Giáo án phát triển năng lực Tin học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức:

- Nhận biết được tin học là 1 nghành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.

 - Nêu được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội.

 - Chỉ ra được các đặc tính ưu việt của máy tính.

 -Nêu được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.

 2. Về kỹ năng:

Nhận biết được các bộ phận của máy tính: màn hình, chuột, bàn phím

 3. Về thái độ:

- Nhìn nhận tin học là một ngành khoa học mới mẽ cần phải nghiên cứu.

- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực CNTT.

- Năng lực chuyên biệt: Nhận biết được các đặc tính của máy tính điện tử để ứng dụng vào thực tế trong các điều kiện phù hợp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)

1. Chuẩn bị của GV:

 Giáo án, SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn.

2. Chuẩn bị của HS:

SGK và nội dung bài học.

 

docx 186 trang linhnguyen 08/10/2022 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Tin học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm
ng để làm gì?
+ Nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
+ Cần 1 ngôn ngữ để diễn tả thuật toán.
+ Có 3 loại: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
+ nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
+ lắng nghe và ghi bài.
Cần diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ mà máy tính hiểu và thực hiện được. Ngôn ngữ đó gọi là ngôn ngữ lập trình. 
Ngôn ngữ máy:
 * Ưu điểm: 
 Là ngôn ngữ duy nhất máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện, cho phép khai thác triệt để và tối ưu khả năng của máy. 
 * Nhược điểm: 
 Ngôn ngữ phức tạp, phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chơng trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh. 
⮲Vì vậy ngôn ngữ này không thích hợp với số đông người lập trình.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về Hợp ngữ (5')
1. Mục tiêu: nêu được khái niệm hợp ngữ.
2. Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, GQVĐ.
3. Hình thức dạy học: cá nhân.
4. Phương tiện: SGK.
5. Sản phẩm: nêu ưu và nhược điểm của hợp ngữ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Hợp ngữ so với ngôn ngữ máy khác nhau thế nào? 
+Hãy nêu ưu khuyết điểm? 
+ Nhận xét
+ Học sinh dựa vào SGK trả lời.
+ Ghi bài
2. Hợp ngữ:
 * Ưu điểm: 
 Là ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ máy với ngôn ngữ tự nhiên của con người (thường là tiếng Anh) để thể hiện các lệnh.
 * Nhược điểm: 
 Còn phức tạp. 
⮲ Vì vậy ngôn ngữ này chỉ thích hợp với các nhà lập trình chuyên nghiệp.
 Để chương trình viết bằng hợp ngữ thực hiện được trên máy tính, nó cần được dịch ra ngôn ngữ máy bằng chương trình hợp dịch.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về Ngôn ngữ bậc cao (5')
1. Mục tiêu: nêu được ưu và nhược điểm của ngôn ngữ bậc cao.
2. Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, GQVĐ.
3. Hình thức dạy học: cá nhân.
4. Phương tiện: SGK.
5. Sản phẩm: kể tên được một số ngôn ngữ bậc cao.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu câu học sinh thảo luân về: những tiện dụng trong việc sử dụng ngôn ngữ bậc cao? Hãy kể một số ngôn ngữ bậc cao? Cách chuyển sang ngôn ngữ máy. 
- Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. 
+ Học sinh nghiên cứu SGK trả lời.
+ Lắng nghe và ghi bài.
3. Ngôn ngữ bậc cao:
 Là ngôn ngữ ít phụ thuộc vào loại máy, chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nâng cấp.
⮲ Vì vậy ngôn ngữ này thích hợp với phần đông nguời lập trình.
