Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 7+8, Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Làm quen với chương trình bảng tính, trang tính và các thành phần chính của trang tính.

- Mở và lưu bảng tính trên máy tính.

2.Kĩ năng

- Phân biệt và nhập được các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.

- Chọn thành thạo các đối tượng trên trang tính.

3.Thái độ

- Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.

- Hoàn thành tốt nội dung thực hành.

4. Xác định nội dung của bài

 - Biết các đối tượng trên trang tính, lưu trang tính

5.Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.

 - Năng lực chuyên biệt: tư duy, công nghệ thông tin

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: phòng máy, bảng.

- Học liệu: SGK tin học 7, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học.

 

doc 6 trang linhnguyen 07/10/2022 5680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 7+8, Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 7+8, Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 7+8, Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính - Năm học 2020-2021
Tuần: 4	Tiết: 7
Ngày soạn: 22/09/2020	Ngày dạy: 29/09/2020
Bài thực hành 2: LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH 
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Làm quen với chương trình bảng tính, trang tính và các thành phần chính của trang tính.
- Mở và lưu bảng tính trên máy tính.
2.Kĩ năng
- Phân biệt và nhập được các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
- Chọn thành thạo các đối tượng trên trang tính.
3.Thái độ
- Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.
- Hoàn thành tốt nội dung thực hành.
4. Xác định nội dung của bài
 - Biết các đối tượng trên trang tính, lưu trang tính 
5.Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
 - Năng lực chuyên biệt: tư duy, công nghệ thông tin
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: phòng máy, bảng.
- Học liệu: SGK tin học 7, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.KIỂM TRA 15 phút
Câu hỏi
Đáp án
Thang điểm
C1: Nêu các thành phần chính trên trang tính?
C2: Nêu cách chọn ô, hàng, cột, khối của trang tính?
- Hộp tên: Là ô ở góc trên bên trái thanh công thức, hiển thị địa chỉ ô đang được chọn.
- Khối ô: Là nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
+ Địa chỉ của khối: là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, được phân cách nhau bởi dấu hai chấm (:)
- Thanh công thức: nằm bên phải hộp tên, dùng để nhập, hiển thị nội dung hoặc công thức của ô đang được kích hoạt.
- Chọn ô: Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột.
- Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
- Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
- Chọn một khối ô: Kéo thả chuột từ một ô ở góc trên cùng bên trái đến ô ở góc dưới cùng bên phải
 7đ
 3đ
2.KHỞI ĐỘNG (3 phút)
- Mục tiêu: biết được ý nghĩa của tiết thực hành
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Có nhu cầu tìm hiểu bài học
Hoaït ñoäng giaùo vieân
Hoaït ñoäng hoïc sinh
- Sau khi học những kiến thức của bài để có thể nhớ bài kỹ hơn ta cần làm thêm gì?
- Để rõ hơn nội dung bài học chúng ta cùng tìm hiểu Bài thực hành 2: LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH 
- Thực hành trên máy
- Chú ý lắng nghe
3. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 1: Nội dung (12 phút)
- Mục tiêu: Biết mở và lưu bảng tính.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
+ Phân nhóm Hs thực hành.
+ Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
+ Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: phòng máy, bảng.
- Sản phẩm: hiểu được thao tác mở và lưu bảng tính.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nôi dung
- Yêu cầu hs khởi động chương trình bảng tính.
- ?Nếu muốn mở một bảng tính khác, ta thực hiện ntn.
- ?Để mở một tệp bảng tính đã có sẵn trên máy tính ta thực hiện ntn.
- Thực hiện theo yêu cầu của gv.
- Nháy nút lệnh New trên thanh công cụ.
- Mở thư mục chứa tệp và nháy đúp chuột.
1.Mở bảng tính mới
Nháy nút lệnh New trên thanh công cụ để mở một trang tính mới.
- ?Muốn lưu bảng tính đã có sẵn với một tên khác ta thực hiện ntn?
Dùng lệnh Fileà Save As
2.Lưu bảng tính với một tên khác
Dùng lệnh Fileà Save As để lưu bảng tính đã có sẵn trên máy tính với một tên khác.
HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập 1: (10 phút)
- Mục tiêu: Làm quen với chương trình bảng tính, trang tính và các thành phần chính của trang tính.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
+ Phân nhóm Hs thực hành.
+ Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
+ Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm
- Phương tiện dạy học: phòng máy, bảng.
- Sản phẩm: Phân biệt và nhập được các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nôi dung
- Hướng dẫn học sinh mở bảng tính mới và lưu bảng tính với một tên khác.
