Giáo án phát triển năng lực Sinh học Lớp 9 - Chương trình cả năm
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
+ Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
+ Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen.
+ Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
+ Phát triển tư duy so sánh.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to H 1.2 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Nội dung phiếu hỏi: Liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác với bố mẹ ở những điểm nào (gợi ý: màu mắt, màu tóc, màu da.).
B2: Giáo viên hỏi: Tại sao chúng ta lại có những đặc điểm giống bố mẹ và khác bố mẹ
Dự đoán học sinh trả lời: giống vì được thừa hưởng đặc điểm di truyền của bố mẹ, khác thì không trả lời được
B3: Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài để học sinh tìm hiểu rõ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Sinh học Lớp 9 - Chương trình cả năm
hiệu trong phương pháp nghiên cứu phả hệ và ứng dụng phương pháp này trong nghiên cứu di truyền một số tính trạng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1:GV y/c HS nghiên cứu thông tin ® trả lời + giải thích các kí hiệu: ; + ; ; ; + Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu biểu thị sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về một tính trạng ? B2:GV y/c HS nghiên cứu ví dụ 1 ® thảo luận: ? Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội ? Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan tới giới tính hay không ? Tại sao? B3:GV chốt lại kiến thức ? phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Tại sao người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền 1 số tính trạng người B4:GV y/c HS tiếp tục tìm hiểu ví dụ 2 ® yêu cầu: + Lập sơ đồ phả hệ từ P ® F1 + Sự di truyền máu khó đông có liên quan tới giới tính không ? ? Trạng thái mắc bệnh do gen trội hay gen lặn qui định - GV chốt lại đáp án đúng - HS tự thu nhận thông tin SGK ® ghi nhớ kiến thức - 1 HS lên giải thích các kí hiệu - 1 tính trạng có 2 trạng thái đối lập ® 4 kiểu kết hợp + Cùng trạng thái + 2 trạng thái đối lập - HS quan sát kĩ hình, đọc thông tin ® thảo luận trong nhóm ® nêu được: + Màu mắt nâu là trội + Sự di truyền màu mắt không liên quan đến giới tính - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung - HS tự rút ra kết luận - Vì + Người sinh sản chậm, đẻ ít + Lí do xã hội không áp dụng được phương pháp lai hoặc gây đột biến + phương pháp này đơn giản, dẽ thực hiện - HS tự nghiên cứu ví dụ, vận dụng kiến thức ® trả lời các câu hỏi - 1 HS lên lập sơ đồ phả hệ - 1 HS lên trả lời câu hỏi + Trạng thái mắc bệnh do gen lặn qui định + Nam dễ mắc bệnh ® gen gây bệnh nằm trên NST X I. Nghiên cứu phả hệ : * Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó. Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU TRẺ ĐỒNG SINH Mức độ cần đạt: Nêu được PP nghiên cứu trẻ đồng sinh, ý nghĩa và sự khác nhau trẻ sinh đôi cùng trứng và khác trứng a) Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV y/c HS quan sát sơ đồ H 28.2 ® thảo luận: ? 2 sơ đồ (a;b) giống và khác nhau ở điểm nào ? Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ ? Đồng sinh khác trứng là gì ? Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới không ? Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào - HS quan sát kĩ sơ đồ, nêu được sự khác nhau về: + Số lượng trứng và tinh trùng tham gia thụ tinh + Lần nguyên phân đầu tiên + Hợp tử nguyên phân ® 2 phôi bào ® 2 cơ thể (giống nhau KH) + 2 trứng + 2 tinh trùng ® 2 hợp tử ® 2 cơ thể (khác nhau KH) - Một vài học sinh phát biểu, lớp bổ sung - HS tự rút ra kết luận II.Nghiên cứu trẻ đồng sinh: - Trẻ đồng sinh: trẻ sinh ra cùng một lần sinh - Có 2 trường hợp: + Cùng trứng + Khác trứng - Sự khác nhau: + Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen ® cùng giới + Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen ® cùng giới hoặc khác giới b) Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1:GV y/c HS nghiên cứu thông tin ® nêu ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh? B2:GV có thể lấy ví dụ ở mục “em có biết” để minh hoạ - HS tự thu nhận