Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

3.Phẩm chất:

- Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.

- Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài

2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Soạn bài

 - Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề

 

doc 423 trang linhnguyen 12/10/2022 3460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2
hơn pp giải thích trong văn nghị luận chúng ta cùng tìm hiểu
HĐ 2: Tìm hiểu phương pháp của phép lập luận giải thích trong văn nghị luận
1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được phương pháp của phép lập luận giải thích và sự khác nhau giữa lập luận giải thích trong văn nghị luận và giải thích trong đời sống 
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của mỗi nhóm trong phiếu học tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá học sinh.
5. Tiến trình hoạt động
*. Chuyển giao nhiệm vụ
Gv yêu cầu HS đọc bài văn.
Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau, trình bày vào phiếu học tập:
1. Bài văn giải thích vấn đề gì? Lòng khiêm tốn đã được giải thích bằng cách nào ? 
2. Hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... ?
3. Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không ? 
4. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không ?
5. Từ việc tìm hiểu văn bản trên hãy cho biết: 
Mục đích của giải thích trong văn nghị luận là gì? Trong văn nghị luận người ta thường giải thích bằng những cách nào? Lí lẽ trong văn giải thích cần phải như thế nào? Muốn làm được bài văn giải thích cần phải làm gì ?
*. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh làm việc cá nhân -> thảo luận trong nhóm => thống nhất ý kiến trên phiếu học tập
- Giáo viên quan sát, gợi ý và hỗ trợ Hs hoàn thành nhiệm vụ
- Dự kiến sản phẩm:
+ Vấn đề cần giải thích: Giải thích về lòng khiêm tốn; Giải thích bằng lí lẽ.
+ Khiêm tốn có thể coi là 1 bản tính căn bản. Khiêm tốn là chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân của con người. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, khiêm tốn là tính nhã nhặn,...
+ Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là 1 cách giải thích bằng hiện tượng.
+ Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn cũng là cách giải thích về lòng khiêm tốn.
*. Báo cáo kết quả: 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trình bày các câu hỏi
*. Nhận xét, đánh giá:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý kiến đúng
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP: 
*. Mục tiêu: Học sinh biết thực hành những kiến thức vừa học để giải quyết bài tập liên quan
*. Phương thức thực hiện: Kết hợp hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi
*. Sản phẩm hoạt động:
+ Phần trình bày miệng
+ Trình bày trên phiếu học tập
*. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
*. Tiến trình hoạt động
1. Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập 1
Gv yêu cầu Hs đọc bài văn.
- Bài văn giải thích vấn đề gì ? 
- Bài văn được giải thích theo phương pháp nào ? Chỉ rõ trình tự giải thích?
Học sinh làm việc cá nhân trình bày ý kiến trước lớp
- Gv gọi Hs khác nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cơ bản
I/ Mục đích và phương pháp giải thích:
1. Giải thích trong đời sống:
- Trong đời sống có rất nhiều vấn đề, hiện tượng cần giải thích
- Muốn giải thích được sự vật thì phải hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức về nhiều mặt.
=> Mục đích của giải thích: là làm cho ta hiểu những điều chưa biết.
2. Giải thích trong văn nghị luận:
a. Ví dụ: 
Bài văn: “Lòng khiêm tốn”
b. Nhận xét:
- Vấn đề cần giải thích: Giải thích về lòng khiêm tốn.
- Những câu văn giải thích có tính chất định nghĩa: Khiêm tốn có thể coi là 1 bản tính căn bản. Khiêm tốn là chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân của con người. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, khiêm tốn là tính nhã nhặn,...
- Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là 1 cách giải thích bằng hiện tượng.
- Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn cũng là cách giải thích về lòng khiêm tốn.
*. Kết luận:
- Mục đích: Phép lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất,cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm.
