Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức Tiếng việt đã học ở HK1.
2. Kĩ năng:
-Vận dụng thuần thục kiến thức TV đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ
4. Định hướng năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Học sinh : Soạn bài.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 5’)
Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, tạo hứng thú cho học sinh, định hướng nội dung bài mới
- Bước 1: GV chiếu một số bức tranh và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm câu hỏi :
? Bức tranh trên có những hình ảnh nào ? những hiện tượng tự nhiên nào ?
? Hãy dùng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 8 để miêu tả bức tranh ?
- Bước 2,3 : Học sinh thảo luận, trao đổi đưa ra ý hiểu, bổ sung cho nhau.
- Bước 4 : GV chốt ý : Trong cuộc sống, chúng ta cần giao tiếp. Để giao tiếp có hiệu quả và đạt được ý mình mong muốn chúng ta cần phải biết sử dụng các kiến thức về từ vựng, về ngữ pháp. Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ hệ thống lại các kiến thức về TV đã được học trong học kì I.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021
tham khảo. - Học sinh : Soạn bài. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1: KĐ( 5’) Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, tạo hứng thú cho học sinh, định hướng nội dung bài mới - Bước 1: GV chiếu một số bức tranh và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm câu hỏi : ? Bức tranh trên có những hình ảnh nào ? những hiện tượng tự nhiên nào ? ? Hãy dùng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 8 để miêu tả bức tranh ? - Bước 2,3 : Học sinh thảo luận, trao đổi đưa ra ý hiểu, bổ sung cho nhau. - Bước 4 : GV chốt ý : Trong cuộc sống, chúng ta cần giao tiếp. Để giao tiếp có hiệu quả và đạt được ý mình mong muốn chúng ta cần phải biết sử dụng các kiến thức về từ vựng, về ngữ pháp. Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ hệ thống lại các kiến thức về TV đã được học trong học kì I. HĐ 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Mục tiêu: HS hệ thống hóa kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt đã học ở học kì I Thời gian: 20 phút Phương pháp:theo nhóm Hoạt động 1: Từ vựng B1: GV chia nhóm HS thảo luận các câu hỏi sau: Nhóm 1: - Khi nào thì 1 từ ngữ được coi là có nghĩa rộng? Cho VD. - Khi nào thì 1 từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp? Cho VD. Nhóm 2: - Thế nào là trường từ vựng ? Lấy VD. - Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ? - Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ? Nhóm 3: - Thế nào là từ địa phương? Cho VD. - Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho VD. Nhóm 4: - Thế nào là nói quá? Ví dụ? - Thế nào là nói giảm nói tránh? Ví dụ? B2: HS thảo luận trong thời gian 10p, GV quan sát hỗ trợ khi cần thiết B3: GV gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung B4: GV hệ thống hóa lại kiến thức Hoạt động 2: Ngữ pháp B1: GV chia nhóm trả lời các câu hỏi Nhóm 1: Tìm 5 ví dụ về trợ từ và cho biết thế nào là trợ từ? (Ví dụ: ngay, chính, cứ những, đích, đích thị) Nhóm 2: Thế nào là thán từ, cho 5 ví dụ về thán từ? (Ví dụ: a, ái ối, trời ơi, than ôi) Nhóm 3:Cho 5 ví dụ về tình thái từ và cho biết thế nào là tình thái từ? (Ví dụ: à, ư, với, nhỉ, nhé ) Nhóm 4: Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ? (Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.) - Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép, đó là những cách nào? - Ta thường gặp các kiểu quan hệ ý nghĩa nào giữa các vế câu trong câu ghép B2: Các nhóm tiến hành làm nhiệm vụ B3: Các nhóm trình bày kết quả, thảo luận B4: GV chốt kiến thức ? Dùng sơ đồ tư duy hệ thống lại những kiến thức về từ vựng đã học trong chương trình kì I ? HS nhận xét. GV nhậ xét, bổ sung I- Từ vựng: 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ: + Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác. + Một từ cú nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác. + Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ có nghĩa rộng đối với những từ này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với 1 từ ngữ khác. 2. Trường từ vựng: - Là tập hợp từ có ít nhất 1 một nghĩa chung. 