Giáo án phát triển năng lực Tin học 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu khả năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.

- Biết được vai trò của chương trình dịch.

- Phân biệt được biên dịch và thông dịch.

2. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ (bằng cách thông qua hoạt động phát biểu khái niệm đã học).

- Phát triển năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác (thông qua hoạt động theo nhóm).

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

- Phát triển năng lực năng lực tự học.

II. Phương tiện dạy học

 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa chuyên tin quyển 1

 2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, tập, đọc trước bài ở nhà

 

doc 83 trang linhnguyen 08/10/2022 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Tin học 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm
 muốn nhập dữ liệu từ bàn phím để giải bài toán đó thì làm như thế nào? Hay muốn hiện thị kết quả ra màn hình thì phải làm như thế nào? Để giải quyết được những vấn đề đó thì ngôn ngữ lập trình pascal có các thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản.
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản (Hình thành năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực giao tiếp)
1. Nhập dữ liệu từ bàn phím:
- Khi giải quyết một bài toán, ta phải đưa dữ liệu vào để máy tính xử lý, việc đưa dữ liệu bằng lệnh gán sẽ làm cho chương trình chỉ có tác dụng với một dữ liệu cố định. Để chương trình giải quyết được nhiều bài toán hơn, ta phải sử dụng thủ tục nhập dữ liệu.
- Chú ý lắng nghe dẫn dắt của giáo viên.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết cấu trúc chung của thủ tục nhập dữ liệu trong ngôn ngữ lập trìnhPascal?
- Nghe giảng 
Việc nhập dữ kiệu từ bàn phím được thực hiện bằng thủ tục:
 Read();
Hoặc: Readln();
Trong đó: DS biến vào là một hoặc nhiều biến đơn
- Read(N): nhập 1 giá trị từ bàn phím cho N
- Readln(a,b,c): Nhập 3 giá trị và gán cho a, b, c
- Chú ý lắng nghe giảng và ghi bài.
Ví dụ: Read(N);
 Readln(a,b,c);
Lưu ý: Khi nhập giá trị cho nhiều biến, các giá trị này cách nhau ít nhất một dấu cách trống hoặc enter.
Readln(a,b,c)
Nếu ta nhập: 1, 5, 9 → sai
Mà chúng ta phải nhập:
 1 5 9
Hoặc:
 1
 5
 9
- Chú ý lắng nghe giảng và ghi bài.
- Nêu ví dụ: Khi viết chương trình giải phương trình ax+b=0, ta phải nhập vào các đại lượng nào? viết lệnh nhập?
- Suy nghĩ và trả lời 
- Phải nhập giá trị cho hai biến: a, b.
- Viết lệnh: Readln(a,b);
2. Đưa dư liệu ra màn hình:
- Sau khi xử lý xong, kết quả tìm được đang được lưu trong bộ nhớ. Để thấy được kết quả trên màn hình ta sử dụng thủ tục xuất dữ liệu.
- Chú ý lắng nghe dẫn dắt của giáo viên.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết cấu trúc chung của thủ tục xuất dữ liệu trong ngôn ngữ lập trìnhPascal?
- Trong đó:
+ Danh sách kết quả đưa ra: Có thể là tên biến, biểu thức, hoặc hằng.
-Write: Sau khi đưa kết quả ra màn hình con trỏ không chuyển xuống dòng tiếp theo
- Writeln: Con trỏ chuyển xuống dòng tiếp theo.
- Suy nghĩ và trả lời 
- Nghe giảng 
- Để đưa dữ liệu ra màn hình, pascal cung cấp thủ tục chuẩn:
Write();
Hoặc: 
Writeln();
- Trong đó:
+ Danh sách kết quả đưa ra: Có thể là tên biến, biểu thức, hoặc hằng.
-Write: Sau khi đưa kết quả ra màn hình con trỏ không chuyển xuống dòng tiếp theo
- Writeln: Con trỏ chuyển xuống dòng tiếp theo.
Ví dụ: Nhập một số nguyên và một số thực từ bàn phím?