 Một số ngôn ngữ bậc cao:
Turbo Pascal, Visual Basic, Java, Delphi, C++...
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1(ND1. MĐ1). Em hiểu NNLT là gì?
Câu 2 (ND2. MĐ2). Chương trình dịch dùng để làm gì?
Câu 3 (ND3. MĐ2). Vì sao phải phát triển các ngôn ngữ bậc cao?
Ngày soạn: 21/10/2019	 Tiết KHDH: 18
GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH.
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Chỉ ra được các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
2. Về kỹ năng:
- Xác định được các bước giải bài toán đối với một bài toán bất kì.
3. Về thái độ:
- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông cũng như trong xã hội.
- Phát triển tư duy lập trình cho học sinh.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, CNTT-TT.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành khái niệm về chương trình dịch và bước đầu giúp học sinh tiếp cận với khái niệm lập trình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV:
 	- Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn.
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, GQVĐ, hoạt động nhóm.
2. Chuẩn bị của HS:
SGK và nội dung bài học.
3. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
Giải bài toán trên máy tính
Nêu được 5 bước giải bài toán trên máy tính: 
+ Xác định bài toán
+ Lựa chọn hoặc xây dựng thuật toán
+ Viết chương trình
+ Hiệu chỉnh
+ Viết tài liệu
Giải thích được các việc cần làm tương ứng với các bước giải bài toán trên máy tính.
Xác định được bài toán và biết lựa chọn thuật toán tối ưu để giải bài toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (2’):
Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Không.
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được sự cần thiết phải giải bài toán trên máy tính.
2. Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, GQVĐ.
3. Hình thức dạy học: cá nhân.
4. Phương tiện: SGK.
5. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi do GV đặt ra.
Hoạt động 4. Tìm hiểu về Các bước giải bài toán trên máy tính (25')
1. Mục tiêu: nêu được các bước giải bài toán trên máy tính.
2. Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, GQVĐ, hoạt động nhóm.
3. Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm.
4. Phương tiện: SGK.
5. Sản phẩm: thực hiện được một số bước khi gải bài toán trên máy tính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Hãy chỉ ra những ưu điểm của việc giải bài toán bằng máy tính so với cách giải toán thông thường? 
 + Để giải bài toán trên máy tính cần thực hiện qua những bước nào?
+ GV: phân công học sinh thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ thảo luận các bước: giải bài toán tìm ƯCLN của 2 số M và N?
+ Nhắc nhở, quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình thảo luận.
+ Chọn đại diện một nhóm lên trình bày bài thảo luận.
+ Cho HS nhóm khác vấn đáp về bài trình bày của nhóm bạn.
+ Nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
+ Học sinh suy tham khảo SGK và suy nghĩ.
+ Ta tiến hành theo 5 bước:
Bước 1: Xác định bài toán;
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán;
Bước 3: Viết chương trình;
Bước 4: Hiệu chỉnh;
Bước 5: Viết tài liệu.
+ Đại diện nhóm lên trình bày.
+ Hỏi đáp về bài trình bày của bạn.
+ Lắng nghe, ghi bài.
Ví dụ :Tìm uớc số chung lớn nhất (UCLN) của hai số nguyên duơng M và N.
 Với các giá trị:
	 M = 25;	 N = 5. 
Các buớc thực hiện chi tiết
Buớc 1: Xác định bài toán
 Xác định hai thành phần
	INPUT 
	OUTPUT