3. Từ tượng hình và từ tượng thanh: - Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hành động, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. - Từ tượng hình và từ tượng thanh có giá trị gợi tả và biểu cảm cao, thường được dùng nhiều trong văn miêu tả và tự sự. 4- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: - Từ ngữ địa phương: Là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định. - Biệt ngữ xã hội: Là cụm từ ngữ chỉ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định. 5- Một số biện pháp tu từ: - Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm. - Nói giảm nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. II- Ngữ pháp: 1- Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. 2- Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu và có thể tách ra để làm thành 1 câu đặc biệt. 3- Tình thái từ: Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. 3. Câu ghép: Là câu do 2 hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V được gọi là 1 vế câu. - Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: + Dùng các từ có tác dụng nối: dùng quan hệ từ, dùng cặp phó từ hay đại từ hô ứng. + Không dùng từ nối: giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. - Các kiểu quan hệ giữa các vế trong câu ghép: Quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện - giả thiết, quan hệ tương phản, quan hệ lựa chọn. quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích... TIẾT 2 Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu: Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt - Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ : GV chia lớp thành 4 nhóm làm lần lượt các BT trong SGK ? Nhóm 1+2 : Làm BT phần từ vựng a. Giải thích từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên? Những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung? b.Yêu cầu mỗi nhóm tìm hai câu c.HS tự đạt câu HS: Dựa vào kiến thức lớp 6 để giải thích ? Nhóm 3+4 : làm BT phần NP a.? Có thể tách 3 vế câu ghép thành 3 câu đơn được không? Nếu tách được có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không? - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ . Hs cùng thảo luận tìm ra đáp án - Bước 3. Báo cáo kết quả : Chia bảng thành 2 khuông, mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả ở bảng. - Bước 4. Đánh giá kết luận : Giáo viên cho các nhóm tự nhận xét chéo nhau. Giáo viên chốt ý và đưa ra đáp án đúng Bài tập 1/157 a. Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống. b. Biện pháp tu từ nói quá: - Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng gắng sức gánh hai hạt vừng. Nói giảm, nói tránh: - Thà ăn bắp hột chà vôi Còn hơn giàu có bồ côi một mình c. Câu sử dụng từ tượng hình, từ tưọng thanh. - Trên mặt nước, những làn sóng lăn tăn như chạy dài đến vô tận. - Ngoài trời mưa rơi tí tách. Bài tập 2/ 158 a.Câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. b. Xác định câu ghép – cách nối các vế câu. - Chúng tathiên nhiên -> nối: cũng như. - Có lẽ rất đẹp -> nối: bởi vì. c. Viết câu: - Dùng trợ từ và tình thái từ: Cuốn sách này mà những 20.000 đ à? - Dùng trợ từ và thán từ: Ồ, cái áo này đẹp ơi là đẹp! Hoạt động 4: Vận dụng(5’) - Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức vừa học - PP/KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, nghiên cứu tình huống - Thời gian: 2 phút Bước 1: GV yêu cầu HS : ? Viết một đoạn văn khoảng 5- 7 câu về chủ đề “ Trường học” trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và câu ghép ? Bước 2: Cá nhân HS làm bài tập Bước 3: HS báo cáo kết quả Bước 4: GV bổ sung, nhận xét Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng( 1’) - Mục tiêu: Giúp HS áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống - PP/KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, nghiên cứu tình huống ? Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ hoặc thơ có sử dung phép tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh? * Dặn dò - Ôn tập kĩ phần tiếng Việt chuẩn bị kiểm tra - Soạn bài thuyết minh về một thể loại văn học * Rút kinh nghiệm : Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Tiết 63: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC Ngày soạn : 2/12/2019 Ngày dạy: I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. 2. Kĩ năng: - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. - Tìm ý, lập ý cho bài văn thuyết minh một thể loại văn học. - Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó. - Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ. 3. Thái độ: - Có ý thức trau dồi, vận dụng tốt trong học tập, khi nói, khi viết văn. 4. Năng lực: - Phát triển năng lực hợp tác và tư duy sáng tạo - Năng lực học nhóm. - Năng lực sử dụng CNTT : khai thác dữ liệu II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, Bảng phụ, máy chiếu 2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1: KĐ( 5’) Mục tiêu : Tạo tình huống và định hướng chú ý cho HS + Cách tiến hành: GV nêu tình huống: Sau khi học xong bài Đập đá ở Côn Lôn một bạn hỏi em Hôm qua cô giáo giảng mà mình chưa hiểu hết đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú. Cậu có thể giúp mình hiểu rõ hơn được không? Trước lời đề nghị của bạn em sẽ làm gì để giúp bạn? + HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân + HS báo cáo kết quả HS trả lời theo ý của mình + GV chốt Để truyền đạt được nội dung trên các em đang sử dụng phương pháp thuyết minh về một thể loại văn học. HĐ hình thành kiến thức: ( 18’) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Mục tiêu: HS thấy được sự đa dạng của các đối tượng thuyết minh trong văn bản thuyết minh, việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu một số văn bản cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học - Hình thức: Cá nhân, nhóm Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu đặc điểm thể thơ “Thất ngôn bát cú” B1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu bài thơ:Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” cho HS làm việc theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau: ? Đọc đề bài và tìm hiểu bài ? Em hãy xác định rõ yêu cầu của đề bài ? Em hãy tìm số tiếng, số dòng. Số dòng và số tiếng ấy có bắt buộc không? Có thể tuỳ ý thêm bớt không. ? Tìm đối và niêm? Hãy quan sát và nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng trong bài thơ trên ? Tìm vần : Hãy tìm những tiếng có vần liền với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc ? ? Tìm nhịp : Bài thơ này ngắt nhịp ntn? (4/3) B2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ B3: Các nhóm trả lời kết quả thực hiện, thảo luận B4: GV chốt kiến thức Hoạt động 2: Lập dàn ý bài thuyết minh thể thơ thất ngôn bát cú. B1:Chuyển giao nhiệm vụ GV cho HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi1? Khi quan sát bài thơ trên em hãy nhận xét về đặc điểm của một bài thơ thất ngôn bát cú ? Hãy nhận xét nhược điểm. ? Hãy nhận xét vị trí thể thơ trong thơ ca Việt Nam. Hãy nêu cảm nhận của em về thể thơ Đường luật? ? Từ những tìm hiểu trên theo em muốn thuyết minh một thể thơ , một thể loại văn học , hay văn bản cụ thể em phải làm gì? B2: Hs suy nghĩ tìm câu hỏi B3: HS trả lời câu hỏi B4: GV chốt kiến thưc I. Từ quan sát đến mô tả thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thất ngôn bát cú 1. Quan sát - Số câu= 8. Số tiếng trong câu = 7 Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu T B B T T B B - Chạy mỏi chân thì hãy ở tù T T B B T T B - Tiếng 2-4-6 đối nhau - Vần: Lưu, tù, thù, châu, đâu Lôn. non.hòn. son, con =>Tiếng cuối các dòng 1,2,4,6,8 - Thưòng nhịp 3/4 hoặc 2/2/3 2. Lập dàn bài : a. Mở bài : Thơ thất ngôn bát cú là một thể thông dụng trong các thể thơ đường luật, được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng b. Thân bài : - Số câu số chữ: 8 dòng mỗi dòng có 7 tiếng - Kết cấu : 4 phần : Đề , thực, luận