Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- HS bước đầu có ý thức tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương.

- Hiểu vấn đề mà bài thơ biểu đạt, đó là t/c chân thành của người bà giành cho người hành khất. Bài thơ là câu chuyện t/c của 2 người già chứ không phải của người chủ nhà và người hành khất.

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm và học thuộc bài thơ.

- Năng lực thẩm bình và tuyển chọn văn thơ.

3. Thái độ:

- Học tập được cách xử sự của người bà: t/c,lòng chân thành, ko phân biệt sang hèn.

- Giúp cho HS biết đối nhân xử thế.

-GD lòng yêu quê hương, trân trọng giữ gìn vốn văn hoá quê hương.

4. Định hướng năng lực

- Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.

- Năng lực thẩm mĩ.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực tự học.

- Năng lực học nhóm.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo.

- Học sinh : Soạn bài.

 

doc 15 trang linhnguyen 6540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021
 Giọng nhẹ, chậm rãi,sâu lắng. Đọc mẫu.
? Gọi 2-3 em đọc lại.
? Chia bố cục.
? Bài thơ có phải là Cái truyện ngắn kiểu thơ như chính tác giả nói không? Vì sao?
?Bài thơ có mấy nhân vật? chủ yếu viết về người hành khất hay bà tôi.?
Bước 3 HS thảo luận, trình bầy kết quả.
Bước 4: GV chốt KT, bổ sung.
- Hiện nay là phó CT Hội VHNT NBình, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ NBình, Hội viên hội nhà văn VN, Uỷ viên Ban VH thiếu nhi Hội nhà văn VN khoá VII.
- Người hát thánh ca 1995, Khúc đồng dao lấm láp 2001, Xúc sắc 2006,Cuộc phiêu lưu của Xẻ nâu 2007.
- Bà tôi là một chùm 3 bài thơ đã được tặng giải A cuộc thi thơ lục bát do báo Văn nghệ trẻ, Hội nhà văn VN tổ chức năm 2001-2002.
- Nhân vật Bà tôi: Sự gặp gỡ, tiếp đón của Bà tôi và người hành khất.
- Tình cảm tgiả.
- Bài thơ là truyện ngắn kiểu thơ như chính tác giả nói, vì có nhân vật, tg, địa điểm,hành động nhân vật bà tôi, các tình tiết được phát triển, tăng dần gây bất ngờ, hấp dẫn.
- Chủ yếu viết về Bà tôi.
GV:Nhân vật người hành khất chỉ là nhân vật phụ làm tăng thêm, nhấn mạnh tinh thần tương thân tương ái của bà tôi.
? Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật bà tôi:
Bước 1: GV chia nhóm để HS thảo luận
Bước 2: GV ra gói câu hỏi
Y/C HS quan sát phần I
?Bà tôi gặp người hành khất trong hoàn cảnh nào?
? Khi thấy người hành khất bà tôi đã làm gì? 
?Cung cúc là từ loại gì?gợi tả dáng điệu của người bà ntnào ? 
? Em có nhận xét gì về hành động ấy?(Có giống như của người chủ và người ăn xin không?)
? Hoàn cảnh của người bà có gì đặc biệt?
? Điều gì khiến em cảm kích?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ ở đoạn thơ này? 
? Qua đó giúp em cảm nhận được điều gì ở người bà đối với người hành khất?
? HĐ đó có phải bất cứ ai cũng làm được ko? (Mặc dù H/C bà rất nghèo). Đây là nghĩ cử ntn?
? Câu ca dao nào nói lên hành động chia sẻ và t/c của người bà ?
? Hai câu cuối nói lên điều gì.
? Qua phân tích em nhận xét gì về nhân vật người bà.
Bước 3: HS thảo luận, trình bầy
Bước 4: Gv chốt giảng
- Người hành khất đến ngõ .
- Cung cúc ra mời. Lưng còng...nắng chiều.
-Từ láy
- Cung cúc ra mời: Dáng điệu của bà vừa vội vàng lại vừa cung kính 
Như thể là hành động của 2 người bạn quý, thân thiết gặp lại nhau chứ ko phải là hành động của ngừơi chủ đối đãi với người ăn xin.
Nghèo
Gạo còn 2 ống chia đều.
Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm.
