Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: giúp học sinh:
- Biết đọc, hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao qúy, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng của nhân vật lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ (Thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): Thương cảm đến, xót xa và thật sự trân trọng đối với người dân nghèo khổ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện tư duy lô- gíc, liên tưởng.
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi xem xét một tác phẩm văn bản trước Cách mạng tháng 8.
4. Năng lực : Rèn năng lực đọc, cảm thụ tác phẩm văn học.
- Năng lực tự học và sáng tạo.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Sách giáo khoa, sách tham khảo. Giáo án
* Học sinh: Soạn bài, tìm đọc tác phẩm Lão Hạc
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021
xem xét một tác phẩm văn bản trước Cách mạng tháng 8. 4. Năng lực : Rèn năng lực đọc, cảm thụ tác phẩm văn học. - Năng lực tự học và sáng tạo. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác. - Năng lực giao tiếp.. - Năng lực thẩm mĩ. II. Chuẩn bị * Giáo viên: Sách giáo khoa, sách tham khảo. Giáo án * Học sinh: Soạn bài, tìm đọc tác phẩm Lão Hạc III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1: KĐ( 5’) Mục tiêu : Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới. * Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân Bước 1: Chuyển giao NV GV cho HS xem vi deo cuộc sống của người ND sau CM T8( Trích đoạn phim Lão Hạc) ? Nêu cảm nhận của em về cuộc sống của người ND trước CM tháng 8 năm 1945? Bước 2, 3: HS suy nghĩ trình bày, báo cao kết quả Bước 4: GV nhận xét, dẫn dắt bài mới: Các em đã được hình dung về cuộc sống của những người nông dân VN trước CM T8 qua văn bản Túc nứoc vỡ bờ. Hôm nay các em sẽ hình dung đầy đủ hơn nữa về số phận của người nông đân trước CM qua văn bản Lão Hạc của Nam Cao. HĐ 2: Hình thành kiến thức: ( 35’) - GV giới thiệu bài: cho học sinh xem ảnh Nam Cao và tập truyện ngắn của ông . Viết về những người nông dân trong xh cũ không chỉ có nhà văn NTT với tác phẩm “Tắt đèn”mà Nao Cao cũng là một trong những cây bút khá thành công. Đặc biệt hình ảnh của một Lão nông dân hiền lành đáng thương, đáng trân trọng đã hiện lên vô cùng xúc động qua vb “ Lão Hạc”. Một trong những tp thành công của NC Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2. 1(10 phút) - Mục tiêu: Hướng dẫn đọc , tìm hiểu chú thích , bố cục và tóm tắt văn bản . - HĐ cá nhân 1. Tác giả . Bước 1: Chuyển giao NV ? Đọc chú thích về tác giả . Nêu vài nét sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn NC? B2, 3: HS Đọc, trình bày, nhận xét. B4: GV nhận xét, bổ sung: Nam Cao ( 1915 - 1951 ) quê ở Hà Nam , - Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc đầu thế kỉ XX với những truyện ngắn, truyện dài viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sáng tác của ông thường tập trung vào 2 đề tài: Người tri thức tiểu tư sản và người nông dân. Ngòi bút của ông mang giá trị hiện thực sâu sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. ? Tìm hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao NV GV : Yêu cầu đọc , giọng ông giáo : chậm , buồn , cảm thông có lúc xót xa đau đớn. - Lão Hạc : khi đau đớn , ân hận, dằn vặt . GV đọc mẫu 1 đoạn . Gọi h/s đọc tiếp . Hs hỏi đáp dựa vào phần chú thích / sgk 46;47 .GV cho Hs Đk thảo luận: ? Nêu xuất xứ của truyện ngắn Lão Hạc? HS trình bày ? Truyện ngắn này có thể chia làm mấy phần . Nội dung của từng phần ? HS tóm tắt lại văn bản ? B2, 3: HS thảo luận, trình bày, nhận xét. B4: GV nhận xét, kết luận: '' Lão Hạc '' Sáng tác năm 1943. Là 1 truyện ngắn xuất sắc về người nông dân của Nam Cao. Hoạt động 2. 