kết - Gieo vần: ở các tiếng cuối của các câu 1,2,4,6,8 - Quy luật bằng trắc của thể thơ + Đối : Cặp câu 3+4 và 5+6 + Niêm: Câu 1 - 8; 2 - 3; 4 - 5 ;6 - 7 + Nhịp bài thơ: 4/3(2/2/3) c. Kết bài : Thất ngôn bát cú là một thể thơ quan trọng. Nhiều bài thơ hay đều làm theo thể thơ này. Ngày nay thể thơ này vẫn được ưa chuộng. * Ghi nhớ: sgk Hoạt động 3: Luyện tập( 20’) - Mục tiêu: Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được - PP/KT: nghiên cứu tình huống, Làm việc cá nhân - Thời gian: 15 phút B1: Chuyển giao nhiệm vụ . GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truỵên ngắn đã học : Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng. B2: HS suy nghĩ làm bài B3: Gọi 1, 2 HS trình bày B4: GV bổ sung, chuẩn kiến thức: 1. Mở bài : Nêu một định nghĩa chung về truyện ngắn Truyện bằng văn xuôi có dung lượng nhỏ , số trang ít , miêu tả một khía cạnh về tính cách , một mẫu trong cuộc đời của nhân vật 2. Thân bài : Đặc điểm chính của truyện ngắn là gì? a. Phương thức diễn đạt : tự sự là yếu tố chính quyết định cho sự tồn tại của truyện ngắn, gồm sự việc chính và nhân vật chính. b. Số trang : ít ( 3,4 trang) c. Nhân vật: ít - “Tôi đi học” : Nhân vật tôi - “Lão Hạc” Lão Hạc , ông giáo , Binh Tư, Con chó vàng. - “Chiếc lá cuối cùng”: Cụ Bơ men, Giôn Xi và Xiu d. Sự kiện ít: - “Tôi đi học” Ngày đầu tiên đi học - “Lão Hạc” Con trai lão không lấy được vợ bỏ làng ra đi, +Lão giữ mảnh vườn cho con + Do ốm nặng lão quyết định bán con chó vàng + Cuối cùng lão quyết định kết liễu đời mình bằng bả chó e. Dung lượng nhỏ: Tập trung mô tả một mảnh của cảm xúc - “Tôi đi học” Tâm trạng về buổi tựu trường đầu tiên - “Lão Hạc” Số phận bi thương, phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong XH cũ - “Chiếc lá cuối cùng”: Thể hiện tình cảm cao đẹp , thuỷ chung cảm động và đề cao lẽ sống quên mình vì người khác. i. Cốt truyện diễn ra trong không gian , thời gian hạn chế: - “Tôi đi học”: Ngày tựu trường - “Lão Hạc” Trong một xóm nhỏ - “Chiếc lá cuối cùng”:Trong một căn gác tồi tàn nơi hẻm phố. g. Cốt truyện không kể trọn vẹn một cuộc đời, mà chỉ chọn một khoảnh khắc. - “Tôi đi học” : Khoảnh khắc đầu tiên cắp sách đến trường - “Lão Hạc” Những ngày cuối của cuộc đời khốn khổ - “Chiếc lá cuối cùng”: Khi con người đứng giữa sự sống và cái chết. h. Yếu tố miêu tả , biểu cảm , đánh giá : Là các yếu tố bổ trợ giúp cho truyện ngắn sinh động , hấp dẫn, thường đan xen với các yếu tố tự sự. k. Bố cục hợp lý chặt chẽ: Lời văn trong sáng giàu hình ảnh chi tiết bất ngờ,độc đáo. 3. Kết bài : Tác dụng của truyện ngắn Truyện tuy ngắn nhưng đã đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc đời : Xã hội , thân phận, nhân cách, tình bạn , tình người, lòng nhân hậu . Hoạt động 4 -5: Vận dụng- Tìm tòi, mở rộng ( Về nhà) ( 2’) - Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập - PP/KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, nghiên cứu tình huống Bước 1: GV yêu cầu HS : ? Viết 1 số đoạn văn ngắn thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn Lão Hạc ? Dựa vào phần hướng dẫn của phần trên, viết bài thuyết minh hoàn chỉnh về truyện ngắn Lão Hạc( Nam Cao) * Dặn dò : - Học bài, chuẩn bị bài : Ôn luyện về Dấu câu * Rút kinh nghiệm : . . Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Tiết 64 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Ngày soạn: 2/12/2019 Ngày dạy: I. Mục tiêu cần đạt 1.Kiểm tra chất lượng - Thời gian: 45 phút - Đối tượng: tất cả các học sinh trong lớp - Hình thức tổ chức: cho học sinh làm bài trên giấy 2. Về kiến thức: - Củng cố, thực hành những kiến thức: Một số phép tu từ từ vựng, kiểu câu ghép và các loại dấu câu. - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 8 học kì I, theo 3 nội dung Tiếng Việt, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu, thực hành 3. Về kĩ năng: Kỹ năng giải các bài tập, 4. Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc, tự giác trong thi cử. 5. Về năng lực: - Năng lực tổng hợp - Năng lực vận dụng - Hệ thống hoá kiến thức về tiếng việt trong học kì I. - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng TV trong việc viết văn bản và trong giao tiếp. II.Chuẩn bị: - Thày : Chuẩn bị đề - Trò: Ôn tập. III. Tiến trình lên lớp Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Hoạt động 2: Tiến hành kiểm tra Bước 1: Gv phát đề, nhắc nhở học sinh phải có thái độ nghiêm túc khi làm bài Gv quan sát học sinh làm bài, nhắc nhở, xử lý học sinh vi phạm ( nếu có) Bước 2: Học sinh làm bài nghiêm túc KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8 ( Thời gian làm bài 45 phút) Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Đọc hiểu Tìm được các tập hợp từ cùng trường từ vựng (1 câu 2.0 điểm) 1câu 2,.0 điểm = 20% Tìm được các dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống (1 câu 1.5 điểm) 1câu 1.5 điểm = 15% Nhận biết được câu ghép (1/2 câu 1.25 điểm) Nêu được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép(1/2 câu 1.25 điểm) 1câu 2.5 điểm = 25% Tạo lập văn bản Nhận biết được biện pháp tu từ nói quá (1/2câu 1.0 điểm) Vân dụng kĩ năng phân tích pháp tu từ nói quá, viết đoạn văn (1/2câu 3,0 điểm) 1 câu 4.0 điểm = 40% Tổng 1 câu 22,5 điểm =22,5 % 2.5câu 4.75 điểm=47.5% 1 câu 3,0 điểm =30% 4 câu 10 điểm = 100% Đề bài: Phần 1: Đọc - hiểu (6.0 điểm ) Câu 1 : Cho đoạn văn ( 2.0 điểm ) “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói kẻ thiếu sưu.” (Ngô Tất Tố- "Tắt đèn") a,Tìm các từ thuộc trường từ vựng “Bộ phận của con người”. b,Tìm các từ thuộc trường từ vựng “Hoạt động của con người”. Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau ( 2.5 điểm ). a)Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. ( Nam Cao, "Lão Hạc" ) b)Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói kẻ thiếu sưu. ( Tắt đèn, "Ngô Tất Tố" ) Câu 3: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn( 1.5 điểm ). Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội( ) Cái Tí( )thằng Dần cùng vỗ tay reo ( ) ( )A ( )Thầy đã về ! A! Thầy đã về ( )...... (Ngô Tất Tố- "Tắt đèn") Phần 2: Tạo lập văn bản (4.0điểm) Tìm biện pháp tu từ nói quá trong bài ca dao sau và viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nó quá đó “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi, bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!” ( Ca dao) ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM * Hình thức: - Trình bày rõ ràng, chữ viết sạch đẹp. * Nội dung: - Yêu cầu: Đảm bảo các ý sau: Phần 1: Đọc - hiểu Câu 1: (2. 0 điểm) a,Tìm các từ thuộc trường từ vựng “Bộ phận của con người”: cổ, miệng (0.5điểm) b,Tìm các từ thuộc trường từ vựng “Hoạt động của con người”: túm, ấn dúi, chạy, xô đẩy, thét trói (1.25 điểm) Câu 2: (2.5 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau a)Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. (1,0 điểm). CN1 VN1 CN2 VN2 -> QH ý nghĩa giữa hai vế câu: Tương phản b) Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện / chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn CN1 VN1 bà lực điền, / hắn / ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng / vẫn nham nhảm thét trói kẻ CN2 VN2 CN3 VN3 vợ chồng kẻ thiếu sưu. (1.0 điểm) - QH ý nghĩa giữa vế câu 1với vế 2 : Nguyên nhân-kết quả(0.25 điểm) - QH ý nghĩa giữa vế 2 và vế 3 : quan hệ bổ sung (0.25 điểm) Câu 3: (1,5điểm) Điền đúng dấu câu, mối ý đúng 0,25 điểm Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội( . ) Cái Tí( , )thằng Dần cùng vỗ tay reo ( : ) ( - )A (! )Thầy đã về !. A ! Thầy đã về ( ! )...... Phần 2: Tạo lập văn bản (4.0điểm) - Tìm được biện pháp nói quá: thánh thót như mưa ruộng cày (1.0 điểm) - Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh phân tích giá trị của nói quá: Bài ca dao trên miêu tả công việc đồng áng của người nông dan. Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói quá, nói phóng đại rồi. Cái tài của phép nói quá, nói phóng đại ở đây là người đọc, người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này đó
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_8_theo_cv3280_tuan_16_na.doc