Giáo án phát triển năng lực Sinh học Lớp 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải :

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát kiến thức.

3. Thái độ:

- Biết cách chăm sóc cây trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

- Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn

 4. Năng lực

 a, Năng lực chung.

 - Năng lực tự học

 - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Năng lực giao tiếp.

 - Năng lực hợp tác.

 b, Năng lực đặc thù.

 - Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

 - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

 - Năng lực sáng tạo

3 -Phương pháp

- Đàm thoại tìm tòi

II-Chuẩn bị

-Hình vẽ 1.1,2,3 SGK, phiếu học tập

III- Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Vào bài mới

A. khởi động:

- GV giới thiệu sơ qua chương trình 11 và nội dung chương 1

HS lắng nghe

 -Vào bài: Mọi sinh vật muốn tồn tại, sinh trưởng và phát triển đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Vậy sự trao đổi chất đó diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài đầu tiên của chương. " Bài 1 Sự hấp thụ nuớc và muối khoáng ở rễ "

 

docx 91 trang linhnguyen 07/10/2022 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Sinh học Lớp 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Sinh học Lớp 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Sinh học Lớp 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm
úng về vấn đề sử dụng quá trình quang hợp vào thực tế sản suất để đấp ứng yêu cầu của con người và ý thức bảo vệ môi trường.
 4. Năng lực
 a, Năng lực chung.
 - Năng lực tự học
 - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực giao tiếp.
 - Năng lực hợp tác.
 b, Năng lực đặc thù.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học 
 - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 
5. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Hỏi đáp
II. Chuẩn bị của GV-HS
1- Chuẩn bị của GV: 
- Phiếu học tập
- Sơ đồ về bảng số liệu phân tích thành phần hoá học trong sản phẩm của cây trồng
Nguyên tố hoá học
Cacbon
Oxi
Hiđrô
Các nguyên tố khác
Tỉ lệ %
45%
42-45%
6,5%
5-10%
2. Chuẩn bị của HS: 
- Ôn tập kiến thức quang học đã học ở lớp 10
- Nghiên cứu bài mới.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ	
	Câu hỏi: Cường độ của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
 	HS1: Trả lời
	HS2: Nhận xét, bổ sung.
	GV: Đánh giá, cho điểm học sinh.
 2. Nội dung bài mới
A. Khởi động: 
Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó quang hợp có ý nghĩa quyết định đến năng suất thu hoạch .
B. Hình thành kiến thức
 Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1: Quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng
GV: Cho HS quan sát sơ đồ tỉ lệ % các nguyên tố hoá học, kết hợp đọc SGK🡪 yêu cầu HS nhận xét và rút ra kết luận.
GV cho HS bổ sung
GV hoàn chỉnh kiến thức
GV cho vd sau: 
Ví dụ: Phần vật chất khô trong các bộ phận trên cây lúa vào thời điểm thu hoạch:
Thân + lá + rễ + hạt: năng suất SH
Hạt: năng suất kinh tế
Câu hỏi: Hãy phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
Hoạt động 2: Tìm hiểu năng suất của cây trồng thông qua sự điều khiển của quang hợp
GV: Để tăng năng suất cây trồng cần phối hợp những biện pháp nào cho quang hợp xảy ở mức tối ưu.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và điền vào phiếu học tập 
GV: bổ sung hoàn chỉnh phiếu học tập
HS: nghiên cứu SGK để trả lời
HS: Suy nghĩ để trả lời
HS: trả lời
-Năng suất sinh học
- Năng suất kinh tế
HS: nghiên cứu SGK để trả lời
HS: nghiên cứu SGK để điền vào phiếu học tập
I/ Quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng:
Nguyên tố hoá học	Cacbon	Oxi	Hiđrô	Các nguyên tố khác
Tỉ lệ %	45%	42-45%	6,5%	5-10%
Kết luận: Quang hợp quyết định khoảng 90🡪95% năng suất cây trồng, 
* Năng suất sinh học: tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
* Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan (hạt, củ, quả) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người
II/ Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp
1/Tăng diện tích lá: Bằng các biện pháp nông sinh như bón phân hợp lí, kĩ thuật chăm sóc phù hợp...
