Giáo án phát triển năng lực Sinh học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

I/MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

 - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

 - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2-Kỹ năng:

 - Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng.

- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

3-Thái độ:

-Chỉ ra được mặc dù thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất.

-Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.

 -Liên hệ sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường

 4-Định hướng phát triển năng lực: Hợp tác nhóm , năng lực tự học , giải quyết vấn đề

II/THIẾT BỊ , TÀI LIỆU DẠY HỌC:

-Tranh vẽ Hình 1- SGK và những hình ảnh liên quan đến bài học mà HS và GV sưu tầm: Tế bào, cấu tạo lông ruột, cấu tạo tim, hệ sinh thái.

-Phiếu học tập số 1: Đặc điểm các cấp tổ chức sống

-Phiếu học tập số 2 : Bảng ghép các cấp tổ chức sống với đặc điểm.

III/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Nghiên cứu SGK, quan sát tranh, thảo luận nhóm,vấn đáp và sử dụng phiếu học tập.

IV/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

 Nhấn mạnh đến các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống, đặc biệt là hệ mở, tự điều chỉnh.

 

docx 115 trang linhnguyen 07/10/2022 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Sinh học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Sinh học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Sinh học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
hau bằng liên kết gì?
 A. Ion
 B. Cộng hoá trị
 C. Hiđrô
 D. Peptit
Câu 11: Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính nào?
 A. phôtpholipit và cacbohiđrat.
 B. phôtpholipit và prôtêin.
 C. cacbohiđrat và lipit.
 D. cacbohiđrat và prôtêin.
Câu 12: Thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào nhân sơ là?
 A. Thành tế bào, màng sinh chất, vùng nhân.
 B. Tế bào chất, thành tế bào, nhân.
 C. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
 D. Thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
Câu 13: Chức năng chính của thành tế bào vi khuẩn là?
 A. Giúp vi khuẩn di chuyển.
 B. Giữ hình dạng tế bào ổn định.
 C. Duy trì áp suất thẩm thấu.
 D. Truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 14: Một đoạn phân tử ADN dài 5100 A0 có tổng số nuclêôtit là
 A. 2000
 B. 1200
 C. 3000
 D. 1000
Câu 15: Chức năng tổng hợp lipit ,chuyển hoá đường và phân giải các chất độc hại cho cơ thể,là chức năng của bào quan nào trong tế bào nhân thực
 A. Ti thể
 B. Lưới nội chất trơn
 C. Lưới nội chất hạt
 D. Lục lạp
Câu 16: Ở tế bào thực vật, bào quan có chức năng quang hợp là
 A. Ti thể.
 B. Ribosome.
 C. Lizosome.
 D. Lục lạp.
B/ TỰ LUẬN ( 6 điểm ) 
Câu 1: (1,5đ) Ở sinh vật nhân sơ, một phân tử ARN có 750 ribônuclêôtit và có 100rA,150rU, 200rG
a.Tính chiều dài của ARN trên
b. Số ribônuclêôtit loại X của ARN là bao nhiêu 
c. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen tổng hợp nên phân tử ARN trên
Câu 2: (1,5 đ) Một gen có 1200 nuclêôtit và tỉ lệ % nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng nuclêôtit của gen.
a/ Gen trên có khối lượng bằng bao nhiêu ? 
b/ Tính số nuclêôtit từng loại của gen
c/ Số liên kết hiđrô của gen
Câu 3(1 đ): Nêu 3 đặc điểm chung của tế bào nhân sơ ? Giới sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật nhân sơ?
Câu 4(1 đ): Kể tên các loại đơn phân của ADN?
Câu 5(1 đ): Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể
BƯỚC5, 6: KẾT QUẢ 
1/ Thống kê kết quả
TT
Lớp