2:(27 phút) Mục tiêu: Nắm được số phận nghèo khổ của người nông dân thể hiện qua Lão Hạc. - HĐ cá nhân 1. Nhân vật lão Hạc a. Lão Hạc và con Vàng * Tình cảnh: Bước 1: Chuyển giao NV ? Lão Hạc gọi con chó của mình là gì? ? Lão Hạc đã có những cử chỉ, thái độ,lời nói với cậu vàng ra sao? Tình cảm của lão với con chó như thế nào? ? Vì sao lão Hạc rất yêu thương '' cậu Vàng '' mà vẫn phải quyết định bán cậu Vàng? B2, 3: HS suy nghĩ, trình bày, nhận xét. B4: GV nhận xét, bổ sung: - LH gọi con chó như nhà hiền gọi đứa con cầu tự. Bận rộn...tắm...Lão yêu quý con chó như yêu chính con của lão vậy. HS: Suy nghĩ trả lời. - Lão Hạc phải đành lòng bán con chó Vàng cũng là điều vạn bất đắc dĩ , là con đường cuối cùng mà thôi . Lão Hạc quá nghèo, lại yếu mệt sau trận ốm , không có việc làm , hoa màu bị bão phá sạch . Đồng tiền bấy lâu nay dành dụm đã cạn kiệt . Đã vậy , lão phải nuôi thêm cậu Vàng . Cậu lại ăn rất khoẻ , nuôi thân chẳng nổi , làm sao có thể nuôi chó . Mà đã nuôi, lão không nỡ để cho nó đói , nó gầy . Như vậy chỉ còn cách duy nhất là bán nó đi . -> Trước khi quyết định bán cậu Vàng , lão Hạc đã phải đắn đo, suy tính nhiều lắm ( thể hiện ở việc lão nói đi nói lại ýý định bán cậu Vàng với ông giáo ) . Lão coi đó là một việc rất hệ trọng bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất yêu thương . * Khi bán con vàng: Bước 1: Chuyển giao NV ? Sau khi bán '' cậu Vàng '' tâm trạng lão Hạc diễn biến ra sao ? Tìm các chi tiết miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể lại với ông giáo ? ( HS thảo luận cặp đôi) ? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng? ? Qua việc lão Hạc bán cậu Vàng cho thấy tâm trạng lão như thế nào? Vậy lão là con người như thế nào? HS: Suy nghĩ trả lời. B2, 3: HS: Suy nghĩ thảo luận cặp đôi, trả lời, nhận xét. B4: GV Chuẩn chi tiết chính, ghi bảng. - Ầng ậc là từ láy gợi tả điều gỡ? Từ láy ầng ậng có tác dụng lột tả được sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc. Đối với người khác đó là sự bình thường, nhưng với lão Hạc là một vết thương lòng do chính lão gây. Cả đời lão sống nhân hậu , lương thiện không lừa dối ai , lão hổ thẹn với lương tâm của mình . Lão bật khóc hu hu trước việc làm của mình, lão vô cùng đau đớn ; xót xa ; ân hận . - Động từ “ép” trong câu văn có sức gợi tả như thế nào?(Gợi lên gương mặt cũ kỹ, già nua, khô héo, một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, 1 hình hài thật đáng thương ) - Hơn ai hết LH đau đớn, xót xa, ân hận ví lão đã trót lừa một con chó, cả đời ông già nhân hậu này nào đã nỡ lừa một ai. Lão bàn nó là bán đi kỉ vật của con trai, là tự diệt niềm hi vọng cuối cùng vào cuộc sống. Lão đã không đợi đựoc anh con trai trở về. Lão Hạc là con người sống rất tình nghĩa , thuỷ chung , trung thực . Qua đó càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ . Từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ , lão luôn mang tâm trạng ăn năn cảm giác mắc tội vì không lo liệu nổi cho con . Lão đã cố tích cóp , dành dụm để bù đắp lại cho con và chờ đợi khi con trở về . Vì thế dù rất thương cậu Vàng đến tình cảnh này lão cũng quyết định bán bởi nếu không sẽ tiêu phạm vào đồng tiền , mảnh vườn mà lão đang cố giữ trọn