Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận được: Giáo án chi tiết

 - Bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến áp bức bóc lột và tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám qua tình cảnh của gian đình chị Dậu.

 - Bước đầu thấy được nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. Khắc hoạ tính cách n/v bằng 1 loạt các chi tiết, cử chỉ, lời nói, hành động, thể hiện chân thực diễn biến tâm lý nhân vật. Tương phản, đối lập.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn tự sự kết hợp văn miêu tả , biểu cảm. Bước đầu có nhận thức về số phận người dân Việt Nam trước CMT8.

3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi tiếp xúc một sự việc.

4. Các năng lực cần h¬ướng tới:

- Năng lực tự học và sáng tạo.

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực thẩm mĩ.

II. Chuẩn bị

* Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách tham khảo. Giáo án

* Học sinh:- Soạn bài

 - Tìm hiểu về Lịch sử Việt Nam, cuộc sống người nông dân giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

 

doc 18 trang linhnguyen 08/10/2022 3240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021
m ngoái .
+ Anh Dậu đang ốm đau rề rề vẫn có thể bị bắt trói , đánh đập , hành hạ bất cứ lúc nào.
-> Chị Dậu người đàn bà đảm đang, nghèo xác xơ này còn biết làm gì hơn ngoài sự lo lắng, hi vọng cơ may đến để làm sao bảo vệ được người chồng đang ốm nặng.
Hoạt động 3- 4: Luyện tập -Vận dụng( 5’)
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức của bài
- HT: Hoạt động cá nhân. 
? GV liên hệ: Em có biết vì sao GĐ chị Dậu nói riêng và người nông dân trước CMT8 lại lâm vào tình thế đó không?
 - B1: GV giao nhiệm vụ.
	- B2: HS thực hiện nhiệm vụ.
	- B3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá.
	- B4: GV chốt kiến thức.
 Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1’) Về nhà
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
? Thử vẽ tranh minh họa tình cảnh gia đình chị Dậu?
* Dặn dò :	
- Học bài, đọc phần còn lại
- Tiếp tục tìm hiểu cuộc đương đầu giữa nhân vật cai Lệ và Chị Dậu.
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 10. Văn bản Tức nước vỡ bờ (Tiếp theo)
 - Ngô Tất Tố-
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận được:
- Hiểu rõ bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến áp bức bóc lột 
- Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của người phụ nữ nông dân nghèo khổ. Qua đó thấy được t/c nhân đạo của NTT. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. Khắc hoạ tính cách n/v bằng 1 loạt các chi tiết, cử chỉ, lời nói, hành động, thể hiện chân thực diễn biến tâm lý nhân vật. Tương phản, đối lập.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn tự sự kết hợp văn miêu tả , biểu cảm. Bước đầu có nhận thức về số phận người dân Việt Nam trước CMT8.
3 Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi tiếp xúc một sự việc.
4. Các năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học và sáng tạo.
- Năng lực giải quyết vấn đề 
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giao tiếp..
- Năng lực thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách tham khảo. Giáo án
* Học sinh:- Soạn bài
 - Tìm hiểu về Lịch sử Việt Nam, cuộc sống người nông dân giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 3’)
Mục tiêu : Ôn tập kiến thức bài trước.Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân
? Tình cảnh của gia đình Chị Dậu khi bọn tay sai xông vào? 
? Em hiểu gì về tình cảnh chung của người nông dân trước CM T8 năm 1945?
B2, 3: HS suy nghĩ, trình bày