- Suy nghĩ và trả lời 
Ví dụ: Nhập một số nguyên và một số thực từ bàn phím
Write(‘Nhập số nguyên M:’);
readln(M);
Write(‘Nhập số thực N:’);
readln(N);
* Ngoài ra trong Pascal còn có quy cách đưa thông tin như sau:
- Kết quả thực:
::
- Kết quả khác: 
 : 
- Chú ý lắng nghe giảng và ghi bài.
* Ngoài ra trong Pascal còn có quy cách đưa thông tin như sau:
- Kết quả thực:
::
- Kết quả khác: 
 : 
Lấy ví dụ minh hoạ:
Vd1:
Var N : real;
Writeln(‘N=’, N:5:2);
Vd2: 
Var M:integer;
Writeln(‘M=’,M:5); 
- Chú ý lắng nghe giảng và ghi bài.
Hãy nhắc lại:
Nhập dữ liệu vào từ bàn phím?
Đưa dữ liệu ra màn hình?
4. Vận dụng, mở rộng và bổ sung
- Xem lại bài đã học
IV. Rút kinh nghiệm:
- Ưu điểm:
- Hạn chế:
Tiết PPCT: 9
§ 8. Soạn thảo, Dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
—–
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
	- Biết các bước soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
	- Biết được một số công cụ của môi trường Turbo Pascal 7.0
2. Về kỹ năng:
	- Biết khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal
	- Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi
	- Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch.
3. Về tư duy và thái độ: 
- Nhận biết được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học nhằm giải quyết các bài toán thực tiễn ngày càng phức tạp.
- Có tính kỉ luật cao và tinh thần làm việc theo nhóm. 
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: 
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ (bằng cách thông qua hoạt động phát biểu định nghĩa, định lí, phương pháp, quy tắc,... đã học).
- Phát triển năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác (thông qua hoạt động theo nhóm).
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
II. Phương tiện dạy học
	 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa 
	 2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, tập, đọc trước bài ở nhà
III. Hoạt động dạy – học:
1. Tình huống xuất phát: Khi giải một bài toán nào đó, nếu chúng ta muốn nhập dữ liệu từ bàn phím để giải bài toán đó thì làm như thế nào? Để viết các chương trình những vấn đề đó thì ngôn ngữ lập trình pascal thực hiện
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình (Hình thành năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực giao tiếp)
Khởi động:
- Để sử dụng được Turbo Pascal, trên máy phải có các file chương trình cần thiết. Tham khảo sách giáo khoa và cho biết tên các file chương trình đó?
- Suy nghĩ trả lời
Turbo.exe 
Turbo.tpl
Graph.tpu
egavga.bgi
- Trình diễn cách khởi động Turbo Pascal thông qua máy chiếu.
- Giới thiệu màn hình soạn thảo chương trình: Bảng chọn, con trỏ, vùng soạn thảo...
- Giới thiệu một số thao tác thường dùng trong pascal:
+ Xuống dòng: Enter
+ Ghi file lên đĩa: F2
+ Mở file đã có: F3
+ Biện dich CT: Alt+F9
+ Chạy CT: Crtl+F9
+ Thoát khỏi TP:Alt+X
- Quan sát.
- Nghe giảng 
Một số thao tác thường dùng trong pascal:
Xuống dòng: Enter
Ghi file lên đĩa: F2
Mở file đã có: F3
Biện dich CT: Alt+F9
Chạy CT: Crtl+F9
Thoát khỏi Pascal: Alt+X
- Thực hành ví dụ sau:
Hãy viết chương trình tính diện tích hình tròn bán kính R với R nhập vào từ bàn phím?
Hướng dẫn: 
 Program dt_hinh_tron;
Const pi=3.1416;
Var R,S: Real;
Begin
Write(‘Nhap R=’);
Readln(R); S:=pi*R*R;
Write(‘Dt hinh tron S=’,S:8:3);
Readln;
End.
- Thực hành và chạy thử chương trình:
Program dt_hinh_tron;
Const pi=3.1416;