cho con trai . * Hoạt động 4, 5: Vận dụng, mở rộng ( 5’) Bước 1: Chuyển giao NV ? Em học được bài học gì từ nhân vật Lão Hạc qua sự việc trên? B2, 3: HS: Suy nghĩ , trả lời, nhận xét. - Lũng nhận hậu trong cuộc sống. B4: GV nhận xét, bổ sung Hết tiết 1 chuyển tiết 2 KTBC: ( 5’) ? Hãy tóm tắt văn bản “Lão Hạc” ? ? Cảm nhận của em về tình cảm của Lão Hạc khi phải bán cậu vàng ''Lão Hạc''? * Vào bài mới: ( 35’) - Giới thiệu bài: Lão Hạc bán cậu vàng với nỗi đau đớn xót xa? Vì sao. b. Lão Hạc và anh con trai : Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc. Tổ chức thực hiện :cá nhân, nhóm Bước 1: Chuyển giao NV ? Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của Lão Hạc với con? ? Từ đó em có nhận xét gì về tình cảm của lão đối với con trai? ? Vì sao Lão Hạc phải tìm đến cái chết? ? Điều đó giúp em hiểu được gì về tình cảnh đáng thương của nhân vật LH và của người nông dân trước cách mạng?HS thảo luận) ? Phân tích cỏi chết của lão Hạc? ? Việc lóo Hạc nhờ và ông giáo em có nhận xột gì về nguyên nhên, mục đích của việc này? B2, 3: HS: Suy nghĩ , trả lời, nhận xét. B4: GV nhận xét, bổ sung, mở rộng: - Người cha nào mà chẳng thương con, nhưng tình thương con của Lão Hạc thật khiến ta phải ngậm ngùi, thương xót. Còn gì đau xót hơn khi ngưòi cha ấy không thể mag lại hạnh phúc cho con chỉ vì lão quá nghèo. Từ chỗ vì quá thương con mà lão phải bán chó lão đã quyết định tìm đến cái chết. - Tình cảnh nghèo khổ , đói rách, túng quẫn đã đẩy lão Hạc giải thoát cho chính mình . Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà , đồng tiền , mảnh vườn , đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con .đến cái chết như một hành động tự giải thoát.Trước khi tìm đến cái chết sợ sẽ gây phiền hà cho hàng xóm nên lão Hạc đã thu xếp , nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết . * Cái chết của Lão Hạc: Bước 1: Chuyển giao NV GV tổ chức TL nhóm ? Cái chết của Lão Hạc đó diễn ra như thế nào? ? Các từ tượng hình, tượng thanh như: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréocó T/d gì? Từ đó em có nhận xét gì về cái chết của lão ? Nhận xét cái chết của Lão Hạc? ?Cái chết của LH bi thương và mang t/c bi kịch. Đó là những bi kịch nào? Nó tác động đến người đọc ntn? B2, 3: HS thảo luận trình bày, nhận xét B4; GV bổ sung, kết luận - Ông lão nhân hậu trung thực này chưa lừa một ai. Lần đầu tiên lão phải lừa cậu Vàng- người bạn thân thiết với mình. Lão đã lừa để cậu vàng phải chết thì giờ đây lão phải chết theo kiểu con chó bị lừa-> Lựa chọn cách này ông lão đã tự trừng phạt mình một cách ghê gớm. 2. Nhân vật ông giáo - người kể chuyện Mục tiêu: Tìm hiểu nhân vật Ông Giáo Bước 1: Chuyển giao NV ?Ông Giáo được gt như thế nào? qua cuộc trò chuyện với LH, em hiểu gì về tình cảm, thái độ của ông? ? Khi nghe Binh Tư nói về LH, ông giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Nhưng khi thấy cái chết của LH, ông giáo lại nghĩ: không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồnEm hiểu những ý nghĩ đó của ông giáo ntn? B2, 3: HS Suy nghĩ trả lời, nhận xét. B4: GV Chốt kiến thức: Cái chết của lão Hạc khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời . Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bơi còn có những con người cao qúy như lão Hạc . Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa khác . Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống , phải chết bởi một cái chết vật vã và dữ dội đến như thế sao .Như vậy qua nhân vật chị Dậu , lão Hạc , ông giáo . Ta thấy họ đều là những người nghèo , cuộc sống luôn luôn bị bế tắc không có lối thoát . Hoạt động : Tổng kết.( 5 phút) Mức độ kiến thức cần đạt : Nắm chắc ND, NT của truyện. Tổ chức thực hiện : Bước 1: Chuyển giao NV ? Nhận xét về những dặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện? B2, 3 ; HS Trao đổi, suy nghĩ trả lời. B4 : GV Nhận xét, chốt KT I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả . -Tên thật là Trần Hữu Tri(1915 – 1951) - Quê:Hà Nam . - Là nhà văn hiện thực xuất sắc 2. Tác phẩm - Xuất xứ : Đăng trên báo năm 1943 - Nhân vật: + NV: Lão Hạc, Ông giáo, vợ ông giáo + NV chính: lão Hạc vì mọi việc đều xoay quanh Lão Hạc, làm bật chủ đề. - PTBĐ: Kể + tả, biểu cảm. - Bố cục : Chia 2phần như SGK: Những việc làm của LH trước khi chết. Cái chết của LH * Tóm tắt - Tình cảnh của lão Hạc : nhà nghèo , vợ đã chết , con trai phẫn trí vì không có tiền cưới vợ bỏ nhà đi . - Tình cảnh của lão Hạc với con chó Vàng , con chó như người bạn làm khuây , như kỉ vật của đứa con trai . II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Nhân vật lão Hạc a. Lão Hạc và con Vàng * Tình cảnh: - Lão Hạc nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó lão nuôi làm bạn => gọi thân mật - Bán cậu vàng vỡ : Sau khi ốm c/ sống của Lão Hạc quá khó khăn, lão nuôi thân không nổi =>Tình cảnh khốn cùng không lối thoát * Khi bán con vàng: - Cố làm ra vui vẻ , cười như mếu , mắt ầng ậng nước , mặt đột nhiên co rúm lại ,vết nhăn xô lại, ép cho nước mắt chảy ra , miệng mếu máo , hu hu khóc ... -> Tác giả chủ yếu tập trung ngoại hình để biểu lộ nội tâm nhân vật: vết nhăn, nước mắt, mếu máo, hu hu( thiểu não, xót xa, đau khổ). -> Tâm trạng đau đớn, xót xa, ân hận =>L.Hạc:Là người sống tỡnh nghĩa, thuỷ chung, rất trung trực =>ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. b. Lão Hạc và anh con trai : - Khi con không có tiền cưới vợ, lão thương con lắm. - Khi con trai ra đi”tôi chỉ biết khóc - Mỗi lần nhắc đến chuyện của con lão rân rấn nước mắt - Làm thuê để kiếm ăn, tất cả tiền bán vườn lão dành riêng cho con trai - Thà chết chứ không chịu bán đi một sào -> Là người cha có lòng thương con sâu sắc, sẵn sàng hi sinh để dành điều kiện tốt nhất cho con * Cái chết của Lão Hạc Nguyên nhân : - Lão Hạc tìm đến cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con và không muốn phiền luỵ đến hàng xóm, láng giềng-> Cỏi chết xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lũng tự trọng đáng kính =>số phận cơ cực,đángthương của người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước C/M tháng 8 - Lão vẫn có cơ hội sống nếu như lóo sử dụng vốn liếng mà lão còn (30đ bạc + mảnh vườn có thể bán dần). Nhưng lão không muốn ăn vào vốn liếng mà lão đã dành cho đứa con - Lão âm thầm, chuẩn bị cho cái chết của mình - Lão hay suy nghĩ, cẩm thận, chu đáo => lũng tự trọng cao, thà chết chứ không ăn cắp, ăn trộm, không phiền luỵ hàng xóm láng giềng * Cái chết của Lão Hạc: - Lão ăn bả chó để chết - LH vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, khắp người chốc chốc lại nảy lên một cái -> Từ tượng hình, tượng thanh tạo những hình ảh cụ thể, sinh động về cái chết của LH: Dữ dội, thê thảm, đau đớn. - Bi kịch của sự đói nghèo, của t/c cha con, của phẩm giá làm người => người đọc xót thương và có lòng tin vào những điều tốt đẹp trong phẩm chất người nông dân lao động. 2. Nhân vật ông giáo - người kể chuyện . - Là trí thức nghèo, sống ở nông thôn, chẳng