B4: GV nhận xét, GT bài:
 ở giờ trước các em đã được tìm hiểu những nét chung nhất về đoạn trích Tức nước vỡ bờ cũng như hoàn cảnh của gia đình Chị Dậu. Sự việc sẽ được tiếp diễn như thế nào? Chị Dậu sẽ đương đầu với tên Cai Lệ và người nhà lí trưởng ra sa? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp văn bản.
HĐ2: Hình thành kiến thức: (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
*Mục tiêu: 
- Tìm hiểu các nhân vật trong đoạn trích.
- Thấy được bản chất của chị Dậu là người phụ nữ có 1 phẩm chất phi thường. 
* Phương pháp: cá nhân, nhóm.
? Nhân vật Cai lệ.
Bước1: Chuyển giao NV.
? Bọn tay sai ở đây gồm có ai? Cai lệ là chức danh gì? Tên cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì?
? Tìm chi tiết miêu tả thái độ của bọn tay sai khi đến thúc sưu nhà anh Dậu? Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
? Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để thuật tả về thái độ của tên cai lệ đối với vợ chồng chị Dậu?
- C1: Suy nghĩ cá nhân
- C2,3: Thảo luận cặp bàn:
B2, 3: HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp bàn trình bày.
B4: GV nhận xét, chốt KT:
Cai lệ: viên cai chỉ huy một tốp lính, là chức quan thấp nhất trong quân đội thực dân phong kiến .ở làng Đông Xá , cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ , giúp quan tróc nã những người nghèo chưa nộp đủ tiền sưu thuế . Có thể nói đánh trói người là nghề của hắn , được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo và sự say mê.
GV: Nhận xét: Những chi tiết miêu tả thái độ của bọn tay sai khi đến thúc sưu nhà anh Dậu mang tính hiện thực nó phản ánh hành động thật của tên cai lệ.
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trên của tác giả?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét: cách sử dụng từ ngữ rất chắt lọc( từ láy, động từ), nhấn mạnh vào bản chất của bọn cai lệ.
? Qua các chi tiết thuật tả đó, em hiểu gì về tính cách của hắn?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức, ghi bảng.
? Vì sao hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy? Qua đó, em hiểu như thế nàovề chế độ XH thực dân phong kiến đương thời?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức.
- Trong bộ máy XH đương thời , cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái . Hắn hung dữ , sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay , cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho '' nhà nước '' nhân danh 
'' phép nước '' để hành động .
 Có thể nói , tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất , rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời .
- GV chuyển ý: chúng ta đi phân tích diễn biến tâm lí, hành động của chị Dậu.
- GV nhắc lại tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai đến.
? Nhân vật chị Dậu.
Bước1: Chuyển giao NV học tập.
GV nêu câu hỏi h/s thảo luận theo nhóm:
? Chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào ? Quá trình ấy diễn ra ntn ? Phân tích sự biến chuyển thái độ chị Dậu từ cách xưng hô đến nét mặt , cử chỉ , hành động ?
Bước 2, 3: HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm, trình bày.
GV: Gọi từng nhóm lên trả lời
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt KT:
Ngoài ra giáo viên phân tích hỏi thêm:
? Trước thái độ hách dịch của cai lệ và sự mỉa mai của người nhà lí trưởng. Chị Dậu đã cư xử ntn?
? Có phải vì yếu đuối, nhút nhát mà chị Dậu có những cử chỉ và lời nói van xin, nhún nhường đó không?
 Khi 2 tên tay sai – nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị là sự sống còn của chồng. Lúc này, vận mệnh anh Dậu đặt trong tay chị, chị phải một mình đứng ra đối phó, bảo vệ chồng.