Var R,S: Real;
Begin
Write(‘Nhap R=’);
Readln(R); 
S:=pi*R*R;
Write(‘Dt hinh tron S=’,S:8:3);
Readln;
End.
- Thực hành ví dụ sau:
Program ví_du;
Uses CRT;
Var a, b, Max: Integer;
Begin Write(‘Nhập a, b:’);
readln(a,b);
Max:=a;
If Max<b then Max:=b; Write(‘Max la:’, Max:5);
Readln;
End.
- Thực hành và chạy thử chương trình:
Program vi_du;
Uses crt;
Var a, b, Max: Integer;
Begin 
Write(‘Nhập a, b:’);
readln(a,b);
Max:=a;
If Max<b then Max:=b; Write(‘Max la:’, Max:5);
Readln;
End.
3. Luyện tập và thực hành:	
- Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình?
Tiết PPCT: 10
CHƯƠNG II
CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
Bài tập và thực hành 1
—–
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Biết viết một chương trình Pascal hoàn chỉnh.
	- Làm quen với các dịch vụ chủ yếu của Turbo Pascal trong việc soạn thảo, lưu chương trình, dịch chương trình và thực hiện chương trình.
2. Về kỹ năng:
- Soạn được chương trình, lưu lên đĩa, dịch lỗi cú pháp, thực hiện, tìm lỗi của chương trình và hiệu chỉnh.
- Bước đầu biết phân tích và hoàn thành một chương trình đơn giản trên Turbo Pascal.
3. Về tư duy và thái độ: 
- Tự giác, tích cực và chủ động trong thực hành.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: 
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ 
- Phát triển năng lực tính toán (thông qua giải bài tập).
- Phát triển năng lực giao tiếp 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực tự quản lý và năng lực tự học.
II. Phương tiện dạy học
	 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy 
	 2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, tập, đọc trước bài ở nhà
III. Hoạt động dạy – học:
1. Tình huống xuất phát: Hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với một số dịch vụ cơ bản của Turbo Pascal trong việc soạn thảo, lưu trữ, dịch và thực hiện một số chương trình đơn giản.
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Làm quen với môi trường Turbo Pascal (Hình thành năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực sử dụng máy vi tính)
1. Làm quen với môi trường Turbo Pascal:
- Giới thiệu các thành phần trên màn hình của Pascal, hướng dẫn các bước để soạn thảo một chương trình.
- Ngồi thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý theo dõi hướng dẫn của giáo viên, sau đó thực hành theo sự hướng dẫn đó.
- Giới thiệu và giải thích chương trình đơn giản như giải phương trình bậc hai: input, output, thuật toán
- Nghe giảng.
Nội dung: Cho chương trình sau:
Program Giai_pt;
Uses crt;
Var a, b, c, d, x1, x2: real;
Begin
Clrscr;
Write(’nhap a b c ’); 
Readln(a, b, c);
D:= b*b-4*a*c;
X1:= (-b-sqrt(d))/(2*a);
X2:= -b/a – X1;
Writeln(’x1=’,x1:6:2,’ x2=’,x2:6:2);
Readln;
End.
Chiếu chương trình lên bảng. Yêu cầu hs thực hiện các nhiệm vụ:
- Soạn chương trình vào máy.
- Lưu chương trình.
- Dịch lỗi cú pháp.
- Thực hiện chương trình.
- Nhập dữ liệu 1 -3 2. Thông báo kết quả
- Trở về màn hình soạn thảo.
- Thực hiện chương trình.
- Nhập dữ liệu 1 0 2. Thông báo kết quả.
- Vì sao có lỗi xuất hiện?
- Chỉnh sửa chương trình trên để chương trình không dùng biến trung gian D.
- Thay đổi công thức tính x2?
- Thực hiện chương trình.
Quan sát chương trình, tiến hành soạn vào máy
- Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình theo các yêu cầu mà sách giáo khoa đã đặt ra.
- Gõ chương trình vào máy tính.
- Lưu chương trình.
- Dịch và sửa lỗi cú pháp.
- Thực hiện chương trình.