có gì khá giả. - Trò chuyện, giúp đỡ, hứa sẽ giữ trọn mảnh vườn cho LH. => Đồng cảm, xót xa, yêu thương trước những bất hạnh và khó khăn của LH. - Ông giáo thấy đời buồn vì đói nghèo có thể đổi trắng thay đen => thất vọng. - Nghĩa khác của cuộc đời đáng buồn vì con người lương thiện phải chết vì không tìm ra miếng ăn hàng ngày. - Cuộc đời chưa hẳn buồn vì ông giáo đã thấy không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm của người lương thiện, ta có quyền hy vọng, tin tưởng ở con người => Trọng nhân cách, không mất lòng tin vào con người. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Kể, miêu tả xen biểu cảm, sử dụng chi tiết cụ thể,sinh động khắc hoạ nhân vật. Cách kể tự nhiên, hấp dẫn. 2.Nội dung: Qua n/v LHsố phận đau thương, cùng khổ và nhân cách cao quí của LH. Hoạt động 3- 4: Luyện tập -Vận dụng( 5’) *Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức của bài - HT: Hoạt động cá nhân. ? Em kể tên các tác phẩm của Nam Cao viết về cuộc đời đau thương của người nông dân VN trong xã hội cũ? + Chí Phèo + Lang Rận + Một bữa no + Một đám cưới... ? Qua đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'' và truyện ngắn “Lão Hạc” em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ? - Tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bế tắc, bị bần cùng hoá trong xã hội thực dân nửa phong kiến. - Họ có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tuỵ hi sinh vì người thân. ( ''Tức nước vỡ bờ'' sức mạnh của tình thương, của tiềm năng phản kháng. ''Lão Hạc'': ý thức về nhân cách, lòng tự trọng, yêu thương...) B2, 3 ; HS suy nghĩ viết bài, trình bày, nhận xét. B4 : GV Nhận xét, đánh giá Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1’) Về nhà * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học. ? Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc? ? Kể câu chuyện về tình yêu thương con người mà em biết? Gv liên hệ: Từ các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc, em có suy nghĩ gì vẻ đẹp và số phận của người nông dân trong xã hội phong kiến? Từ đó hãy liên hệ với hình ảnh người nông dân hiện nay? * Dặn dò : - Học bài. - Chuẩn bị: từ tượng hình, từ tượng thanh * Rút kinh nghiệm : Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Tiết 16 TỪ TƯỢNG HÌNH - TỪ TƯỢNG THANH Ngày soạn : Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh. - Công dụng của của từ tượng hình, từ tượng thanh. 2. Kỹ năng: - Nhận biết của từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả. - Lựa chọn, sử dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 4. Các năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học và sáng tạo. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác. - Năng lực giao tiếp.. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, bài thơ, bài văn hay có sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình, phiếu học tập 2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1: KĐ( 3’) Mục tiêu : Ôn tập kiến thức bài trước.Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới. * Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân Bước 1: Chuyển giao NV ? Cho các từ sau: ầm ầm, xào xạc. Lom khom, lênh khênh, mũm mĩn Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy chỉ ra đâu là từ tượng thanh, đâu là từ tượng hình? B2, 3 ; HS suy nghĩ , trình bày, nhận xét. B4 : GV Nhận xét, giới thiệu bài : Tiếng Việt của ta vô cùng giàu đẹp. Sự giàu đẹp ấy thể hiện qua những từ ngữ , nhất là từ ngữ biểu cảm như là tượng hình , từ tượng thanh. Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về hai loại từ này. HĐ2: Hình thành kiến thức: (35’) Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm, công dụng(15 phút). Mức độ kiến thức cần đạt :Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. Tổ chức thực hiện: 1. Đặc điểm: a. Từ tượng hình: Bước 1: Chuyển giao NV GV: HS đọc đoạn trích trong bài “Lão Hạc” chú ý quan sát các từ in đậm. ? Trong các từ in đậm , từ ngữ nào gợi tả hình ảnh, dáng điệu , hoạt động, trạng thái của sự vật và nó gợi tả nên B2, 3 : HS Đọc, quan sát, trả lời, nhận xét B4 : GV Ghi liệt kê lên bảng. - Hình ảnh: móm mém. - Dáng điệu:vật vã, rũ rượi. - Hoạt động:long sòng sọc, xộc xệch... - Trạng thái: GV: Người ta gọi những từ đó là từ tượng hình. ?Vậy từ tượng hình là gì? (ghi nhớ) b. Từ tượng thanh: Bước 1: Chuyển giao NV ?Tìm tiếp những từ ngữ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người? B2, 3 : HS Đọc kĩ ví dụ, tìm phát biểu, nhận xét. B4 :GV Chuẩn kiến thức. ? Em hiểu thế nào là từ tượng thanh? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Chốt ý chính- Ghi nhớ. 2. Công dụng: Bước 1: Chuyển giao NV ? Các em hãy tìm những từ không phải là từ tượng hình , từ tượng thanh thay cho những từ ngữ in đậm ? ? Hãy so sánh hai đoạn văn chưa thay từ và đã thay từ, đoạn nào hay hơn , có sức biểu cảm hơn. ? Khi viết và nói nếu chúng ta dùng từ tượng hình và từ tượng thanh thì sẽ có tác dụng gì ? ? Từ tượng hình và từ tượng thanh được dùng trong các thể loại nào? Em hãy lấy ví dụ? ? Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh làm bài tập nhanh. ? Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn? *Bài tập nhanh + ĐV: Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng... B2, 3 : HS Đọc kĩ ví dụ, tìm phát biểu, nhận xét. B4 :GV Chuẩn kiến thức. ? Đọc ghi nhớ SGK. Nhắc lại những ý chính của bài? * Hoạt động 3:Luyện tập - Mục tiêu: HS xác định đúng từ tượng hình, từ tượng thanh, tác dụng của nó trong văn bản, tìm được từ tượng hình, từ tượng thanh theo yêu cầu, đặt câu có sử dụng, phân biệt được nghĩa của từ tượng hình, từ tượng thanh - Hình thức tổ chức: HĐ nhóm N1: Bài1 N2: Bài 2 N3: Bài 3 B2, 3: HS TLtrình bày, nhận xét B4: Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung.. I. Đặc điểm, công dụng: 1. Đặc điểm: a. Từ tượng hình: - Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi , xộc xệch, long sòng sọc... à gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động trạng thái. b. Từ tượng thanh: - Hu hu , ư ử, a. à Mô phỏng âm thanh. 2. Công dụng: - Từ tượng hình , tượng thanh có giá trị biểu cảm cao. * Ghi nhớ : Sgk trang 49 II. Luyện tập Bài tập 1: - Từ tượng hình: Rón rén , lẻo khoẻo, chỏng quèo. - Từ tượng thanh: Xoàn xoạt , bịch , bốp. Bài tập 2: Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi: Lò dò, dò dẫm, lừ đừ, liêu xiêu, loạng choạng. Bài tập 3 : Phân tích ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: - Ha hả : gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí. - Hì hì : Mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, biểu lộ sự thích thú bất ngờ. - Hô hố: Mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho nghười khác. - Hơ hớ: Mô phỏng tiếng cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn Hoạt động 4: Vận dụng. (5’) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh để mở rộng kiến
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_8_theo_cv3280_tuan_4_nam.doc