Ví dụ:	INPUT: M , N là hai số nguyên duơng.
OUTPUT: UCLN(M, N).
Buớc 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán 
a. Lựa chọn thuật toán
Lựa chọn một thuật toán tối ưu.
Ví dụ:	
Nếu M = N 
 - Đúng 🡺 UCLN = M (hoặc N) rồi kết thúc; 
 - Sai 🡪 Xét: nếu M > N
 	- Đúng 🡪 M = M - N; 
	 - Sai 🡪 N = N - M;	
Quá trình này đuợc lặp lại cho đến khi M = N.
b. Diễn tả thuật toán
 Theo hai cách: 
 Cách 1: Liệt kê các buớc. 
 Cách 2: Vẽ sơ đồ khối.
Cách 1: Liệt kê các buớc 
B1: Nhập M, N;
B2: Nếu M = N lấy UCLN = M (hoặc N), chuyển đến B5;
B3: Nếu M >N thì M ← M - N rồi quay lại B2;	
B4: N ← N – M rồi quay B2;
B5: Đua ra kết quả UCLN rồi kết thúc. 
Cách 2: Diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối 
Nhập M và N
M ơ M – N 
N ơ N – M 
Đúng
M = N ?
Sai
M > N ?
Sai
Đưa ra M; Kết thúc
Buớc 3: Viết chuơng trình 
Là tổng hợp giữa việc:
☞ Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu. 
☞ Sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng	 thuật toán. 
Buớc 4: Hiệu chỉnh 
Thử chuơng trình bằng cách thực hiện nó với một số bộ INPUT tiêu biểu (TEST) để kiểm tra kết quả, nếu có sai sót thì hiệu chỉnh lại.
TEST:
M = 8; 	N = 8 🡪 CLN = 8
M = 25; 	N = 10 🡪 CLN = 5
M = 88; 	N = 121 🡪 CLN = 11
M = 17; 	N = 13 🡪 CLN = 1
+ Chạy chương trình minh họa (pascal) để minh họa các bộ số nêu trên.
Buớc 5: Viết tài liệu
Mô tả chi tiết về bài toán, thuật toán, chuơng trình và kết quả thử nghiệm, huớng dẫn cách sử dụng. Từ tài liệu này, nguời sử dụng đề xuất các khả năng hoàn thiện thêm.
Các buớc giải bài toán trên máy tính
Buớc 1: Xác định bài toán.	
Buớc 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. 
Buớc 3: Viết chuơng trình. 
Buớc 4: Hiệu chỉnh.
Buớc 5: Viết tài liệu.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1 (ND4. MĐ3). Hãy nêu tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán.
Câu 2 (ND4. MĐ2). Hãy nêu nội dung và mục đích của bước hiệu chỉnh khi giải bài toán trên máy tính.
Câu 3 (ND4. MĐ3). Hãy viết thuât toán giải phương trình ax + b = 0 và đề xuất các Test tiêu biểu
Ngày soạn: 15/10/2019	 Tiết KHDH: 19
§7. PHẦN MỀM MÁY TÍNH
§8. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
🙠🙢
I. MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức : 
+ Nêu được khái niệm phần mềm máy tính;
+ Phân biệt được phần mệm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
+ Chỉ ra được những ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội;
2. Về kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng nhận biết các loại phần mềm
3. Về thái độ: 
Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực CNNTT – TT.
- Năng lực chuyên biệt: HS có năng lực sử dụng CNTT-TT để thích ứng với các kĩ thuật số và CNTT-TT trong cuộc sống hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV:
 	- Phương tiện dạy học: Giáo án, máy chiếu, SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn.
	- Phương pháp dạy học: GQVĐ, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm.
2. Chuẩn bị của HS:
SGK và nội dung bài học.
3. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
1. Phần mềm hệ thống
- Nêu được khái niệm phần mềm máy tính, phần mềm hệ thống.
- Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
- Giải thích được máy tính chỉ hoạt động khi được cài đặt phần mềm hệ thống.
Lấy được ví dụ về phần mềm hệ thống.
2. Phần mềm ứng dụng
- Nêu được khái niệm phần mềm ứng dụng.
Lấy được ví dụ về phần mềm ứng dụng.
3. Những ứng dụng của tin học
Lấy được các ví dụ trong thực tế về những ứng dụng của tin học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (2’):
Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ (5’)
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
THANG ĐIỂM
- Nêu các bước giải bài toán trên máy tính? Trong các bước đó, bước nào là quan trọng nhất? giải thích?
- Các bước giải bài toán trên máy tính gồm 5 bước:
1. Xác định bài toán
2. Lựa chọn và thiết kế thuật toán
3. Viết chương trình
4. Hiệu chỉnh
5. Viết tài liệu
- Trong các bước đó thì bước thứ 2 là quan trọng nhất. Vì khi giải một bài toán thì sẽ có nhiều thuật toán để giải, ta phải lựa chọn thuật toán sao cho tối ưu nhất. Nghĩa là thuật toán phải cho kết quả nhanh, chính xác và tốn ít dung lượng bộ nhớ nhất.
10 điểm
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: giải thích được sự cần thiết của PMMT.
2. Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, GQVĐ.
3. Hình thức dạy học: cá nhân.
4. Phương tiện: SGK.
5. Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi của GV.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho HS quan sát về hai máy tính: một máy (M1) cài đặt HĐH, một máy (M2) không cài đặt HĐH. Yêu cầu HS. Yêu cầu HS khởi động máy và nhận xét.
- Theo em HĐH là gì? Vì sao có HĐH thì máy mới hoạt động được?
- Để làm rõ về chức năng của HĐH thì trước hết chúng ta phải tìm hiểu về khái niệm phần mềm, phân loại PMMT. Đó là nội dung bài học hôm nay.
- Khỉ động máy và nhận xét: M1 không hoạt động còn máy M2 hoạt động được vì máy 2 có cài đặt HĐH.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Lắng nghe.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu phần mềm hệ thống (5')
1. Mục tiêu: nêu được khái niệm PMMT.
2. Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, GQVĐ.
3. Hình thức dạy học: cá nhân.
4. Phương tiện: SGK.
5. Sản phẩm: nhận biết dược PMMT.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Các em hãy kể tên những sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán trên máy tính?
- Chương trình thu được sau khi thực hiện giải bài toán trên máy tính được gọi là phần mềm máy tính.
- Hãy cho biết tên của một loại phần mềm mà thiếu nó thì máy tính không thể hoạt động được?
- Trình bài khái niệm phần mềm hệ thống, sau đó giải thích : HĐH là phần mềm hệ thống quan trọng nhất ví nó có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm việc.
- Giới thiệu một số phần mềm hệ thống thông dụng. Yêu cầu học sinh nêu thêm một số phần mềm hệ thống khác mà em biết.
- Học sinh trả lời: Chương trình, tài liệu, cách tổ chức dữ liệu.
- Học sinh chú ý lắng nghe. 
- Học sinh trả lời: Hệ điều hành.
- Học sinh lắng nghe và trả lời: 
 MS DOS, WINDOWS
§7. PHẦN MỀM MÁY TÍNH
-----------------------
 Phần mềm máy tính là các chuơng trình thu đuợc sau khi thực hiện giải các bài toán trên máy tính và dùng để giải bài toán với nhiều bộ Input khác nhau. 
1. Phần mềm hệ thống 
 Là những chuơng trình tạo môi truờng làm việc và cung cấp các dịch vụ cho các phần mềm khác trong quá trình hoạt động của máy tính.
 Ví dụ: các loại Hệ điều hành.
Hoạt động 2. Tìm hiểu phần mềm ứng dụng (5')
1. Mục tiêu: nêu được khái niệm PM ứng dụng.
2. Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, GQVĐ.
3. Hình thức dạy học: cá nhân.
4. Phương tiện: SGK.
5. Sản phẩm: Nhận biết được PM ứng dụng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ngoài phần mềm hệ thống còn có những phần mềm nào khác nữa? hãy nêu tên và chức năng của một vài phần mềm khác mà em biết?
- Giới thiệu khái niệm phần mềm ứng dụng.
- Phân loại phần mềm ứng dụng
