Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 1+2, Bài 1: Chương trình bảng tính là gì? - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

 + Bước đầu làm quen với chương trình bảng tính.

 + Biết tác dụng của chương trình bảng tính trong tin học.

 + Biết được các thành phần cơ bản của trang tính.

2.Kĩ năng

 + Nhận biết được giao diện chính của chương trình bảng tính.

 + Nhập được dữ liệu vào trang tính

+ Rèn luyện kĩ năng nhập dữ liệu vào trang tính.

3.Thái độ

 + Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.

 + Tích cực tham gia xây dựng bài.

4.Xác định nội dung trọng tâm của bài

 - Màn hình làm việc Excel

5.Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: chuyên môn, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: Bảng

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Các nội dung liên quan đến bài học

 

doc 7 trang linhnguyen 07/10/2022 4900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 1+2, Bài 1: Chương trình bảng tính là gì? - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 1+2, Bài 1: Chương trình bảng tính là gì? - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Tin học 7 theo CV3280 - Tiết 1+2, Bài 1: Chương trình bảng tính là gì? - Năm học 2020-2021
Tuần: 1	Tiết: 1
Ngày soạn: 30/8/2020	Ngày dạy: 08/9/2020
Chương I: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH
Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? (tiết 1)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
	+ Bước đầu làm quen với chương trình bảng tính.
	+ Biết tác dụng của chương trình bảng tính trong tin học.
	+ Biết được các thành phần cơ bản của trang tính.
2.Kĩ năng
	+ Nhận biết được giao diện chính của chương trình bảng tính.
	+ Nhập được dữ liệu vào trang tính
+ Rèn luyện kĩ năng nhập dữ liệu vào trang tính.
3.Thái độ
	+ Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.
	+ Tích cực tham gia xây dựng bài.
4.Xác định nội dung trọng tâm của bài 
 - Màn hình làm việc Excel
5.Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực chung: chuyên môn, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Bảng
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Các nội dung liên quan đến bài học 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.KIỂM TRA BÀI CŨ: Không kiểm tra
2. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo nhu cầu tìm hiểu về chương trình bảng tính
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề/Đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Có nhu cầu tìm hiểu về chương trình bảng tính
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Cho hs quan sát chương trình bảng tính sau: 
- Theo em ta có thể sử dụng Word để tạo bảng điểm như trên không?
- Để tính được điểm trung bình thì ta làm như thế nào?
- Muốn sắp xếp danh sách theo điểm trung bình thì ta phải làm sao?
Chương trình bảng tính cung cấp công cụ để thực hiện những việc trên một cách nhanh chóng, để hiểu rõ hơn chúng ta qua Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? (tiết 1)
- Có thể
- Tính ở ngoài rồi điền vào bảng
- Sắp xếp thủ công
3. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng (15 phút)
- Mục tiêu: 	
+ Bước đầu làm quen với chương trình bảng tính.
	+ Biết tác dụng của chương trình bảng tính trong tin học.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Khái niệm chương trình bảng tính
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Yêu cầu hs đọc SGK và tìm hiểu các ví dụ, trình bày từng ví dụ
- Chú ý quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ để minh hoạ về nhu cầu xử lý thông tin dưới dạng bảng.
- ? Nêu khái niệm chương trình bảng tính.
- Nhận xét bổ sung 
- Chú ý theo dõi SGK và trình bày
- Đưa ra ví dụ theo yêu cầu của giáo viên.
 Ví dụ: Bảng lương, bảng chấm công
- Nghiên cứu sách giáo khoa => nêu khái niệm:
1. Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng
- Ví dụ 1: Bảng điểm các môn học lớp 7A
- Ví dụ 2: Bảng theo dõi kết quả học tập.
- Ví dụ 3: Bảng số liệu và biểu đồ theo dõi tình hình sử dụng đất ở xã Xuân Phương.
=> Khái niệm chương trình bảng tính.
Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu hiện một cách trực quan các số liệu có trong bảng.
HOẠT ĐỘNG 2: Màn hình làm việc của Excel (20 phút)