- Thực hiện chương trình với bộ dữ liệu khác.
- Sửa lại chương trình theo yêu cầu.
- Sửa lại chương trình theo yêu cầu khác.
- Thực hiện chương trình đã sửa.
- Thực hiện chương trình đã sửa với bộ dữ liệu khác.
- Quan sát và hướng dẫn sửa lỗi chương trình khi học sinh không tự phát hiện và sửa được lỗi.
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng lập chương trình (Hình thành năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học)
2. Rèn luyện kĩ năng lập chương trình:
- Đưa ra một bài tập, yêu cầu học sinh phân tích và lập trình giải bài toán.
- Ghi đề bài toán.
- Hãy viết chương trình nhập vào độ dài các cạnh và chiều cao của một hình thang, sau đó tính diện tích và đưa kết quả ra màn hình.
- Dữ liệu vào? Dữ liệu ra?
- Suy nghĩ trả lời 
- Dữ liệu vào: a,b,h
- Dữ liệu ra: 
- Thuật toán/Ý tưởng?
- Suy nghĩ và trả lời 
- Tính diện tích hình thang theo công thức:
S=(a+b).h/2
- Yêu cầu học sinh tự sọan chương trình và lưu lên máy.
- Quan sát hướng dẫn từng nhóm học sinh trong lúc thực hành
- Yêu cầu học sinh nhập dữ liệu và thông báo kết quả
Thực hiện các yêu cầu của giáo viên:
- Soạn chương trình
- F2, gõ tên file để lưu
- Alt+F9 : biên dịch lỗi
- Ctrl+F9: thực hiện chương trình.
- Nhập dữ liệu theo yêu cầu và thông báo kết quả.
Program dientichhinhthang;
Uses crt;
Var a,b,h,S: Real;
Begin
Clrscr;
Write(’nhap a b h ’); 
Readln(a, b, h);
S:=(a+b)*h/2;
Writeln(’S=’,S:6:2);
Readln;
End.
3. Luyện tập và thực hành: 
- Viết chương trình nhập vào ba số a, b, c. Tính tổng ba số đó?
- Viết chương trình nhập từ bàn phím 2 số thực a và b, tính và đưa ra màn hình trung bình cộng các bình phương của hai số đó.
4. Vận dụng, mở rộng và bổ sung
- Xem lại bài đã học
- Làm các bài tập trang 35,36 SGK.
IV. Rút kinh nghiệm:
- Ưu điểm:
- Hạn chế:
Tiết PPCT: 11
CHƯƠNG II
CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
Bài tập và thực hành tổng hợp
—–
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Chữa một số bài tập cuối chương và làm thêm một số bài tập ngoài SGK.
	- Củng cố những kiến thức đã học.
2. Về kỹ năng:
- Biết xác định Input và Output.
- Biết đặt tên đúng theo quy tắc của Pascal. Phân biệt được hằng và biến.
- Biết sử dụng các thủ tục chuẩn vào/ra.
3. Về tư duy và thái độ: 
- Tự giác, tích cực và chủ động trong thực hành.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: 
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ (bằng cách thông qua hoạt động phát biểu định nghĩa, định lí, phương pháp, quy tắc,... đã học).
- Phát triển năng lực tính toán (thông qua giải bài tập).
- Phát triển năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác (thông qua hoạt động theo nhóm).
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực sáng tạo.
- Phát triển năng lực tự quản lý và năng lực tự học.
- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. Phương tiện dạy học
	 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy 
	 2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, tập, đọc trước bài ở nhà
III. Hoạt động dạy – học:
1. Tình huống xuất phát: Để vận dụng các lý thuyết đã học ở chương I và II. Chúng ta cùng thực hành một số bài tập sau.
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giải quyết các bài toán cuối chương trong sách giáo khoa (Hình thành năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực tính toán)
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5 SGK.
- Đứng tại chỗ trả lời.
