Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nắm được cách liên kết đoạn văn, các phương thức liên kết

- Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền ý, liền mạch.

- Vận dụng viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liêt kết các đoạn trong một văn bản.

3. Thái độ: HS có thái độ viết đoạn văn đảm bảo liên kết.

4. Năng lực :

- Năng lực tự học và sáng tạo.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực thẩm mĩ.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu liên quan, bài soạn

2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.

 

doc 20 trang linhnguyen 5820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021
g hiện tại và quá khứ) nên không có sự liên kết=> người đọc cảm thấy hụt hẫng.
b. Ví dụ 2. 
Thêm cụm từ: “ trước đó” “mấy hôm” hai đoạn văn liên kết với nhau
=> nó bổ sung ý nghĩa về thời gian.
2. Tác dụng (SGK)
- Về nội dung: làm cho các đoạn văn liền mạch với nhau.
- Về hình thức: Là phương tiện ngôn ngữ tường minh liên kếtđoạn văngóp phần làm nên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn.
a, Bắt đầu, sau:
- Trước hết , đầu tiên, cuối cùng , sau nữa, một mặt , mặt khác, một là , hai là, thêm vào đó, ngoài ra.
à ý liệt kê
b, Nhưng, trái lại
à ý đối lập.
c, Đó, này, ấy , vậy thế.
à chỉ từ
d. Tóm lại, nhìn chung.
à ý nghĩa khái quát, tổng kết.
Dùng câu để liên kết đoạn văn.
- ái dà , lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.
à Dùng câu nối.
2. Ghi nhớ SGK trang 53
III. Luyện tập
Bài tập 1: Các từ có tác dụng liên kết
a. Nói như vậy
b. Thế mà
c. Tuy nhiên
d. Cũng- tuy nhiên
Bài tập 2: Chọn từ điền vào chỗ trống:
a.Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời 
Hoạt động 4: Vận dụng( 4’)
MT: Rèn kỹ năng vận dụng và nâng cao của học sinh, kích thích tư duy và sự sáng tạo.
PP: Hoạt động cá nhân
Gv giao nhiệm vụ: Viêt bài văn ngắn trình bay cảm nhận của em về hình tượng người nông dân trong xã hội cũ sau khi học xong hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc? Phân tích tích liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản.
B2, 3 ; HS suy nghĩ viết bài, trình bày, nhận xét.
B4 : GV Nhận xét, đánh giá
 Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1’) Về nhà
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
? Viết đoạn văn kể về người thân của em có sử dụng liên kết? 
? Tìm đọc những đoạn văn hay phục vụ cho bài học.
* Dặn dò :	
-HS học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện bài tập
- Soạn bài: “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xh”
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 18 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Ngày soạn : 15/09/2019 ( Giáo án chi tiết)
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức: 
 - Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kỹ năng:
 - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 - Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ : Có tình cảm trân trọng , giữ gìn sự trong sáng của TV.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sưu tầm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 3’)
Mục tiêu : Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Hình thức thực hiện: HĐ nhóm
Bước 1: Chuyển giao NV 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
? Lớp chọn ra hai nhóm chơi trò chơi, mỗi nhóm mỗi nhóm 5 bạn. trong vòng 2 phút nhóm nào tìm được nhiều từ tương ứng cả hai miền hơn , đúng hơn thì nhóm ấy thắng( điền vào bảng phụ sau) 
N1: Miền Bắc
N2: Miền Nam
B2: HS thực hiện nhiệm vụ. ( Các nhóm bắt đầu thi trong vòng 2 phút)
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét đánh giá.
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính. GV dẫn vào bài
HĐ2: Hình thành kiến thức: (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
2.1. Tìm hiểu từ ngữ địa phương(7’)
 - Mức độ kiến thức cần đạt: Tìm hiểu khái niệm về từ ngữ địa phương.
-Phương pháp: ( Nhóm nhỏ)
- Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
HS đọc hai đoạn thơ chú ý các từ in đậm.
