Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 9 theo CV3280 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Ngọc Mai

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ngọt ngào.

- Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình.

- Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tượng tượng.

3. Thái độ

- Coi trọng những thông tin về quê hương, gia đình và bản thân cuộc đời tác giả để tích lũy tri thức và rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản

- Thông qua hình tượng con cò HS biết cách yêu thương kính trọng cha mẹ

4.Định hướng năng lực

 - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.

 - Năng lực thẩm mĩ

 - Năng lực hợp tác

 - Năng lực tự học

 - Năng lực học nhóm

 - Năng lực sử dụng CNTT: Mạng Internet khai thác tư liệu, hình ảnh

 

doc 24 trang linhnguyen 08/10/2022 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 9 theo CV3280 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Ngọc Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 9 theo CV3280 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Ngọc Mai

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 9 theo CV3280 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Ngọc Mai
nh luận (nhận định, đánh giá) tư tưởng, đạo lí nêu trong đề, bày tỏ suy nghĩ, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí ấy.
 ?Dựa vào một số nhóm tư tưởng đạo lí đã xác định, em hãy tự đặt một số đề bài có mệnh lệnh hoặc không có mệnh lệnh?
VD: + Đạo lí Tôn sư trọng đạo.
 + Đạo lí “thương người như thể thương thân’’
 + Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
+ Quan niệm về học tập.
 + Quan niệm về tình bạn.
? Từ việc phân tích tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
HĐ: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
Mục tiêu: Hs nắm được các bước làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý,phương pháp làm bài.
? Nhắc lại các bước tạo lập văn bản?
- 4 bước tạo lập VB: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn ý; viết bài; đọc lại và sửa chữa. 
?Đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề?
? Để đạt được những yêu cầu của đề ta cần giải quyết những ý lớn nào? 
 + Nghĩa đen:
- Nước là sự vật (chất lỏng) có trong tự nhiên
 - Nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước.
 - Uống nước là sử dụng nước có trong tự nhiên để tồn tại và phát triển 
 - Uống nước nhớ nguồn là gì?
 + Nghĩa bóng: 
- “Nước” là thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất cho đến các giá trị tinh thần.
- “Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả.
- “Nguồn” là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình 
 + Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:
Câu tục ngữ nêu lên bài học đạo lí làm ngươi;
“Nhớ nguồn” là sự biết ơn, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những thành quả đã có; 
 “Nhớ nguồn” là không vong ân bội nghĩa;
“Nhớ nguồn” không chỉ hưởng thụ mà phải có trách nhiệm nỗ lực gữ gìn và sáng tạo ra những thành quả mới. Đó là nguyên tắc sống, là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị văn hoá, tinh thần và vật chất,... của dân tộc Việt Nam
 Câu hỏi thảo luận nhóm:
 ? Dựa vào ý đã tìm được, em hãy lập dàn ý cho bài văn theo ba phần?
-HS Làm việc theo nhóm (10 phút)
Nhóm 1,2 Lập ý cho phần mở bài, kết bài
Nhóm 3,4 Lập ý cho phần thân bài.
Gợi ý: 
? Mở bài cần đảm bảo yêu cầu gì ? 
? Để giải quyết tốt nội dung phần thân bài em sẽ vận dụng những phương pháp lập luận nào?
 Giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp,
GV: Phần thân bài là phần trọng tâm, người viết cần biết sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp lập luận để giải quyết các vấn đề cho hợp lí.
 ? Kết bài cần nêu những ý gì?
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt ý	
a) Mở bài:
-Giới thiệu tục ngữ: kho tàng tục ngữ là vốn kinh nghiệm quí báu của dân tộc Việt Nam. Nó đúc kết những kinh nghiệm và đạo lí làm người.
- Dẫn câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn
- Nội dung đạo lí: lòng biết ơn đối với những người làm nên thành quả đó chính là đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội 
b) Thân bài:
* Nghĩa đen: 
- Nước là sự vật (chất lỏng) có trong tự nhiên
 - Nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước.
