Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 - Nói giảm, nói tránh - Năm học 2020-2021

1.Mục tiêu

1.1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm nói giảm, nói tránh.

- Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.

- Vận dụng tạo lập được nói giảm, nói tránh.

1.2. Kĩ năng:

*Kĩ năng bài học:

 - Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.

 - Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.

1.3.Phẩm chất:

- Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ (Có ý thức nói và viết hay, yêu quý giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt qua việc nói giảm, nói tránh. Có ý thức nói năng lịch sự dễ nghe).

1. 4. Năng lực:

- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (cảm nhận cái hay của việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe qua việc sử dụng biện

1. 5. Nội dung tích hợp

Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các biện pháp tu từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các biện pháp tu từ tiếng Việt.

*GD đạo đức: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó. => các giá trị trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương, trung thực.

2. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án ĐT, bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu, sơ đồ tư duy

- HS: Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK, các câu hỏi phần nội dung

3. Phương pháp – Kĩ thuật

- Phân tích, quy nạp, thảo luận nhóm .

 

docx 6 trang linhnguyen 17/10/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 - Nói giảm, nói tránh - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 - Nói giảm, nói tránh - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 8 - Nói giảm, nói tránh - Năm học 2020-2021
GIÁO ÁN DẠY CHUYÊN ĐỀ CẤP TRƯƠNG, NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn học:Ngữ văn - Lớp 8- Tiết: 40 (Theo PPCT)
Giáo viên dạy: Bùi Thị Thu Hoà 
 Ngày soạn bài: 22/11/2020
 Ngày giảng bài: 25/11/2020
NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
1.Mục tiêu 
1.1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm nói giảm, nói tránh.
- Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
- Vận dụng tạo lập được nói giảm, nói tránh.
1.2. Kĩ năng:
*Kĩ năng bài học:
 - Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
 - Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
1.3.Phẩm chất:
- Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ (Có ý thức nói và viết hay, yêu quý giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt qua việc nói giảm, nói tránh. Có ý thức nói năng lịch sự dễ nghe).
1. 4. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (cảm nhận cái hay của việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe qua việc sử dụng biện
1. 5. Nội dung tích hợp
Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các biện pháp tu từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các biện pháp tu từ tiếng Việt.
*GD đạo đức: Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó. => các giá trị trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương, trung thực.
2. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án ĐT, bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu, sơ đồ tư duy