1.? Bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong 3 từ bắp, bẹ, ngô từ nào chỉ được sử dụng trong địa phương nhất định, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân? 
2.? Em hãy cho biết một số từ ngữ ở địa phương em thường dùng.
3.? Hãy tìm một số từ nhưng mỗi địa phương đều có cách dùng khác nhau.
4. ? Vậy, từ địa phương được sử dụng ntn?
5.? Em hiểu từ địa phương là gì? Cho ví dụ.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ. ( nhóm hai bạn thảo luận cùng làm bài tập)
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét đánh giá.
GV gọi các bạn báo cáo, đại diện 2 nhóm báo cáo và các nhóm nhận xét nhau
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính.
 ? Tìm hiểu biệt ngữ xã hội(7') 
 - Mức độ kiến thức cần đạt: Tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội.
- Phương pháp: HĐ nhóm
- Tổ chức thực hiện: sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
? Đọc các ví dụ SGK, chú ý các từ in đậm.
1.? Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ “mẹ”, có chỗ tác giả lại dùng từ “mợ”?
2.? Các từ ngỗng, trúng tủ có ý nghĩa gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng từ này?
3.? Em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ. ( Các nhóm thảo luận trong vũng 2 phút nhóm nào song nhanh trước thỡ báo cáo trước)
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét đánh giá.
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét đánh giá lẫn nhau.
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính.
? Tìm hiểu cách dùng TN địa phương, biệt ngữ XH (8') 
 - Mức độ kiến thức cần đạt:Tìm hiểu việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Phương pháp:Đối thoại
 - Tổ chức thực hiện:Sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 Một bạn lớp phó học tập lên điều hành các bạn theo hệ thống câu hỏi để các bạn trong lớp tự do nêu ý kiến của mỡnh.
1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?
2. Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
3. Tại sao các đoạn thơ văn trên, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? 
4. Hãy nêu ra cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ.
Lớp phó điều hành đối thoại
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét đánh giá.
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10’)
- Mức độ kiến thức cần đạt: Vận dụng lí thuyết vào thực tế.
Phương pháp: cá nhân và nhóm.
- Tổ chức thực hiện: Sử dụng kĩ thuật phõn tớch trả lời
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Bài tập 1: Tìm một số từ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng
Bài tập 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp HS hoặc tầng lớp xã hội khác. Giải thích nghĩa của các từ đó. Cho vd minh họa
Bài tập 3: Trường hợp a nên dùng từ địa phương còn các trường hợp còn lại không nên dùng
Yờu cầu
Bài tập 1: Hs làm việc cá nhân trong khoảng 2 phút sau đó báo cáo kết quả 
Bài tập 2: HS làm theo nhúm nhỏ
Bài tập 3: thảo luận nhúm lớn
B2: HS thực hiện nhiệm vụ.
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét đánh giá.
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính.
I.Từ ngữ địa phương
1. Xét các ví dụ
- Bẹ, bắpà từ ngữ địa phương
- Ngô àtừ toàn dân
- Chi, mô, răng, rứa. => Từ ngữ địa phương (vùng miền trung)
- Gì, đâu, tại sao, đó => Từ toàn dân.
- Mè đen, trái thơm, té, béng, phang phui, kiếng, eng, tui.....
- mẹ: mế, má
- Chỉ dùng ở một địa phương nhất định
* Ghi nhớ 1: trang 56/ SGK
II. Biệt ngữ xã hội
1. Ví dụ 1
- Mợ => tầng lớp trung lưu, thượng lưu (trước CMT8)
2. Ví dụ 2 
- Ngỗng -> bị điểm 2
- Trúng tủ -> đề ra trúng phần học kĩ
- Đứt: hỏng ; Ghi đông: điểm 3
- Phao: tài liệu ; trứng: o
=> Tầng lớp HS, SV thường dùng.
- Từ ngữ dùng riêng cho một tầng lớp XH nhất định
* Nhận xét( Ghi nhớ SGK)
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ phự hợp với tỡnh huống giao tiếp.
- Tránh lạm dụng -> gây khó hiểu
-> Tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội hoặc tầng lớp xuất thân tính cách nhân vật.
* Ghi nhớ ( SGK) 
III. Luyện tập
Bài tập 1:
- Mô – nào ; chộ - thấy ; cá lóc – cá quả