 - Uống nước là sử dụng nước có trong tự nhiên để tồn tại và phát triển 
 - Uống nước nhớ nguồn là gì?
* Nghĩa bóng: 
+ “Nước”: là mọi thành quả mà con người được hưởng thu từ các giá trị của sản phẩm vật chất (cơm ăn, áo mặc, nhà ở , điện thắp sáng nước dùng và cả non sông gấm vóc, thống nhất hoà bình ...) cho đến các giá trị tinh thần (văn hoá, phong tục tín ngưỡng, nghệ thuật )
+ “Uống nước”: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần 
+ “Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. “Nguồn” là tổ tiên, xã hôi, dân tộc, gia đình.
+ “Nhớ nguồn”: là lòng biết ơn đối với những người đã làm ra thành quả; là lương tâm trách nhiệmđối với người; là sự biết ơn giữ gìn, nối tiếp và sáng tạo ra những thành quả mới, không vong ơn, bội nghĩa.
+ Uống nước nhớ nguồn: Hưởng thụ thành quả phải biết ơn người tạo ra thành quả (lòng biết ơn)
* Nhận định, đánh giá nội dung câu tục ngữ:
- Câu tục ngữ nêu ra đạo lí làm người: đó là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở, bởi trong cuộc sống không thiếu những kẻ vô ơn bội nghĩa chưa ra khỏi vòng đã đòi cong đuôi, hay có mới nới cũ, qua cầu rút ván,
- Câu tục ngữ có nhiều lớp nghĩa: Uống nước nhớ nguồn có nghĩa là không quên tổ tiên; không quên những người đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ đất nước; không quên những ai dạy dỗ giúp đỡ mình; không quên ơn ông bà, cha mẹ, người thân, đạo lý này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam.
- Nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội: Bởi vì một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý này là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững, người có đạo lý này là người có đạo đức tốt đẹp.
- Là lời nhắc nhở, lời khuyên đối với những ai có thái độ vô ơn, bạc nghĩa.
- Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc: để người sau được hưởng thêm thành quả mới, làm cho XH phát triển, “nhớ nguồn” một cách thiết thực.
	c) Kết bài:
- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục: Thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
GV: Giới thiệu cách viết mở bài và kết bài trong SGK:
GV: Hướng dẫn HS viết phần thân bài 
chia nhóm viết đoạn thân bài
-Nhóm 1, 2: Đoạn 1 thân bài (giải thích câu tục ngữ)
- Nhóm 3,4: Đoạn 2 thân bài (nhận định, đánh giá)
GV: Yêu cầu các nhóm đổi vở, chữa bài cho nhau (bằng bút đỏ)
HS: đại diện các tổ đọc bài viết (có sửa chữa, nhận xét)
? Sự cần thiết của bước 4 ntn?
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần chú ý vận dụng các phép lập luận gì?
? Yêu cầu dàn bài cho bài văn nghị luận này.
 I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tưởng tưởng, đạo lí
1. Tìm hiểu các đề văn:
- Giống nhau: Các đề bài trên đều nêu lên một vấn đề tư tưởng, đạo lí để người làm bài phải suy nghĩ, bàn luận về vấn đề đó.
- Khác nhau: Đề: 1, 3, 10 có mệnh lệnh kèm theo (Suy nghĩ, bàn về); 
 Đề 2,4,5,6,7,8,9 không có mệnh lệnh (đề mở)
2. Bài học: 
Đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí phải nêu ra một vấn đề về tư tưởng đạo lí để người làm bài phải suy nghĩ, bàn luận về vấn đề đó; đề có thể có mệnh lệnh hoặc không có mệnh lệnh. 
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Bài tập: 
 Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
* Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài : Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
 - Nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
 - Tri thức cần có: 
+ Hiểu về tục ngữ Việt Nam 
 + Vận dụng các tri thức về đời sống.
* Tìm ý:
 - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ; Nhận định, đánh giá câu tục ngữ (ý nghĩa của câu tục ngữ)
+ Bước 2: Lập dàn bài
* Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội).
* Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ ntn?
“Nước? Nguồn? Uống nước?
Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ”
- Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? có tác dụng ra sao?) 
- Nhận định, đánh giá nội dung câu tục ngữ
* Kết bài:
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam
Bước 3: Viết bài:
a. Mở bài: Có nhiều cách mở bài:
- Đi từ cái chung đến cái riêng.
- Từ thực tế đến đạo lí.
- Mở bài trực tiếp.
b.Thân bài:
- Những ý cần viết, mỗi ý hình thành một đoạn văn.