Sử dụng một loạt động từ miêu tả hành động của bà tôi: đỡ, thầm, chia, nhường, rụng...Đi kèm các danh từ: Lưng còng, gậy, nắng chiều, nhà nghèo, khách...Cùng các tính từ: đều, thảo thơm..
-Sự cảm thông, chia sẻ và đồng cảm với phận người ăn xin kia. 
-Động lòng trắc ẩn với cảnh ngộ éo le. 
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
“Thương người như thể thương thân”
 GV: Đó là truyền thống đạo lí người Vn.
 - Bà tôi chia sẻ cái khốn khó với người hành khất trong thoảng hương nụ vối khi chiều qua cùng chiều.
GV: Diễn giảng.
? Tình cảm của tác giả.
Bước 1: HS làm bài độc lập
Bước 2: GV ra câu hỏi
? Là một người chứng kiến cảnh hội ngộ kia, tác giả có suy nghĩ gì ?
Bước 3: HS trình bầy
Bước 4: GV khái quát
- Trân trọng, yêu thương Bà nhiều hơn.
III. Tổng kết:
Bước1: GV chia lớp thành 2 nhóm.
Bước 2: GV ra câu hỏi
? Nội dung chính của bài thơ.
? Nhận xét gì về cách biểu đạt.
Bước 3: HS thảo luận trình bầy
Bước 4: GV chốt giảng
1. Nội dung:
- Cuộc gặp gỡ giữa Bà tôi và người hành khất -> Lòng nhân hậu của bà tôi.
2. Nghệ thuật:
- Từ ngữ đơn giản nhưng gợi hình gợi cảm.Lối diễn dạt dễ hiểu.
I. Tìm hiểu chung .
-Tác giả: Kao Sơn.
-Sinh 1949 Khánh Thiện- Yên Khánh- NB. 
- Bà tôi là một chùm 3 bài thơ đã được tặng giải A cuộc thi thơ lục bát do báo Văn nghệ trẻ, Hội nhà văn VN tổ chức năm 2001-2002.
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Nhân vật bà tôi:
- Người hành khất đến ngõ.
- Vội vàng,cung kính ra mời
®Thân mật như hai người bạn thân 
- Chia đều gạo, nhường chổi.
® Sử dụng hàng loạt ĐT, DT, TT
Þ cảm thông, chia sẻ và đồng cảm, động lòng trắc ẩn với phận người ăn xin 
®Nghĩa cử cao đẹp đầy tình người.
 Là một người nhân hậu, biết cảm thông, chia xẻ và đồng cảm với phận người ăn xin.
2. Tình cảm của tác giả.
- Trân trọng, yêu thương Bà nhiều hơn.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Cuộc gặp gỡ giữa Bà tôi và người hành khất -> Lòng nhân hậu của bà tôi.
2. Nghệ thuật:
- Từ ngữ đơn giản nhưng gợi hình gợi cảm.Lối diễn dạt dễ hiểu.
Hoạt đông 3:Luyện tập 
- Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS bộc lộ tình cảm của mình với bà
- HĐ cá nhân. 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
? Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài thơ này?
Bước 2,3: HS suy nghĩ viết đoạn văn, một số HS đọc đoạn văn mà các em viết trước lớp, HS nhận xét đánh giá.
Bước 4: GV nhận xét và sửa chữa cách viết văn cho HS
Hoạt động 4 : Vận dụng( 5’)
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
- HĐ cá nhân
B1 GV giao nhiệm vụ
? Qua bài thơ em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (về nhà). ( 2’)
 * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
? Sưu tầm những bài thơ viết về bà.
* Dặn dò: 
- Học bài, làm BT còn lại
+ Soạn bài : NVĐP : Sông Vạc đêm trăng
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 54: 
 NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
 VĂN BẢN: SÔNG VẠC ĐÊM TRĂNG
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- HS hiểu được các vấn đề có tính chất nhật dụng cần quan tâm, giải quyết ở địa phương.	
- Hiểu được đắc nghệ thuật bài ký “ Sông Vạc đêm trăng”. Cảm nhận được vẻ đẹp của sông Vạc, sự gắn bó thủy chung của sông Vạc với con người Ninh Bình, thấy được bề dày lịch sử và những nét độc đáo của sông quê
2.Kĩ năng:
- Biết liên hệ giữa các chủ đề nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 với các vấn đề có tính chất nhật dụng ở địa phương.
	- Biết đọc diễn cảm, cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn bản