- HS: Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK, các câu hỏi phần nội dung
3. Phương pháp – Kĩ thuật
- Phân tích, quy nạp, thảo luận nhóm ...
4, Tiến trình bài dạy- GD
4.1. HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẦU 
 - Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh
- Phương pháp: Săm vai
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
- Thời gian: 3’ 
- Cách thực hiện: HS DIỄN TIỂU PHẨM 
Thảo Ngân, Quỳnh: Đang ngồi học nhóm, vẽ tranh , khẩu hiệu tuyên truyền chống thuốc lá
 Triết: ( Miệng phì phèo thuốc lá đi vào) - Mấy con vịt giời chúng mày làm gì thế?
 Quỳnh: Cháu chào bác!
 Ngân: Con chào bố! Chúng con đang học bài ạ!
Triết: Ngồi xuống ghế cạnh đó xem điện thoại và phả khói thuốc ra 
Quỳnh (nhăn mặt giơ tờ giấy ghi: CẤM HÚT THUỐC và nói). Thưa bác ở đây cấm hút thuốc!
Triết: Đứng lên chỉ tay và quát: - Ơ cái con ranh này, nhà tao mà mày dám cấm tao cơ ah.
Ngân: (Chạy lại bám tay) Hihi bố ơi! Bạn Quỳnh đang diễn tập đấy ạ. Chả là bọn con được cô giáo giao trách nhiệm tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đến mọi người. Con thấy bố hút thuốc rất có hại cho sức khoẻ nên con rủ các bạn đến nhà mình để thuyết phục bố ấy mà . Đây bố xem này, hút thuốc lá không chỉ tốn tiền mà còn gây gây ung thư cho cả người hút và những người xung quanh đấy bố ạ . Bố đừng hút thuốc lá nữa bố nhé !
Triết( Cầm tranh vẽ chăm chú xem, gật gù:)) - Bố cũng biết hút thuốc rất có hại cho sức khoẻ nhưng không ngờ tác hại của nó lại ghê gớm như thế này. Theo yêu cầu của con gái từ ngày mai bố sẽ bắt đầu chiến dịch cai nghiện thuốc lá , 
Thảo Ngân, Quỳnh : Hoan hô bố. – CÚI CHÀO
GV: Cảm ơn các em. Theo dõi tiểu phẩm của các bạn em có nhận xét gì về lời đối thoại của bạn Ngân và bạn Quỳnh? 
 - Bạn Quỳnh: Không khéo léo trong cách thuyết phục, gay gắt-> Không đạt được mục đích tuyên truyền 
- Bạn Ngân: Rất khéo léo trong thuyết phục, sử dụng cả lời nói và hình ảnh để thuyết phục -> đạt được mục đích.
GV: Trong cuộc sống hàng ngày ta vẫn bắt gặp những biển hiệu: CẤM HÚT THUỐC ở trường học, bênh viện và những nơi công cộng vì đây là quy định của pháp luật . Nhưng trong tình huống vừa rồi thì những câu nói VỪA GIẢM BỚT PHẦN GAY GẮT, VỪA LỊCH SỰ, TẾ NHỊ - như của bạn Ngân lại có tác dụng lớn hơn bất cứ quy định nào. Bài học hôm nay cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu một cách nói như thế nhé 
4. 2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HDHS tìm hiểu nói quá (15’)
- Mục tiêu: HS tham gia phân tích ngữ liệu để hiểu thế nào là nói quá, tác dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, tư liệu.
- Kĩ thuật: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút, động não, KT chỉ huy
- Cách thực hiện:HS trình bày những nội dung đã được GV giao chuẩn bị từ tiết học trước, nhận xét, đánh giá.
- GV sử dụng kĩ thuật Chỉ huy, chia nhóm, phân công n/vụ:
I.Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
1. Khảo sát ngữ liệu: (SGK / 107,108)
THẢO NGÂN CHỈ HUY : Thưa cô giáo và các bạn
 Đây là các ngữ liệu mà các nhóm đã được giao tìm hiểu từ tiết trước, bây giờ các nhóm sẽ có 1 phút xem lại phần chuẩn bị của mình, thống nhất ý kiến và trả lời câu hỏi. 