- Ghe – thuyền ; vô – vào ; chén – cái bát
- bây chừ - bây giờ ; chi – gì, sao ; rứa – thế, vậy - Má, u, bầm, bu – Mẹ ; 
 Mền 	 - Chăn, Chén - Bát ; Muỗng - Thìa
Bài tập 2: 
- Hôm nay mình bị “gậy” rồi -> 1 điểm.
- Cậu không học bài sẽ bị ăn trứng đấy. Trứng -> 0 điểm.
- Nói làm gì với dân phe phẩy -> mua bán bất hợp pháp
- Nó đẩy con xe đi với giá khá hời -> bán
Bài tập 3: 
a (+) b(-) c (-) d (-) e (-) g (-)
Hoạt động 4: Vận dụng. ( 5’)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh để mở rộng kiến thức vào thực tiễn
Hình thức tổ chức: cá nhân
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
? Xác định các tình huống nên hoặc không nên sử dụng từ ngữ địa phương
Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác
Khi phát biểu ý kiến ở lớp
Khi làm bài tập làm văn
Khi viết đơn gửi thầy cô giáo
Khi nói chuyện với người nước ngoài biết Tiếng Việt.
? Xây dựng cuộc đối thoại với bạn em, trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày, đánh giá
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. 
Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (về nhà). ( 2’)
 * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
* Lập cuốn sổ tay Tiếng việt về những từ ngữ địa phương và tìm từ toàn dân tương ứng?
GV gợi ý cho HS
* Dặn dò: 
- Học bài và làm bài tập còn lại 
- Soạn bài: Tóm tắt văn bản tự sự 
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO: TIẾNG VIỆT MUÔN MÀU
Ngày soạn : 15/9/2019
Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương , thế nào là biệt ngữ xã hội. 
2, Kĩ năng: - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
3. Thái độ: Yêu mến tiếng mẹ đẻ hơn.
4. Các năng lực hình thành và phát triển ở học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự trình bày.
II. Chuẩn bị
GV: Soạn bài, chuẩn bị thông tin trên các sách Tiếng Việt
III. Tiến trình lên lớp
HĐ 1: Tìm kiếm và xử lý thông tin
HĐ 1: Tìm kiếm và xử lý thông tin
Thông tin từ sách giáo khoa:
- Cá nhân đọc SGK Tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5 và Sách ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9.
Thông tin từ các nguồn khác:
- Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm kiếm thông tin trên Internet bằng cụm từ khóa “từ ngữ địa phương”, “từ địa phương miền Trung”, “từ ngữ địa phương miền Nam”, 
- Đọc sách báo và những tài liệu có liên quan tới từ ngữ địa phương.
- Tìm kiếm thông tin từ gia đình, người thân và những người xung quanh, đặc biệt là những người đến từ các vùng miền khác.
- Yêu cầu của việc tìm kiếm từ địa phương:
 + Khảo sát từ ngữ địa phương sử dụng trên diện rộng tức là dùng phổ biến cho vùng, miền ( phương ngữ miền Bắc, miền Trung, miền Nam), cùng với đó là từ toàn dân tương ứng ( nếu có ). Nếu khảo sát từ ngữ của một địa phương cụ thể ( xã, huyện, tỉnh ) thì người sưu tầm cần đưa ra chỉ dẫn địa lý chính xác ( xã, huyện, tỉnh) và từ ngữ toàn dân tương ứng.
 + Mỗi một từ ghi trong từ điển cần có những yếu tố sau: từ địa phương ( từ loại, vùng miền hoặc địa phương sử dụng ), từ toàn dân ( nếu có), những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, hò, vè có sử dụng từ ngữ đó với độ dài phù hợp ( nếu có ). Vì vậy, trong quá trình tìm kiếm, các cá nhân cần tìm hiểu đầy đủ các yếu tố trên
Ví dụ:
Bông ( danh từ, miền Nam): hoa 
Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
Con me ( danh từ, Nghệ An): con bê
Ngò rí ( danh từ, Miền Nam): rau mùi
Vịt xiêm ( danh từ, miền nam): con Ngan
Phân công các thành viên tìm kiếm theo những nhóm cụ thể như sau:
+ Đại từ xưng hô
+ Động vật, thực vật
+ Vật dụng
+ Hành động
+ Ca dao, thành ngữ, tục ngữ, hò vè
HĐ 2: xử lý thông tin
- Từ nội dung tìm được:
+ Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả đã tìm kiếm
+ Trao đổi, thảo luận, kiểm tra lại tính chính xác của những từ ngữ địa phương, những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ,  có sử dụng từ ngữ địa phương đã tìm được
+ Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa những từ ngữ địa phương trong chủ đề của mình
HĐ 3: xây dựng ý tưởng, bố cục, nội dung từ điển mini