3. Thái độ:
- Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, con người quê hương
4. Các năng lực hướng tới hỡnh thành và phỏt triển ở học sinh
 - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.
 - Năng lực thẩm mĩ
 	 - Năng lực hợp tác
 	 - Năng lực tự học
 	 - Năng lực học nhúm
	 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
 	 - Năng lực sử dụng CNTT: Mạng Internet khai thác tư liệu, hỡnh ảnh
II. Chuẩn bị
 * Giáo viên: Giáo án
 - Tài liệu: Ngữ Văn địa phương Ninh Bình.
 * Học sinh: - sách Ngữ Văn địa phương Ninh Bình
 - Soạn bài theo câu hỏi SGK và theo yêu cầu của GV. 
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 5’)
Mục tiêu :. Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
Bước 1: HS xem hình ảnh trả lời câu hỏi
Bước 2: GV chiếu 1 sô hình ảnh địa phương Ninh Bình và trình bầy cảm nhận của em về quê hương Ninh Bình.
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV khái quát, chốt KT và dẫn vào bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: - Hiểu được đắc nghệ thuật bài ký “ Sông Vạc đêm trăng”. Cảm nhận được vẻ đẹp của sông Vạc, sự gắn bó thủy chung của sông Vạc với con người Ninh Bình, thấy được bề dày lịch sử và những nét độc đáo của sông quê
* Đọc, tìm hiểu về tác giả Tạ Hữu Yên.
? Hãy nêu vài nét về tác giả Tạ Hữu Yên?
Gv:+ Ông nguyên là cán bộ ban chính trị, Ban địch vân vân thống nhất, tỉnh đội Ninh Bình; nguyên trưởng phòng phát thah Binh vận, Cục nghiên cứu, tổng cục chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam, Cán bộ biên tập phòng Văn nghệ nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
 +Ông đã in gần 50 đầu sách, hàng nghìn bài báo, có khoảng 20 bài thơ được phổ nhạc( Đất nước tôi).
Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Đọc to, rõ ràng, giọng điệu tâm tình thủ thỉ như cuộc trò truyện; đoạn đọc giọng đầy tự hào khi nói về chiến công của nhân dân Ninh Bình lập nên trên dòng sông Vạc thời kì chống Mĩ.
Gọi 2 hs đọc văn bản.
Gv giới thiệu về sông Vạc: Dài khoảng 30 km, bắt đầu từ ngã ba sông Đáy( cạnh cầu Non Nước, cạnh núi Dục Thuý) sau đó chảy về phía cầu Yên, qua bến Đò Chủ, Đò Vạc, rồi về đến cầu Trì Chính rồi đổ nước ra biển Đông.
? Tác giả Tạ Hữu Yên đã miêu tả dòng sông Vạc vào thời điểm nào? Điểm quan sát của tác giả ở đâu?
-> Vào một đêm trăng; khi tác giả trên một chiếc đò bơi dọc theo sông.( Chiếc đò dọc như nửa vầng trăng treo chênh chếch phía núi xa)
? Hình ảnh dòng sông Vạc được miêu tả ntn?
-> Như một dải lụa mềm, chảy giữa đôi bờ lúa xanh mát mắt.
? Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
-> Thủ pháp nghệ thuật so sánh với những hình ảnh thơ mộng, đep, lãng mạn.
? Em có nhận xét ntn về dòng sông Vạc dưới sự miêu tả của tác giả ?
-> Đẹp, thơ mộng, thân thiết.
? Tên của dòng sông Vạc được giải thích ntn?
-> Tác giả mượn lời của anh cán bộ huyện( vốn là du kích thời chống Pháp) để giải thích về tên của dòng sông Vạc: Thời xa xưa, dải đất từ huyện Hoa Lư đến huyện Yên Khánh rồi huyện Yên Mô là cánh đồng đầy nước có đến hàng nghìn con vạc kéo về kiếm ăn, kêu trong sương vắng rồi thành tên của bến đò, dòng sông
? Em có nhận xét ntn về tên của dòng sông này?
-> Cái tên giản dị, thân thiết của làng quê. 
? Tác giả đã giới thiệu về “lí lịch” của con sông Vạc ntn?
-> Bắt đầu từ ngã ba sông Đáy( cạnh cầu Non Nước, cạnh núi Dục Thuý) sau đó chảy về phía cầu Yên, qua bến Đò Chủ, Đò Vạc, rồi về đến cầu Trì Chính rồi đổ nước ra biển Đông.