+ Giải thích chứng minh vấn đề của đề bài.
+ Nhận định, đánh giá, khẳng định vấn đề.
- Lời văn chặt chẽ, mạch lạc và biểu cảm sống động.
- Thực hiện việc liên kết các đoạn văn để có tính thống nhất, hoàn chỉnh.
C. Kết bài: Có nhiều cách:
- Đi từ nhận thức đến hành động.
- Có tính chất tổng kết.
 Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa.
- Ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp cho dạng nghị luận này.
- Yêu cầu về dàn bài cho bài văn.
 ghi nhớ trang 54 SGK
Hoạt động 3. Luyện tập(4 phút )
Mục tiêu:Củng cố khắc sâu kiến thức về phương pháp làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Bước 1:Câu hỏi thảo luận nhóm:
Chọn chữ cái đầu câu đúng
?Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách?
A. Phân tích, chứng minh B.Giải thích
C. So sánh, đối chiếu D. Tất cả các trường hợp trên
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận 
Bước 3: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận và nhận xét kết quả của nhau
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng(4 phút )
Mục tiêu:Rèn ky năng làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Chuẩn bị bài phần luyện tập: Tinh thần tự học
- Tập viết một số đoạn dựa vào dàn ý
* Dặn dò: Học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị bài : Tìm hiểu các bước còn lại của bài nghị luận
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Ngày soạn: 25/1/2019 
Ngày dạy:
Tiết:113
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (Tiếp)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức : Củng cố phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kỹ năng : Luyện tập rèn kỹ năng vận dụng lí thuyết vào làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ :GDHS Có ý thức nhìn nhận đúng các vấn đề tư tưởng đạo lí
 - Suy nghĩ , sáng tạo trong bài viết của mình
 - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
 - Năng lực tự học, năng lực hợp tác
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực thẩm mĩ
II.Chuẩn bị
- GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
- HS : Soạn bài, ôn phương pháp, SGK, vở ghi.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định
2. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động: (3 phút )
Mục tiêu:ôn tập củng cố lý thuyết và rèn kỹ năng dẫn vào bài mới.
Bước 1:Hình thức hoạt động cá nhân.
Bước 2: GV đưa ra các thông tin 
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng , đạo lí ta làm như thế nào?
Bước 3 : Sau 30 giây HS phải trả lời. 
Bước 4 : HS trình bày xong, nhận xét.Giáo viên nhận xét, giới thiệu bài:
	 Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp. Tiết học này cô trò ta sẽ vận dụng kiến thức đã học nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí vào bài làm cụ thể.
Hoạt động 2: Hình thành kiến: (35 phút )
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn HS Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
H/S: Đọc đề 7 trong SGK.
Bước 1:Câu hỏi thảo luận:? Tìm hiểu đề và tìm ý gì để làm rõ vấn đề tinh thần tự học
Bước 2 : HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn và tìm ra câu trả lời(4 phút)
Gợi ý:
Trả lời câu hỏi -> tìm lí lẽ, dẫn chứng:
 - Thế nào là tinh thần tự học ? Có ý nghĩa như thế nào ? 
- Nêu những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học ? 
 - Nêu những gương tiêu biểu về tinh thần tự học ? (Trên thế giới, ở Việt Nam, ở trường em)
 - Suy nghĩ về tinh thần tự học (Ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng)
Bước 3
 - Đại diện các nhóm HS trình bày
 - Các nhóm khác ý kiến nhận xét, bổ sung
Bước 4:GV nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức
 -Câu hỏi thảo luận nhóm
Nhóm 1: Giải thích rõ thế nào là tự học?
Nhóm 2: Cần có tinh thần tự học ntn?
Nhóm 3: ý nghĩa lớn lao của vấn đề này?
-HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn và tìm ra câu trả lời(5 phút)
- Đại diện các nhóm HS trình bày
 Các nhóm khác ý kiến nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức
III. LUYỆN TẬP:
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
	a) Tìm hiểu đề : 
- Kiểu bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nội dung: Bàn về Tinh thần tự học.
- Tri thức cần có: 
+ Hiểu biết ý nghĩa của tinh thần tự học.
+ Những biểu hiện về tinh thần tự học.
 + Những tấm gương về tinh thần tự học.