2/Tăng cường độ quang hợp:
-Sử dụng các biện pháp nông sinh.
-Tuyển chọn và sử dụng giống mới.
3/Tăng hệ số kinh tế 
- Sử dụng giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao.
-Sử dụng các biện pháp nông sinh hợp lí.
C. Luyện tập – Vận dụng:
Câu 1: 90🡪95% năng suất của cây trồng do yếu tố nào quyết định?
	A. Hô hấp.	B. Trao đổi nước.
	C. Quang hợp.	D. Dinh dưỡng khoáng.
Câu 2: Năng suất kinh tế nằm ở phần vật chất khô nào trong các bộ phận của cây khoai tây?
	A. Thân.	B. Lá.	C. Củ.	D. Toàn bộ cây.
Câu 3: Hãy xác định mối quan hệ giữa năng suất kinh tế- năng suất sinh học?
	Năng suất KT= Năng suất SH . hệ số kinh tế
D. TÌM TÒI MỞ RỘNG
	- HS trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài tiếp theo
	 Phiếu học tập
Các hướng điều khiển quang hợp
Các biện pháp kĩ thuật
1-Tăng diện tích lá
2-Tăng cường độ quang hợp
3-Tăng hệ số kinh tế
Bảng phụ: NỘI DUNG CỦA PHIẾU HỌC TẬP
Các hướng điều khiển quang hợp
Các biện pháp kĩ thuật
1-Tăng diện tích lá (1, 2)
2-Tăng cường độ quang hợp (1,2)
3-Tăng hệ số kinh tế (3)
 -(1) Sử dụng các biện pháp nông sinh hợp lí như bón phân hợp lí, kĩ thuật chăm sóc phù hợp...
 -(2) Tuyển chọn và sử dụng giống mới.
 -(3) Sử dụng giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao.
Tiết 11 - BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Ngày soạn :...........................................
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:	Học xong bài này học sinh phải:
	Trình bày hô hấp ở thực vật, viết được phương trình tổng quát và vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
	Phân biệt 02 con đường hô hấp ở thực vật: Kị khí & hiếu khí
	Mô tả mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp.
	Nếu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với hô hấp.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích. 
3.Thái độ: Biết ứng dụng các kiến thức đã học để bảo quản nông sản phẩm.
4. Năng lực
 a, Năng lực chung.
 - Năng lực tự học
 - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực giao tiếp.
 - Năng lực hợp tác.
 b, Năng lực đặc thù.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học 
 - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 
5. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
II. Chuẩn bị
- Hình : 12.1; 12.2 (Sgk)
- Phiếu học tập
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ
	Giáo viên: Trình bày các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết quang hợp ?
2. Bài mới:
A. Khởi động:
Ở thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách, hoạt động hô hấp ở thực vật diễn ra ở mọi cơ quan của cơ thể. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào?
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội Dung
Hoạt động 1
Cho HS quan sát H12.1
SGK.
(?): Hãy mô tả các thí nghiệm? Mục đích các thí nghiệm là gì?
- Lưu ý: ở thí nghiệm a: cách lắp thiết bị như vậy nhằm loại bỏ CO2 của môi trường
(?) Vậy biểu hiện bên ngoài của hô hấp TV là gì?
(?) Bản chất (Bên trong)
- Giải thích thêm về thực chất của quá trình hô hấp.
- Hđ 2
Dựa vào kiến thức đã học và kết quả ở các TNo nêu trên
(?) Hãy viết phương trình hô hấp tổng quát?
- Giáo viên hoàn chỉnh
Hoạt động 3:
- Cho HS đọc mục I 3
(?): Hãy cho biết hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
Hoạt động4:
- Quan sát H 12.2
(?) Hãy cho biết ở TV có thể xảy ra những con đường hô hấp nào?
- Cho HS quan sát H12.2 . Đọc mục II.1 chia nhóm phát phiếu học tập số 1
-Yêu cầu HS phân biệt 2 con đường HH.
- Quan sát HS hoàn thành PHT
- Gọi HS bổ sung để hoàn chỉnh PHT
Hoạt động 5
- Đọc mục III SgK
(?) Hô hấp sáng là gì? Xảy ra ở đâu? Có lợi hay có hại cho TV?
Hoạt động 6:
(?) Dựa vào kiến thức quang hợp đã học hãy cho biết giữa HH và QH có mối quan hệ như thế nào?
Hoạt động 7:
- Đọc mục IV.2
- Hãy cho biết hô hấp chịu ảnh hưởng các yếu tố nào?
Vai trò của mỗi yếu tố?
- Dựa vào kiến thức về quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hãy nêu các biện pháp để bảo quản nông phẩm. Mỗi biện pháp cho 1 vd.
- N/c Sgk
- Trả lời:
TN a: chứng minh hạt nảy mầm thải CO2 
TN b: Phát hiện hạt nảy mầm hấp thụ O2
TN c: Phát hiện hạt nảy mầm thải nhiệt
 - N/c Sgk
- Trả lời
- Trả lời:
- Lên bảng viết phương trình. HS khác bổ sung
- Đọc mục I.3
- Trả lời
- Quan sát H 12.2
- Chia nhóm
- Nhận PHT
- Ng/cứu SGK
- Thảo luận
Đại diện HS lên điền vào PHT sô 1( theo HD của GV)
- Đọc SgK
- Trả lời
 - Đọc SgK
- Xâu chuỗi các kiến thức
- trả lời
I. Khái quát hô hấp ở thực vật:
1.Hô hấp ở thực vật là gì?
(SGK)
2. Phương trình hô hấp tổng quát:
C6H12O6 + 6 02 🡪 6CO2 + 6H2O + Q
3. Vai trò của hô hấp đối với thực vật:
- Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây. 
- Cung cấp ATP cho các hoạt động sống của cây.
II. Các con đường hô hấp ở thực vật.
III. Hô hấp sáng:
(SGK)
IV. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường:
1. MQH giữa HH và QH:
Sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.
2. Mối quan hệ giữa HH và môi trường:
a. Nước(sgk) 
b. Nhiệt độ (sgk)
c. ô xy (sgk)
d. Hàm lượng CO 2(sgk)
3. Hô hấp và bảo quản nông phẩm:
Quá trình HH làm phân hủy các nguyên liệu dự trữ bên trong nông sản. 
Biện pháp:
- Khống chế độ ẩm của nông phẩm.
-Khống chế nhiệt độ môi trường
-Khống chế thành phần khí của môi trường bảo quản
VD: sử dụng CO2 ở nồng độ cao 
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG: Hãy phân biệt quá trình đường phân, chu kỳ Crep, chuỗi truyền điền tử qua PHT số 02.
D. TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Học bài và trả lời các câu hỏi SgK
- Nắm sơ đồ các con đường hô hấp (H12.1)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
So sánh hô hấp kị khí với hô hấp hiếu khí
	- Giống nhau: ..................................................................................................................
	- Khác nhau
Điểm phân biệt
Hô hấp kị khí
Hô hấp hiếu khí
-Ôxy
-Nơi xảy ra 
-Sản phẩm
-Năng lượng tích lũy
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Phân biệt đường phân với Chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử
Điểm phân biệt
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi truyền điện tử
1. Vị trí
2. Nguyên Liệu
3. Sản phẩm
4. Năng lượng
Đáp án PHT số 01: Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí
	- Giống nhau: Giai đoạn đường phân tạo ra axit piruvic (CH3COCOOH)
	- Khác nhau
Điểm phân biệt
Hô hấp kị khí
Hô hấp hiếu khí
-Ôxy
-Nơi xảy ra 
-Sản phẩm
-Năng lượng tích lũy
- Không cần
- Tế bào chất
- Giai đoan đường phân: tạo ra a xit piruvic (CH3 CO COOH)
- Lên men tạo rượu (C2H5OH), CO2 hoặc a xit lactic (C3 H6 O3)
- Tích lũy năng lượng ít.
- Cần
- Ti thể
- Chu trình Crep tạo CO2 , H2O 
- Chuỗi truyền điện tử tạo 36 ATP
- Tích lũy 38 ATP
Đáp án PHT số 2:
Điểm phân biệt
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi truyền điện tử
1. Vị trí
2. Nguyên liệu
3. Sản phẩm
4. Năng lượng
- Tế bào chất
- Glucozơ ( C6H12 O6)
- CH3COCOOH
2 ATP
- Chất nền ti thể
- A xit piruvic ( CH3COCOOH) 
- CO2, NADH2 , FADH
2 ATP
- Màng trong ti thể
- NADH, FADH2
- CO2 , H2O
34 ATP
Tiết 12 – Bài 13: THỰC HÀNH : PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CAROTENOIC
Ngày soạn :...........................................
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Làm được thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit.
- Xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả và trong củ.
II. chuẩn bị:
1. Dụng cụ:
- Cốc thủy tinh 20 - 50 ml.
- Ống đong 20 - 50 ml có chia độ.
- Ống nghiệm.
- Kéo.
2. Hóa chất:
- Nước sạch.
- Cồn.
3. Mẫu thực vật để chiết sắc tố.
- Lá xanh tươi.
- Lá có màu vàng.
- Các loại quả có màu đỏ: Gấc, hồng.
- Các loại củ có màu đỏ vàng: Cà rốt, nghệ
III. Nội dung và cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm:
1.Thí nghiệm 1: diệp lục.
2. thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenôit.
IV. Thu hoạch:
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Mỗi HS làm một bản tường trình, theo nội dung sau:
Cơ quan của cây
Dung môi chiết rút
Màu sắc dịch chiết
Xanh lục
Đỏ, da cam, vàng, vàng lục
Lá
Xanh tươi
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
Vàng
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
Quả
Gấc
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
Cà chua
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
Củ
Cà rốt
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