 SAU ĐÂY EM XIN PHÉP ĐƯỢC CÙNG CÁC BẠN TÌM HIỂU VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ. 
XIN MỜI NHÓM 1: Các bạn hãy cho biết 
? Những từ in đậm trong các đoạn trích trên có nghĩa là gì? Tại sao người viết lại dùng cách diễn đạt đó? Bạn có nhận xét gì về cách diễn đạt này?
H. TÙNG : Nhóm 1 xin trả lời câu hỏi: Những từ in đậm trong các đoạn trích trên đều có nghĩa chỉ cái chết. Người viết dùng cách diễn đạt đó để giảm nhẹ sự đau buồn , lời nói lịch sự tế nhị , 
THẢO NGÂN: CÁC BẠN CÓ Ý KIẾN GÌ VỀ CÂU TRẢ LỜI CỦA NHÓM 1 KHÔNG Ạ?
-VŨ DƯƠNG: Chúng tôi đồng ý với câu trả lời của các bạn nhóm 1. cách diễn đạt đó để giảm nhẹ sự đau buồn , lời nói lịch sự tế nhị ,
THẢO NGÂN : CẢM ƠN BẠN. 
Đúng là Những từ in đậm trong các đoạn trích trên đều có nghĩa chỉ cái chết. Người viết dùng cách diễn đạt đó để giảm nhẹ sự đau buồn , lời nói lịch sự tế nhị , 
 XIN MỜI CÁC BẠN NHÓM 2 cho biết
?Câu văn sau đề cập đến nội dung gì? Vì sao trong câu văn tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa? 
- HOÀNG YẾN: - Theo N2: Nội dung của câu văn là Cảm giác sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ . Dùng từ bầu sữa thay cho từ vú mẹ: để Tránh cảm giác thô tục, thiếu lịch sự 
THẢO NGÂN: Tôi đồng ý với bạn, Sử dụng từ “ Bầu sữa” vùa giúp ta cảm nhận được là tình mẫu tử thiêng liêng cao quý vừa tránh sự thô tục. Xin cảm ơn các bạn.
Xin mời NHÓM 3? Hai cách nói sau đây có điểm gì giống và khác nhau? Bạn thích cách nói nào hơn ? vì sao ?
NGUYỄN MẾN : Nhóm 3 xin được trả lời câu hỏi như sau: Cả 2 câu nói đều là lời chê trách, phê bình về sự lười biếng của con.Mình thích cách 2 vì nhẹ nhàng, tế nhị như một lời bảo ban...
THẢO NGÂN : Cảm ơn bạn mến, Xin hỏi bạn Nguyễn Dung: bạn có đồng ý với ý kiến của của bạn Mến không?
- NGUYỄN DUNG: Tôi đồng Ý. Nếu bị chê trách thì ai cũng sẽ thấy bớt căng thẳng khi nghe lời nói như trong cách nói thứ 2 này 
THẢO NGÂN: – Vâng tôi cảm cũng thấy như các bạn .
Xin Cảm ơn bạn . 
MỜI CÁC BẠN NHÓM 4 : hãy cho biết 
?Từ “thi thể” trong câu sau có nghĩa là gì? Tại sao lại diễn đạt như vậy? 
VŨ NGÂN: Thi thể có nghĩa là xác chết => Diễn đạt như vậy để Tránh cảm giác ghê sợ 
 Điều này ai cũng nhận thấy ngay đúng không ạ. Cảm ơn bạn đã trả lời rất chính xác . 
- THẢO NGÂN: Chiếu bảng so sánh ? 
Các bạn hãy quan sát lên màn hình ạ. Tôi đã tổng kết lại các từ ngữ mà các bạn đã thay thế trong ngữ liệu. Sau khi quan sát hai cách nói ở 2 cột trên mời các bạn đưa ra nhận xét của mình - Xin mời bạn Chín : 
CHÍN: Theo tôi thấy
- Cách diễn đạt ở cột thứ nhất : khô cứng, ghê sợ, thiếu tế nhị. 
- Cách diễn đạt ở cột thứ nhất 2: uyển chuyển, lịch sự, tế nhị. 
- THẢO NGÂN: Xin mời ý kiến của bạn Hải: 
- Tôi cũng đồng ý với bạn Chín và tôi thấy Cách diễn đạt ở cột thứ 2 rất hay chúng ta nên học tập và sử dụng cách nói này thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày 
 - CẢM ƠN BẠN VÀ TẤT CẢ CÁC NHÓM ĐÃ CHUẨN BỊ BÀI HỌC HÔM NAY RẤT TỐT. ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI GIẢM NÓI TRÁNH EM XIN MỜI CÔ Ạ!
GV: Cảm ơn bạn Thảo Ngân đã chỉ huy các nhóm cùng khám phá kiến thức của bài học hôm nay. Các em chuẩn bị bài rất tốt. 