- Mục tiêu: Biết được các thành phần cơ bản của Excel.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: làm việc nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng, bảng phụ.
- Sản phẩm: Phân biệt được các thành phần trên màn hình làm việc của Excel.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Nhắc lại cách khởi động Word?
- Khởi động Excel cũng tương tự
- Quan sát hình 1.5 SGK cho biết giao diện gồm những thành phần cơ bản nào và chức năng từng thành phần?(làm việc theo nhóm 5 phút)
- Quan sát, theo dõi các nhóm, hướng dẫn khi gặp khó khăn
- Nhận xét, bổ sung: Giải thích chức năng của từng thành phần.
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng Word trên màn hình nền
- Chú ý lắng nghe
- Làm việc theo nhóm
- Báo cáo kết quả sau 5 phút
- Chú ý lắng nghe và sửa chữa
- Lắng nghe, ghi bài
2. Màn hình làm việc của Excel
- Khởi động: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Excel trên màn hình nền
- Ngoài bảng chọn File, các dải lệnh và một số biểu tượng lệnh giống như ở chương trình soạn thảo văn bản Word, giao diện này còn có thêm:
+ Trang tính: được chia thành các cột và hàng, là miền làm việc chính của bảng tính
+ Dải lệnh Fomulas và Data: gồm các lệnh dùng để thực hiện các phép tính với các số và xử lí dữ liệu.
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp hs củng cố kiến thức
- Sản phẩm: Kết quả trả lời của hs
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Nêu 1 ví dụ mà dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng và trên đó có thực hiện các tính toán?
- Trong Word ta cũng tạo được các bảng. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa bảng tạo bằng chương trình bảng tính và bảng tạo bằng hệ soạn thảo văn bản?
- ? Ô tính đang được kích hoạt có gì khác so với ô tính khác.
- Chức năng chính của chương trình bảng tính là gì?
+ Bảng điểm, bảng lương, hóa đơn.
+ Dữ liệu trong bảng được cập nhật tự động khi các dữ liệu đó thay đổi, dữ liệu được minh hoạ bằng biểu đồ một cách trực quan và nhanh chóng.
+ Có viền đậm xung quanh.
+ Dùng để tính toán.
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)
- Mục tiêu: Giúp hs củng cố kiến thức
- Sản phẩm: Kết quả trả lời của hs
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Quan sát dải lệnh Home, nhận biết các nhóm lệnh trên dải lệnh Home và so sánh với dải lệnh Home của Word?
- Trong Word cũng có công cụ định dạng kí tự và căn lề, nhung không có công cụ định dạng dữ liệu số trong ô, công thức và xử lý dữ liệu.
IV.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút)
* Học bài và làm bài tập trong SGK.
	* Xem tiếp nội dung còn lại của bài Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? 
---——&––---
Tuần: 1	Tiết: 2
Ngày soạn: 30/8/2020	Ngày dạy: 09/9/2020
Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? (tiết 2)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
	+ Biết được các thành phần cơ bản của trang tính.
	+ Biết cách nhập và sửa dữ liệu trên trang tính.
2.Kĩ năng
	+ Nhận biết được giao diện chính của chương trình bảng tính.
	+ Nhập được dữ liệu vào trang tính
3.Thái độ
	+ Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.
	+ Tích cực tham gia xây dựng bài.
4.Xác định nội dung trọng tâm của bài 
 - Màn hình Excel, nhập dữ liệu vào trang tính
5.Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực chung: chuyên môn, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin, tư duy.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Bảng
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Các nội dung liên quan đến bài học 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.KIỂM TRA BÀI CŨ (3 phút)
CH: Nêu các thành phàn của màn hình làm việc Excel?
+ Trang tính: được chia thành các cột và hàng, là miền làm việc chính của bảng tính
+ Ô tính là giao giữa một cột và một hàng , dùng để chứa dữ liệu.
+ Thanh công thức: Nhập công thức, hiển thị dữ liệu.
+ Dải lệnh Fomulas và Data: gồm các lệnh dùng để thực hiện các phép tính với các số và xử lí dữ liệu.
2. KHỞI ĐỘNG (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo nhu cầu tìm hiểu về chương trình bảng tính
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề/Đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Có nhu cầu tìm hiểu về chương trình bảng tính