 Ban đầu, chị đã “cố thiết tha” van xin bọn chúng vì chúng là những tên “roi song, tay thước và dây thừng”, bọn chúng là “người nhà nước” mà anh Dậu lại là “kẻ có tội” vì thiếu thuế. Chị cố thiết tha, trình bày, van xin chúng. Ngay cả lúc chúng xông đến chỗ anh Dậu để trói, chị đã xám mặt lại nhưng vẫn đỡ lấy tay hắn van xin.
.
? Khi nào thì chị liều mạng cự lại?
? Ban đầu, chị cự lại bằng cách nào?
? Cách xưng hô của chị có gì khác trước? 
? Sự thay đổi xưng hô ấy có ý nghĩa gì? 
Thế là “Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”, “nước” muốn ở yên mà bão tố cứ quật xuống.Người đàn bà giàu tình thương yêu chồng con và ngùn ngụt lòng căm giận đã vùng lên phản kháng. Nhân vật thay đổi tính cách, ngôn ngữ văn chương cũng thay đổi theo
? Khi tên cai lệ vẫn không trả lời mà còn tát vào mặt chị rồi nhảy vào anh Dậu thì chị có hành động gì?
? Cách xưng hô “bà-mày” trong câu nói trên có tác dụng gì?
Tới đây, tác giả chuyển từ văn kể sang văn miêu tả thật sống động. Cuộc tỉ thí chia làm 2 hiệp. Hiệp 1: chị Dậu túm cổ tên Cai lệ, ấn dúi ra cửa khiến hắn ngã chỏng quèo. Hiệp 2 chị nắm được gậy của tên người nhà lí trưởng, du đẩy nhau rồi áp vào vật nhau. Rồi chị túm tóc, lẳng hắn ngã nhào ra thềm. Rõ ràng trong cả hai hiệp, người đàn bà nhà quê đều chủ động, bình tĩnh, nhanh nhẹn, gan góc và dũng cảm. Chị đã chiến thắng giòn giã. Hành động của chị kết hợp với cách xưng hô... làm nổi bật sức mạnh của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của 2 tên tay sai sau khi chị ra đòn.
? Theo em, sự cự lại của chị Dậu: Ban đầu thiết tha, sau đó là thái đội phẫn nộ, quyết liệt của chị. Sự thay đổi thái độ hoàn toàn như vậy có được miêu tả hợp lí không?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét: Cách phân tích hợp quy luật thể hiện thái độ căm tức của chị Dậu chị không thể chịu đựng được nữa.
? Đến đây, tác giả chuyển từ văn kể sang văn miêu tả thật sống động, hào hứng. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng chị Dậu ra tay đấu lực với chúng?
HS: Tìm trong đoạn để trả lời.
GV: Ghi bảng.
? Em có nhận xét gì về tình thế lúc ấy?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Tình thế lúc này nghiêng về phía chị Dâụ. Tất cả hành động của chị đều thể hiện nỗi căm tức đối với tên Cai lệ.
? Do đâu chị Dậu có sức mạnh lạ lùng ấy?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Giảng: xuất phát từ lòng yêu thương chồng hết mực
? Em nghĩ ntn về lời anh Dậu khuyên can vợ và câu trả lời của chị? Em đồng tình với ai? Vì sao?
HS: Tự bộc lộ.
Gv; Hướng theo cảm nhận của HS.
? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về bản chất và tinh thần của chị Dậu? 
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
GV bình: Vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tên hũng hãn, vũ khí đầy mình thành những kẻ tảm bại xấu xí , tơi tả. Sự thất bại của chúng thật hài hước. Tiến sĩ Vũ Ngọc Phan có nhận xét : ''Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn ''.
? Vì sao chị Dậu lại có đủ dũng khí để quật ngã hai tên đàn ông độc ác, tàn nhẫn ấy ? Việc hai tên tay sai thảm hại trước chị Dậu còn có ýý nghĩa và chứng tỏ điều gì ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét.
? Qua phân tích đoạn trích ta thấy chị Dậu là người ntn?
HS: Phát biểu.
GV: Chuẩn kiến thức.
