Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 11+12, Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình - Năm học 2018-2019

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

+ Biết được khái niệm biến.

2.Kĩ năng

 + Hiểu được cách khai báo biến trong chương trình.

3.Thái độ

 + Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.

4.Định hướng hình thành năng lực

 - Năng lực chung: Tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp.

 - Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: Bảng

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Các kiến thức liên quan đến bài học.

 

doc 5 trang linhnguyen 5360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 11+12, Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 11+12, Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tin học 8 theo CV3280 - Tiết 11+12, Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình - Năm học 2018-2019
Tuần: 6	Tiết: 11
Ngày soạn: 24/9/2018	Ngày dạy: 01/10/2018
Bài 4: SỬ DỤNG BIẾN VÀ HẰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tiết 1)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Biết được khái niệm biến.
2.Kĩ năng
	+ Hiểu được cách khai báo biến trong chương trình.
3.Thái độ
	+ Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
4.Định hướng hình thành năng lực
	- Năng lực chung: Tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp.
	- Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Bảng
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Các kiến thức liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)
CH:Sắp xếp lại lệnh và bổ sung chương trình sau:
Begin;
Uses crt;
Program hinhthang;
Clrscr;
Writeln (‘chuvi=’, 
3+3* 5+4*5+9);
Readln;
HS: Làm bài	Gv: Nhận xét và điều chỉnh
2.KHỞI ĐỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: có hứng thú tìm hiểu bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Các em đã biết dữ liệu nhập vào thì được lưu trong bộ nhớ của máy tính. 
- Để chương trình biết chính xác dữ liệu đó được lưu ở vị trí nào trong bộ nhớ, thì các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trình rất quan trọng, đó là gì?
- Cách sử dụng biến như thế nào thì hôm nay ta sẽ bắt đầu tìm hiểu.
- Biến nhớ 
HOẠT ĐỘNG 1: Biến là công cụ lập trình (15 phút)
- Mục tiêu: Biết được khái niệm biến
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: khái niệm biến
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS viết công thức tính diện tích hình tròn có bán kính r =2.
- Với cách viết như trên, nếu muốn tính S hình tròn với bán kính khác thì phải làm sao? 
- Trong lập trình nếu viết quá nhiều chương trình thì sẽ thế nào?
- Để giải quyết được vấn đề này ta phải sử dụng biến nhớ r, biến này sẽ lưu giá trị của các số được nhập vào từ bàn phím.
- Giới thiệu khái niệm biến
- Yêu cầu hs đọc ví dụ 1 trong SGK.
- Hướng dẫn cách đặt biến
- S= 3.14*2
- Viết lại công thức khác
- Tốn thời gian
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và ghi bài
- Đọc bài và chú ý
- Chú ý và ghi nhớ
1.Biến là công cụ trong lập trình
- Biến là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. Giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
HOẠT ĐỘNG 2: Khai báo biến (15 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được cách khai báo biến trong chương trình.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: khai báo được biến trong chương trình
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Hướng dẫn HS khai báo biến.
- Từ đó GV đưa ra chương trình cho HS quan sát.
- Nhấn mạnh cho HS cần khai báo tên biến, kiểu của biến. Vì vậy giá trị của biến có thể thay đổi.
- Giải thích kỹ đâu là từ khóa của ngôn ngữ lập trình dùng để khai báo biến, đâu là biến được đặt.
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm tìm ra một vài ví dụ khác về khai báo biến.
- Chú ý, lắng nghe.
- Quan sát chương trình với nội dung sau:
Var r: integer;
Begin
Wirte(‘nhap bkht r:=’);readln(r);
Write(‘dien tich hinh tron la:’ , 3,14 * r * r );
Readln;
End.
- Lắng nghe.
2.Khai báo biến
- Biến phải được khai báo trước khi sử dụng chương trình.
- Việc khai báo biến gồm:
+ Khai báo tên biến;
+ Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
* Câu lệnh khai báo biến như sau:
Var , ,. : ;
Ví dụ:
Var m,n:integer;
- var là từ khóa của ngôn ngữ lập trình.
- m,n là các biến có kiểu số nguyên.
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ ( 3 phút)
- Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: trả lời được nội dung của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Khai báo sau đây đúng/ sai:
a) var tb:30;
b) var 4hs: integer;
Sai
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Vận dụng được kiến thức
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Khai báo biến ĐTB để tính điểm trung bình của các môn học
- Var ĐTB: real;
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
- Xem trước hai nội dung còn lại của “ Bài 4: SỬ DỤNG BIẾN VÀ HẰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tt)”.
---—&–---
Tuần: 6	Tiết: 12
Ngày soạn: 24/9/2018	Ngày dạy: 01/10/2018
Bài 4: SỬ DỤNG BIẾN VÀ HẰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tiết 2)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Biết được khái niệm hằng.
2.Kĩ năng
+ Hiểu được cách sử dụng biến, hằng.
3.Thái độ
	+ Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
4.Định hướng hình thành năng lực
	- Năng lực chung: Tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp.
	- Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Bảng
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Các kiến thức liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
2.KHỞI ĐỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: có hứng thú tìm hiểu bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Ở tiết học trước chúng ta đã biết về biến, cách khai báo biến 
- Trong chương trình còn một đại lượng quan trọng nữa đó là gì?
- Trong tiết này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng biến và tìm hiểu về hằng trong một chương trình.
- Hằng
HOẠT ĐỘNG 1: Sử dụng biến trong chương trình (15 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được cách sử dụng biến.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Biết cách sử dụng biến trong chương trình.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Sau khi khai báo ta có thể sử dụng các biến trong chương trình.
- Nêu các thao tác có thể thực hiện với các biến.
- Nếu biến kiểu nguyên thì chỉ có thể được gán giá trị nguyên.
- ? Khai báo biến để lưu tuổi của một người.
- ? Khai báo biến để lưu chiều cao của một bạn.
- Giải thích cách sử dụng biến trong một đoạn chương trình.
- Lắng nghe.
- Giải thích được việc lựa chọn kiêu dữ liệu phù hợp.
Var T: integer;
 Var chieucao: real;
3.Sử dụng biến trong chương trình
- Các thao tác có thể thực hiện với biến là:
+ Gán giá trị cho biến 
+ Tính toán với giá trị của biến.
- Phép gán trong pascal (:=)
Ví dụ:
- x:=12: biến x nhận giá trị 12.
- i:=i+5: biến i nhận được giá trị hiện tại của i và cộng thêm 5 đơn vị.
HOẠT ĐỘNG 2: Hằng (15 phút)
- Mục tiêu: Biết khái niệm hằng, sử dụng hằng trong chương trình.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Biết khái niệm hằng và cách sử dụng hằng trong chương trình.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Ngoài công cụ chính để lưu trữ dữ liệu là biến, thì ngôn ngữ lập trình còn có các công cụ khác là hằng.
- Phân biệt cho hs nhận thấy sự khác biệt giữa cách khai báo, và sử dụng của biến và hằng.
- Giải thích cho hs rõ đâu là từ khóa để khai báo hằng.
- ?Các hằng được gán với giá trị như thế nào.
- Lắng nghe.
- Phân biệt sự khác nhau giữa biến và hằng.
- Quan sát bảng và lắng nghe.
- Trả lời.
4.Khai báo hằng
- Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
- Muốn sử dụng hằng, ta cũng cần khai báo tên hằng, tuy nhiên hằng phải được gán giá trị ngay sau khi khai báo.
Ví dụ: const pi=3,14;
	Bankinh=2;
- Const: là từ khóa để khai báo.
- Pi,bankinh là các hằng được gán các giá trị tương ứng.
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ ( 3 phút)
- Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: trả lời được nội dung của bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Khai báo sau đây đúng hay sai:
a) Const tb = 3,0;
b) var hs= 40;
a. Đúng
b. Sai
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Vận dụng được kiến thức
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng. Cho một vài ví dụ giữa khai báo biến và hằng.
- Giống: đều là đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu
- Khác: Giá Trị của biến có thể thay đổi còn của hằng thì không.
Ví dụ: Var r: integer;
Const r= 2;
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
- Xem trước nội dung thực hành “ BTH3: Khai báo và sử dụng biến”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_8_theo_cv3280_tiet_1112.doc