Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 3+4, Bài thực hành 1: Làm quen với excel - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

+ Biết cách khởi động và kết thúc Excel.

+ Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính.

2.Kĩ năng

+ Rèn luyện kĩ năng di chuyển trên trang tính và kích hoạt ô tính.

3.Thái độ

+ Thái độ học tập nghiêm túc, thấy được ưu điểm của chương trình bảng tính.

4.Xác định nội dung của bài

 - Khởi động Excel và biết các thành phần của Excel

5.Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.

 - Năng lực chuyên biệt: tư duy, công nghệ thông tin

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: phòng máy

- Học liệu: SGK tin học 7, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học

 

doc 6 trang linhnguyen 5380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 3+4, Bài thực hành 1: Làm quen với excel - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 3+4, Bài thực hành 1: Làm quen với excel - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 3+4, Bài thực hành 1: Làm quen với excel - Năm học 2020-2021
Tuần: 2	Tiết: 3	
Ngày soạn: 7/09/2020	Ngày dạy: 15/09/2020
Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI EXCEL
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Biết cách khởi động và kết thúc Excel.
+ Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính.
2.Kĩ năng
+ Rèn luyện kĩ năng di chuyển trên trang tính và kích hoạt ô tính.
3.Thái độ
+ Thái độ học tập nghiêm túc, thấy được ưu điểm của chương trình bảng tính.
4.Xác định nội dung của bài
 - Khởi động Excel và biết các thành phần của Excel
5.Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
 - Năng lực chuyên biệt: tư duy, công nghệ thông tin
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: phòng máy
- Học liệu: SGK tin học 7, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ (6 phút)
* Câu hỏi: Nêu các thành phần của chương trình bảng tính: thanh công thức, Dải lệnh Fomulas và Data, trang tính, tên cột, tên hàng, ô tính, địa chỉ ô tính?
+ Trang tính: được chia thành các cột và hàng, là miền làm việc chính của bảng tính
+ Dải lệnh Fomulas và Data: gồm các lệnh dùng để thực hiện các phép tính với các số và xử lí dữ liệu.
+ Tên cột: là các cột của trang tính, được đánh thứ tự liên tiếp từ trái sang phải bằng các chữ cái in hoa bắt đầu từ A,B,C,...
+ Tên hàng: là các hàng của trang tính, được đánh thứ tự liên tiếp từ trên xuống dưới bằng các chữ số bắt đầu từ 1,2,3,...
+ Ô tính là giao giữa một cột và một hàng , dùng để chứa dữ liệu.
+ Thanh công thức: Nhập công thức, hiển thị dữ liệu.
- Địa chỉ ô tính: cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó.
2.KHỞI ĐỘNG (3 phút)
- Mục tiêu: Làm quen với chương trình bảng tính
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Hiểu về chương trình bảng tính
Hoaït ñoäng giaùo vieân
Hoaït ñoäng hoïc sinh
- Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu các thành phần của Excel, hôm nay chúng ta hãy thực hiện phân biệt các thành phần đó trên máy tính.
- Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng vào bài học hôm nay
- Chú ý lắng nghe
3. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động, lưu và thoát khỏi Excel (15 phút)
- Mục tiêu: Biết cách khởi động và kết thúc Excel.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Phòng máy
- Sản phẩm: Khởi động và kết thúc được Excel
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- ?Ta có thể khởi động Excel theo những cách nào.
- Nhận xét bổ sung
- Yêu cầu học sinh khởi động Excel.
- ?Ta có thể lưu kết quả như thế nào.
- Lưu kết quả với tên “Bài tập 1”
- ?Nêu cách để thoát khỏi Excel.
- Yêu cầu hs thoát khỏi Excel.
- Nháy chuột vào nút Start -> All Programs -> Microsoft Excel.
