Giáo án phát triển năng lực Sinh học 6 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Thu Trang

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống

- Biết cách lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại và rút ra nhận xét.

 2. Kĩ năng:

- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.

 - Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống của sinh vật

- Rèn kỹ năng so sánh, phân tích cho hs.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn - thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật .

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

c. Phẩm chất:

Yêu thiên nhiên, bảo vệ các sinh vật sống, tự tin, tự giác, tích cực, tự học, .

 

doc 277 trang linhnguyen 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Sinh học 6 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Thu Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Sinh học 6 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Thu Trang

Giáo án phát triển năng lực Sinh học 6 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Thu Trang
 dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
- Kể tên một số loài cây trồng bằng cách giâm cành?
- Hãy kể tên một số cây được chồng bằng cách chiết cành
Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta chiết cành với những loài cây nào?
Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hãy cho tìm hiểu thực tế về cây ghép thường được dân ta thực hiện trong trồng trọt
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Đọc phần Em có biết ?
- Xem hướng dẫn giâm cành, chiết cành SGK tr.92 (nếu có điều kiện cho HS làm ở nhà và báo cáo kết quả sau 2 – 4 tuần)
- Chuẩn bị hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa loa kèn.
CHƯƠNG VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA 
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, vai trò của hoa đối với cây. các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận. 
- Giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.
3. Thái độ:
-	Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
II/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh Sơ đồ cấu tạo của hoa.
-	 Mẫu vật: hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa loa kèn.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
-	Chuẩn bị hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa loa kèn.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Giâm cành là gì? Kể tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành? Cành của những cây này có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được?
 - Chiết cành là gì? Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt?
 - Em hiểu thế nào là ghép cây? Có mấy cách ghép cây? Nhân giống vô tính là gì? Hãy cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua phương tiện thông tin.
 3. Bài mới : CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Vậy hoa có cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: các bộ phận chính của hoa, vai trò của hoa đối với cây. các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận. 
- Giải thích vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu mỗi nhóm 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát 1 hoa theo hướng dẫn của SGK 
-> ghi kết quả vào giấy nháp.
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm còn yếu.
- GV cho trao đổi trên toàn lớp kết quả đã quan sát để xác định đúng các bộ phận của một hoa.
- GV chốt ý -> cho HS ghi bài
- GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát nhị và nhụy, kết hợp với xem hình 28.2, 28.3 -> ghi kết quả vào giấy nháp.
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm còn yếu.
- GV cho trao đổi trên toàn lớp kết quả để giúp nhau xác định đầy đủ và đúng các phần của nhị và nhụy.
- GV chốt ý -> cho HS ghi bài
- GV chốt lại kiến thức bằng cách treo tranh giới thiệu hoa, cấu tạo nhị và nhụy.
- Nhóm 2 HS cùng quan sát 1 hoa theo hướng dẫn của SGK -> ghi kết quả vào giấy nháp.
- HS trao đổi trên toàn lớp kết quả đã quan sát để xác định đúng các bộ phận của một hoa
- HS ghi bài
- HS tiếp tục quan sát nhị và nhụy, kết hợp với xem hình 28.2, 28.3 -> ghi kết quả vào giấy nháp.
- HS trao đổi trên toàn lớp kết quả -> nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS ghi bài
- HS lắng nghe và quan sát tranh.
 1: Các bộ phận của hoa.
Hoa gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhụy. Hoa còn có cuống và đế.
- Đài và tràng bao bọc phía bên ngoài hoa. Tùy theo từng loại cây, cánh hoa có màu sắc khác nhau .
- Mỗi nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn
- Nhụy gồm đầu, vòi, bầu nhụy, noãn nằm bên trong bầu nhụy.
- GV gọi HS đọc mục q SGK.tr.95
- GV hỏi:
1. Tế bào sinh dục đực của hoa nằm ở đâu? Thuộc bộ phận nào của hoa?
2. Tế bào sinh dục cái của hoa nằm ở đâu? Thuộc bộ phận nào của hoa?
