Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 57, Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ - Năm học 2019-2020
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
+ Một số dạng biểu đồ thường dùng.
+ Các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu.
2.Kĩ năng
+ Thực hiện các thao tác với biểu đồ.
3.Thái độ
+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
4.Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực gợi nhớ, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: bảng, bảng phụ
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6, giáo án.
2.Chuẩn bị của học sinh
- Các kiến thức liên quan đến bài học.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, làm việc nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, nhóm
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
2.KHỞI ĐỘNG (6 phút)
- Mục tiêu: Định hướng được nội dung học tập
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: máy chiếu (nếu có)
- Sản phẩm: Đưa ra được các đánh giá, nhận xét dựa trên hình ảnh cho trước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 57, Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ - Năm học 2019-2020
Tuần: 25 Ngày soạn: 11/05/2020 Tiết: 49 Ngày dạy: 21/05/2020 Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức + Mục đích của việc sử dụng biểu đồ. + Một số dạng biểu đồ thường dùng. + Các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu. 2.Kĩ năng + Thực hiện các thao tác với biểu đồ. 3.Thái độ + Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc. 4.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực gợi nhớ, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy. II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1.Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: bảng, bảng phụ - Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6, giáo án. 2.Chuẩn bị của học sinh - Các kiến thức liên quan đến bài học. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, làm việc nhóm - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, nhóm IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ 2.KHỞI ĐỘNG (6 phút) - Mục tiêu: Định hướng được nội dung học tập - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân - Phương tiện dạy học: máy chiếu (nếu có) - Sản phẩm: Đưa ra được các đánh giá, nhận xét dựa trên hình ảnh cho trước. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Đưa ra 1 trang tính cho hs quan sát - Yêu cầu hs dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu - Đưa ra 1 bản đồ và yêu cầu dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu - Qua 2 việc đã thực hiện ở trên thì ta thực hiện với biểu đồ hay bảng dữ liệu sẽ dễ dàng hơn? - Để hiểu rõ hơn về biểu đồ và cách tạo biêu đồ chúng ta cùng tìm hiểu “Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ” - Chú ý quan sát - Thực hiện theo yêu cầu - Chú ý quan sát và thực hiện - Ở biểu đồ - Chú ý lắng nghe 3.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Minh họa số liệu bằng biểu đồ (10 phút) - Mục tiêu: Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân - Phương tiện dạy học: máy chiếu (nếu có) - Sản phẩm: Nêu đúng mục đích của việc sử dụng biểu đồ Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Theo em tại sao một số loại dữ liệu lại được biểu diễn dưới dạng biểu đồ? - ?Trong chương trình phổ thông em đã được học các loại biểu đồ nào? Em có biết tác dụng riêng của mỗi loại biểu đồ ấy không. + Suy nghĩ trả lời: Tại vì khi biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ dữ liệu được biểu diễn trực quan, dễ hiểu, dễ so sánh, dự đoán xu thế tăng -giảm của dữ liệu. + Trả lời theo yêu cầu của giáo viên. 1.Minh họa số liệu bằng biểu đồ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dạng biểu đồ (10 phút) - Mục tiêu: Nhớ lại một số dạng biểu đồ - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân - Phương tiện dạy học: máy chiếu (nếu có) - Sản phẩm: Hiểu được tác dụng từng dạng biểu đồ Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Với chương trình bảng tính ta có thể tạo các biểu đồ có hình dạng khác nhau để biểu diễn dữ liệu. - ?Em hãy nêu một số dạng biểu đồ mà em đã được học trong môn địa lý?. - Giáo viên giải thích tác dụng của từng dạng biểu đồ. + Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. + Suy nghĩ và trả lời. Có ba dạng biểu đồ cơ bản: - Biểu đồ cột - Biểu đồ đường gấp khúc - Biểu đồ hình tròn. + Chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. 2.Một số dạng biểu đồ + Biểu đồ cột: để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột. + Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu. + Biểu đồ hình tròn: để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tạo biểu đồ (15 phút) - Mục tiêu: Biết các bước tạo biểu đồ - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân - Phương tiện dạy học: máy chiếu (nếu có) - Sản phẩm: Trả lời đúng yêu cầu của giáo viên Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Giới thiệu cách tạo biểu đồ trên chương trình bảng tính Excel. - Làm việc nhóm nêu lại các bước tạo biểu đồ (5 phút) - Nhận xét chốt nội dung + Chú ý lắng nghe và quan sát các thao tác thực hiện của giáo viên => ghi nhớ kiến thức. + Nghiên cứu SGK và làm việc theo yêu cầu. 3. Tạo biểu đồ B1: Chọn vùng dữ liệu cần tạo biểu đồ. B2: Nháy Insert B3: Nháy chuột chọn dạng biểu đồ trong nhóm Chart B4: Chọn kiểu biểu đồ thích hợp 4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 phút) - Nhắc lại các bước tạo biểu đồ? 5.VẬN DỤNG, MỞ RỘNG V.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút) - Về học bài đầy đủ và xem trước phần còn lại của Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (tt)
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_7_theo_cv3280_tiet_57_ba.docx