b) Tìm ý :
 2. Dàn bài:
a) Mở bài:Nêu khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của tinh thần tự học.
- Tinh thần tự học là một trong những con đường để chúng ta tiếp cận, khấm phá và nắm vững tri thức khoa học phong phú, vô tận của nhân loại.
 - Tinh thần tự học của học sinh trong nhà trường hiện nay đang được mọi người quan tâm.
b) Thân bài: 
* Giới thiệu thế nào là tinh thần tự học: - Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của con người. Hoạt động này đòi hỏi phải tự vận động. Bản chất của việc học chính là tự học. - Tự học là cách tự mình vận động để tìm đến kiến thức và rèn luyện để hình thành các kỹ năng cho mình, tất nhiên có thầy ,có bạn nhưng tự mình học là chính 
- Tự học mới có thể phát huy hết tiềm năng nội lực của bản thân để vươn lên đạt kết quả.
* Giải thích ý nghĩa của tinh thần tự học:
- Ý thức tự giác của mỗi người trong việc học tập.
- Tự học là con đường để hoàn thiện những tri thức lĩnh hội được trong nhà trường để vận dụng vào thực tế đời sống xã hội. 
* Nhận định, đánh giá về tinh thần tự học.
- Tự học là một quan niệm đúng đắn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người
- Thể hiện tinh thần hiếu học của con người Việt Nam. 
- Tinh thần tự học là nền tảng để phát triển tư duy, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Thể hiện ý thức tự giác, tinh thần tự lực, lòng ham học, ham hiểu biết, óc tư duy sáng tạo của mỗi con người (những gương tiêu biểu)
- Phải có kế hoạch tự học, kiên trì vượt khó để vươn lên trong việc học.
- Phải biết tự học bằng nhiều kiến thức: Học trên lớp, học trong sách vở, học trong cuộc sống, kết hợp nhuần nhị giữa tự học với học thầy, học bạn.
c) Kết bài: 
- Ý nghĩa: Nâng cao chất lượng học tập, tự học suốt đời.
- Khẳng định cần có tinh thần tự học.
- Tinh thần tự học là một nét đẹp trong phẩm chất của dân tộc Việt Nam : một dân tộc thông minh, ham hiểu biết, có tinh thần hiếu học 
- Nêu suy nghĩ và hướng hành động 
Hoạt động 3: Luyện tập(5 phút )
Mục tiêu: Củng cố về phương pháp làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Bước 1:Câu hỏi thảo luận:
?Nêu bố cục chung của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ? 
Bước 2 : HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn và tìm ra câu trả lời
Bước 3
- Đại diện các nhóm HS trình bày
- Các nhóm khác ý kiến nhận xét, bổ sung
Bước 4:GV nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến:
Dàn bài:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề, đạo lý cần bàn.
+ Thân bài: - Giải thích, CM, nội dung của tư tưởng, đạo lí.
- Nhận định đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Kết bài: Kết luận, tổng kết nêu nhận thức mới.
Hoạt động 4: Vận dụng(2phút )
Mục tiêu: Học bài, nắm được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
? Phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triên ý tưởng sáng tạo.( Về nhà)
 Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Viết bài văn hoàn chỉnh đề bài luyện tập.
* Dặn dò: Học bài.
? Xem lại lí thuyết nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống tiết sau trả bài viết số 5.
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Ngày soạn: 25/1/2019 
Ngày dạy:
Tiết:114 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức : 
-Qua tiết trả bài giáo viên củng cố kiến thức và kĩ năng làm bài cho HS.
- Giúp học sinh nhận ra những ưu, nhược điểm của bài làm để rút kinh nghiệm cho lần sau. Học sinh biết nhận ra và tự sửa lỗi sai trong bài làm.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội.
3. Về thái độ :
- GDHS Có ý thức nhìn nhận đúng các vấn đề về một sự việc hiện tượng xã hội
- Suy nghĩ , sáng tạo trong bài viết của mình
- Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực thẩm mĩ
II. Chuẩn bị
1. GV: - Chấm bài, nhận xét ưu – nhược điểm của học sinh
 - Chọn một số bài khá, một số bài yếu của học sinh làm tư liệu.
2. HS: Xem lại yêu cầu của bài văn 
III. Tiến trình bài học:	
1.Ổn định tổ chức
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút )
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức lý thuyết về bài Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống
- Hình thức: Hoạt động cá nhân
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
Bước 1: giáo viên cho học sinh nhắc lại 