? Dòng sông chảy qua những địa phương nào của Ninh Bình?
? Tác giả đã giới thiệu những “ngã ba” thân thuộc nào của sông Vạc? Nó gắn liền với nhưĩng loại sản vật tiêu biểu nào? 
-> +Ngã ba Bầu khi phù sa lên nước đỏ lờ đờ, có rất nhiều cá bống và tôm to .
 + Ngã ba Vạc với hàng nghìn con vạc kiếm ăn và hào tấu những bản nhạc riêng của mình.
? Dòng sông Vạc còn được giới thiệu gắn với những chiến công trong lịch sử ntn?
-> Sông Vạc với chỗ rẽ vào Thắng Động( Một thôn của xã Khánh Thượng- Yên Mô). Đây là đoạn kênh nhà Lê gắn với chiến công đánh dẹp giặc phương nam của vua Lê.
+ Sông Vạc còn gắn liền với chiến công của nữ tướng Trương Thị Tía( Tướng của Hai Bà Trưng) ở cửa biển Thần Phù đánh tan quân của Mã Viện xâm lược.
+ Thời kháng chiến chống Mỹ, sông Vạc là dòng sông lửa, dòng sông chiến trận, hàng đoàn thuyền nan chở quân trang, súng ống, đạn dược, lương thực vượt cầu Yên, qua bên đò Chủ, xuôi ngã ba bầu cập bến đò Vạc.
? Hình ảnh những người dân công anh hùng trên dòng sông Vạc lịch sử được miêu tả ntn?
-> +Đó là những dũng sĩ trên sông nước, đương đầu với bom đạn, lách qua quầng lửa bom mà chèo bơi, lướt tới.
 + Con thuyên lầm lũi bơi trong đêm dày cả mùa mưa, mùa nắng.
 + Mắt thuyền, mắt người đêm này đêm khác không ngủ, tỉnh táo nhìn về phía trước.
? Tại sao có thể nói: Tác giả Tạ Hữu Yên đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Vạc?
-> + Tìm hiểu kĩ về “lí lịch” của sông Vạc.
 + Quan sát để thấy vẻ đẹp của sông Vạc.
 + Tìm hiểu kĩ về truyền thống lịch sử của sông Vạc.
? Qua cách miêu tả về sông Vạc, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với quê hương Ninh Bình? 
-> Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu quê hương, tự hào về đất nước Việt Nam với những dòng sông gần gũi, bình dị nhưng gắn liền với những chiến công.
Gv hướng dẫn học sinh tổng kết lại những vấn đề trọng tâm của bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả :Tạ Hữu Yên sinh năm 1927 tại xã Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình.
2.Tác phẩm: 
Được in trong “ Tuyển tập Tạ Hữu Yên”( NXB hội nhà văn 2006)
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Sông Vạc- dòng sông đẹp, thơ mộng, giàu có, gắn bó với nhân dân Ninh Bình:
+ Sông Vạc trong đêm trăng như “ một dải lụa mềm, chảy giữa đôi bờ lúa xanh mát mắt”.
+ Dòng sông Vạc đi qua những địa danh vô cùng thân thiết với nhân dân của ba huyện Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô.
+ Sông Vạc giàu có với nhiều thứ sản vật đặc trưng: Cá, tôm, vạc
2. Sông Vạc- dòng sông lịch sử- gắn liền với nhiều chiến công của dân tộc và nhân dân Ninh Bình:
+ Sông Vạc gắn liền với những chiến công lịch sử hào hùng của dân tộc trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Băc, giặc Pháp, giặc Mỹ.
3. Tình cảm của tác giả
- Thái độ trân trọng, tự hào, yêu quý dòng sông
+ Sông tắm mát tuổi thơ, nuôi lớn bao thế hệ người con Ninh Bình, là nhân chứng lịch sử hào hùng của dân tộc
III. Tổng kết
ND: Ca ngợi vẻ đẹp sông quê và bộc lọ tình yêu quê hương, đất nước
NT: Bút ký đặc sắc, pc trữ tình, ngôn ngữ thơ giầu hình ảnh, cảm xúc.
+ Thể hiện thái độ trân trọng, tự hào, yêu quý dòng sông quê hương.
Hoạt động 3,4: Luyện tập- Vận dụng( 5’)
* Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức bài, từ đó HS yêu quý vẻ đẹp quê hg và bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp đó.
- HĐ cá nhân
B1: Gv giao nhiệm vụ
