Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh cảm nhận được một số đoạn văn hay.

- Hệ thống lại văn thơ yêu nước- cách mạng đầu thế kỉ XX ở: các tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật.

- Rèn kĩ năng học thuộc lòng các bài thơ, trả lời các câu hỏi về nội dung và nghệ thuật của các văn bản đó.

2. Kỹ năng : Rèn đọc diễn cảm,Phân tích các hình ảnh so sánh nhân hoá đặc sắc

3.Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm yêu quê hương tha thiết, biết yêu cuộc sống, con người.

4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác và tư duy sáng tạo

- Năng lực giao tiếp : nghe , nói, đọc ,viết.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực học nhóm.

- Năng lực sử dụng CNTT : khai thác dữ liệu

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo.

- Học sinh : Soạn bài.

 

doc 13 trang linhnguyen 6580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021
 ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn chủa nhà 
văn Thanh Tịnh.
 * Bài học rút ra: khi phân tích giá trị biện pháp tu từ so sánh cần chú ý:
 + Phải phân tích kĩ hình ảnh được đem ra so sánh(B)( Hình ảnh này biểu trưng cho điều gì? Gợi cho ta suy
 nghĩ liên tưởng tới điều gì? Giúp ta hiểu gì về hình ảnh sánh (A).
 + Phải nhận xét, chỉ ra được cái hay của cách nói này(NT).
 + Phải đánh giá, nhận xét được thái độ, tình cảm, tâm hồn của tác giả. 
Câu 2: Trong chương IV trong lòng mẹ nhà văn Nguyên Hồng có viết: "Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ ...êm dịu vô cùng". Hãy trình bày cảm nhận về đoạn văn trên?
Gợi ý: 
- Đoạn trích....là niềm hạnh phúc vô bờ khi gặp lại mẹ. Thể hiện niềm hạnh phúc ấy Nguyên Hồng thổ lộ: Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ.....vô cùng”
-> Từ “ phải” nhà văn Nguyên Hồng đã đưa người đọc trở về những kỉ niệm tuổi thơ và chỉ có trở về những giây phút ấy ta mới cảm nhận được hết tâm trạng của con trẻ khi được trong lòng mẹ. 
-> Người mẹ có một êm dịu vô cùng: Nhà văn Nguyên Hồng vô cùng tinh tế khi khái quát tâm trạng ấy bằng một cụm từ: êm dịu vô cùng.Không gì diễn tả nổi người con sung sướng như thế nào? Hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi. Mẹ cầm nón vẫy..con oà khóc...mẹ sụt sùi...Con sung sướng ngắm nhìn khuôn mặt mẹ, tự hào về mẹ: Bé Hồng được sống trong những giây phút hạnh phúc nhất . Em được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình. Em sung sướng đầu ngả vào cánh tay mẹ bao cảm giác ấm áp đã mất đi nay lại mơn man khắp da thịt.. Bé Hồng vô cùng hãnh diện về mẹ. Phút giây gặp lại mẹ là những phút rạo rực và em khẳng định ngợi ca: Phải bé lại.... Hơn thế nữa đã rất lâu Hồng sống trong tâm trạng khát khao gặp mẹ nay gặp lại mẹ tâm trạng ấy như ùa về không gì ngăn cản nổi.
=> Qua đó thấy được ngòi bút đậm chất trữ tình của nhà văn,cách phân tích tâm lí nhân vật rất sâu sắc. 
Câu 3: Đọc diễn cảm đoạn văn sau: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc"( Trích Lão Hạc- Nam Cao)
	Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên?
Gợi ý: 
Đoạn văn thể hiện tâm trạng đau khổ của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.
Tác giả sử dụng một loạt câu ngắn, phép liệt kê, từ tượng thanh, từ tượng hình thể hiện tâm trạng đau khổ đến tột cùng; nỗi đau khổ ấy là nỗi đau về tâm hồn: lão Hạc cảm thấy xót xa, dằn vặt vì mình chót lừa một con chó.
Qua đó thấy được ngòi bút của nhà văn Nam Cao sâu sắc trong cách phân tích tâm lí nhân vật, phải gần gũi người nông dân ông mới phát hiện những nét đẹp trong tâm hồn của họ. 