3. Có còn những bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục đực và cái nữa không?
4. Vậy những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản là chủ yếu?
5. Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhụy? Chúng có chức năng gì?
- GV chốt lại kiến thức -> cho HS ghi bài.
- Nếu còn thời gian, GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát. 
- HS đọc to mục q SGK.tr.95
- HS trả lời đạt:
1. Nằm trong hạt phấn của nhị
2. Nằm trong noãn của nhụy
3. Không có.
4. Nhị và nhụy
5. Đài và tràng bao bọc lấy nhị và nhụy để bảo vệ nhị và nhụy
- HS ghi bài.
- HS lắng nghe
2: Chức năng các bộ phận của hoa
- Đài và tràng làm thành bao hoa để bảo vệ nhị và nhụy
- Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục dực. Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1. Phần sặc sỡ nhất của các loài hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có tên gọi là gì ?
A. Nhuỵ      	B. Nhị	C. Tràng      	D. Đài
Câu 2. Bao hoa gồm có hai thành phần, đó là
A. tràng và nhị.	B. đài và tràng.	C. nhị và nhuỵ.	D. đài và nhuỵ.
Câu 3. Tế bào sinh dục đực của cây lưỡng tính có ở đâu ?
A. Trong không bào của cánh hoa	B. Trong bao phấn của nhị
C. Trong noãn của nhuỵ	D. Trong đài hoa
Câu 4. Bộ phận nào của hoa thường có khả năng quang hợp ?
A. Nhuỵ      	B. Nhị	C. Tràng      	D. Đài
Câu 5. Trong một bông hoa đơn tính không thể xuất hiện đồng thời hai bộ phận nào sau đây ?
A. Nhị và nhuỵ	B. Đài và tràng	C. Đài và nhuỵ	D. Nhị và tràng
Câu 6. Nhị hoa gồm những thành phần nào ?
A. Bầu nhuỵ và chỉ nhị	B. Bao phấn và noãn
C. Bao phấn và chỉ nhị	D. Noãn, bao phấn và chỉ nhị
Câu 7. Hoa là cơ quan chuyên hoá với chức năng
A. sinh sản.      	B. sinh dưỡng.	C. cảm ứng.      	D. dự trữ.
Câu 8. Cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa đực là gì ?
A. Tràng      	B. Nhuỵ	C. Nhị      	D. Đài
Câu 9. Cây nào dưới đây có cánh hoa màu tím ?
A. Cà pháo	B. Sim	C. Bằng lăng	D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 10. Chức năng chủ yếu của bao hoa là gì ?
A. Sinh sản	B. Tổng hợp chất hữu cơ đi nuôi cây
C. Bảo vệ, che chở cho nhị và nhuỵ	D. Dự trữ sắc tố cho cây
Đáp án
1. C
2. B
3. B
4. D
5. A
6. C
7. A
8. C
9. D
10. C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
Các bộ phận của hoa?
Chức năng các bộ phận của hoa?
Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Quan sát một hoa, ghi chép lại các bộ phận mà mình quan sát
4. Củng cố đánh giá: 
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Làm bài tập 2 SGK tr.95
Chuẩn bị hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa.
Mỗi HS kẻ sẵn bảng SGK tr.97 vào vở 
Bài 29: CÁC LOẠI HOA 
MỤC TIÊU:
	 Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.
- Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
-	Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
THIẾT BỊ DẠY HỌC:
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu vật: hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ,...
-	Tranh ảnh các loại hoa.
-	Bảng phụ bảng SGK tr.97
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu vật: hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ,...
-	Tranh ảnh các loại hoa.
-	Mỗi HS kẻ sẵn bảng SGK tr.97 vào vở 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp trực quan
Phương pháp dùng lời
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
 2.1. Một hoa bao gồm những bộ phận nào? Kể tên và nêu đặc điểm từng bộ phận. 
Yêu cầu: Hoa gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhụy. Hoa còn có cuống và đế.
- Đài và tràng bao bọc phía bên ngoài hoa. Tùy theo từng loại cây, cánh hoa có màu sắc khác nhau .
- Mỗi nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn
	- Nhụy gồm đầu, vòi, bầu nhụy, noãn nằm bên trong bầu nhụy
 2.2. Nêu chức năng từng bộ phận của hoa? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? 
 Yêu cầu: - Đài và tràng làm thành bao hoa để bảo vệ nhị và nhụy
 - Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục dực. Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất vì nó đảm nhận chức năng sinh sản.
3. Bài mới : CÁC LOẠI HOA 
. Mở bài 	
. Hoạt động chính:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Cho học sinh quan sát các loại hoa trên máy chiếu, từ đó Gv dẫn vào bài..
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.
- Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- GV yêu cầu mỗi nhóm HS tập trung quan sát hoa của nhóm mình -> hoàn thành cột 2, 3, 4 vào vở
- GV lưu ý: chưa cho HS ghi cột cuối.
- GV cho cả lớp thảo luận kết quả -> chia hoa thành 2 nhóm
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ dưới bảng SGK tr.97
- GV nhận xét -> cho HS hoàn thành nốt bảng
- GV nhận xét, điều chỉnh chỗ còn sai sót
- GV hỏi: 
1. Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành mấy nhóm?
2. Thế nào là hoa lưỡng tính? Thế nào là hoa đơn tính?
- GV chốt ý -> cho HS ghi bài.