- Nháy đúp vào biểu tượng Excel trên màn hình nền.
- Thực hành khởi động Excel theo 1 trong 2 cách trên.
- Nháy File -> nháy chuột vào lệnh Save 
+ Thực hiện lưu kết quả theo yêu cầu của giáo viên.
- Trả lời.
- Thực hiện theo yêu cầu gv.
1. Khởi động Excel
+ Có thể khởi động Excel theo 2 cách:
- Nháy chuột vào nút Start -> All Programs -> Microsoft Excel.
- Nháy đúp vào biểu tượng Excel trên màn hình nền.
* Lưu kết quả
- Nháy File -> nháy chuột vào lệnh Save 
* Ta có thể thoát khỏi Excel theo 2 cách:
- Chọn menu File -> Exit.
- Nháy vào nút Close trên thanh tiêu đề.
* Ta có thể thoát khỏi Excel theo 2 cách:
- Chọn menu File -> Exit.
- Nháy vào nút Close trên thanh tiêu đề.
HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập 1 (15 phút)
- Mục tiêu: + Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính.
 + Rèn luyện kĩ năng di chuyển trên trang tính và kích hoạt ô tính.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
+ Phân nhóm Hs thực hành.
+ Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
+ Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
- Phương tiện dạy học: Phòng máy
- Sản phẩm: Thực hiện được các thao tác cơ bản với chương trình bảng tính.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- ?Liệt kê các điểm giống và khác nhau giữa màn hình Word và Excel (làm nhóm 3 phút)
- Chú ý quan sát, nhắc nhở, nhận xét bổ sung
- Yêu cầu hs mở một vài dải lệnh và quan sát các lệnh trên các dải lệnh đó.
- Quan sát, nhắc nhở
- Yêu cầu hs kích hoạt một ô tính và thực hiện di chuyển trên trang tính bằng chuột và bằng bàn phím. Quan sát sự thay đổi của nút tên hàng và tên cột.
- Quan sát nhắc nhở
- Hoạt động theo nhóm => trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Báo cáo kết quả làm việc
- Thực hiên thao tác
- Chú ý lắng nghe
- Thực hiện thao tác kích hoạt ô tính và di chuyển trên trang tính => quan sát sự thay đổi của nút tên hàng và tên cột.
- Chú ý lắng nghe
2. Bài tập 1
- Khởi động Excel.
- Liệt kê các điểm giống và khác nhau giữa màn hình Word và Excel.
- Mở một vài dải lệnh và quan sát các lệnh trên các dải lệnh đó.
- Kích hoạt ô tính và thực hiện di chuyển trên trang tính bằng chuột và bàn phím. Quan sát sự thay đổi.
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (3 phút)
- Mục tiêu: Củng cố kỹ năng cho hs
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Hs có thể thực hiện tốt hơn
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh.
- Nêu một số lỗi học sinh thường mắc phải.
- Chú ý lắng nghe
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: Củng cố kỹ năng cho hs
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Hs có thể thực hiện tốt hơn
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Yêu cầu thực hiện thao tác di chuyển trên Word và Excel và cho nhận xét?
- Thực hiện và báo cáo kết quả
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút)
- Về nhà xem trước phần còn lại “ Bài thực hành 1: (Bài tập 2, 3)”.
---——&––---
Tuần: 2	Tiết: 4	
Ngày soạn: 07/09/2020	Ngày dạy: 16/09/2020
Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI EXCEL
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
	+ Biết cách di chuyển và nhập dữ liệu vào trang tính.
	+ Thực hiện được việc chọn các đối tượng trên trang tính.
	+ Phân biệt và nhập được một số kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
2.Kĩ năng
	+ Rèn luyện kĩ năng nhập dữ liệu vào ô tính.
3.Thái độ
	+ Thái độ học tập nghiêm túc, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
4.Xác định nội dung của bài
 - Khởi động Excel và biết các thành phần của Excel, gõ dữ vào trang tính 
5.Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
 - Năng lực chuyên biệt: tư duy, công nghệ thông tin
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: phòng máy