II. Văn học nước ngoài
Câu 4: Cuối văn bản: "Cô bé bán diêm" - An-đec-xen có hình ảnh: "Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa". Hình ảnh ấy đã để lại trong em những suy nghĩ gì?
Gợi ý: 
Đoạn văn viết về cái chết thương tâm của cô bé.
Trong đoạn văn tác giả dùng cả ngòi bút thực và mộng:
+ Thực: Hoàn cảnh buổi sáng lạnh lẽo, em bé chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
+ Mộng: em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. 
-> Qua đó thấy được ngòi bút của nhà văn giàu giá trị nhân văn và nhân đạo. 
Câu 5 : Chiếc là thường xuân mà cụ Bơ - Men vẽ trên tường trong văn bản: " Chiếc lá cuối cùng" có phải là một kiệt tác không? Vì sao?
Gợi ý:
Chiếc là thường xuân mà cụ bơ- men vẽ trên tường thực sự là một kiệt tác có giá trị:
Nó giống như thật......( trích chi tiết) 
ý nghĩa của chiếc lá: Cứu sống Giôn - xi 
 Nói qua hoàn cảnh ra đời của chiếc lá có một không hai: đã 40năm cụ Bơ- men khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chỉ đến khi chiếc lá trực tiếp liên quan đến sinh mệnh của cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi cụ đã làm tất cả để hoàn thành dự định: cụ đã bí mật bắc thang trèo lên vừa soi đèn vừa vẽ ngay trên tường . Tất cả hoàn thành trong một đêm khủng khiếp vì giá rét. Chiếc lá đựoc vẽ trong lúc tâm hồn của người nghệ sí được thăng hoa, mọi nhiệt huyết như dồn hết vào năm đầu bút.Chiếc lá không chỉ vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng tình yêu thương lớn lao và sự hi sinh cao đẹp. Bức vẽ đáng quý còn ở chỗ nó đã làm một việc không ai làm nổi: cứu được một con người tưởng chừng như đã đi vào chỗ chết, nâng đỡ linh hồn Giôn-xi, giúp cô vượt qua tâm lí buông xuôi, chờ chết và tích cực bám lấy cuộc sống. 
=>Người hoạ sĩ già ra đi nhưng kiệt tác đó luôn để lại cái tâm và lời nhắn nhủ của người hoạ sĩ cho mọi thế hệ: Hãy biết hi sinh quên mình và sự sống và hạnh phúc của mọi người. 
III. Thơ văn yêu nước Cách mạng đầu TK XX
Câu 6: Hệ thống các văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, Hai chữ nước nhà về tác giả, tác phẩm, năm sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung và nghệ thuật? (GV yêu cầu HS làm vào vở- Gọi 4 HS lên bảng trình bày)
Tên văn bản- Tác giả
Thể loại
PTBĐ
Nội dung
Nghệ thuật
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- Ngục trung thư- 1914- Phan Bội Châu
Thơ thất ngôn bát cú
Biểu cảm
- Bài thơ đã thể hiện phong thái ung dung đường hoàng, khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục khốc liệt, ôm chí lớn và lòng tin mãnh liệt. Đó là con người anh hùng, mang khí phách hiên ngang, tư thế lẫm liệt, hào hùng.
- Cảm hứng mãnh liệt, hào hùng, giọng điệu sang sảng mang tính chất sử thi.
- Các nghệ thuật phóng đại khoa trương.
Đập đá ở Côn Lôn- 1908- Phan Châu Trinh.
Thất ngôn bát cú
Biểu cảm
- Khắc hoạ hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí.
- Khí phách hiên ngang lẫm liệt, thể hiện ở tư thế hiên ngang, ý chí sắt đá, thái độ quyết tâm với con đường đấu tranh gian khổ của mình.
- Cảm hứng lãng mạn, giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng góp phần thể hiện khí phách của người anh hùng không bị khuất phục trước khó khăn.
- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ...
Muốn làm thằng Cuội- Khối tình con I- 1917.
Thất ngôn bát cú 
Biểu cảm
- Đó là một hồn thơ thanh cao, sầu mộng và ngông. Tâm hồn ấy bất hoà sâu sắc với hiện thực tầm thường xấu xa, chán ghét thực tại, muốn thoát li khỏi hiện thực đó bằng mộng tưởng len cung trăng để bầu bạn với chị Hằng =>khát vọng tự do.
