c từ bàn phím và in ra màn hình số có giá trị lớn nhất.
Program SLN ;
Uses crt ;
Var a,b,c : integer ;
Begin
	If a>b and a>c then 
	writeln(a,‘ la so lon nhat’) ;
	If b>a and b>c then 
	writeln(b,‘ la so lon nhat’) ;
	If c>b and c>a then 
	writeln(c,‘ la so lon nhat’) ;
Readln ;
End.
V.CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP (4 phút)
CH1: Nhắc lại câu lệnh điều kiện if...then dạng thiếu và dạng đầy đủ ?
If then ;
If then else ;
CH2: Nêu ý nghĩa của từ khóa And và Or ?
CH3: Viết chương trình nhập 3 số a,b,c từ bàn phím và in ra màn hình số có giá trị nhỏ nhất.
Program SLN ;
Uses crt ;
Var a,b,c : integer ;
Begin
	If a>b and a>c then 
	writeln(a,‘ la so lon nhat’) ;
	If b>a and b>c then 
	writeln(b,‘ la so lon nhat’) ;
	If c>b and c>a then 
	writeln(c,‘ la so lon nhat’) ;
Readln ;
End.
VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút)
- Các em về ôn lại các bài tập để tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra thực hành.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_8_theo_cv3280_tiet_27_ba.doc