- Các phương pháp giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với những hiện tượng khác,.
- Yêu cầu chung đối với phương pháp giải thích: Phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu.
- Để làm tốt bài văn lập luận giải thích cần: Phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
3. Ghi nhớ: sgk (71 ).
II. Luyện tập:
Bài văn: Lòng nhân đạo
- Bài văn giải thích vấn đề về lòng nhân đạo.
- Phương pháp giải thích: 
+ Nêu câu hỏi : thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?
+ Sau đó đưa ra một bằng chứng trong cuộc sống và từ bằng chứng này đi đến kết luận : “những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo” .
+ Phần cuối của đoạn văn tác giả lại dẫn lời của thánh Găng-đi nhằm nhấn mạnh vào ý : Phải phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ để đạt được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người. Đó chính là nêu tác dụng tốt đẹp của lòng nhân đạo.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học vào lập dàn ý cho 1 bài văn giải thích
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi
3. Sản phẩm hoạt động: Dàn ý mỗi cặp Hs trình bày trên giấy nháp
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.	
5. Tiến trình hoạt động
*.Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Hãy lập dàn ý chođề văn
- Học sinh tiếp nhận: lập cặp trao đổi
*.Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân, trao đổi với bạn cùng cặp, ghi dàn ý ra giấy nháp 
- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ Hs kịp thời 
- Dự kiến sản phẩm: 
Dàn ý câu tục ngữ : “Có chí thì nên”.
* Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể.
* Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công,
thành đạt trong mọi việc.
 - "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích cơ sở của chân lí: Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
 - Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh
quang , càng đáng tự hào.
- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhục chí thì khó đạt được mục đích.
- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mẫu mực được mọi người kính trọng.
- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
	*. Để rèn luyện ý chí nghị lực, lòng kiên trì cần phải làm gì?
* Kết bài:
 Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.
*. Báo cáo kết quả: đại diện một số cặp Hs trình bày
*.Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức 
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:Hs sưu tầm mở rộng kiến thức đã học
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
 3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập cá nhân
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Sưu tầm văn bản giải thích để làm tư liệu học tập.
 - Học sinh tiếp nhận: về nhà sưu tầm
*. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: về nhà làm ra vở hoặc in văn bản
- Giáo viên: kiểm tra
- Dự kiến sản phẩm: bài làm của hs
*. Báo cáo kết quả: Hs báo cáo vào tiết học sau
* Nhắc nhở:
- Nắm được đặc điểm kiểu bài nghị luận giải thích.
 - Chuẩn bị bài “ Cách làm bài văn lập luận giải thích”
IV. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 26-Tiết 105- Đọc - Hiểu văn bản
Sống chết mặc bay
 (Phạm Duy Tốn)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảm khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ngịch lí.
2.Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX
- Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
3.Phẩm chất:
- Biết yêu thương, đồng cảm với những người dân cùng khổ.
- Biết căm ghét, phê phán cái xấu, cái ác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
	 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 
- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
- Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ: Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ sau “ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”
- Phương án thực hiện: 
+ Thực hiện: Hoạt động nhóm
- Thời gian: 2 phút
2. Thực hiện nhiệm vụ:
*. Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
*. Giáo viên:
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs hoạt động theo nhóm bàn dể trả lời câu hỏi trong khoảng 2 phút 