- Nguồn cảm xúc mãnh liệt dồi dào, vừa phóng túng bay bổng lại vừa sâu lắng thiết tha, được biểu hiện một cách tự nhiên, thoải mái, nhuần nhị như giọng tâm tình thân mật với người bạn tri âm tri kỉ.
- Lời lẽ giản dị trong sáng, không gọt đẽo cầu kì mà vẫn mượt mà, ý nhị, giàu sức biểu cảm lại rất đa dạng trong lối biểu hiện.
- Sức tưởng tượng phong phú, táo bạo.
Hai chữ nước nhà- Bút quan hoài I- 1924- Trần Tuấn Khải.
Song thất lục bát
Biểu cảm xen tự sự và miêu tả
- Trần Tuấn Khải đã mượn một câu chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc yêu nước, nỗi đau mất nước và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
- Khai thác đề tài lịch sử, giọng điệu thơ lâm li thống thiết, thể thơ thích hợp với bày tỏ tâm trạng.
Câu 7: Phân tích hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn để thấy được khí phách hiên ngang bất khuất của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX?
Gợi ý:
Cả hai bài thơ đều làm toát lên khí phách hiên ngang bất khuất của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX:
- Tư thế hiên ngang, lẫm liệt; phong thái ung dung tự tại, coi thường hiểm nguy của người tù; coi nhà tù chỉ là nơi dừng chân tạm thời trên con đường hoạt động cách mạng:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
hoặc dù bị bắt và bị bắt làm công việc khổ sai nặng nhọc nhưng vẫn khẳng định chí làm trai:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non
- Cuộc đời tuy có sóng gió, bất trắc; công việc lao động khổ sai trước mắt tuy có nặng nhọc nhưng vẫn không làm người tù nản chí mà ngược lai càng trong khó khăn, nguy hiểm họ càng khẳng định được hoài bão lớn lao, càng tôi luyện ý chí của người cách mạng:
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
hoặc:
Xách búa đánh tan năm bẩy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
- Không những thế họ còn thể hiện ý chí, niềm tin sắt đá, khẳng định thái độ quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
hoặc:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con.
- Như vậy, dù trong hoàn cảnh sa cơ lỡ bước, rơi vào vòng tù ngục nhưng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh vẫn thể hiện rõ bản lĩnh, khí phách của mình. Hai bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp và tư thế của những nhà chí sĩ cách mạng ấy.
Câu 8: Tình yêu nước qua hai bài thơ: “VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC” và “ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN”
Trong thời kì đất nước đang chìm trong chiến tranh, dân tộc bị đô hộ thì đề tài về lòng yêu nước trở nên phổ biến trong văn chương và trở thành một cảm hứng truyền cho nhân dân và các chiến sĩ yêu nước một sức mạnh để chiến đấu. Tinh thần yêu nước ấy thể hiện trong hai tác phẩm Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác và Đập Đá Ở Côn Lôn của hai chiến sĩ cách mạng là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
Hai bài thơ tuy được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau nhưng xét về sự tương đồng, cả Phan Chu Chinh và Phan Bội Châu đang bị giam cầm và tù đày bởi bọn thực dân Pháp xấu xa. Khi sáng tác Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác, Phan Bội Châu đang bị giam tại nhà ngục Quảng Đông của Trung Quốc, còn Phan Chu Trinh đang bị đày ra ngoài đảo Côn Lôn. Trong hoàn cảnh bị tù đầy ấy, hai chiến sĩ vẫn thể hiện ý chí và tinh thần yêu nước, và sức mạnh tinh thần đã giúp hai nhà thơ chống lạnh những cường quyền, áp bức bất công của ách đô hộ qua hai bài thơ trên. Trước hết cả hai người đều là những bậc anh hùng có khí phách hiên ngang vô cùng:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”.