Sĩ số
Số lượng HS đạt
TB5.0
Ghi chú- HS vắng
8-10 
6,5-7,5 
5-6
2-4,5
1-1,5
SL
Tỉ lệ
1
C3
2
C4
3
C5
2/Nhận xét: 
 -Tỉ lệ từ TB trở lên mức độ trung bình
-Đề cương đã phát từ đầu năm HS có thời gian rèn luyện bài tập nên nhiều em làm bài tốt .
 Bên cạnh đó rất nhiều em không học ,nhiều lần kiểm tra bài cũ không thuộc ,vở không ghi chép bài. 
-Một số bài tập cần vận dụng công thức để giải nhưng đa số các em không vận dụng được ,về nhà không giải bài tập trong đề cương
3/Kinh nghiệm: 
-Động viên nhắc nhở các em học tập .
-Tăng cường kiểm tra bài cũ kết hợp với GVCN mời phụ huynh những HS không chịu học ,ý thức kém.
-Đề nghị tăng tiết phụ đạo
	Ngày soạn:14/11/2020
Tuần 14(tiết 14)	Ngày dạy: 19/11/2020
Chương3. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
	Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
I/MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức
- Học sinh phải phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra được các ví dụ minh hoạ.
- Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP.
- Trình bày được khái niệm chuyển hoá vật chất.
	2. Kỹ năng
	- Nhận biết được các dạng năng lượng và vai trò của năng lượng đối với cơ thể → biết cách chăm sóc bản thân.
	- Kỹ năng phân tích, khái quát hóa và tổng hợp kiến thức.
	3. Thái độ
- Đối với con người cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cho từng đối tượng lao động nhằm tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng đảm bảo sức khỏe cho con người Chế độ dinh dưỡng ---> Đủ Q và sức khoẻ để hoạt động (học tập).
- Biết được vai trò của năng lượng mà có cách vận dụng năng lượng và chăm sóc cơ thể cho phù hợp. 
-Giáo dục kỹ năng sống:
+ KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
+ KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về năng lượng và các dạng năng lượng, chuyển hóa vật chất trong tế bào
4. Định hướng phát triển năng lực :
- Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học,tự tìm hiểu thông tin.
II/THIẾT BỊ,TÀI LIỆU DẠY HỌC:
	- Tranh vẽ hình 13.1 và 13.2 SGK.
	- Tranh minh hoạ cho thế năng và động năng (bắn cung).
	- Phiếu học tập để thảo luận nhóm.
III/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nghiên cứu SGK, quan sát tranh, thảo luận nhóm.
Đàm thoại nêu vấn đề và giảng giải.
IV/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Điều gì xảy ra khi cho tế bào vào dung dịch ưu trương và nhược trương? Giải thích.
- Nước và các chất hòa tan qua màng sinh chất theo cơ chế nào?
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
	Mỗi cơ thể sống đều dùng năng lượng để thúc đẩy quá trình sống. Sự sinh trưởng của tế bào, sự vận động và dẫn truyền phân tử vật chất qua màng, tất cả các hoạt động của tế bào đều cần năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Có những dạng năng lượng nào trong tế bào sống? Chúng chuyển hóa ra sao?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về năng lưọng trong tế bào.
GV: Em hãy nhắc lại định luật bảo toàn vật chất và năng lượng?
( Năng lương không bao giờ mất đi mà chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác)
GV: Nhận xét và treo tranh, giảng:
Tranh bắn cung
Cung giương → bắn cung
(thế năng) (động năng)
THẾ NĂNG⮀ ĐỘNG NĂNG
GV: Em hiểu thế nào là năng lượng?
GV: Trạng thái tồn tại của năng lượng?
HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời GV: Vậy: Động năng, thế năng là gì? Qua hình cho biết 2 dạng năng lượng này chuyển đổi thế nào?
? Vậy thế nào là chuyển hóa năng lượng?
HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
GV: Có các dạng năng lượng nào trong tế bào?