Bước 1: Mỗi cá nhân trình bày và giải thích cho ý tưởng thiết kế sản phẩm của mình cả về nội dung và hình thức. ý tưởng nên được chuẩn bị cụ thể trên giấy, có hình vẽ minh họa
Bước 2: cả nhóm trao đổi, thảo luận và thống nhất ý tưởng
Với từ điển, cần đảm bảo những quy định về trật tự sắp xếp sau:
Theo thứ tự các chữ cái: A B C D E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y
Theo trình tự các dấu của nguyên âm đơn: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Trật tự trên có thể được liệt kê như sau: A À Ả Ã Á Ạ
* ƯU TIÊN NGẮN – DÀI: 
Từng khối chữ ( tổ hợp các chữ ) được sắp xếp trước sau theo thứ tự sau: đơn tiết xếp trước đa tiết ( tính từ trái sang phải). Các khối chữ viết thường xếp trước khối chữ viết hoa.
Theo đó, dạng ưu tiên này được thể hiện như sau: khối chữ nào có ít con chữ hơn (thường là âm tiết ) được xếp trước khối chữ (có phần trùng với khối chữ có ít con chữ) có nhiều chữ hơn. Ví dụ” “a” xếp trước “A”, “ta” xếp trước “tay”
* ƯU TIÊN CHỮ TRƯỚC – DẤU SAU:
Đối với từ đơn tiết, được ưu tiên sắp xếp theo thứ tự chữ cái khác nhau đầu tiên, bất kể nó mang dấu gì. Ví dụ: “ tà” trước “tay”, “tai” trước “tay” trong mọi trường hợp vì “I” xếp trước “y”).
Đối với từ đa âm tiết, căn cứ vào thứ tự của từng âm tiết từ trái sang phải để sắp xếp, sau mới căn cứ vào thanh điệu. ví dụ: “ba ba” xếp trước “ba gác”, “ba ba” xếp trước “ bà cô” ( vì “ba” xếp trước “ bà”)
Bước 3: tập hợp lại sản phẩm của tất cả các thành viên, ra bản thảo luận lần thứ nhất. Cùng nhau rà soát lại toàn bộ nội dung của các từ đã được khảo sát
Bước 4: lắp ghép sản phẩm của mỗi cá nhân, ra bản thảo lần thứ 2
Bước 5: hoàn thiện sản phẩm
Có thể hoàn thiện sản phẩm bằng các cách sau:
* Phương án 1: Soạn trên máy tính, in ấn, đóng quyển
* Phương án 2: trình bày thủ công bằng hình thức viết, vẽ tay, đóng quyển
Những thành viên được phân công trình bày nội dung sẽ có nhiệm vụ ghép sản phẩm của các cá nhân theo đúng trình tự đã xác định
Những thành viên được phân công trang trí và trình bày bìa sẽ đưa ra ý tưởng, thống nhất nhóm
* Dặn dò: 
- Học bài và làm bài tập còn lại 
- Soạn bài: Tóm tắt văn bản tự sự 
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 19 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ, LUYỆN TẬP TÓM 
TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Ngày soạn : 15/9/2019
Ngày dạy :
I . Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : Giúp HS: 
- Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự. 
-Vận dụng các kiến thức đã học vào việc luyện tập.
- Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
3. Thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự học, hợp tác
- Năng lực giao tiếp : nghe , nói, đọc ,viết.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực học nhóm.
- Năng lực sử dụng CNTT : khai thác dữ liệu
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sưu tầm các văn bản tóm tắt
2. Học sinh: Học bài cũ. Đọc lại các văn bản tự sự ''Sơn tinh, thuỷ tinh''...(ở lớp 6)
III. Tiến trình bài học:
* HĐ1 : Khởi động (5’)
Mục tiêu : ÔN tập kiến thức bài trước. Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
? Có mấy cách liên kết đoạn văn? Giải bài tập 3 (SGK - tr55)
? Kể ngắn gọn truyện ''Sơn tinh, thuỷ tinh''.
Bước 2,3: HS thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
Bước 4: GV nhận xét, chốt chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào bài mới.
* Vào bài mới: 
 Giới thiệu bài: Chúng ta đang sống ở thời đại bùng nổ thông tin, trong đó sách là 1 phương tiện trao đổi thông tin quen thuộc. Số lượng sách khá lớn. để kịp thời cập nhật thông tin ta có thể đọc các văn bản tóm tắt tác phẩm để người khác có điều kiện nhanh chóng nắm bắt thông tin. Vậy bài học này sẽ giúp ta rèn luyện kỹ năng này.
HĐ 2: Hình thành kiến thức: ( 35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh đọc và hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
PP, Kt: HĐ cá nhân, KT động não.
Tổ chức thực hiện: 
2.1 :Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV lần lượt nêu các câu hỏi để HD HS nhớ lại lí thuyết về tóm tắt văn bản tự sự