(Vào nhà ngục QĐ cảm tác)
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non”
(Đập đá ở Côn Lôn)
Đều với ngôn ngữ của bậc anh tài, hai nhà thơ coi cảnh tù đầy như một điều rất bình thường trên con đường lí tưởng cách mạng của họ. Phan Bội Châu cho rằng nhà tù là nơi dừng chân khi mỏi gối còn Phan Chu Chinh cho nơi đầy ải khổ sai là một nơi để khẳng định ý chí và sự quyết tâm của mình. Hơn thế nữa đối với Phan Chu Trinh, nhà tù thành nơi rè luyện ý chí và thân thể của mình:
"Xách búa đánh tan năm bẩy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn"
Công việc nặng nhọc ấy bỗng hóa thành việc nhẹ nhàng, là công việc dễ dàng đối với đấng nam nhi khi đứng giữa núi non. Còn với Phan Bội Châu đó là ý chí rời núi lấp bể dù có xảy chân ngã quỵ cũng không vì thế mà dừng bước và thui chột ý chí và niềm tin mãnh liệt trên con đường đi tìm tự do cho dân tộc:
"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù"
Những câu thơ ấy đã thể hiện tinh thần bất diệt của những chiến sĩ yêu nước. Hơn hết họ mang trong mình tình yêu nước mãnh liệt:
"Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu"
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)
Hay:
"Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chỉ kể việc con con"
(Đập đá ở Côn Lôn)
Đối với họ tinh thần yêu nước đã là địa hạt của tâm hồn, chẳng gì có thể lay chuyển được nó. Tình yêu nước cho họ sức mạnh chiến đấu, dù cho thân thể có bị tổn hại, tính mạng có bị đe dọa nhưng không có hề hấn gì đến những lí tưởng và hoài bão họ đang ấp ủ vì sự tư do của dân tộc. Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh đều là những người anh hùng có tầm vóc và tinh thần hết sức cao cả khiến cho cả dân tộc phải ngưỡng mộ họ
Hai bài thơ với giọng điệu hào hùng bi tráng đã góp phần thể hiện ý chí và tinh thân yêu nước cao cả của những người chiến sĩ yêu nước, hy sinh vì sự độc lập của dân tộc. Tinh thần yêu nước của họ cần được trân trọng và phát huy bởi những thế hệ tương lai của đất nước
IV. ÔN TẬP LÀM VĂN THUYẾT MINH
Định nghĩa
- Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực ĐS nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, t/c, 
nguyên nhân, ý nghĩa ... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, XH bằng phương thức 
trình bày, GT.
Y/c
- Tri thức phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy. Bố cục đầy đủ,phân rõ các đoạn
MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh
TB: - Nguồn gốc, lịch sử 
 - Cấu tạo
 - Cụng dụng (giá trị)
 - Cách sử dụng, bảo quản(hoặc chăm sóc)
KL: Khẳng định giá trị của đối tượng TM trong đời sống hiện nay, liên hệ
Đề số 1: Thuyết minh đồ dùng gia đình: ti vi, tủ lạnh, máy giặt, bàn là điện, xe đạp, chiếc quạt..
Đề số 2: Thuyết minh đồ dùng học tập (bút bi, but máy...)
Đề số 3: Thuyết minh trang phục (nón lá, áo dài, kính mắt)
Đề số 4: Thuyết minh con vật (con trâu)
Đề số 5: Thuyết minh về loài cõy (cây lúa, cây tre)
Đề số 6: Thuyết minh về loài hoa (hoa đào)
- Khi viết cần nắm được dàn ý chi tiết để viết đúng trình tự, viết phân rõ đoạn văn
- Trình bày sạch đẹp, viết đủ ý đảm bảo độ dài, không dùng bút tẩy
V. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
1. DẤU NGOẶC ĐƠN, DẤU HAI CHÂM
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
- Dấu hai chấm dùng để:
+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