- HS: Thảo luận nhóm trả lời: có 3 dạng chính là hóa năng, nhiệt năng và điện năng.
GV: Cho HS thảo luận nhóm:
Tranh hình 13.1 – SGK
- Hãy nêu cấu tạo phân tử ATP? 
-Thế nào là liên kết cao năng? 
-Quan sát phim mô tả cơ chế hoạt động của ATP?
-Hãy nêu chức năng của ATP trong tế bào?
Gợi ý ?TB sử dụng ATP vào mục đích gì? Ví dụ?
? Lao động trí óc có cần năng lượng không? → Giáo dục chế độ dinh dưỡng phù hợp từng đối tượng lao động.
HS: Thảo luận nhóm, ghi nhận và đại diện nhóm trình bày kết quả:
.GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển hoá vật chất
GV: Giảng kiến thức về tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Protein được chuyển hoá như thế nào trong cơ thể và năng lượng sinh ra dùng vào việc gì?
GV:Nêu ví dụ khác
Chất vô cơ:
 AS
H2O + CO2 🡪 C6H12O6 + O2(1)
 Dl
CHC p tạp 🡪 CHC đgiản (2)
 Tiêu hoá ở cơ thể dị dưỡng 
 (1) và (2) là các quá trình chuyển hoá vật chất.
GV: Thế nào là chuyển hoá vật chất? Bản chất của chuyển hoá vật chất?
HS Nghiên cứu SGK và trả lời GV nhận xét, bổ sung.
?Thế nào là quá trình đồng hoá và dị hoá? Mối quan hệ giữa 2 quá trình trên.
HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
? Vậy vai trò của chuyển hóa vật chất là gì?
Liên hệ: Giải thích hiện tượng béo phì
 🡪Giáo dục: ăn uống hợp lí, đa dạng thức ăn 
I/ NĂNG LƯƠNG VÀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO ( 20 phút)
1) Khái niệm năng lượng
- Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
- Trạng thái của năng lượng:
+ Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công. (một trạng thái bộc lộ của năng lượng).
+ Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. (một trạng thái ẩn dấu của năng lượng).
-Chuyển hóa năng lượng là sự chuyển đổi qua lại giữa các dạng năng lượng ( chuyển hóa giữa 2 dạng năng lượng động năng và thế năng)
2) Các dạng năng lượng trong tế bào
- Hoá năng
- Nhiệt năng
- Điện năng
3) ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào
a. Cấu tạo của ATP 
- ATP gồm bazơnitơ adenin, đường ribose và 3 nhóm phosphat. Trong đó có 2 liên kết cao năng
(2 nhóm phosphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng vì các nhóm PP đều mang điện tích âm nên đẩy nhau).
- Mỗi liên kết cao năng khi phá vỡ giải phóng 7,3 Kcal.
b.Cơ chế hoạt động:
 ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác trở thành ADP và lại được gắn thêm nhóm phosphat để trở thành ATP.
 ATP ⮀ ADP + P i + năng lượng 
c. Chức năng của ATP
- Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
- Vận chuyển các chất qua màng (vận chuyển tích cực).
- Sinh công cơ học.
II. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT TRONG TẾ BÀO: ( 15 phút)
1) Khái niệm
- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng.
- Bản chất: đồng hoá, dị hoá.
2) Đồng hoá và dị hoá
- Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (đồng thời tích luỹ năng lượng - dạng hoá năng).
- Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (đồng thời giải phóng năng lượng). 
3) Vai trò
- Giúp cho tế bào tổng hợp đặc trưng khác của sự sống: sinh trưởng – phát triển, sinh sản, cảm ứng.
- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá Q.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
	- Cho học sinh đọc phần kết luận cuối bài.
 - Củng cố bằng giải ô chữ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
 - Xem trước bài mới, tại sao khi ta cho cơm vào miệng nhai một lúc thì có vị ngọt? Giải thích hiện tượng trên.
	RÚT KINH NGHIỆM 
 -Cho học sinh dùng sợi thun căng ra rồi buông một đầu, giải thích đâu là động năng, đâu là thế năng.