và xử lí thông tin ® rút ra ý nghĩa. - Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò kiểu gen và vai trò môi trường đối với sự hình thành tính trạng - Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng. C. LUỆN TẬP (3’) (Hình thành kĩ năng mới). - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. -GV yêu cầu HS khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1. Nghiên cứu di truyền học người có những khó khăn do: A) khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con B) bộ nhiễm sắc thể số lượng nhiều, kích thước nhỏ C) Các lí do xã hội D) tất cả đều đúng Câu 2: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không đuợc áp dụng để nghiên cứu di truyền học người: A) Phương pháp nghiên cứu phả hệ B) Phương pháp lai phân tích C) Phương pháp di truyền tế bào D) Phưong pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh Câu 3: Phương pháp phả hệ không thể nghiên cứu đặc tính nào dưới đây ở các tính trạng hoặc bệnh của người A) Xác định bệnh hoặc các tính trạng di truyền hay không di truyền B) Xác định vai trò của môi trường trong quá trình hình thành bệnh hoặc tính trạng C) Xác định bệnh di truyền kiểu đơn gen hay đa gen D) Xác định kiểu di truyền theo kiểu gen đột biến trên NST thường hay liên kết với giới tính D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (3’) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Cho 1 ví dụ về ứng dụng của phương pháp trên? E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ. (1’) * Rút kinh nghiệm bài học: Tuần:. Ngày thángnăm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: BÀI 29. BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI Giáo án dạy học chủ đề tích hợp kiến thức các môn học: Hóa học, Địa lí, Vật lí, Tin học, Mỹ Thuật, Giáo dục công dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua bài: Bệnh và tật di truyền ở người (Sinh học 9) 1. Kiến thức *Môn Sinh học: - Học sinh hiểu rõ được các bệnh và tật di truyền theo 3 nội dung sau: + Nguyên nhân + Biểu hiện hình thái và sinh lí +Hậu quả: đối với bản thân người bệnh, với gia đình và xã hội - Nắm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh và tật di truyền (trong đó ô nhiễm môi trường là chủ yếu) - Đề xuất được các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. - Đề ra được một số biện pháp bảo vệ môi trường sống Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO Bệnh và tật di truyền ở người. - Nhận biết được bệnh nhân bị bệnh, tật di truyền qua đặc điểm hình thái. - Nguyên nhân bị bệnh và tật di truyền. So sánh được sự khác nhau giữa bộ NST của người bình thường với người bị bệnh Đao và tơcnơ. - Cơ chế phát sinh bệnh Đao và tơcnơ. -Dự đoán hậu quả khi bị bệnh, tật di truyền - Phân biệt được bệnh và tật di truyền. Đề xuất các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. *. Môn Hóa học: - Biết được chất hóa học, các biến đổi hóa học, các quá trình hóa học ảnh hưởng đến con người, đến ô nhiễm môi trường. - Tạo sự say mê, nghiên cứu tìm tòi, yêu thích bộ môn đối với học sinh. * Môn Địa lí: Biết được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới Trái Đất * Môn Vật lí : Biết được thế nào là tia cực tím, bức xạ ion hóa và tác hại của chúng. * Môn Giáo dục công dân: Giáo dục Luật Hôn nhân và gia đình: biết độ tuổi được kết hôn. *. Môn Tin học: - Xây dựng các slie hình ảnh theo nội dung bài học. - Xây dựng băng hình về tác nhân gây ô nhiễm môi trường. * Môn Mỹ thuật: Nhận biết được hình ảnh về các bệnh và tật di truyền ở người, động, thực vật và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. *Giáo dục bảo vệ môi trường Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường ở trường, lớp, địa phương. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng truyết trình trước lớp - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm - Rèn kỹ năng quan sát, khái quát hóa, tổng hợp kiến thức 3. Thái độ - Giáo dục thái độ yêu thích môn học - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 4.Các NL hướng tới trong chủ đề - Năng lực tự học: HS tự xác định được mục tiêu học tập chủ đề là: + Nêu được các đặc điểm của bệnh và tật di truyền ở người. + Nêu được các nguyên của bệnh và tật di truyền ở người. + Giải thích được vì sao phải sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường + Trình bày được các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người. -Năng lực giải quyết vấn đề: + Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề đó. + Dự đoán hậu quả khi bị bệnh và tật di truyền, đề xuất các biện pháp phòng tránh bệnh và tật di truyền. -Năng lực tự quản lý: HS tự nghiên cứu thu thập thông tin về bệnh và tật di truyền ở người, tự đánh giá lẫn nhau. -Năng lực giao tiếp: Thực hiện tuyên truyền nguyên nhân phát sinh và hậu quả của bệnh và tật di truyền ở người, vận động mọi người đấu tranh và có những biện pháp phòng tránh bệnh và tật di truyền. -Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong các nhóm nghiên cứu... -Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT): HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết báo cáo. - Các năng lực chuyên biệt. Quan sát: +Quan sát tranh ảnh các dấu hiệu về bệnh và tật di truyền ở người . + Quan sát thực tế về tình hình môi trường sống ở địa phương cư trú và các nơi khác nếu có điều kiện Tìm kiếm mối quan hệ: + Tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với tình hình sức khỏe của con người. Đưa ra các tiên đoán: dự đoán hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường với tình hình sức khỏe của con người. II. Chuẩn bị-phương pháp 1. Học sinh - Bài tập trình bày nhóm ở nhà, - Tư liệu tham khảo, thông tin bổ sung 2. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, phiếu trò chơi - Thông tin về hội chứng claiphentơ, tơcnơ, pautau, siêu nữ, siêu nam - Thông tin về nguyên nhân gây ra các khối U, ung thư - Kiến thức liên quan. - Các hình ảnh, đoạn video về: + Các bệnh và tật di truyền ở người. + Tác nhân gây ô nhiễm môi trường. - Bài giảng điện tử, các thiết bị công nghệ cần thiết cho tiết dạy: máy chiếu projecter, máy chiếu vật thể, loa, máy vi tính. - Phiếu học tập. - Tư liệu của học sinh. 3. Phương pháp thực hiện - Nghiên cứu tài liệu qua sách, báo, TV, internet - Trao đổi trực tiếp với giáo viên - Sử dụng các kiến thức liên quan để phân tích. - Thảo luân nhóm thống nhất ý kiến. III. Bài giảng 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Nguyên nhân gây ra các đột gen và đột biến NST ở người và động vật, thực vật? Học sinh trả lời miệng 3. Bài mới A. Khởi động: (5’) GV cho HS xem 1 đoạn video VTV- PHÓNG SỰ VỀ NẠN CHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM VIỆT NAM. Trong chương trình nghĩa tình đồng đội phát song trên VTV của đài truyền hình Việt Nam nói về nỗi bất hạnh của những người lính thanh niên xung phong trong thời kháng chiến chống mỹ, họ không may mắn như những người làm cha, làm mẹ khác khi những đứa con của họ sinh ra lại không bình thường về hình dạng cơ thể cũng như sinh líNhưng họ không hiểu tại sao lại như vậy? Làm thế nào để em có thể giúp họ giải đáp các thắc mắc trên. HS: Tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế di truyền, biểu hiện của các bệnh và tật di truyền. GV: Đó là nội dung chính của bài học hôm nay. B. Hình thành kiến thức: (25’) HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Nội dung I. Tìm hiểu về một số bệnh và tật di truyền (17’) -Giới thiệu: Để hiểu kĩ bệnh và tật di truyền, giờ học trước cô đã giao bài tập cho từng nhóm Bài tập: Nghiên cứu SGK, đọc sách báo hoặc lên mạng lấy thông tin tìm hiểu theo 3 tiêu chí: + Nguyên nhân +Biểu hiện hình thái và sinh lí +Hậu quả: với bản thân, gia đình và xã hội -Nhóm 1. Bệnh Đao -Nhóm 2. Bệnh Tơcnơ -Nhóm 3. Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh -Nhóm 4. Một số tật di truyền ở người Sau đó, các nhóm bốc thăm lên trình bày.Các nhóm khác nhận xét và cho ý kiến -Giáo viên chốt lại -Bổ sung thêm thông tin hội chứng: + Hội chứng patau + Hội chứng siêu nữ + Hội chứng siêu nam + Hội chứng claiphentơ Có giải thích về từ dùng “ Hội chứng” và “ Bệnh di truyền” + Thông tin về nguyên nhân gây ra các khối U, ung thư: . Tích hợp môn Vật lí: Tia cực tím (UV là sóng điện từ có bươc sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy), bức xạ ion hóa gây tổn thương tế bào, gây rối loạn trao đổi chất trong tế bào . Tích hợp môn Hóa học : Các chất hóa học: khói amiăng, khói thuốc lá (chứa chất nicotin và các vòng thơm hiđrocacbon), acrylamide (có trong bim bim, khoai tây chiên) các chất này xuyên sâu vào mô, tế bào gây đột biến gen, đứt gãy NST . Tích hợp môn Địa lí: Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng ở 2 cực tan ra làm diện tích đất liền bị thu hẹp, nhiều vùng bị ngập mặn, đồng thời giải phóng một lượng lớn các chất gây ung thư . Do các loại vi rút: Vi rut viêm gan A, vi rút HPV II. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật bệnh di truyền 1. Nguyên nhân(10’) -Nguyên nhân phát sinh tật bệnh di truyền? -Giáo viên chốt lại: 3 nguyên nhân chính: + Ô nhiễm môi trường + Sinh con ở độ tuổi lớn + Kết hôn giữa những người mang gen bệnh hay hôn phối gần (tích hợp môn Giáo dục công dân: luật hôn nhân cấm kết hôn trong vòng 4 đời và giữa những người bị bệnh di truyền. Tuổi kết hôn của nam là 20 tuổi, nữ là 18 tuổi). -Yêu cầu học sinh quan sát đoạn băng hình về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường -Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm bàn- 2 người (5’) -Chiếu bài làm của 2 nhóm rồi chữa -Giáo viên chốt lại, bổ sung thêm thông tin: + Bão cát + Núi lửa phun trào tạo ra các dòng dung nham làm chết thực vật và sinh ra khí metan (tích hợp môn Hóa học) + Cháy rừng: thực vật khi cháy âm ỉ có thể sinh ra các chất độc hại, đặc biệt là ancaloit, là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có hoạt tính rất cao đối với cơ thể con người, đặc biệt là hệ thần kinh (tích hợp môn Hóa học) + Thử hạt nhân, rò rỉ chất phóng xạ làm phát tán một lượng lớn các chất phóng xạ như uranium, plutonium ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí vág gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người (tích hợp môn Hóa học) + Rải chất độc da cam có tên hóa học là đioxin, là các hợp chất thơm polychlorin. Ngoài ta một số quá trình khác cũng thải chất độc này vào môi trường như: núi lửa phun trào, cháy rừng, quá trình sản xuất: thuốc trừ sâu, thép, sơn, giấy (tích hợp môn Hóa học) + Sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách: thuốc DDT, thuốc 6.6.6 (tích hợp môn Hóa học) + Nước thải chưa qua xử lí đã thải: kim loại nặng, dầu mỡ, các chất hữu cơ khó phân hủy vào môi trường (tích hợp môn Hóa học) + Tràn dầu ra biển + Khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông chứa các khí độc hại như: SO2, NOx, CO, CO2 (tích hợp môn Hóa học) + Xả rác bừa bãi. 2. Biện pháp bảo vệ môi trường (5’) -Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường sống khỏi bị ô nhiễm? -Giáo viên chốt lại Tích hợp môn GDCD: Gv giới thiệu luật bảo vệ môi trường, điều 13,14,15,16,19, 20, 29, 31, 34, 36 tại chương II, III. -Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm -Từng nhóm cử đại diện lên thuyết trình bài tập của nhóm mình -Các nhóm khác quan sát lắng nghe cho nhận xét, nêu ý kiến hoặc thắc mắc những điều muốn tìm hiểu thêm -Bạn thuyết trình sẽ trả lời, nếu không trả lời được các bạn trong nhóm sẽ giúp đỡ hoặc các nhóm khác sẽ trả lời giúp -Nếu không trả lời được, cô giáo sẽ giúp đỡ -Học sinh trả lời miệng -Lớp bổ sung -Học sinh theo dõi đoạn băng hình -Thảo luận theo nhóm bàn-2 người, hoàn thành phiếu học tập - Nhóm được cô chọn sẽ trình bày -Cá nhân học sinh trả lời miệng -Tuyên truyền -Trồng nhiều cây xanh I. Tìm hiểu về một số bệnh và tật di truyền 1. Bệnh Đao 2. Bệnh tơcnơ 3. Bệnh Bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh 4. Một số tật di truyền ở người II. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật bệnh di truyền 1. Nguyên nhân a. Ô nhiễm môi trường b. Sinh con ở độ tuổi lớn c. Kết hôn giữa những người mang gen bệnh hay hôn phối gần 2. Biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền -Tuyên truyền, đấu tranh để bảo vệ môi trường sống. -Sử dụng đúng cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chữa bệnh. - Hạn chế kết hôn giữa những người mang gen gây bệnh. 4. Củng cố(4’) Câu 1. Ở bệnh nhân Đao cặp NST có 3 chiếc là cặp số Đáp án: 21 Câu 2.Bệnh nhân Tơcnơ có biểu hiện A. Lùn, cổ ngắn C. Tử cung nhỏ không có kinh nguyệt B. tuyến vú không phát triển D. Cả A, B, C đều đúng Đáp án: D Câu 3. Biểu hiện của người bị bệnh bạch tạng là: A. Da màu đen C. Tóc màu đen B. Da màu trắng D. Tóc màu trắng Đáp án:B, D 5. Vận dụng, sáng tạo: (5’) Em hãy trình bày bằng sơ đồ cơ chế di truyền của bệnh đao? 6. BTVN: (1’) - Đọc phần ghi nhớ sgk -Học bài và trả lời câu hỏi -Đọc “ Em có biết” -Chuẩn bị bài sau: Di truyền học đối với con người * Rút kinh nghiệm bài học: Tuần:. Ngày thángnăm Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + HS hiểu được di truyền học tư vấn là gì? Và nội dung của lĩnh vực khoa học này. + Giải thích được cơ sở di truyền học của “hôn nhân một vợ một chồng” và những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau. + Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 và hậu quả di truyền của ô nhiễm môi trường đối với con người. 2. Kĩ năng: + Rèn tư duy phân tích tổng hợp. 3. Thái độ: Có ý thức dấu tranh chống sản xuất, thử vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng quy cách thuốc trừ sâu, trừ cỏ, chữa bệnh. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.GV : Bảng số liệu: bảng 30.1 và bảng 30.2 SGK 2.HS: ND kiến thức. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. (2’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)Không kiểm tra -Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS. 3. Giảng bài mới: A. KHỞI ĐỘNG. (3’) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1:GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs từ tiết trước của các nhóm: Em hãy tìm hiểu nội dung của luật hôn nhân và gia đình nước ta.Hs bao cáo. B2:GV: Luật hôn nhân và gia đình nước ta dựa trên cơ sở khoa học nào và làm thế nào để đưa ra lời khuyên cần thiết cho những người mắc bệnh và tật di truyền ta xét bài học hom nay. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: DI TRUYỀN Y HỌC TƯ VẤN MTCĐ: Hiểu được di truyền y học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV y/c HS làm bài tập mục Ñ (trang 86) B2: GV hoàn chỉnh đáp án, tổ chức thảo luận toàn lớp. + Di truyền y học tư vấn là gì? Gồm những nội dung nào? B3:GV hoàn thiện kiến thức - HS nghiên cứu ví dụ - Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời. + Đây là bệnh di truyền + Bệnh do gen lặn qui định vì có người trong gia đình đã mắc bệnh + Không nên sinh con vì ở họ có gen gây bệnh - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. - HS phát biểu I. Di truyền y học tư vấn: là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại về mặt di truyền kết hợp nghiên cứu phả hệ. - Nội dung: + Chuẩn đoán + Cung cấp thông tin + Cho lời khuyên liên quan đến bệnh, tật di truyền Hoạt động 2: DI TRUYỀN HỌC VỚI HÔN NHÂN VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH - MTCĐ: a) Di truyền học với hôn nhân:Giải thích được cơ sở khoa học của việc kết hôn "1 vợ, 1 chồng" và cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1:GV y/c HS đọc thông tin SGK ® thảo luận vấn đề 1: ? Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ? Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi được phép kết hôn B2:GV chốt lại đáp án đúng B3:GV y/c học sinh tiếp tục phân tích bảng 30.1 ® thảo luận vấn đề 2: ? Giải thích qui định “Hôn nhân một vợ một chồng” bằng cơ sở sinh học ? Vì sao nên cấm chuẩn đoán giới tính thai nhi B4:® GV tổng kết lại kiến thức - Các nhóm phân tích thông tin ® nêu được : + Kết hôn gần làm đột biến lặn, có hại biểu hiện ® dị tật bẩm sinh tăng + Từ đời thứ 5 ® có sự sai khác về mặt di truyền . - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. - HS phân tích số liệu về sự thay đổi tỉ lệ nam/nữ theo độ tuổi, lưu ý tỉ lệ nam/nữ ở độ tuổi từ 18 – 35. ® Giải thích cơ sở khoa học: - Không chuẩn đoán giới tính thai nhi sớm ® hạn chế việc mất cân đối tỉ lệ nam/nữ. II.DI TRUYỀN HỌC VỚI HÔN NHÂN VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH: a) Di truyền học với hôn nhân: - Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các qui định: + Hôn nhân một vợ một chồng + Những người có quan hệ huyết thống tr
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_sinh_hoc_lop_9_chuong_trinh_ca_n.docx