Cô cũng đồng ý với các em là chúng ta nên dùng những từ ngữ lịch sự tế nhị để giao tiếp đạt hiệu quả tốt nhất. Việc lựa chọn từ ngữ như thế người ta gọi là biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
- Qua phân tích các ngữ liệu em hãy nhắc lại cho cô thế nào là nói giảm nói tránh ? 
- Dùng các từ ngữ diễn đạt tránh cảm giá đau buồn, thô tục, ghê sợ, nặng nề. 
? Đọc ghi nhớ: sgk/ 108
? Em có thể cho cô 1 Ví dụ về nói giảm nói tránh không?
 - LỌ HOA ẤY KHÔNG ĐẸP LẮM. 
 GV: Nói giảm nói tránh còn có tên gọi khác là Khinh ngữ, uyển ngữ, nhã ngữ. Chiếu.
? Quay lại các ngữ liệu vừa tìm hiểu, hãy cho biết người viết (người nói) đã thực hiện phép nói giảm nói tránh bằng cách nào ?
Chốt MC
4.3 HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP (20)
- Mục tiêu: củng cố kiến thức
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...
- Cach thực hiện:trò chơi đối chữ
HS: Xác định yêu cầu bài tập: GV: Chiếu nội dung bài tập
 ? Nêu cách hiểu của em về nghĩa những từ đã cho?
HS: Hoạt động cá nhân, thời gian 2p -> trình bày.
HS + GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa sai
1. Bài tập 1: sgk:108
a. đi nghỉ -> Thái độ: lễ phép
b. chia tay nhau -> Thái độ: thông cảm, chia sẻ, tránh gây cảm giác buồn.
c. khiếm thị -> thông cảm, yêu thương, 
? Yêu cầu bài tập 2 là gì?
HS: Thảo luận cặp đôi chia sẻ 30’
Bàn đầu của cả 3 dãy: Tiếp theo tương tự cho đến hết bài
GV: Lưu ý trường hợp c: Cấm hút thuốc trong phòng -> Không phải nói giảm nói tránh nhưng các biển hiệu nơi công cộng sử dụng vì mục đích nhằm ngăn chặn, lên án những tật xấu trong xã hội.
2. Bài tập 2
- a2: Anh nên hoà nhã với bạn bố.
- b2: Anh không nên ở đây nữa!
- c1: Xin đừng hút thuốc trong phòng.
? Qua 2 bài tập em rút ra bài học gì cho bản, biết cách sử dụng nó trong giao tiếp cho phù hợp thânì?
- Nhận diện biện pháp tu từ nóigiảm nói tránh và sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Phần còn lại về nhà làm
? Vậy trong những trường hợp nào ta nên sử dụng NG- NT? 
- GV và HS Phân tích trên máy chiếu – Chốt 
Bài tập 3 ; sgk/109
HS CHƠI TRÒ CHƠI : THANH NHÃ
Xin mời bạn Chín lên điều khiển trò chơi
Luật chơi:
+ Lớp chia thành 2 đội ( Mỗi đội 2 dãy bàn) 
+Trong thời gian: 3 phút 
+ Nếu đội 1: đưa ra tình huống 
+ Đội 2: thực hiện nói giảm nói tránh và giành được quyền đưa tình huống nếu trả lời đúng. Trả lời sai quyền đưa tình huống thuộc về đội 1 
+ Đội chiến thắng sẽ là đội đưa ra tình huống ĐÚNG mà đối phương không thực hiện được hoặc trả lời đúng nhiều hơn đội bạn
Vd : - Bài thơ của anh dở quá!
-> Bài thơ cảu anh không được hay lắm 
- Bạn học lười quá! 
-> Bạn học chưa được chăm chỉ đâu!
- Giọng hát của nó chua loét. 
-> Giọng hát của nó chưa được ngọt lắm.
- Cấm cười to. -> Xin cười nho nhỏ một chút.
- Cậu ấy rất yếu. -> Cậu ấy ko được khoẻ lắm.
- Bạn rất hậu đậu, cẩu thả. 
-> Bạn chưa được cẩn thận lắm.
GV: Bài tập 3 tiếp tục rèn cho chúng ta kĩ năng gì các em? - Vận dụng NG-NT trong giao tiếp hàng ngày
GV: Thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm tôn trọng của người nói với người nghe, góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của con người có văn hoá có giáo dục. Cách nói như trên chính là 1 trong những phương châm hội thoại sẽ học ở lớp 9.