-GV: Treo tranh sự chuyển hoá Q trong sinh giới
🡪Ngoài chuyển hoá Q trong tế bào, cơ thể còn cả ở sinh giới.
Năng lượng khởi đầu là nguồn năng lượng nào?
? Sinh vật nào hấp thụ ?
GV : Năng lượng mặt trời nhờ cây xanh hấp thụ chuyển hoá thành năng lượng hoá học 🡪 cần trồng và bảo vệ cây xanh
	Ngày soạn: 21/11/2020
	Ngày dạy: 26/11/2020
TUẦN 15 (Tiết 15) Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
I/ MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
- Học sinh phải trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim cũng như các cơ chế tác động của enzim.
	- Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim. 
- Giải thích được cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào bằng các enzim.
-Nắm được bản chất và cơ chế tác động của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
2-Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập với SGK.
- Biết cách giải thích hiện tượng dựa trên kết quả quan sát được.
3-Thái độ :
- Có thái độ đúng đắn trong vấn đề bảo vệ sức khỏe thông qua việc xúc tác và trao đổi của các phản ứng chuyển hóa vật chất trong môi trường nội bào, dịch mô.
- Môi trường: ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim trong tế bào, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật.
- Hiện tượng kháng thuốc trừ sâu ở nhiều loại côn trùng do có khả năng tổng hợp enzim phân giải loại thuốc đó. Hiệu quả trừ sâu kém, ô nhiễm môi trường.
- Có ý thức tăng cương sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh, hạn chế thuốc trừ sâu hóa học, bảo vệ môi trường sống.
	-Giáo dục kỹ năng sống:
+ KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
+ KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về enzim và vai trò
4. Định hướng phát triển năng lực :
- Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học,tự tìm hiểu thông tin.
II / PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
	- Tranh H 14.1, sơ đồ 14.2 phóng to
Đồ thị các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
Hình vẽ về sự biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non trong sinh học lớp 8.
- Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.
 -Tranh veõ phoùng to hình 14.1, 14.2 SGK.
 - Sô ñoà caùc yeáu toá aûnh höôûng tôùi hoaït tính cuûa enzim.
To
Hoaït tính cuûa enzim
Hoaït tính cuûa enzim
 4 5 6 7 8 9 10 pH
 - Sô ñoà aûnh höôûng cuûa noàng ñoä E vaø cô chaát leân toác ñoä phaûn öùng.
Vaän toác phaûn öùng
Vaän toác phaûn öùng
 Noàng ñoä cô chaát
Noàng ñoä cô chaát
PHT số 1. Tìm hiểu cơ chế tác động của enzim
Cơ chất 
Enzim
Cách tác động
Kết quả
Kết luận
 Đáp án PHT số 1
Cơ chất 
Saccarazo
Enzim
Sucraza
Cách tác động
- E +C – E +C
- E tương tác với cơ chất
- E biến đổi cấu hình phù hợp với cơ chất
Kết quả
Tạo SP giải phóng E
Kết luận
-E lien kết với cơ chất mang tính đặc thù và xúc tác cho cả 2 chiều
PHT soá 2
 + Neáu khoâng coù enzim thì ñieàu gì seõ xaûy ra?taïi sao?
+ Teá baøo ñieàu chænh quaù trình chuyeån hoaù vaät chaát baèng caùch naøo?
+ Chaát öùc cheá vaø hoaït hoùa coù taùc ñoäng nhö theá naøo ñoái vôùi enzim?
+ Phaân tích hình 14.2 ruùt ra keát luaän.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Vấn đáp + giảng giải + thảo luận nhóm
IV/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
	- Khái niệm enzim
- Cơ chế tác động của enzim
- Vai trò điều hoà chuyển hóa vật chất bằng enzim
V/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Câu hỏi: 
-1: (HS Tb,Y)Các dạng Q trong tế bào? Tế bào sử dụng ATP vào mục đích gì?
- 2 (HS K) Cấu tạo và chức năng ATP? Dòng Q trong thế giới sống được truyền đi như thế nào?