- Theo dõi và sửa sai
- Hướng dẫn học sinh nhận biết các thành phần chính trên trang tính: ô, hàng, cột, hộp tên và thanh công thức.
- Theo dõi và sửa sai
- Gõ =5+7 vào một ô và nhấn Enter và quan sát xem sự thay đổi ntn.
- Theo dõi và sửa sai
- Làm theo hướng dẫn.
- Thực hành.
- Thực hiện
3.Bài tập 1
- Xác định vị trí ô, hàng, cột, hộp tên và thanh công thức.
- Quan sát sự thay đổi về nội dung khi nháy chuột vào các ô khác. Và nhập dữ liệu.
HOẠT ĐỘNG 3: Bài tập 2: (3 phút)
- Mục tiêu: Hiểu được thao tác chọn các đối tượng trên trang tính.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
+ Phân nhóm Hs thực hành.
+ Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
+ Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm
- Phương tiện dạy học: phòng máy, bảng.
- Sản phẩm: Chọn thành thạo các đối tượng trên trang tính.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nôi dung
- Hướng dẫn HS thao tác chọn các đối tượng trên trang tính.
- Theo dõi, quan sát .
- Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Chú ý thực hiện
- Thực hành theo nội dung.
4.Bài tập 2
- Thao tác chọn ô, hàng, cột và một khối.
- Thực hiện thao tác chọn cả 3 cột.
- Nhận xét kết quả thực hành.
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 phút)
- Mục tiêu: Củng cố kỹ năng cho hs
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Hs có thể thực hiện tốt hơn
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh.
- Nêu một số lỗi học sinh thường mắc phải.
- Hướng dẫn học sinh tắt máy.
- Chú ý lắng nghe
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
- Về nhà xem trước phần còn lại “Bài thực hành 2: LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (Bài tập 3, 4)”.
---—&––---
Tuần: 4	Tiết: 8
Ngày soạn: 22/09/2020	Ngày dạy: 30/09/2020
Bài thực hành 2: LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (tt)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Biết mở và lưu bảng tính trên máy tính.
2.Kĩ năng
- Nhập được các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
3.Thái độ
- Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.
- Hoàn thành tốt nội dung thực hành.
4. Xác định nội dung của bài
 - Biết các đối tượng trên trang tính, lưu trang tính 
5.Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
 - Năng lực chuyên biệt: tư duy, công nghệ thông tin
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: phòng máy, bảng.
- Học liệu: SGK tin học 7, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
2.KHỞI ĐỘNG (3 phút)
- Mục tiêu: biết được ý nghĩa của tiết thực hành
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Có nhu cầu tìm hiểu bài học
Hoaït ñoäng giaùo vieân
Hoaït ñoäng hoïc sinh
- Sau khi học những kiến thức của bài để có thể nhớ bài kỹ hơn ta cần làm thêm gì?
- Để rõ hơn nội dung bài học chúng ta cùng tìm hiểu Bài thực hành 2: LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH 
- Thực hành trên máy
- Chú ý lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 1: Bài tập 3: (15 phút)
- Mục tiêu: Biết mở và lưu bảng tính trên máy tính.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
+ Phân nhóm Hs thực hành.
+ Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
+ Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm
- Phương tiện dạy học: phòng máy, bảng.
- Sản phẩm: mở và lưu được bảng tính trên máy tính
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Yêu cầu hs thực hiện theo bài tập 3.
- Yêu cầu hs mở một bảng tính mới.
- Hướng dẫn học sinh mở bảng tính đã có và lưu bảng tính với một tên khác.
- Thực hiện theo yêu cầu của gv.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
1.Bài tập 3: Mở bảng tính
- Khởi động bảng tính.
- Vào Fileà Open
HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập 4: (22 phút)
- Mục tiêu: Biết nhập các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
+ Phân nhóm Hs thực hành.
+ Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
+ Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm
- Phương tiện dạy học: phòng máy, bảng.
- Sản phẩm: Nhập được các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Hướng dẫn học sinh nhập dữ liệu vào trang tính.
- Lưu bảng tính với tên So theo doi the luc.
- Kiểm tra kết quả bài TH.
- Làm theo hướng dẫn của gv.
- Thực hành nhập nội dung theo mẫu.
4.Bài tập 4: Nhập dữ liệu vào trang tính
- Nhập dữ liệu theo mẫu hình 21.
- Lưu bảng tính với tên So theo doi the luc.
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (3 phút)
- Mục tiêu: Củng cố kỹ năng cho hs
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Hs có thể thực hiện tốt hơn
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh.
- Nêu một số lỗi học sinh thường mắc phải.
- Hướng dẫn học sinh tắt máy.
- Chú ý lắng nghe
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
	- Xem trước “LUYỆN GÕ PHÍM NHANH BẰNG TYPING MASTER”

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_7_theo_cv3280_tiet_78_ba.doc