- Nếu còn thời gian cho hoạt động, GV gọi 2 học sinh lên bảng, nhặt riêng hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.
- HS để mẫu lên bàn.
- Mỗi nhóm HS quan sát hoa của nhóm mình -> hoàn thành cột 2, 3, 4 vào vở
- Cả lớp thảo luận kết quả:
+ Nhóm 1 gồm những hoa đủ 2 bộ phận sinh sản chủ yếu
+ Nhóm 2 gồm những hoa thiếu 1 trong 2 bộ phận.
 - HS hoàn thành bài tập điền từ dưới bảng SGK tr.97
- HS hoàn thành nốt bảng
- HS sửa lỗi -> hoàn thành bảng vào tập.
- HS trả lời:
1. Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 nhóm: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.
2. Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy
 Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái
- HS ghi bài.
1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ 
 vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 
 Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 nhóm:
- Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy
- Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái
- GV gọi HS đọc thông tin mục q SGK tr. 97.
- GV cho HS liên hệ thực tế nêu được một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
- GV có thể bổ sung thêm:
+ Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, ớt, bí, bầu, khổ hoa, lạc tiên, sứ,
+ Hoa mọc thành cụm: phượng, ngâu, huệ, mẫu đơn, so đũa, chôm chôm, nhãn, xoài, điệp,
- GV cho HS ghi bài.
- HS đọc to thông tin mục q SGK tr. 97.
- HS liên hệ thực tế nêu được một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
- HS lắng nghe, tự ghi nhận
- HS ghi bài
2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây
 Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành 2 nhóm:
- Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, ớt, bí, bầu, khổ hoa,
- Hoa mọc thành cụm: phượng, ngâu, huệ, mẫu đơn, so đũa, chôm chôm, nhãn, xoài, điệp,
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Cây nào dưới đây có hoa đơn tính ?
A. Cúc      	B. Chanh	C. Mướp hương    	D. Cải
Câu 2. Nhị và nhuỵ không tồn tại đồng thời trong một bông hoa
A. bưởi.      	B. liễu.	C. ổi.      	D. táo tây.
Câu 3. Hoa lưỡng tính có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Chỉ có nhuỵ	B. Chỉ có nhị
C. Có đủ đài và tràng	D. Có đủ nhị và nhuỵ
Câu 4. Hoa cái là
A. hoa đơn tính chỉ có nhuỵ.	B. hoa đơn tính chỉ có nhị.
C. hoa lưỡng tính chỉ có nhị.	D. hoa lưỡng tính có đủ cả nhị và nhuỵ.
Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có hoa mọc thành cụm ?
A. Bưởi, tra làm chiếu	B. Râm bụt, cau
C. Cúc, cải	D. Sen, cam
Câu 6. Hoa nào dưới đây có cách xếp trên cây khác với những loài hoa còn lại ?
A. Hoa súng	B. Hoa tra làm chiếu
C. Hoa khế	D. Hoa râm bụt
Câu 7. Hiện tượng hoa mọc thành cụm có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
A. Giúp hoa nương tựa vào nhau, hạn chế sự gãy rụng khi gió bão.
B. Giúp tăng hiệu quả thụ phấn nhờ việc di chuyển của côn trùng trên cụm hoa.
C. Giúp côn trùng dễ nhận ra, nhờ vậy mà tăng cơ hội thụ phấn cho hoa.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 8. Nhị hoa thường có màu gì ?
A. Màu xanh      	B. Màu đỏ	C. Màu vàng      	D. Màu tím
âu 9. Loài hoa nào dưới đây có lá đài và cánh hoa giống hệt nhau ?
A. Hoa cà	B. Hoa bí đỏ	C. Hoa bưởi	D. Hoa loa kèn
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Hoa khoai tây là hoa lưỡng tính.	B. Hoa mướp đắng là hoa lưỡng tính.
C. Hoa hồng là hoa đơn tính.	D. Hoa sen là hoa đơn tính.
Đáp án
1. C
2. B
3. D
4. A
5. C
6. C
7. D
8. C
9. D
10. A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
 Căn cứ vào đặc điểm nào có thể phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy kể tên 3 loại hoa lưỡng tính và đơn tính ?
. Có mấy cách xếp hoa? Ví dụ?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?
4. Hướng dẫ về nhà
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Sưu tầm hoa, tranh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Củng cố những kiến thức đã học: Về đặc điểm cấu tạo của lá, hiện tượng quang hợp và hô hấp của cây xanh, các hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên và do con người, về cấu tạo và chức năng của hoa ...
- Theo dõi sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Sửa chữa những thiếu sót.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập.
3. Thái độ:
- Ý thức nghiêm túc học tập và kiểm tra. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
II/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Kiến thức trọng tâm cần ôn tập cho học sinh.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị hệ thống kiến thức trước ở nhà.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới : 	ÔN TẬP
Giới thiệu bài: Để củng cố toàn bộ những kiến thức mà các em đã được tìm hiểu trong các chương mà chúng ta đã học và cũng là chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ xắp tới ta tiến hành ôn tập:
 Phát triển bài:
Hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_sinh_hoc_6_theo_cv3280_chuong_tr.doc