 Đáp án:
-1 Hoá năng, nhiệt năng
 Sinh công hoá học, cơ học, vận chuyển các chất qua màng
-2Cấu tạo, chức năng ATP (trên )
 -Dòng Q trong thế giới sống:
 Q ánh sáng (Động năng)
	Thực vật (Q trong các hợp chất hữu cơ 🡪 thế năng )
 Thức ăn 
 Động vật (Q trong ATP ,nhiệt ,công 🡪 động năng )
	Tại sao cơ thể người chỉ tiêu hóa được tinh bột mà không tiêu hóa được cellulose? 
	Dựa trên kết quả trả lời của HS mà GV diễn giảng và vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tổng quát về enzim.
GV: Em hãy giải thích tại sao cơ thể người có thể tiêu hoá được đường, tinh bột nhưng lại không tiêu hoá được cellulose?
HS: Thảo luận với nhau và trả lời: vì ở người không có enzim phân giải cellulose nên không thể tiêu hóa được.
GV ĐVĐ: 
 Fe
H2O2 2H2O + O2.
 300 năm
 Catalaza 
H2O2 2H2O + O2.
 1s
?Qua 2 ví dụ trên em có nhận xét gì?
? Enzim là gì?
GV: Vậy enzim là gì? Hãy kể 1 vài Enzim mà em biết?
GV: Bản chất của enzim là gì? Có cấu trúc như thế nào? 
Tranh hình 14.1 - SGK
GV: Các chất thường được biến đổi qua 1 chuỗi nhiều phản ứng với sự tham gia của nhiều hệ enzim khác nhau.
Dựa vào hình trên các em hãy thảo luận nhóm:
- Cơ chế tác động của enzim với cơ chất như thế nào?
- Enzim xúc tác cho cả 2 chiều của phản ứng theo tỉ lệ tương đối của các chất tham gia phản ứng với sản phẩm được tạo thành không?
- Tính đặc thù của enzim là gì? 
HS: Thảo luận nhóm, trao đổi, ghi nhận và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
?Hoạt tính của enzim là gì?
? Để đánh giá enzim hoạt tính mạnh hay yếu người ta dựa vào yếu tố nào
GV: phân HS thành 4 nhóm và yêu cầu
 Dựa thông tin SGK
 Nhóm 1: vẽ đồ thị biểu diễn nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính enzim
 Nhóm 2: độ pH
 Nhóm 3: nồng độ enzim
 Nhóm 4: nồng độ cơ chất
GV gọi đại diện từng nhóm phát biểu
Các nhóm nhận xét nhau
 Rút ra kết luận:
 GV: Sơ đồ của GV để hoàn chỉnh KT
GV: Tại sao khi ở nhiệt độ cao thì enzim lại mất hoạt tính? Nếu nhiệt độ thấp thì như thế nào?
(Enzim có bản chất là protein nên ở t0 cao làm protein bị biến tính còn khi t0 thấp enzim ngừng hoạt động. Khi chưa tới t0 tối ưu thì khi t0 tăng thì hoạt tính của enzim tăng và ngược lại.)
GV: Giảng và cho ví dụ về các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: độ pH, nồng độ cơ chất và enzim, các chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim.
Ví dụ: - Enzim ptyalin trong nước bọt hoạt động ở pH≈ 6-8.
pepsin (dạ dày ) Hđ pH = 2 
 Pespsin ( tuyến tuỵ) Hđ pH = 8,5
?Kết luận gì về ảnh hưởng của độ pH đến hoạt động của enzim?
GV: Tại sao hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất?
GV:Cơ thể ( tế bào) điều chỉnh tốc độ phản ứng enzim bằng điều chỉnh ức chế, hoạt hoá enzim
?Chất ức chế, hoạt hoá enzim là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
Tranh hình 14.2 - SGK
GV: Cho HS thảo luận nhóm với các yêu cầu sau:
- Hoạt động sống của tế bào sẽ như thế nào nếu không có các enzim?
- Tế bào điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất bằng cách nào? 
- Chất ức chế và hoạt hoá có tác động đến enzim như thế nào? 
HS: Thảo luận và trả lời được: 
- Phản ứng xảy ra chậm hoặc không xảy ra → hoạt động sống của tế bào không duy trì. 
- Tế bào điều chỉnh hoạt tính của enzim. Chât ức chế làm enzim không liên kết với cơ chất. 
- Chất hoạt hoá làm tăng hoạt tính của enzim.
GV: Điểu gì xảy ra khi 1 enzim nào đó được tổng hợp quá ít hoặc bất hoạt? 
(. Nếu trong tế bào loại enzim nào đó không được tổng hợp hoặc bất hoạt thì cơ chất→tích tụ gây độc→ung thư...)
?Giải thích hiện tượng bị phân huỷ lá, thân, quả khi rời khỏi cơ thể.?