- Học liệu: SGK tin học 7, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ (3 phút)
CH1: Nêu cách khởi động, lưu và thoát khỏi Excel?
+ Có thể khởi động Excel theo 2 cách:
- Nháy chuột vào nút Start -> All Programs -> Microsoft Excel.
- Kích đúp vào biểu tượng Excel trên màn hình nền.
* Lưu kết quả: Chọn menu File -> Save hoặc nháy nút lệnh Save -> chọn thư mục lưu-> gõ tên tệp-> nháy nút Save
* Ta có thể thoát khỏi Excel theo 2 cách: - Chọn menu File -> Exit.
- Nháy vào nút Close trên thanh tiêu đề.
2.KHỞI ĐỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: Làm quen với chương trình bảng tính
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Hiểu về chương trình bảng tính
Hoaït ñoäng giaùo vieân
Hoaït ñoäng hoïc sinh
- Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với Excel, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số thao tác nhập dữ liệu trên trang tính.
- Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng vào bài học hôm nay
- Chú ý lắng nghe
3. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 1: Bài tập 2 (15 phút)
- Mục tiêu: Biết cách nhập dữ liệu
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Phòng máy
- Sản phẩm: Thực hiện tốt thao tác nhập dữ liệu vào chương trình bảng tính
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Nhập dữ liệu tuỳ ý vào một ô tính. Nhấn phím Enter để kết thúc công việc và quan sát ô được kích hoạt tiếp theo.
- Chọn một ô tính có dữ liệu và nhấn phím Delete. Chọn một ô tính khác có dữ liệu và gõ nội dung mới. Cho nhận xét về các kết quả.
+ Độc lập khởi động Excel
+ Nhập dữ liệu vào một ô bất kỳ và thực hiện các thao tác theo yêu cầu của giáo viên.
+ Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và đưa ra nhận xét: 
- Khi chọn một ô tính có dữ liệu và nhận phím Delete thì dữ liệu trong ô tính đó sẽ bị xoá.
- Khi chọn một ô tính có dữ liệu và gõ nội dung mới thì nội dung củ của ô đó sẽ bị mất đi và xuất hiện nội dung mới nhập vào.
1. Bài tập 2
- Nhập dữ liệu tuỳ ý vào một ô tính.
- Nhấn phím Enter để kết thúc công việc.
- Quan sát ô được kích hoạt tiếp theo và đưa ra nhận xét.
- Chọn một ô tính có dữ liệu và nhấn phím Delete. Chọn một ô tính khác có dữ liệu và gõ nội dung mới => cho nhận xét về các kết quả.
HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập 3 (20 phút)
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nhập dữ liệu vào ô tính.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Phòng máy
- Sản phẩm: Thực hiện tốt thao tác nhập dữ liệu vào chương trình bảng tính
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Hướng dẫn hs quan sát bảng điểm và tiến hành thực hành trên máy tính theo nhóm
- Quan sát và nhắc một số lỗi hs thường mắc phải
- Chú ý lắng nghe và thực hành
- Lắng nghe và sửa lỗi
2. Bài tập 3
Khởi động lại Excel và nhập dữ liệu ở bảng dưới đây vào trang tính.
A
B
C
D
E
F
1
BẢNG ĐIỂM LỚP 7A
2
STT
Họ và tên
3
1
Đinh Vạn Hoàng An
4
2
Lê Thị Hoài An
5
3
Lê Thái Anh
6
4
Phạm Như Anh
7
5
Vũ Việt Anh
8
6
Phạm Thanh Bình
...
...
...............................
...............
- Nhắc hs lưu bảng tính với tên Danh sach lop em
- Yêu cầu hs thoát khỏi Excel và tắt máy
- Lưu bài
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (3 phút)
- Mục tiêu: Củng cố kỹ năng cho hs
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Hình thức tổ chức hoạt động:
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: Hs có thể thực hiện tốt hơn
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh.
- Nêu một số lỗi học sinh thường mắc phải.
- Chú ý lắng nghe
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
	- Về nhà xem trước bài mới: “Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_7_theo_cv3280_tiet_34_ba.doc