- Dự kiến sản phẩm: Thành ngữ có câu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, câu Thành ngữ nói về thái độ vô trách nhiệm 1 cách trắng trợn của 1 viên quan phụ mẫu, trong một lần hộ đê. Câu chuyện đặc sắc đã đọc ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại nh một màn kịch bi- hài rất hấp dẫn.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Giới thiệu tác giả ,văn bản.
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những nét chính về tác giả và văn bản.
- Phương pháp: Dạy học dự án
- Phương thức thực hiện:
Hs chuẩn bị ở nhà theo nhóm và trình bày 
- Sản phẩm hoạt động:
+ phiếu học tập của nhóm
- Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ:
-Gv gọi 1 hs đọc các câu hỏi gv giao về nhà c bị
? Em hãy g.thiệu 1 vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn và tác phẩm.
2. Thực hiện nhiệm vụ
-Hs về nhà chuẩn bị theo nhóm đã được phân công ra phiếu học tập.
3.Báo cáo kết quả
- Hs báo cáo dựa trên phiếu học tập đã chuẩn bị.
- Ảnh Phạm Duy Tốn
- Phạm Duy Tốn (1883-1924), quê Thường Tín, Hà Tây.
- Một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi Quốc ngữ hiện đại VN.
-Cây bút truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong VH hiện thực đầu tk XX.
- Viết bằng chữ quốc ngữ in trên tạp chí Nam Phong (1918). Là truyện ngắn thành công nhất của Phạm Duy Tốn
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hs tự ghi vở
*GV giới thiệu h/c ra đời VB: Đầu tk XX nhân dân VN chịu sự đàn áp bóc lột của 2 tầng lớp :
+ Bọn Pháp tăng cường vơ vét thuộc địa.
+ Bọn quan lại PK đc sự đỡ đầu của P cấu kết bóc lột vơ vét, đàn áp, sách nhiễu, hách dịch với dân.Người dân VN chưa bao giờ phải chịu nhiều nỗi cơ cực như thời gian này
HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
- Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kỹ năng đọc, hiểu được nghĩa của một số từ khó, chia được bố cục của văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động cặp đôi
- Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt giọng người kể: mỉa mai, lạnh lùng; giọng quan phụ mẫu hống hách, nạt nộ; giọng thầy đề và dân phu: khúm núm, sợ sệt. 
-GV đọc
-Hs đọc
+Giải thích từ khó: núng thế, thẩm lậu, dân phu, bảo thủ
? Em hãy kể tóm tắt truyện bằng lời của em? 
-HS : tóm tắt
-GV : N/x, tóm tắt lại. 
? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Theo trình tự nào?
- Truyện kể theo ngôi thứ 3, theo trình tự thời gian và sự việc: Đê sắp vỡ, đê vỡ. 
?Chuyện kể về sự kiện gì ? (vỡ đê). Nhân vật chính là ai ? (quan phụ mẫu).
Bước 2: chia bố cục
- Phương pháp:Thảo luận
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi
- Sản phẩm: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập
- Tiến trình:
1. Chuyển giao nhiệm vụ:
? Bố cục của truyện có thể chia thành mấy phần ? 
2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Hoạt động cặp đôi
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm
- Từ đầu -> khúc đê này hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân(Cảnh đê sắp vỡ).
- Tiếp theo -> điếu mày: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê (Cảnh hộ đê )
- Còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
3. Báo cáo kết quả
- tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs lên trình bày kết quả
- Hs các hs khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức ghi bảng
Hoạt động: Đọc, hiểu văn bản
HĐ 1: Cảnh đê sắp vỡ
Mục tiêu : 
Học sinh nắm được cảnh đê sắp vỡ với tình huống gấp gáp, căng thẳng, nguy kịch
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình kết hợp trao đổi cặp đôi 
- Phương thức thực hiện:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động cặp đôi
+ Hoạt động chung cả lớp
- Sản phẩm hoạt động:
+ nội dung hs trình bày miệng
 Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
NV1: Hoạt động cá nhân
HS đọc đoạn 1
? Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết nào về không gian, thời gian, địa điểm?
? Các chi tiết đó gợi ra cảnh tượng như thế nào? 
- Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò thắt nút. Vậy ý nghĩa thắt nút ở đây là gì ?
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Trình bày ý kiến cá nhân
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Nêu được cảnh đê sắp vỡ
+ Nêu được hình thức nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn
3. Báo cáo kết quả:
Học sinh báo cáo kết quả làm việc nhiệm vụ được giao
? Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết nào về không gian, thời gian, địa điểm?
- Thời gian: Gần 1 giờ đêm.
- Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to.
- Địa điểm: Khúc sông làng X, thuộc phủ X, hai ba đoạn đã thẩm lậu.
? Các chi tiết đó gợi ra tình huống như thế nào? Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò thắt nút. Vậy ý nghĩa thắt nút ở đây là gì ?
- Tình huống gấp gáp, căng thẳng, nguy kịch.
=>Tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hs tự ghi vở
HĐ 2: Cảnh hộ đê
Mục tiêu : 
Học sinh nắm được cảnh con dân hộ đê với tình huống gấp gáp, căng thẳng, nguy kịch
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình kết hợp trao đổi cặp đôi 
- Phương thức thực hiện:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động cặp đôi
+ Hoạt động chung cả lớp
- Sản phẩm hoạt động:
+ nội dung hs trình bày miệng
 Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
NV: Hoạt độngcặp đôi
- HS đọc Đ2,3. Hai đoạn em vừa đọc tả cảnh gì, ở đâu ?
- Cảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào ?
- Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc ?
- Cách miêu tả đó, gợi lên một cảnh tượng như thế nào ?
- Tác giả đặt đoạn tả cảnh trên đê trước khi đê vỡ có ý nghĩa gì ?
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Trình bày ý kiến theo cặp nhóm
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Nêu được cảnh trên đê
+ Nêu được hình thức nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn
3. Báo cáo kết quả:
Học sinh báo cáo kết quả làm việc nhiệm vụ được giao
- Cảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào ?
- Hình ảnh: Kẻ thì thuổng, người thì cuốc,... bì bõm dới bùn lầy... người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột.
- Âm thanh: Trống đánh liên thanh. ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau..
- Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc ? 
-> Sử dụng nhiều từ láy tượng hình kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay).
- Cách miêu tả đó, gợi lên một cảnh tượng như thế nào ? => Gợi cảnh tượng nhốn nháo, hối hả, chen chúc, căng thẳng, cơ cực và hiểm nguy.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hs tự ghi vở
I- Giới thiệu chung:
1- Tác giả: 
Phạm Duy Tốn (1883-1924), quê Thường Tín, Hà Tây.
- Ông là 1 cây bút tiên phong và xuất sắc của khuynh hướng hiện thực ở những năm đầu TK XX.
- Truyện ngắn của ông chuyên về phản ánh hiện thực XH.
2- Văn bản:
a. Thể loại, xuất xứ: 
Sáng tác 7.1918.
- Thể loại: truyện ngắn hiện đại.
b. Đọc, chú thích, bố cục
*Tóm tắt:
* Bố cục: 3 phần.
- Cảnh đê sắp vỡ (Đ1).
- Cảnh hộ đê (tiếp-> ấy là hạnh phúc).
- Cảnh đê vỡ (phần còn lại).
II. Tìm hiểu văn bản
1- Cảnh đê sắp vỡ:
- Thời gian: Gần 1 giờ đêm.
- Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to.
- Địa điểm: Khúc sông làng X, thuộc phủ X, hai ba đoạn đã thẩm lậu.
- Gợi cảnh tượng nhốn nháo, hối hả, chen chúc, căng thẳng, cơ cực và hiểm nguy.
=>Tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra.
2- Cảnh hộ đê:
a- Cảnh trên đê:
- Hình ảnh: Kẻ thì thuổng, người thì cuốc,... bì bõm dới bùn lầy... người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột.
- Âm thanh: Trống đánh liên thanh. ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau..
-> Sử dụng nhiều từ láy tượng hình kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay).
=> Gợi cảnh tượng nhốn nháo, hối hả, chen chúc, căng thẳng, cơ cực và hiểm nguy.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
 1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động các nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh trên giấy
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá học sinh
- Giáo viên đánh giá học sinh
5. Tiến trình hoạt động
 *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
* Cho đoạn văn “ Dân phuKhúc đê này hỏng mất”. 
 Viết đv trình bày cảm nhận của em về cảnh dân chúng khi đi hộ đê.
- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Viết đoạn văn theo yêu cầu
- Dự kiến sản phẩm: là một đoạn văn đảm bảo cả hình thức và nội dung
- Hình ảnh: Kẻ thuổng, người cuốc, đội đất, vác tre, đắp, cừ, bì bõm, ướt lướt 
thướt như chuột lột.
- Âm thanh: Trống đán

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_k.doc