2.DẤU NGOẶC KÉP dùng để:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hau có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
LƯU Ý: Khi xác định đúng dấu câu trong đoạn văn
 Bám sát nội dung câu và đoạn văn để nêu công dụng của dấu câu
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát biểu ý tưởng sáng tạo.( 2 phút)
? Ôn tập văn thuyết minh
? Tự làm một đề và đáp án kiểm tra học kì I
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 67: HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày soạn : 12/12/2019 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu cần đạt
Tiết 68: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
Ngày soạn : 12/12/2019 -Tản Đà -
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức
 - Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thơ lãng mạn Tản Đà .
 - Thấy được tính chất mới mẻ trong một sáng tác viết theo thể thơ truyền thống của Tản Đà .
2. Về kĩ năng.
- Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà .
 - Phát hiện , so sánh , thấy được sự đổi mới trong hình thức thể lọai văn học truyền thống .
3. Về thái độ: Hiểu và chia sẽ cùng cái “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà 
4. Định hướng phát triển năng lực :
- Năng lực tự học, hợp tác.
- Năng lực giao tiếp : Nghe, nói đọc, viết
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực sử dụng CNTT : Mạng Internet khai thác tư liệu, hình ảnh.
II. Chuẩn bị: 
1. GV : Phương tiện: máy chiếu, soạn bài 
- Phương pháp/ kỹ thuật: học theo nhóm, minh họa, viết sáng tạo, động não.
2. HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
Bước 4: Tiến trình bài học:
1. Tổ chức lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : kết hợp trong khởi động 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
 Hoạt dộng 1 Khởi động. ( 5‘)
Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ định hướng nội dung bài mới
Thời gian: 3 phút
PP: Cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1 : Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn ? Bài thơ thuộc thể thơ gì ? Câu 2 : Cảm nhận 2 câu thơ cuối ?
Bước 2: HS suy nghĩ cá nhân
Bước 3: HS trả lời
Bước 4: GV nhân xét, chốt, dẫn vào bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. 
(35‘)
Mục tiêu: Hs nắm được những nét chính về tác giả, nội dung nghệ thuật của tác phẩm Muốn làm thằng cuội. Cái tôi tài hoa, duyên dáng, đa tình cảu Tản Đà về nỗi buòn nhân thế, khát vọng thoát li thực tại sống vui vẻ hạnh phúc cùng chị Hằng. Những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 Thời gian: 30 phút
PP: cá nhân, nhóm
? Tác giả- tác phẩm.
Học sinh dựa vào phần chú thích / sách giáo khoa /155, trả lời suy nghĩ và trả lời cá nhân các câu hỏi sau
? Giới thiệu những nét chính về Tg Tản Đà ?
- Nhà nho đi thi 2 lần không đỗ , chuyển sang làm báo và viết văn thơ . 
- Tính tình phóng khóang , thường vào Nam ra Bắc 
- Suốt đời sống nghèo , qua đời ở Hà Nội .
? Nêu xuất xứ bài thơ ?
GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ.
- Bài thơ được sáng tác ở thể thơ nào?
- Nhân vật trữ tình của bài thơ là ai?
? Bài thơ được sáng tác theo lối bút pháp nào ? (lãng mạn).
Hs: Khát vọng thoát li thực tại bằng mộng tưởng .
? Giới thiệu bố cục của bài thơ ?
 II. Tìm hiểu chi tiết
Theo hình thức thảo lận cặp đôi
Bước 1 Giao nhiệm vụ
1 . Tâm trạng của TĐ được thể hiện như thế trong câu thơ 1,2 
2. Vì sao TĐ lại có tâm trạng đó ? 
3. Mang nỗi niềm đó TĐ đã tìm đến ai ? Vì sao TĐ lại tìm đến chị Hằng ?
Bước 2-3 HS thảo luận trình bày, nhận xét
Bước 4 : Chốt kiến thức