- Câu hỏi lý thuyết 1,2,3,4,5 – SGK trang 35. 
Câu 1: Sự khác nhau giữa hằng có đặt tên và biến là: xét về mặt lưu trữ của hằng và biến trong Ram thì giá trị trong ô nhớ của hằng có đặt tên là không thay đổi, còn giá trị trong ô nhớ của biến thì có thể thay đổi được tại từng thời điểm thực hiện chương trình.
Câu 2: khai báo biến nhằm các mục đích sau:
- Xác định kiểu của biến
- Đưa tên biến vào danh sách các đối tượng được chương trình quản lí.
- Trình dịch biết cách truy cập giá trị của biến và áp dụng thao tác thích hợp cho biến.
Câu 3: Integer, Word, Longint
Câu 4: khai báo đúng là các khai báo ở câu b và d. Tuy nhiên khai báo của câu d tốt hơn.
Câu 5: Vì cạnh a chỉ nhận giá trị trong phạm vi từ 100 đến 200 nên các khai báo b,c,d đều đúng. Cách khai báo câu c là tốt nhất vì tiết kiệm được bộ nhớ cần lưu trữ.
- Thảo luận nhóm: (Hình thành năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán) Chia lớp làm bốn nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài tập 6,7,8 theo nhóm.
- Làm bài tập nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
Câu 6: Hãy viết biểu thức toán học dưới đây trong Pascal
(1+z)
ĐÁP ÁN:
(1+z)*((x+y/z)/(a-1/(1+x*x*x)))
- Yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm.
- Lên bảng trình bày kết quả.
Câu 7: hãy chuyển các biểu thức trong Pascal dưới đây sang biểu thức toán học tương ứng:
a. a/b*2
b. a*b*c/2
c. 1/a*b/c
d. b/sqrt(a*a+b)
ĐÁP ÁN:
a. 
b. 
c. 
d. 
- Yêu cầu học sinh nhận xét kết quả.
- Theo dõi nhận xét.
Câu 8: Viết biểu thức logic cho kết quả true khi tọa độ (x,y) là điểm nằm trong vùng gạch chéo kể cả biên của hình 2a (SGK)
ĐÁP ÁN:
(y=abs(x))
- Sau khi học sinh thảo luận nhóm xong, nhận xét đánh giá kết quả các nhóm làm, đưa ra kết quả cuối cùng, cho điểm các nhóm.
- Ghi bài.
Bài 8: Viết biểu thức logic cho kết quả true khi tọa độ (x,y) là điểm nằm trong vùng gạch chéo kể cả biên của hình 2b (SGK)
ĐÁP ÁN:
(abs(x)<=1) and (abs(y)<=1)
- Định hướng để học sinh phân tích bài toán.
- Dữ liệu vào:
- Dữ liệu ra:
- Cách tính:
- Phân tích theo yêu cầu của giáo viên.
Dữ liệu vào a
Dữ liệu ra S
Cách tính diện tích hình gạch chéo bằng nửa diện tích hình tròn bán kính là a.
Câu 9: hãy viết chương trình nhập số a>0 rồi tính và đưa ra diện tích phần được gạch chéo trong hình 3 SGK (kết quả làm tròn đến 4 chữ số thập phân)
- Thảo luận nhóm: (Hình thành năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán) Chia lớp làm bốn nhóm, yêu cầu cầu các nhóm viết chương trình.
- Làm bài theo nhóm.
Program bai 9;
Uses crt;
Const pi=3.14;
Var a,S: real;
Begin
Clrscr;
Write (‘nhap gia tri a (a>0): ‘);
Readln(a);
S:=pi*a*a/2;
Write(‘dien tich phan duoc gach cheo la : ‘, S:20:4);
Readln;
End.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên máy soạn thảo, dịch và chạy thử rồi thông báo kết quả.
- Theo dõi bạn làm trên màn hình, sau đó nhận xét.
- Theo dõi học sinh trao đổi thảo luận, sau đó nhận xét đánh giá và sửa lỗi (nếu có)
Định hướng để học sinh phân tích bài toán.
- Dữ liệu vào:
- Dữ liệu ra:
- Cách tính:
Phân tích theo yêu cầu của giáo viên.
Dữ liệu vào h
Dữ liệu ra v
Cách tính: v=
Câu 10: lập trình và đưa ra màn hình vận tốc v khi chạm đất của một vật rơi từ độ cao h, biết rằng v=, trong đó g là gia tốc rơi tự do và g=9,8 m/s2. Độ cao h(m) được nhập từ bàn phím.
- Thảo luận nhóm: (Hình thành năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán) Chia lớp làm bốn nhóm, yêu cầu cầu các nhóm viết chương trình.