? Em có tình cảm, thái độ ntn khi học văn bản trên? Tình cảm ntn về dòng sông Vạc?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ. 
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính 
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1’) Về nhà
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
? Nêu cảm nhận của em về văn bản này?
? Sưu tầm những tác phẩm của các tác giả người Ninh Bình hoặc không phải người Ninh Bình nhưng viết về quê hương Ninh Bình.
* Dặn dò :	
- Học, chuẩn bị bài : Luyện nói: TM thứ đồ dùng
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 55 LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học. 
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng,... của những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2. Thái độ
Giáo dục thái độ tôn trọng mọi người 
3. Kĩ năng
- Tạo lập văn bản thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tự học.
- Năng lực học nhóm.
- Năng lực sử dụng CNTT: Mạng Internet khai thác tư liệu, hình ảnh
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Học sinh : Soạn bài.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 5’)
Mục tiêu : Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Tổ chức khởi động. Cho HS chơi trò chơi ”Đoán tên đồ vật”
? Đồ vật nào dùng để viết? (bút)
? Đồ vật nào màn hình rộng, dùng để xem thông tin, hình ảnh (Ti vi)
? Đồ vật nào dùng để ngồi?
? Qua trò chơi, em biết gì về các đồ vật trên? (chúng có đặc điểm, công dụng khác nhau...)
 - Gv nhận xét, chốt kT, giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu:
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng,... của những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Rèn cho HS mạnh dạn, tự tin khi nói trước tập thể.
- Hình thức: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
? GV ghi đề bài và cho HS đọc đề bài
HĐ: Tìm hiểu đề
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS qua các câu hỏi:
?Đây là kiểu bài gì.
? Đối tượng thuyết minh 
? Em dự định sẽ trình bày những tri thức gì về cái phích nước.
Bước 2, 3: HS suy nghĩ và trả lời, bổ sung ý kiến cho các bạn
Bước 4: GV chốt ý và ghi bảng
Hoạt động 2.2. Lập dàn ý
Bước 1: GV cho HS lập dàn ý theo nhóm
Bước 2,3: HS thảo luận, trình bày kết quả thảo luận, nhận xét và bổ sung ý kiến
Bước 4: GV chốt ý và ghi bảng
Hoạt động 3. Luyện tập: 
Mục tiêu: Rèn cho HS mạnh dạn, tự tin khi nói trước tập thể.
Bước 1: GV chia tổ cho các em tập nói
 Bước 2,3: 
- HS nói trong nhóm
- HS nói theo tổ
- Từng em nói một
- Nói trước lớp
- Nhận xét bạn nói 
Bước 4: GV đánh giá, uốn nắn
I. Đề bài: thuyết minh cái phích nước
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: thuyết minh 
- Đối tượng: Cái phích nước
- Cấu tạo
+ vỏ
+ ruột
+ Chất liệu, mầu sắc...
- Công dụng: giữ nhiệt
- Cách bảo quản
2. Lập dàn ý
a. Mở bài: 
Giới thiệu cái phích nước là thứ đồ dùng thường có, cần thiết trong mỗi gia đình.
b. Thân bài 
+ Cấu tạo:
- Chất liệu của vỏ bằng sắt, nhựa
- Màu sắc: trắng, xanh, đỏ...
- Ruột: bộ phận quan trọng để giữ nhiệt nên có cấu tạo 2 lớp thuỷ tinh, ở trong là chân không, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc
- Miệng bình nhỏ: giảm khả năng truyền nhiệt
+ Công dụng: giứ nhiệt dùng trong sinh hoạt, đời sống.
+ Cách bảo quản.
c. Kết luận: 
- Chiếc phích nước là vật dụng quen thuộc trong đời sống của người Việt nam .
- Bảo quản ra sao.
Hoạt động 3,4: Luyện tập- Vận dụng( 5’)
* Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức văn TM vào việc làm bài tập.