?
Bước 2,3: HS thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày, báo cáo kết quả học tập.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá
Dự kiến câu hỏi, trả lời: 
? Nêu yêú tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự.
HS : Suy nghĩ tỉa lời
GV : Sự việc và nhân vật chính( cốt truyện) 
? Theo em mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì? em hãy đọc kỹ các câu trả lời(a,b,c, d) trong sách giáo khoa và chọn câu trả lời đúng nhất GV : Vì sao em lại chọn câu ấy?
HS: Phát biểu
GV: Nhận xét 
câu b là đúng nhất
2.2: Cách tóm tắt văn bản tự sự:
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh nắm được cách tóm tắt vb
 PP, Kt: HĐ cá nhân, KT động não.
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV lần lượt nêu các câu hỏi để HD HS nhớ lại lí thuyết về tóm tắt văn bản tự sự
Bước 2,3: HS thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày, báo cáo kết quả học tập.
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý:
Dự kiến câu hỏi, trả lời: 
HS đọc văn bản tóm tắt trong sgk
? Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Văn bản “ sơn tinh – thuỷ tinh”
? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó? 
HS: Phát biểu.
GV: Nhờ các sự việc chính
? Văn bản trên có gì khác với văn bản “Sơn Tinh , Thuỷ Tinh” ( về độ dài , về lời văn, về số lượng nhân vật , sự việc)
HS: Phát biểu.
GV: Khác nhau: Nguyên văn truyện dài hơn. số lượng các nhân vật và chi tiết nhiều hơn. Lời văn trong truyện khách quan hơn.
? Đọc văn bản trên đã giúp em hình dung ra toàn bộ sự việc chưa? Vì sao? 
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Rồi vì các sự việc chính được đảm bảo.
? Từ việc tìm hiểu trên em hãy cho biết các yêu cầu đối với văn bản tóm tắt?
HS nhắc phần ghi nhớ sgk.
GV chốt lại - Đáp ứng mục đích yêu cầu tóm tắt.
-Đảm bảo tính hoàn chỉnh, mở đầu, phát triển, kết thúc
- Đảm bảo tính cân đối
? Muốn viết được văn bản tóm tắt , theo em phải làm những việc gì? Những sự việc ấy phải thực hiện theo những trình tự nào? 
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét.
? Em hiểu gì cách thức tóm tắt tác phẩm tự sự 
HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3: ( 5 phút)
- Mức độ kién thức cần đạt :Tìm hiểu yêu cầu tóm tắt tác phẩm tự sự.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Tổ chức thực hiện :
Hs đọc phần 1: Luyện tập trong sgk
? Theo em bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện “Lão Hạc” chưa? Nếu phải bổ sung em nên thêm những gì? 
GV: Sgk đã nêu sự việc nhân vật và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng khá lộn xộn , thiếu mạch lạc vì thế muốn tóm tắt ta cần sắp xếp lại.
? Em hãy sắp xếp các sự việc đã nêu ở trên một cách hợp lý.
HS sắp xếp
Gv Nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút). HĐ cá nhân.
- Mục tiêu: Vận dụng lí thuyết làm bài tập.
- Phương pháp: Thảo luận
- Tổ chức thực hiện: 
3.1: Bài 1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
? Sau khi sắp xếp hợp lý các em hãy viết tóm tắt truyện “Lão Hạc” bằng một văn bản ngắn gọn nhưng phản ánh được một cách trung thành nội dung chính của tác phẩm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày, báo cáo kết quả học tập.
Bước 3: Trình bày, báo cáo kết quả học tập.
Tóm tắt văn bản lão Hạc : Lão Hạc là một nông dân nghèo. Gia tài của lão chỉ có một mảnh vườn. Vợ lão mất từ lâu, con trai lão không đủ tiền cưới vợ phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su, để lại cho lãocon chó Vàng làm bạn. ỏ quê nhà cuộc sống ngày một khó khăn, lão lại bị ốm một trận khủng khiếp. Sau trận ốm lão yếu hẳn không kiếm nổi việc làm, lão phải bán con chó. Tiền bán chó và số tiền dành dụm được lão đem gửi ông giáo ma chay. Lão còn nhờ ông giáo trông nom và giữ mảnh vườn cho con trai lão sau này. Lão quyết không đụng vào một đồng nào vào số tiền dành dụm đó, cuộc sống của lão ngày một khó khăn. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để đánh bả một con chó hay

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_8_theo_cv3280_tuan_5_nam.doc