- Làm bài theo nhóm.
Program bai 10;
Uses crt;
Const g=9.8;
Var V,h: real;
Begin
Clrscr;
Write(‘nhap do cao h=’);
Readln(h);
V:=sqrt(2*g*h);
Write(‘van toc khi cham dat la:’,V:10:4,’m/s’);
Readln
End.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên máy soạn thảo, dịch và chạy thử rồi thông báo kết quả.
- Theo dõi bạn làm trên màn hình, sau đó nhận xét.
- Theo dõi học sinh trao đổi thảo luận, sau đó nhận xét đánh giá và sửa lỗi (nếu có).
Hoạt động 2: Thực hiện một số bài tập ngoài SGK (Hình thành năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực tính toán)
- Định hướng để học sinh phân tích bài toán.
- Dữ liệu vào:
- Dữ liệu ra:
- Cách tính:
- Phân tích theo yêu cầu của giáo viên.
Dữ liệu vào R
Dữ liệu ra S
Cách tính: S=R2
Bài tập 1: hãy viết chương trình nhập vào bán kính R của hình tròn rồi tính và đưa ra diện tích S của hình tròn đó.
- Thảo luận nhóm: (Hình thành năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán) Chia lớp làm bốn nhóm, yêu cầu cầu các nhóm viết chương trình.
- Làm bài theo nhóm.
Program dt_hinh_tron;
Uses crt;
Const pi=3.1416;
Var R, S:Real;
Begin
Write(‘nhap R=’);
Readln(R);
S:=pi*R*R;
Write(‘dt hinh tron la S=’,S:8:2);
Readln;
End.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên máy soạn thảo, dịch và chạy thử rồi thông báo kết quả.
- Theo dõi bạn làm trên màn hình, sau đó nhận xét.
- Theo dõi học sinh trao đổi thảo luận, sau đó nhận xét đánh giá và sửa lỗi (nếu có).
3. Luyện tập và thực hành: 
Các bước để hoàn thành một chương trình
- Phân tích bài toán để xác định dữ liệu vào, dữ liệu ra.
- Xác định thuật toán
- Soạn thảo chương trình vào máy.
- Lưu trữ chương trình
- Biên dịch chương trình
- Thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
4. Vận dụng, mở rộng và bổ sung:
- Xem lại bài đã học.
- Xem trước bài 9 chương 3.
Tiết PPCT: 12-13
CHƯƠNG III
CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
§ 9: Cấu trúc rẽ nhánh
—–
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.
- Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đầy đủ).
- Hiểu câu lệnh ghép.
2. Về kỹ năng:
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng khuyết, rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
3. Về tư duy và thái độ:
	- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích giải toán bằng lập trình trên máy tính.
	- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như cẩn thận, chu đáo, sáng tạo 
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: 
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ (bằng cách thông qua hoạt động phát biểu định nghĩa, định lí, phương pháp, quy tắc,... đã học).
- Phát triển năng lực tính toán (thông qua giải bài tập).
- Phát triển năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác (thông qua hoạt động theo nhóm).
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
II. Phương tiện dạy học
	 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa 
	 2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, tập, đọc trước bài ở nhà
III. Hoạt động dạy – học:
1. Tình huống xuất phát: 
- Giới thiệu chương mới: Ở chương trước, chúng ta đã tìm hiểu cấu trúc chung của một chương trình đơn giản, các khai báo cần có trong một chương trình, các phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, các thủ tục chuẩn vào/raChúng ta cũng đã thực

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_11_theo_cv3280_chuong_tr.doc