1.Nỗi buồn trong đêm thu , nỗi chán chường đ/ v cuộc đời .Nỗi buồn chán ấy không thóang qua mà trào dâng ở mức độ cao : buồn lắm , chán nửa rồi .
2.
- Buồn vì đó là nỗi buồn ‘Truyền thống của thi ca ’’ , buồn vì đêm thu . Mùa thu đất trời thường hay có gió mưa sụt sùi khiến cho thi nhân xưa hay mủi lòng và nỗi niềm ưu tư thường trỗi dậy .
- Chán vì thời thế : Những năm tháng nhà thơ TĐ đang sống , XH đầy rẫy những bất công vô lý của XH TD Pk đương thời thì đây không những là nỗi buồn của riêng thi nhân mà của cả một thế hệ .
3. Vì nơi trần thế không có ai để bày tỏ , san sẻ , cho nhẹ bớt , nhà thơ đành tìm sự cảm thông nơi vũ trụvới chị Hằng .
? Thảo luận nhóm
Bước 1 : Giao nhiệm vụ
Bước 2-3 : Thảo luận- đại diện trình bày kết quả-nhận xét
Bước 4 : Chốt kiến thức
HS quan sát các câu : 3, 4,5,6
Nhóm 1
1.Em hiểu như thế nào gọi Cái ngông của TĐ ?
Nhóm1 : Trong bài thơ ‘Hầu trời’’,Tản Đà coi mình vốn là tiên trên trời , vì tội ngông cho nên bị trời đày xuống hạ giới . Tất nhiên ngông ở đây không phải là thói ngông nghênh tỏ vẻ ta đây thiếu khiêm tốn , ngông trong văn chương là dám làm những điều khác lạ , sáng tạo không lặp lại người khác , có cá tính khác thường , mạnh mẽ , không chịu ép mình vào sự tù túng của chế độ cũ . 
Nhóm 2
 Cái ngông được biểu hiện trong bài thơ ntn ? 
Cái ngông của TĐ biểu hiện trong bài thơ :
+ Tản Đà muốn làm thằng cuội .
+ Gọi chị xưng em với Hằng Nga .
+ Muốn làm bầu bạn tri âm tri kỉ cùng với chị Hằng , cùng gió cùng mây .
Cái ngông của Tản Đà xét cho cùng là xuất phát từ thái độ bất hòa với xã hội : thà làm thằng cuội ngồi gốc cây đa trên cung trăng còn hơn là thằng người nơi trần thế.
 Nhóm 3
 Em hiểu ntn về 2 hình ảnh : cung quế , cành đa và thằng cuội ? Hình ảnh thú vị nhất trong bài thơ là gì ? Ý nghĩa của nụ cười ở đây là gì ? 
- Theo huyền thọai Trung Hoa thì cây quế mọc bên cung trăng nơi Hằng Nga ở . Theo truyền thuyết VN thì trên cung trăng có cây đa cổ thụ , có thằng cuội ngồi dưới trông trâu , chăn trâu .
- Vào đêm trung thu hằng năm, TĐ cùng với chị Hằng ‘Tựa nhau trông xuống trế gian cười ’’
- Ý nghĩa của nụ cười ở đây là :	
 Cười vì thỏa mãn ước mơ được sống trong một vương quốc của sự vĩnh hằng, thóat khỏi cõi trần gian đầy bụi bặm .
- Cái cười đầy mỉa mai , khinh bỉ cõi trần thấp bé , xấu xa , đua chen danh lợi . --> Đây là đỉnh cao của cảm xúc lãng mạn và chất ngông của TĐ .
Nhóm 4
1 Qua phần đọc , em hiểu gì về nội dung , tư tưởng của văn bản Muốn làm thằng cuội ?
2 Cảm hứng bao trùm cả bài thơ là gì ? 
 Cảm húng lãng mạn . Nó bắt nguồn từ một ước mơ , niềm khát khao cháy bỏng của TĐ : Muốn thóat khỏi cái või trần thế đầy đầy buồn chán đến với 1 TG trong sáng , thanh cao .
3. Những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ ? 
Hoạt Động 3 : Luyện tập, vân dụng
 ( 5’)
Mục tiêu: củng cố kiến thức về bài thơ, thấy được những tìm tỏi, đổi mới trong thể thơ thất ngôn bát cú 
Thời gian: 10 phút
PP: Theo nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhóm 1: BT1 : Nêu ý nghĩa của văn bản ?
Nhóm 2: BT2 : Nhận xét về phép đối trong 2 câu : 3,4 và 5,6.
Nhóm 3+4: Bài tập 3: So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài này với bài Qua Đèo Ngang (BHTQ )
Bước 2: HS các nhóm thực hiện
Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 4: GV nhận xét, chốt
I. Tìm hiểu chung .
1. Tác giả : 
- Tản Đà : (1889 – 1939).
- Bút danh Tản Đà bắt nguồn từ : 
+ Núi Tản Viên ( Ba Vì ) ở trước mặt .
+ Sông Đà (Hắc Giang 

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_8_theo_cv3280_tuan_17_na.doc