? Sau khi tìm hiểu đoạn trích em hiểu gì về nhan đề '' Tức nước vỡ bờ '' . Theo em cách đặt tên như vậy có thoả đáng không ? Vì sao ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV Giảng: Đoạn trích đã diễn tả tâm trạng chị Dậu từ chỗ cam chịu, van xin tên cai lệ cho đến khi vùng dậy quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Ngòi bút hiện thực NTT đã cho ta thấy quy luật: có áp bức, có đấu tranh , tức nước thì vỡ bờ . Trong tác phẩm mặc dù NTT chưa chỉ ra được con đường đấu tranh CM là tất yếu của quần chúng bị áp bức những bằng cảm quan hiện thực nhà văn đã cảm nhận được xu thế '' tức nước vỡ bờ '' và sức mạnh và sức mạnh của nó .
Tác phẩm “Tắt đèn” có nhiều chỗ quánh đen, vón cục lại bởi sự ảm đạm của đời sống người nông dân khi bị áp bức, bóc lột đến cực điểm. Đoạn cuối chương 18 “Tức nước vỡ bờ” hửng lên 1 ánh sáng bất ngờ - ánh sáng của sự phản kháng. Văn bản đã minh chứng cho 1 quy luật tất yếu: Có áp bức ắt có đấu tranh.
 Ra đời trong XH thực dân nửa phong kiến, tiểu thuyết “Tắt đèn”có tác dụng giáo dục, thức tỉnh bạn đọc mạnh mẽ. Vì thế nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Mặc dù lúc đó NTT chưa được giác ngộ cách mạng, song ông đã phát hiện những tiềm năng cách mạng trong quần chúng nông dân, phát động họ chống quan Tây,vua ta. Ngòi bút của ông sắc mạnh như gươm giáo. Và ông xứng đáng được xem là người bạn đồng minh tích cực của cách mạng.
Hoạt động 2. 3: Tổng kết.
*Mục tiêu : Nắm được những nét chính về ND và NT.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân.
Bước1: Chuyển giao NV học tập.
? Từ việc tìm hiểu, phân tích đoạn trích trên, em hãy cho biết văn bản này thuộc thể loại nào? 
? Em hãy nhận xét về cách xây dựng nhân vật của tác giả? Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả ntn?
? Qua đó, chúng ta thấy thái độ của nhà văn đối với các nhân vật được thể hiện ntn? Hãy đánh giá thái độ đó.
?Qua ngòi bút hiện thực sinh động, NTT đã thể hiện được nội dung gì qua đoạn trích?
Bước 2, 3: HS suy nghĩ, trỡnh bày.
Bước 4: GV nhận xột, chốt KT:
GV: Thể loại truyện ngắn.
GV: Thái độ của nhà văn nghiêng về người lao động phê phán bọn quan lại.
GV: Bộ mặt XHPK được phơi bày.
? Hs đọc phần ghi nhớ.
II. Tìm hiểu chi tiết:
2. Nhân vật Cai lệ.
- Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
- Cai lệ thét nộp sưu.
- Không để cho chị nói hết câu, trợn ngược hai mắt quát.
- Hằm hègiật phắt dây thừng chạy sầm sập lại chỗ anh Dậu.
- Bịch luôn vào ngực chị Dậusấn đến để trói anh Dậu.
- Tát vào mặt chị, cứ nhảy vào anh Dậu.
à Bản chất cai lệ được bộc lộ : đó là kẻ tàn bạo , không chút tình người . Hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không bận tâm đến việc hôm qua bộ mặt hung dữ, tàn ác, bất nhân cuả chế độ xã hội thực dân phong kiến.
3. Nhân vật chị Dậu
* Ban đầu:Trước thái độ hống hách , đe dọa , sỉ nhục chị Dậu cố '' van xin tha thiết '' . Bọn tay sai hung hãn đang nhân danh'' phép nước'' ''người nhà nước'' để ra tay , còn chồng chị chỉ là kẻ cùng đinh đang có tội nên chị phải van xin .
Bởi vì chị luôn biết rõ thân phận mình là hạng thấp cổ bé họng, cùng với bản tính mộc mạc, quen nhẫn nhục khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi chút từ tâm, lòng thương người của ông cai .
*Sau đó: Khi tên cai lệ đáp lại bằng quả bịch vào ngực thì: chị cự lại bằng:
-Lí lẽ ''chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ''
 -> Chị không viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người . 
- Thay đổi cách xưng hô tôi - ông như một người ngang hàng .
- Đến khi tên cai lệ không thèm trả lời , còn tát vào mặt chị một cái đánh '' bốp'' rồi nhảy vào cạnh anh Dậu, chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt .
- Cái nghiến răng và câu nói buột ra từ miệng người đàn bà vốn rất hiền dịu ấy cho thấy cơn giận đã lên đến đỉnh cao , không nghĩ gì đến thân phận , đến hoàn cảnh , chị Dậu đã quát lại ông cai bằng lời lẽ nanh nọc , đanh đá và thách thức báo hiệu hành động bạo lực tất yếu phải xảy ra: ''Mày trói ..........''.
 + Với tên cai lệ '' lẻo khoẻo '' vì nghiện ngập, chị chỉ cần một động tác '' túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa '' làm y không kịp trở tay ngã '' chỏng quèo '' trên mặt đất .
 + Đến tên người nhà lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dẳng hơn một chút , nhưng cũng không lâu hắn bị chị '' túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm'' .
-> Hành động chống trả dữ dội, quyết liệt của chị Dậu xuất phát từ lòng yêu thương chồng hết mực. Chị không cam lòng khi nhìn thấy chồng đau ốm lệt bệt mà bị hành hạ, cho nên chị đã quên mình để bảo vệ chồng của mình khỏi sự tra tấn của bọn tay sai.
-> Chiến thắng của chị Dậu cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân, người phụ nữ VN. Chiến thắng của chị là tất yếu, phù hợp với quy luật có áp bức có đấu tranh .
=> Chị Dậu là người phụ nữ hiền dịu, yêu thương chồng con, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hề yếu đuối , mà trái lại có sức sống mạnh mẽ, khi bị đẩy tới đường cùng chị vùng lên chống trả quyết liệt.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: 
- Khắc hoạ nhân vật sinh động qua ngoại hình, hình dáng, tính cách..
- Ngôn ngữ đặc sắc.Đó là lời ăn ,tiếng nói bình dị của đời sống hàng ngày.
2. Nội dung: 
- Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, đồng thời cho thấy sức mạnh tiềm tàng của họ.
- Vạch trần bộ mặt tàn ác ,bất nhân của xã hội phong kiến đương thời.
* Ghi nhớ/ SGK
HĐ 3: Luyện tập. (6’)
* Mục tiêu: HS củng cố kiến thức vừa tìm hiểu ở trên .
* Hình thức: HĐ cá nhân
Bước1: Chuyển giao NV học tập.
? Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng tác phẩm ''Tắt đèn '' NTT đã '' xui người nông dân nổi loạn'' . Em hiểu thế nào về nhận xét đó . Qua đoạn trích , em hãy làm sáng tỏ ýý kiến trên ?
Bước 2, 3: HS suy nghĩ, trình bày.
Bước 4: GV nhận xét, chốt KT:
 Nhận định này hoàn toàn đúng vì trong tác phẩm NTT tuy chưa chỉ ra cho người nông dân cách đấu tranh CM nhưng ông đã làm toát lên cái chân lí hiện thực của cuộc sống : tức nước ắt vỡ bờ , ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và con đường tự giải phóng cứu lấy mình là một con đường tất yếu của người nông dân dưới chế độ cũ . Hành động liều mạng vùng lêncủa chị Dậu đã khơi dậy cho những người nông dânđang sống trong cảnh lầm than , cực khổ trước CM ýý thức sâu sắc hơn về nhân phẩm , giá trị của mình.
Hoạt động 4- 5: Vận dụng, mở rộng ( Về nhà). (1’)
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
 * HĐ cá nhân 
B1: Chuyển giao NV
GV liên hệ:
? Qua bài này chúng ta nhận thức thêm được những điều gì về XH , về nông dân VN trước cách mạng T8 , về người nông dân , đặc biệt là người phụ nữ nông thôn VN từ h/ả chị Dậu.
? Từ đó hãy liên hệ với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay?
- Các bước còn lại HS tự làm ở nhà.
* Dặn dò :	
- Học bài và làm bài tập trong SGK
* Soạn bài : ''Xây dựng đoạn văn”
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK .
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 11 : XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Ngày soạn : 
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Giúp HS.
	- Biết được cách nhận biết đoạn văn, xây dựng các đoạn văn.
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Vận dụng: Viết được các đoạn văn mạch lạc làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết một đoạn văn, xây dựng các đoạn văn trong văn bản.