- Ngoài phần mềm hệ thống còn có các phần mềm khác như: phần mềm soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, trò chơi, đó là những phần mềm ứng dụng.
- Học sinh chú ý lắng nghe và ghi bài.
2. Phần mềm ứng dụng 
 Là phần mềm đuợc viết để giúp giải quyết các công việc thuờng gặp như soạn thảo văn bản, quản lí học sinh, xếp thời khoá biểu, xử lí ảnh, trò chơi
Ví dụ: 
WINWORD, EXCEL 
Phần mềm viết theo đơn đặt hàng riờng của các nhân, tổ chức..như phần mềm quản lý, phần mềm kế toán
Phần mềm được thiết kế theo yêu cầu chung của nhiều người. Ví dụ: Word, Exel, IE, ..
Phần mềm công cụ: 
Là phần mềm hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm phần mềm khác. Ví dụ: Visual Basic, ASP, 
Phần mềm tiện ích: 
Phần mềm giúp nguời dùng làm việc với máy tính thuận lợi hơn. Ví dụ: NC, BKAV
Hoạt động 3. Tìm hiểu về Những ứng dụng của tín học (25')
1. Mục tiêu: nêu được các bước giải bài toán trên máy tính.
2. Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, GQVĐ, hoạt động nhóm.
3. Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm.
4. Phương tiện: SGK.
5. Sản phẩm:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Phân chia các nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: 
Nhóm 1: Tìm hiểu và thuyết trình về ứng dụng 1, 2
Nhóm 2 : Tìm hiểu và thuyết trình về ứng dụng 3, 4
Nhóm 3 : Tìm hiểu và thuyết trình về ứng dụng 5, 6
Nhóm 4 : Tìm hiểu và thuyết trình về ứng dụng 7, 8
- Hướng dẫn học sinh trong quá trình thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm thuyết trình nội dung thảo luận.
- Cho học sinh hỏi đáp trực tiếp với nhau.
- GV nhận xét và hệ thống kiến thức.
- Thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm thuyết trình phần nội dung của mình, các nhóm còn lại hỏi và giải đáp
- Theo dõi, ghi nhận
Giải các bài toán khoa học kỹ thuật
Các bài toán phát sinh từ các lĩnh vực kỹ thuật: xử lý các số liệu thực nghiệm.
Không dùng máy tính thì không thể thực hiện phép toán trong thời gian cho phép.
Sử dụng máy tính có thể tính được nhiều phương án và mô tả trực quan trên màn hình hặc in ra giấy.
Vì vậy quá trình thiết kế nhanh hơn, hiệu quả hơn.
2. Giải các bài toán quản lí 
Đặc điểm chung là phải xử lý một lượng lớn thông tin đa dạng:
Các phần mềm chuyên dụng: word, Excel, Foxpro
Quy trình quản lý tin học:
Lưu trữ, sắp xếp một cách hợp lý.
Cập nhật hồ sơ.
Tìm kiếm , thông kê,
3. Tự động hóa và điều khiển
Với sự trợ giúp của máy tính, con người có được các quy trình công nghệ tự động hóa linh hoạt, chuẩn xác, chi phí thấp, hiệu quả và đa dạng.
4. Truyền thông
Xu hướng tất yếu là sự liên kết giữa các mạng truyền thông và các mạng máy tính
* Các công nghệ truyền thông hiện đại:
Mạng máy tính toàn cầu Internet
E – commerce (thương mại điện tử).
E – learning (đào tạo điện tử).
E – government (chính phủ điện tử)
5. Công tác văn phòng
 Tổng hợp, phân tích số liệu của cơ quan
 Lập dự án cho công ty
6. Trí tuệ nhân tạo
Mục tiêu của hướng nghiên cứu này là thiết kế các máy thuộc các lĩnh vực trí tuệ con người (đọc được văn bản, hiểu được tiếng nói) 
Máy tính đưa ra phương án có thể lựa chọn phương án tốt:
Phiên dịch, chẩn đoán bệnh, nhận dạng chức viết, tiếng nói,
Chế tạo robot
7. Giáo dục 
Các phần mềm nghe nhạc, xem phim,_Thiết kế các thiết bị hỗ trợ cho việc học tập, làm cho dạy học sinh động hơn
Việc học còn thực hiện qua Internet
8. Giải trí 
Các phần mềm nghe nhạc, xem phim,
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
1. Mục tiêu: củng cố lại các kiến thức đã học.
2. Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp, GQVĐ, hoạt động nhóm.
3. Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm.
4. Phương tiện: SGK, phiếu học tập.
5. Sản phẩm: Làm được BT trắc nghiệm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Phát phiếu học tập cho HS theo nhóm. (4 nhóm). Yêu cầu HS thảo luận, làm phiếu học tập.
- Hướng dẫn, quan sát nhắc nhở HS.
- Gọi nhóm nhanh nhất lên trình bày bài báo cáo.
- Cho nhóm khác nhận xét bài làm nhóm bạn.
- Nhận xét, hoàn thiện đáp án.
- Thảo luận theo yêu cầu của GV
- Trình bày bài báo cáo.
- Nhận xét bài báo cáo của bạn.
- Lắng nghe, ghi bài.
   1.  Hãy chọn phát biểu hợp lý nhất về khái niệm phần mềm :
A.     Phần mềm gồm chương trình máy tính và cách tổ chức dữ liệu
B.     Phần mềm gồm chương trình máy tính, tài liệu về cách tổ chức dữ liệu và các tài liệu hướng dẫn khác  (  *  )
C.     Phần mềm gồm chương trình máy tính và dữ liệu đi kèm
D.     Phần mềm gồm các chương trình máy tính để làm ra các chương trình máy tính khác
2.      Hãy chọn phương án ghép đúng . Phần mềm hệ thống :
A.     có chức năng giám sát và điều phối thực hiện các chương trình   (  *  )
B.     còn được gọi là chương trình giám sát
C.     còn có tên khác là phần mềm ứng dụng
D.     là phần mềm cài đặt trong máy tính bỏ túi
3.      Chọn phát biểu sai trong các câu sau :  
A.     Sản phẩm chính thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán là cách tổ chức dữ liệu , chương trình và tài liệu . 
B.     Phần mềm tiện  ích trợ giúp ta khi làm việc với máy tính .
C.     Các phần mềm ứng dụng là các phần mềm máy tính được viết để giải quyết các công việc hàng ngày hay những hoạt động nghiệp vụ .  
D.     Câu  a , c  đúng và câu  b  sai .               ( * ) 
4.      Chọn câu phát biểu đúng . Phần mềm ứng dụng bao gồm :
A.     Phần mềm tiện ích
B.     Phần mềm đóng gói
C.     Phần mềm công cụ (phần mềm phát triển)
D.     Cả 3 câu đều đúng .  (  *  )
5.      Chọn phát biểu đúng trong các câu sau :  
A.     Phần mềm đóng gói là phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung hàng ngày của rất nhiều người chứ  không phải một người hay một tổ chức cụ thể .  
B.     Để hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm phần mềm , người ta dùng chính các phần mềm khác gọi là phần mềm công cụ .  
C.     Phần mềm sao chép dữ  liệu là phầm mềm ứng dụng . 
D.     Câu  a , b  đúng và câu  c  sai .            ( * )
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế..
2. Phương pháp/kĩ thuật: giao bài tập về nhà.
3. Hình thức dạy học: cá nhân.
4. Phương tiện: SGK.
5. Sản phẩm: Trong gia đình em đã ứng dụng những lĩnh vực nào của tin học? Ưu điểm của việc ứng dụng đó.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1 (ND3. MĐ3). Hãy kể một số ứng dụng của tin học.
Câu 2 (ND3. MĐ3). Hãy cho biết những ứng dụng tin học của trường em.
Câu 3 (ND3. MĐ3). Theo em có lĩnh vực nào mà tin học khó có thể ứng dụng được?
Câu 4 (ND3. MĐ3). Hãy kể một số phần mềm giải trí mà em thích? Vì sao?
Ngày soạn: 25/10/2019 	 Tiết KHDH: 20
§9. TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
🙠🙢
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức : 
- Nêu được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội;
- Chỉ ra được những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa.
2. Về kỹ năng:
Học sinh thấy được một xã hội muốn phát triển toàn diện thì không thể thiếu yếu tố tin học.
3. Về thái độ: 
Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_10_theo_cv3280_chuong_tr.docx