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Ngoài các thành phần đã tìm hiểu ở tiết học trước hôm chúng ta cùng tìm hiểu thêm mộ số thành phần quan trọng khác nữa đó là tên hàng, tên cột, ô tính, địa chỉ ô tính.
- Chú ý lắng nghe
3. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 2: Màn hình làm việc của Excel (15 phút)
- Mục tiêu: Biết được các thành phần cơ bản của Excel.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Làm việc nhóm.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
- Phương tiện dạy học: Bảng, bảng phụ.
- Sản phẩm: Phân biệt được các thành phần trên màn hình làm việc của Excel.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nôi dung
- Quan sát hình 1.5 SGK bổ sung các thành phần và chức năng từng thành phần trên màn hình làm việc Excel?(làm việc theo nhóm 5 phút)
- Quan sát, theo dõi các nhóm, hướng dẫn khi gặp khó khăn
- Nhận xét, bổ sung: Giải thích chức năng của từng thành phần.
- Làm việc theo nhóm
- Báo cáo kết quả sau 5 phút
- Chú ý lắng nghe và sửa chữa
- Lắng nghe, ghi bài
2. Màn hình làm việc của Excel
- Tên cột: là các cột của trang tính, được đánh thứ tự liên tiếp từ trái sang phải bằng các chữ cái in hoa bắt đầu từ A,B,C,...
- Tên hàng: là các hàng của trang tính, được đánh thứ tự liên tiếp từ trên xuống dưới bằng các chữ số bắt đầu từ 1,2,3,...
+ Ô tính là giao giữa một cột và một hàng , dùng để chứa dữ liệu.
+ Thanh công thức: Nhập công thức, hiển thị dữ liệu.
- Địa chỉ ô tính: cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó.
HOẠT ĐỘNG 3: Nhập dữ liệu vào trang tính (17 phút)
- Mục tiêu: Biết cách nhập dữ liệu vào trang tính
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
+ Phương pháp: Giải quyết vấn đề.
+ Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Nhập được dữ liệu vào trang tính
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nôi dung
- Đọc SGK và nêu cách nhập và sửa dữ liệu trên trang tính?
- Theo dõi, quan sát
- Nhận xét, bổ sung
- Nêu cách di chuyển trên trang tính? 
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc bài và trả lời
Nháy chuột vào 1 ô của trang tính và nhập dữ liệu giống như trong soạn thảo văn bản.
- Lắng nghe, nhắc lại, ghi bài
- Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím hoặc sử dụng chuột.
- Lắng nghe, ghi bài.
3. Nhập dữ liệu vào trang tính
a) Nhập và sửa dữ liệu:
- Nháy chuột vào 1 ô của trang tính và nhập dữ liệu giống như trong soạn thảo văn bản.
- Thao tác nháy chọn 1 ô gọi là kích hoạt ô tính.
- Để sửa dữ liệu của một ô: Nháy đúp chuột vào ô đó và thực hiện việc sửa dữ liệu tương tự như soạn thảo văn bản.
b) Di chuyển trên trang tính:
- Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.
- Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
c) Gõ chữ Việt trên trang tính:
- Tương tự như soạn thảo văn bản.
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp hs củng cố kiến thức
- Sản phẩm: Kết quả trả lời của hs
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- ? Ô tính đang được kích hoạt có gì khác so với ô tính khác.
- Chức năng chính của chương trình bảng tính là gì?
- Nêu thao tác nhập và sửa dữ liệu trên ô tính? 
+ Có viền đậm xung quanh.
+ Dùng để tính toán.
- Nhập dữ liệu: Nháy chuột vào 1 ô của trang tính và nhập dữ liệu giống như trong soạn thảo văn bản.
- Sửa dữ liệu của một ô: Nháy đúp chuột vào ô đó và thực hiện việc sửa dữ liệu tương tự như soạn thảo văn bản.
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp hs củng cố kiến thức
- Sản phẩm: Kết quả trả lời của hs
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Nêu những ưu điểm của việc sử dụng chương trình bảng tính so với lập bảng tính trên giấy hoặc tạo bảng trong văn bản Word?
Dữ liệu trong chương trình bảng tính được cập nhật tự động khi các dữ liệu đó thay đổi, dữ liệu được minh hoạ bằng biểu đồ một cách trực quan và nhanh chóng.
IV.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút)
* Học bài và làm bài tập trong SGK.
* Xem trước bài nội dung “ Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình bảng tính Excel”.
---——&––---

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_7_theo_cv3280_tiet_12_ba.doc