GV: Yêu cầu HS thực hiện lệnh mục 5 SGK.
GV: Giảng thêm cho HS hiểu và hỏi: 
?Vậy để điều chỉnh tốc độ chuyển hoá vật chất bằng cách nào?
GV: Quan sát sơ đồ 14.2
 ?Ức chế ngược là gì?
Quan sát H 14.2
?Nếu chất G và F dư thừa thì trong tế bào nhiệt độ cơ chất nào tăng bất thường?
🡪Phản ứng enzim: 1 chuỗi phản ứng kế tiếp nhau. Sản phẩm của phản ứng trước là cơ chế của phản ứng sau
I/ ENZIM ( 20 phút)
1) Khái niệm
Enzim là chất xúc tác sinh học, có bản chất protein, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống.. Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
2) Cấu trúc của enzim
- Enzim có bản chất là protein hoặc protein kết hợp với chất khác không phải là protein.
- Trong phân tử enzim có trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với en zim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm
3) Cơ chế tác động của enzim (HS khá giỏi)
- Cơ chất :
Trong phản ứng enzim chất liên kết với enzim gọi là cơ chất
- Cơ chế:
E liên kết C→E-C .
E t/ tác với Cơ chất 🡪 sản phẩm + giải phóng E.
Ví dụ:
Sucraza + Saccarôzơ → S-S→Glucoza + Fructoza + E Sucraza
- Do cấu trúc của trung tâm hoạt động của enzim mỗi loại enzim chỉ tác động lên 1 loại cơ chất nhất định → Tính đặc thù của enzim.
4) Các yểu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
a. Nhiệt độ
Trong giới hạn nhiệt hoạt tính của enzim tỷ lệ thuận với nhiệt độ.
+ Nếu nhiệt độ cao quá: Enzim mất hoạt tính
 +Nếu nhiệt độ quá thấp: Enzim tạm thời ngừng hoạt động
b. Độ pH
Mỗi enzim chỉ hoạt động trong 1 giới hạn pH xác định.
c. Nồng độ enzim và cơ chất
Hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất.
d. Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim
Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.
II/ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT( 15 phút)
- Làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng
- Tế bào điều hòa hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.
- Ức chế ngược là kiểu điều hoà mà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như 1 chât ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1.Tại sao một số người không ăn được tôm ,cua ghẹ ,nếu ăn vào sẽ bị dị ứng nổi mẫn ngứa?
2.Tại sao nhiều loài côn trùng lại trở nên nhanh chóng kháng thuốc trừ sâu.
(1 Vì trong cơ thể người không có enzim phân giải Prôtêin. của cua ghẹ nên không tiêu hoá được chúng.
 2.Vì trong nhiều loài côn trùng có các dạng đột biến có khả năng tổng hợp ra enzim phân giải thuốc trừ sâu làm vô hiệu hoá tác động của chúng.Khi đó sử dụng thuốc trừ sâu thì những cá thể có gen kháng thuốc được giữ lại.) 
🡪 GD môi trường Cần có ý thức sử dụng thuốc trừ sâu , hạn chế thuốc trừ sâu hoá học ,bảo vệ môi trường sống
- Cho HS đọc mục em có biết. Sử dụng câu hỏi 3, 4 trong SGK.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
- Làm bài tập SGK 
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài mới, bài hô hấp tế bào.
	RÚT KINH NGHIỆM 
- Tại sao enzim amylaza chỉ tác động được lên tinh bột mà không tác động được lên protein, cellulose...(Do trung tâm hoạt động của enzim không tương thích cơ chất).
- Khi ăn thịt với nộm đu đủ thì đỡ bị đầy bụng (khó tiêu hoá) do trong đu đủ có enzim phân giải	
	 Ngày soạn: 01/12/2020
TUẦN 16 (Tiết 16) 	 Ngày dạy: 03 /12/2020
Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO
I/ MỤC TIÊU	 	
1- Kiến thức:
	a. Cơ bản
- Học sinh phải giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hoá vật chất

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_sinh_hoc_10_theo_cv3280_chuong_t.docx