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi viết đoạn văn.
 4. Các năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học và sáng tạo.
- Năng lực giải quyết vấn đề 
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giao tiếp..
- Năng lực thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị
* GV: Soạn giáo án, đọc sách tham khảo.
* HS: Soạn bài ở nhà, đọc một số đoạn văn tiêu biểu.
ỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Ngày soạn : 
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Giúp HS.
	- Biết được cách nhận biết đoạn văn, xây dựng các đoạn văn.
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Vận dụng: Viết được các đoạn văn mạch lạc làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết một đoạn văn, xây dựng các đoạn văn trong văn bản.
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi viết đoạn văn.
 4. Các năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học và sáng tạo.
- Năng lực giải quyết vấn đề 
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giao tiếp..
- Năng lực thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị
* GV: Soạn giáo án, đọc sách tham khảo.
* HS: Soạn bài ở nhà, đọc một số đoạn văn tiêu biểu.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 3’)
Mục tiêu : Ôn tập kiến thức bài trước. Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân
Bước1: Chuyển giao NV.
? Thế nào là bố cục văn bản? Nhiệm vụ từng phần?
? Giải bài tập 3 sgk trang 27 - G/v nhận xét, cho điểm.
Bước 2, 3. Học sinh thảo luận, trình bày.
Bước 4: GV chốt, dẫn dắt vào bài mới.
 GV: Để có được bài văn hoàn chỉnh người ta phải lựa chọn, sắp xếp từ câu văn-> đoạn văn rồi mới thành bài văn. Vậy thế nào là đoạn văn? làm thế nào để có được đoạn văn hay, đảm bảo yêu cầu-> tìm hiểu tiết học.
HĐ 2: Hình thành kiến thức: ( 35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đoạn văn là gỡ?(10‘) 
* Mục tiờu: Hiểu được thế nào là đoạn văn.
- HĐ cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV: cho HS đọc đoạn văn về “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn” và 2 câu hỏi 1, 2.
Bước 2, 3: HS suy nghĩ, thảo luận theo nội dung cõu hỏi 1,2/ sgk và trỡnh bày khi cú lệnh.
Bước 4: GV nhận xột, chốt KT, ghi bảng.
GV hỏi thờm: 
? Như vậy thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
HS: Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng.
GV: kết luận : Như vậy người ta có thể dựa vào đặc điểm hình thức và nội dung để xác định đoạn văn.
GV: Em hiểu thế nào là đoạn văn? Dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?
HS: làm việc độc lập, phát biểu.
 GV bổ sung và cho HS ghi ý chính vào vở.
Hoạt động 2.2 : Cách xây dựng từ ngữ và câu 
* Mục tiờu : Biết cách xây dựng đoạn văn trước hết bằng cách dùng từ và câu.
* Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận theo cặp bàn.
HĐ 2.2.1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV cho HS đọc lại đoạn văn thứ 3 và lần lượt nêu yêu cầu của câu hỏi a, b, c , d (SGK)
Bước 2, 3: HS: Đọc lại yêu cầu câu hỏi
HS suy nghĩ, thảo luận theo nội dung cõu hỏi 1,2/ sgk và trỡnh bày khi cú lệnh.
Bước 4: GV nhận xột, chốt KT, ghi bảng.
GV: cho HS rút ra nhận xét về câu khái quát và chính là khái niệm về câu chủ đề. 
GV: cho HS ghi vào vở.
HĐ 2.2.2. Cách trình bày nội dung đoạn văn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV: Gọi 1 HS đọc yêu cầu mục 3 về cách trình bày nội dung đoạn văn (qua chú thích về Ngô Tất Tố). 
GV: nêu câu hỏi để HS tìm hiểu, so sánh đoạn 1 và đoạn 3.
Bước 2, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_8_theo_cv3280_tuan_3_nam.doc