- HĐ cá nhân
B1: Gv giao nhiệm vụ
? Từ bài học cho HS khái quát khi thuyết minh về một thứ đồ dùng cần đảm bảo những ý cơ bản nào?
? Từ phần dàn bài các em đã chuẩn bị và đã nói trước lớp hãy viết thành những đoạn văn hoàn chỉnh phần mở bài và kết bài?
? Tìm hiểu cái phích ra đời vào thời gian nào? Nó xuất hiện ở nước nào đầu tiên?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ. 
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính 
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1’) Về nhà
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
? Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề trên
? Vẽ hình ảnh chiếc phích hoặc cắt dán bằng giấy bìa.
* Dặn dò :	
- Học kỹ văn TM để giờ sau viết bài TLV số 3
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 56-57: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức
- Cho học sinh tập dượt làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
2. Thái độ
Giáo dục tính trung thực, cẩn thận trong làm bài
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực giao tiếp: viết.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực tự học.
II. Chuẩn bị:
 1.GV: Đề bài 
 2.HS: Ôn kỹ văn TM
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
Kết hợp trong giờ
3. Bài mới :
Hoạt động: Hình thành kiến thức.
 * Giáo viên ghi đề lên bảng: Thuyết minh về cây bút máy hoặc cây bút bi.
I. Yêu cầu hình thức:
- Bài làm đủ bố cục 3 phần: Mở bài ;Thân bài; Kết bài, đúng thể loại.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
II. Yêu cầu nội dung:
- Xác định đúng thể loại: thuyết minh
- Nội dung: thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
*Yêu cầu bài viết:
- Hình thức: Bố cục rõ, đủ 3 phần, biết dùng phương pháp thuyết minh để làm bài, diễn đạt gọn, rõ, viết sạch, đẹp, không mắc lỗi chính tả hay lỗi dùng từ, không lạc sang thể miêu tả.
- Nội dung: Cần đạt các ý cơ bản (như dàn ý dưới đây).
Dàn ý
1. Mở bài:
 Cây bút là vật dụng quan trọng, cần thiết đối với mỗi con người, nó gắn bó với những học sinh trong suốt thời cắp sách đến trường- không chỉ có thế, nó còn có tác dụng thiết thực đối với đời sống của bao người nói chung.
2. Thân bài:
- Lịch sử ra đời của chiếc bút bi hoặc bút máy:
+ Bút và giấy đầu tiên được ra đời trong nền văn minh Ai Cập.
+ Năm 1884 anh nhân viên môi giới bảo hiểm Lewis Waterman chế tạo ra chiếc bút máy.
( Năm 1888 người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên là một thợ thuộc da người Mĩ tên John Loud)
- Cấu tạo:
 Cây bút (dù là bút máy hay bút bi) đều có 2 bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút.
+ Vỏ bút có thể được làm bằng nhựa hay kim loại, có tác dụng để bảo vệ ruột bút. Vỏ bút cũng bao gồm nhiều phần: phần gần ngòi bao giờ cũng thon, nhỏ - ở giữa lại được phân thành 2 để nắp và mở, tiếp giáp và ở giữa từng phần có các đường ren để khi đóng (nắp) bút được chặt chẽ, thuận tiện. Phần trên cán bút thường có một bộ phận nhỏ là cái ghim để giúp người ta cài bút vào sách vở hay cài lên túi áo... Vỏ bút có thể có màu xanh, đỏ, đen... hoặc nhựa trong suốt, cũng tuỳ hãng sản xuất có hình trang trí hoặc có tên thương hiệu trên thân bút...
Bộ phận quan trọng nhất của cây bút là ruột bút.
+ Nếu là bút máy thì có xi lanh: Nơi chứa mực bằng một ống cao su có thể đàn hồi, như vậy mới giúp ta bơm được mực để viết. Ở cổ bút có một bộ phận nhỏ như cái tăm 

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_8_theo_cv3280_tuan_14_na.doc