Nghệ
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
- Ghi kết quả quan sát được vào các ô tương ứng và rút ra nhận xét về: 
 + Độ hòa tan của các sắc tố trong các dung môi.
 + Trong mẫu thực vật nào có sắc tố gì.
 + Vai trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người
Tiết 12 PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 
Ngày soạn :...........................................
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Phát hiện HH của thực vật qua sự thải CO2.
- Phát hiện HH của thực vật qua sự hút O2.
II. chuẩn bị:
1. Dụng cụ:
- Bình thủy tinh 1000 ml, nút cao su không khoan lỗ, nút cao su có khoan lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cố có mỏ.
2. Hóa chất:
- Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm
3. Mẫu thực vật để chiết sắc tố.
- Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm.
III. Nội dung và cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 - 6 HS:
1.Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.
Tiến hành thí nghiệm:
- Cho vào bình thủy tinh 50g các loại hạt mới nhú mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu.
Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ. Do HH của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình, CO2 nặng hơn không khí nên nó không thể khuếch tán qua ống và phễu vào không khí xung quanh.
- Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua pheux vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí rakhoir bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2 → nước bari hay nước vôi trong sẽ bị vẫn đục.
- Để so sánh, lấy một ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thủy tinh hay ống lá cây đu đủ. Nước vôi trong trường hợp này cũng bị vẫn đục. HS tự rút ra kết luận về HH của cây.
2. Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự thải O2.
Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần: 50 g). Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác này phải được HS tự tiến hành trước giờ lên lớp từ 1,5 - 2 giờ.
Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình. Nến (que diêm) → tắt ngay, vì sao?. Sau đó, mở nút bình chứa hạt đã bị giết chết đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình, nến (que diêm) tiếp tục cháy
IV. Thu hoạch:
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Mỗi HS làm một bản tường trình:
Tiết 14: KIỂM TRA MỘT TIẾT
Lớp
Ngày dạy
HS vắng
Ghi chú
11A
11B
Tiết 15 - Bài 15: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
Ngày soạn :...........................................
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh phải nắm được:
1. Kiến thức:
Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào, trong ống tiêu hoá và ống tiêu hoá.
Phân biệt được tiêu hoá ngoại bào và nội bào. 
Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào bậc thấp, đến đa bào bậc cao.
Từ đó thấy được sự khác biệt trong quá trình hấp thụ các chất từ môi trường vào trong cơ thể ở động vật và thực vật.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghiên cứu quan sát phân tích tranh vẽ.
3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh trong ăn uống để tránh 1 số bệnh về đường tiêu hóa.
4. Năng lực
 a, Năng lực chung.
 - Năng lực tự học
 - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực giao tiếp.
 - Năng lực hợp tác.
 b, Năng lực đặc thù.
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học 
 - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 
II. Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 * Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh vẽ phóng to hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK.
Sử dụng bảng 15 SGK.
Bảng phụ.
* Chuẩn bị của học sinh: nghiên cứu trước bài 15, quan sát các hình vẽ.
IV. Tiến trình bài giảng:
 1.Kiểm tra bài cũ:
(?) Vì sao nói cây xanh tồn tại và phát triển như một thể thống nhất?
 2. Bài mới:
A. Khởi động 
GV: Sinh vật muốn tồn tại phải thực hiện các quá trình gì?
HS: Phải trao đổi chất với môi trường.
GV: Cây xanh tồn tại được nhờ thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các quá trình quang hợp, hô hấp, hút nước và muối khoáng. Vậy động vật và con người thực hiện trao đổi chất với môi trường như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài mới:
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Cho HS quan sát nghiên cứu các tranh vẽ trong SGK và đánh dấu × vào ô trống cho câu hỏi về tiêu hoá. 
(?) Thế nào là tiêu hoá?
(?) Quá trình tiêu hoá xảy ra ở đâu trong cơ thể động vật?
HS nghiên cứu quan sát các tranh vẽ.
Tiêu hoá là quá trình biến đổi và hấp thụ thức ăn từ môi trường được đưa vào cơ thể.
Bên trong và bên ngoài tế bào.
Khái niệm tiêu hoá:
Tiêu hoá là quá trình biến đổi và hấp thụ thức ăn.
Quá trình tiêu hoá xảy ra ở:
Bên trong tế bào: tiêu hoá nội bào.
Bên ngoài tế bào: tiêu hoá ngoại bào. 
Hoạt động 2:
Tiêu hoá ở động vật đơn bào xảy ra như thế nào đó là hình thức tiêu hóa nội bào hay ngoại bào?
Cho HS quan sát H15.1 SGK từ đó mô tả quá trình tiêu hoá thức ăn ở trùng đế giày.
Đọc và trả lời câu hỏi ở Phần II SGK.
HS nghiên cứu H15.1 sau đó trả lời:
Thức ăn từ môi trường vào tế bào, hình thành không bào tiêu hoá bao lấy thức ăn.
Lizôxôm gắn vào không bào, và tiết Enzim vào không bào để tiêu hoá thức ăn thành chất đơn giản đi vào tế bào chất.
Chất thải được thải ra ngoài môi trường.
Đó là hình thức tiêu hoá nội bào.
Đáp án 2→ 3→ 1 (B).
Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (động vật đơn bào):
Thức ăn vào không bào tiêu hoá.
Không bào tiêu hóa gắn với Lizôxôm. 
Enzim tiêu hoá của Lizôxôm biến đổi thức ăn thành chất đơn giản đi vào tế bào chất, còn chất thải được đưa ra ngoài.
Hoạt động 3:
Cho HS quan sát nghiên cứu H15.2 tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá của thuỷ tức.
(?) Túi tiêu hóa có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
(?) Mô tả quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của thuỷ tức?
(?) Tại sao phải có quá trình tiêu hoá nội bào?
(?)Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở ĐV có túi tiêu hóa so với ĐV đơn bào?
HS nghiên cứu SGK trả lời.
HS quan sát H15.2 trả lời: Thức ăn từ môi trường qua miệng đến túi tiêu hoá, nhờ Enzim tiêu hoá tiêu hoá thức ăn. Sau đó thức ăn được tiêu hoá tiếp tục trong các tế bào trên thành túi tiêu hoá.
HS:Vì ở túi tiêu hoá thức ăn mới được biến đổi dở dang, cơ thể chưa hấp thụ được.
HS:Tiêu hoá được nhiều loại thức ăn, và những thức ăn có kích thước lớn.
Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá:
 *Đại diện: Ruột khoang, Giun dẹp.
 1. Đặc điểm cấu tạo của túi tiêu hóa: (SGK)
 2. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa:
Thức ăn → miệng → túi tiêu hoá:
*Tiêu hóa ngoại bào: thức ăn được phân huỷ nhờ Enzim của tế bào tuyến trên thành cơ thể *Tiêu hóa nội bào: xảy ra bên trong tế bào trên thành túi tiêu hoá, thức ăn được phân huỷ hoàn toàn .
Hoạt động 4:
(?) HS quan sát các hình vẽ 15.3 đến 15.6, cho biết sự tiêu hoá ở những động vật này khác với thuỷ tức ở điểm nào?
(?) Vậy ống tiêu hoá là gì? Đặc điểm gì khác với túi tiêu hoá?
(?) Ống tiêu hoá ở người gồm bộ phận nào?
Cho HS nghiên cứu SGK và trả lời nội dung bảng 15.
GV dùng bảng phụ. Củng cố lại.
(?) Thức ăn được tiêu hoá như thế nào trong ống tiêu hoá?
(?) Sự tiêu hoá trong ống tiêu hoá có ưu điểm gì?
GV cho HS nghiên cứu trả lời lệnh ở cuối phần IV
HS quan sát và trả lời: đã có ống tiêu hoá.
Ống tiêu hoá là một ống dài với nhiều bộ phận có những chức năng khác nhau. Thức ăn chỉ đi theo một chiều.
HS nghiên cứu tranh 15.6 trả lời.
HS nghiên cứu SGK và trả lời các HS khác bổ sung.
Các bộ phận của ống tiêu hoá đảm nhiệm các chức năng khác nhau do đó tiêu hoá được nhiều loại thức ăn và hiệu quả cao hơn.
HS quan sát H15.3 đến H15.5 để trả lời.
Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá:
 *Đại diện: ĐV có xương sống và nhiều loài ĐV không xương sống.
 1.Đặc điểm cấu tạo của ống tiêu hóa:
Ống tiêu hoá được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.
Thức ăn đi theo một chiều, và được tiêu hoá ngoại bào trong ống tiêu hoá.
2.Quá trình tiêu hóa:
Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học nhờ dịch tiêu hoá tạo thành chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
Các chất không được tiêu hoá sẽ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_sinh_hoc_lop_11_theo_cv3280_chuo.docx