Yêu cầu của bài Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.....
Bước 2,3: HS nhớ lại kiến thức và trả lời
Bước 4: GV chốt lại, dẫn vào bài mới
Trongtiết tập làm văn trước, các em đã viết bài văn nghị luận về một sự viêc, hiện tượng đời sống. Tiết học hôm nay cô sẽ trả bài viết cho các em. Qua tiết trả bài cô giúp các em củng cố kĩ năng làm bài theo đúng phương pháp.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: (25 phút )
Mục tiêu: 
-củng cố kiến thức và kĩ năng làm bài cho HS
-Nhận ra những ưu, nhược điểm của bài làm
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
1. Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề 
- Hình thức: Hoạt động nhóm
- Kĩ năng DH: Đặt câu hỏi, chia nhóm
Bước 1: GV chép đề bài lên bảng
Đề bài: Ô nhiễm môi trường là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay trên khắp đất nước ta. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này?
- Thời gian: 8p
- Phương tiện: phiếu học tập
- Yêu cầu: HS quan sát đề bài trên bảng
Và thực hiện các câu hỏi:
? Đề bài yêu cầu gì về nội dung?
? Về thể loại cần đảm bảo những yêu cầu nào?
? Hình thức cần đạt yêu cầu gì?
Bước 2: HS quan sát đề bài , thảo luận từng câu hỏi
Bước 3: các nhóm lần lượt trả lời từng yêu cầu, nhận xét, bổ xung cho nhau
Bước 4: GV nhận xét các nhóm. Chốt lại
2.Hướng dẫn xây dựng dàn bài:
- Hình thức: hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: chia nhóm
Bước 1: Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm một bàn
-Thời gian: 8p
-Phương tiện: Phiếu học tập
-Yêu cầu: Xây dựng dàn ý cho từng phần
Bước 2: học sinh thực hiện yêu cầu
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, bổ xung cho nhau
Bước 4: GV chốt lại
II. Nhận xét ưu, nhược điểm
- Hình thức: Hoạt động cá nhân
- Kĩ thuật: giảng giải
Bước 1: Gv: Nhận xét các ưu, nhược điểm của HS
Bước 2: HS: Nghe, nhận xét của GV
Bước 3: HS: Biết nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của bài viết của bản thân
Bước 4; GV yêu cầu HS rút kinh nghiệm từ bài viết cho bài viết sau. Sau đó đánh giá kết quả của bài viết
I. Yêu cầu của bài
1. Yêu cầu về nội dung
a. Mở bài: 
- Giới thiệu sự việc,hiện tượng 
 - Nêu khái quát ý nghĩa (tác hại )của sự việc, hiện tượng
b. Thân bài: 
- nêu hiện trạng của sự việc, hiện tượng
- Phân tích nguyên nhân của sự việc, hiện tượng.
- Đánh giá những hậu quả của sự việc, hiện tượng. 
- Giải pháp thiết thực
c. Kết bài: 
- Khẳng định, phủ định vấn đề 
 - Rút ra bài học cho bản thân.
2. Yêu cầu về hình thức
- Làm đúng thể loại, bố cục đầy đủ, rõ ràng
- Chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số . 
- Bài viết trình bày khoa học 
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp lập luận
II. Nhận xét ưu, nhược điểm
1. Ưu điểm:
- H/S đã nghị luận được đúng thể loại mà đề bài yêu cầu; vấn đề đó rất bức xúc và có ý nghĩa với cuộc sống, nghị luận rõ hiện thực và tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi, lên án phê phán.
- Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.
2. Nhược điểm
- Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.
- Lí lẽ để bàn bạc sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu.
III. Gv đọc bài học sinh
IV. Giáo viên chữa lỗi, trả bài.
- Trả bài cho HS
- Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.
- Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn
- Lỗi về chữ viết
- Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.
* Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).
- Lấy điểm vào sổ
Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút )
 Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm
Hướng dẫn đọc- bình
- Hình thức: Hoạt động cá nhân
GV Chọn một số bài viết tốt và một số bài viết yếu. Gọi học sinh đọc
HS: nghe bạn đọc
HS: Bình , nhận xét các bài đó
GV: Chốt lại.
Hoạt động 4: vận dụng, mở rộng. (5 phút )
Mục tiêu: Chữa lỗi sai ,những tồn tại của bài viết.
Hướng dẫn sửa lỗi sai
- Hình thức: hoạt động cá nhân, nhóm
- Kĩ thuật: nêu yêu cầu
Bước 1: GV: Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh tự trao đổi bài và sửa các lỗi chính tả, diễn đạt
Bước 2, 3 HS: Nhận bài, đổi bài cho nhau để sửa lỗi
Bước 4: Rút kinh nghiệm cho học sinh tránh các lỗi mắc phải.
* Dặn dò: Học bài

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_9_theo_cv3280_tuan_23_na.doc