 GVchiếu 2 tình huống; Yêu cầu HS phân tích.
? Khi nào ta không nên nói giảm, nói tránh ? 
? Nói giảm, nói tránh giống và khác với nói quá ở điểm nào? 
Giống: đều là biện pháp tu từ nhằm mục đích diễn đạt. 
Khác: NÓI QUÁ: Phóng đại, cường điệu quy mô tính chất, mức độ của sự việc. 
NG-NT: Dùng cách diễn đạt tế nhị nói khác đi những điều cùng nghĩa
I.Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
1. Khảo sát ngữ liệu: (SGK / 107,108)
- Dùng các từ ngữ diễn đạt tránh cảm giá đau buồn, thô tục, ghê sợ, nặng nề.
=> Nói giảm nói tránh.
2. Ghi nhớ / sgk/108
* Một số cách thực hiện nói giảm nói tránh
+ Cách nói vòng
+ Dùng từ đồng nghĩa
+ Phủ định diều ngược lại
+ Dùng cách nói trống ( tỉnh lược)
II, Luyện tâp: 
Bài tập 1: sgk/108
a. đi nghỉ -> Thái độ: lễ phép
b. chia tay nhau -> Thái độ: thông cảm, chia sẻ, tránh gây cảm giác buồn.
c. khiếm thị -> thông cảm, yêu thương, 
Bài tập 2: sgk/108
a2: Anh nên hoà nhã với bạn bố.
- b2: Anh không nên ở đây nữa!
- c1: Xin đừng hút thuốc trong phòng.
Bài tập 3 ; sgk/109
* Các trường hợp không nên sử dụng nói giảm nói tránh
- Khi cần lên án thói hư tật xấu, hiện tượng tiêu cực xung quanh ta 
- Khi cần báo tin quan, trọng, khẩn cấp, chính xác (biên bản, báo cáo). 
4. 4.HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG 
- Mục đích: HS vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết các bài tập 
- Phương pháp: : Vấn đáp, giao nhiệm vụ...
- Thời gian: 5’
- Cách thức thực hiện :GV chiếub ài tập , hs thực hiện tại chỗ
Bài tập bổ sung: Cho câu sau: CẬU VÀNG ĐI ĐỜI RỒI ÔNG GIÁO Ạ. 
a Em hãy dựa vào kiến thức vừa học được gới thiệu xuất xứ của câu nói và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng
b. Viết đoạn hội thoại (3-5 câu) trong đó có sử dụng phép nói giảm nói tránh.
Dự kiến : chiếu MC 
? Bài học hôm nay chúng ta cần nắm vững những đơn vị kiến thức nào?
GV chốt kiến thức bằng sơ đồ tư duy:
4.5. HOẠT ĐỘNG: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục đích: HS vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết các bài tập có tính chất tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Phương pháp: : Vấn đáp, giao nhiệm vụ...
- Thời gian: 3’
- Cách thức thực hiện: GV nêu yêu cầu, HS t/hiện
1. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thơ văn có sử dụng cách nói giảm nói tránh.
2. Hãy phân tích và chỉ ra tác dụng của phép nói giảm nói tránh trong những câu thơ, văn đó.
- HS về nhà sưu tầm, làm việc cá nhân. 
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (2’)
 Bài cũ:
- Học thuộc phần ghi nhớ, Hoàn thiện các bài tập vào vở
- Hoàn thiện đoạn văn có sử dụng cách nói giảm, nói tránh
Phân tích cái hay của việc sử dụng nói giảm nói tránh trong câu sau :
a / Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
b / Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!
 Bài mới:
- Chuẩn bị bài sau: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
+ Đọc kĩ văn bản: Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc
+ Ôn tập lại văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm
+ Chọn một tác phẩm để sắm vai thực hiện trước lớp 
5. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_8_noi_giam_noi_tranh.docx