Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Nắm được một số dấu câu thường gặp.

- Hiểu được công dụng ý nghĩa ngữ pháp của các dấu câu: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, dấu ngoặc kép và một số loại dấu câu đã học.

2. Kỹ năng:

- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi thường gặp trong bài viết của mình và của người khác.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dấu câu. Vận dụng vào đặt câu viết đoạn văn.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản.

4. Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp

- Năng lục thẩm mĩ.

II. Hình thức , phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học.

- Hình thức : dạy học trên lớp.

- Phương pháp :

 + Phương pháp phân tích ngôn ngữ.

 + Phương pháp giao tiếp.

 + Phương pháp rèn luyện theo mẫu.

- Phương tiện :

 + Máy tính, máy chiếu

 + Phiếu học tập.

- Kĩ thuật dạy học :

 + Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

 + Kĩ thuật chia nhóm. ( chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

 + Kĩ thuật "động não"

 

doc 11 trang linhnguyen 08/10/2022 4780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021
ấu ngoặc kép và một số loại dấu câu đã học.
2. Kỹ năng:
- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi thường gặp  trong bài viết của mình và của người khác.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dấu câu. Vận dụng vào đặt câu viết đoạn văn.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản.
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lục thẩm mĩ... 
II. Hình thức , phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học.
- Hình thức : dạy học trên lớp.
- Phương pháp :
 + Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
 + Phương pháp giao tiếp.
 + Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
- Phương tiện :
 + Máy tính, máy chiếu
 + Phiếu học tập.
- Kĩ thuật dạy học :
 + Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
 + Kĩ thuật chia nhóm. ( chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
 + Kĩ thuật "động não"
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên : giáo án, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Học sinh : Soạn bài, chuẩn bị các ví dụ về nói giảm, nói tránh và nói quá
IV. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 5’)
Mục tiêu : Ôn tập kiến thức bài trước. Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân
B1: Gv giáo nhệm vụ
Cô có một câu chuyện muốn kể cho lớp nghe có nội dung như sau:
         Ngày xửa ngày xưa, có một lão nông vì quá thèm ăn thịt bò nên rất muốn mổ con bò của hợp tác xã giao cho nhà mình nuôi. Lão làm đơn gửi HTX xin được mổ bò. Ông chủ nhiệm lập tức phê vào đơn của lão: Bò cày không được thịt. Lão vui lắm!
        Về nhà lão đem bò ra mổ, đánh chén no say. Thấy thế HTX gọi lão lên hỏi tội. Lão liền trình tờ đơn có lời phê duyệt của HTX: Bò cày không được: thịt.
? Các em thử đoán xem lão nông có bị HTX xử tội không?
? Các em hãy so sánh sự khác nhau giữa hai câu sau?
a. Bò cày không được thịt.
b. Bò cày không được: thịt.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ. 
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính 
 Như vậy: Khi sử dụng dấu câu cần chú ý sắc thái tu từ, ảnh hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của câu. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một số loại dấu câu và công dụng của nó.
HĐ 2: Hình thành kiến thức: ( 35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung bài học cô chia lớp thành nhóm học tập: Nhóm hai bàn.
Chiếu 3 ví dụ
 B1. GV chuyển giao n/v : 
- Đọc ngữ liệu: a,b,c (SGK/134) và cho biết
? Trong các ngữ liệu: Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ?
? Nếu bỏ dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của đoạn trích có bị thay đổi không? Vì sao? Nhận xét về cấu tạo của phần trong dấu ngoặc đơn?
 (Có 3 phút thảo luận, 3 phút bắt đầu)
B2.  HS thực hiện  (Hình thức nhóm hai bàn)
B3. HS báo cáo.
  - VD (a) đánh dấu phần giải thích (họ là ai ?)
- VD(b) đánh dấu phần thuyết minh (thuyết minh một loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi tên một con kênh... giúp người đọc hình dung rõ đặc điểm của con kênh này).
- VD(c): đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của Lý Bạch.
 ? Nhóm chuyên gia có bổ sung gì không?
 Nhóm 2 trình bày:
- Không thay đổi vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ  (bổ sung làm rõ cho nghĩa cơ bản của câu)
- Cấu tạo: là một từ, một cụm từ hoặc một câu.
- Có trường hợp dấu ngoặc đơn có chứa dấu (? !) dùng chỉ ý hoài nghi, mỉa mai...
 Nhóm chuyên gia có bổ sung gì không?
  B4 : Đánh giá (GV chốt):Vậy chúng ta cùng đi đến kết luận:
? Qua phân tích các ví dụ trên, em thấy dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì?
B1 : GV chuyển giao (Hình thức cặp đôi)
* Bài tập nhanh: GV chiếu nội dung bài tập nhanh, gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu và trả lời nhanh.
Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn ? Tại sao ?
     1. Nam, lớp trưởng lớp 8B, hát rất hay.
     2. Mùa xuân, mùa đầu tiên trong một năm, cây cối đâm chồi nảy lộc.
 B2 : HS thực hiện (Hình thức cặp đôi)
B3 : HS báo cáo.
 Mời các nhóm trình bày kết  quả  trong một phút.     
B4 : Đánh giá ( GV chốt): 
1. Nam (lớp trưởng lớp 8B) hát rất hay.
2. Mùa xuân, ( mùa đầu tiên trong một năm) cây cối đâm chồi nảy lộc.
-> Phần giữa 2 dấu phẩy, 2 dấu gạch ngang. Vì đó là các phần có tác dụng giải thích thêm
* GV lưu ý cho học sinh:
+ Dấu ngoặc đơn tương đương với dấu gạch ngang, dấu phẩy khi đánh dấu phần chú thích.
* Liên hệ:
     Trong các câu trong bài viết văn của mình đã bao giờ em dùng dấu ngoặc đơn chưa? Khi dùng thì em đưa nội dung cơ bản hay nội dung bổ sung vào trong dấu ngoặc đơn?
    Vậy, theo em thì những nội dung nào được đặt trong dấu ngoặc đơn?
(Nội dung giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
- Năng lực hợp tác và giao tiếp tiếng Việt
? Dấu hai chấm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động cá nhân và hoạt động theo cặp)
- GV chiếu ngữ liệu lên màn chiếu, yêu cầu 1 HS đọc, các HS khác theo dõi và đọc thầm ngữ liệu ( Học sinh hoạt động cá nhân)
- GV chia lớp thành từng cặp ( theo bàn), hướng dẫn các cặp nghiên cứu câu hỏi để tìm câu trả lời ( yêu cầu các cặp làm vào giấy nháp).
Câu hỏi: Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
( Hoạt động theo cặp), Thời gian thảo luận: 3 phút
 B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV quan sát HS các cặp hoạt động, hỗ trợ các cặp gặp khó khăn.
 B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi HS đại diện các cặp báo cáo kết quả.
- Đại diện các cặp báo cáo kết quả.        
   + Dấu hai chấm ở đoạn trích (a): báo trước lời đối thoại.
    + Dấu hai chấm ở đoạn trích (b): báo trước một lời dẫn trực tiếp
    + Dấu hai chấm ở đoạn trích (c): đánh dấu phần giải thích nội dung cho phần trước đó.
HS các cặp nhận xét, đánh giá.
B4: Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá.
? Vậy, dấu hai chấm được dùng để làm gì?
 GV chiếu ghi nhớ: Gọi HS đọc ghi nhớ
 * Bài tập nhanh: GV chiếu nội dung bài tập nhanh, gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu và trả lời nhanh.
? Dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng để làm gì ?
       Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
 - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
 - Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt                     
A. Đánh dấu phần bổ sung.
B. Báo trước lời thoại.
C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
D. Đánh dấu phần giải thích.
? Dấu ngoặc kép
B1:  Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động cá nhân và hoạt động theo cặp)
Năng lực hợp tác và giao tiếp tiếng Việt
- GV chiếu ngữ liệu lên màn chiếu, yêu cầu 1 HS đọc, các HS khác theo dõi và đọc thầm ngữ liệu (Học sinh hoạt động cá nhân)
- GV chia lớp thành các cặp (theo bàn), hướng dẫn các cặp nghiên cứu câu hỏi để tìm câu trả lời cho từng ngữ liệu a,b,c,d.
( Hoạt động theo cặp)
Thời gian thảo luận: 5 phút
? Dấu ngoặc kép trong từng đoạn trích ở phần ngữ liệu dùng để làm gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV quan sát HS cá cặp hoạt động, hỗ trợ các cặp gặp khó khăn.
B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện HS của vài cặp báo cáo kết quả
HS: HS các nhóm nhận xét, đánh giá.
B4: Đánh giá kết quả hoạt động
Vậy, dấu ngoặc kép được dùng để làm gì?
I. Dấu ngoặc đơn
1. Ví dụ :
a. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) 
-> đánh dấu phần giải thích để làm rõ ngụ ý của ai.
 b.  cái gốc cây( ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mặn xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon)
-> đánh dấu phần thuyết minh loài động vật “ba khía”.
c. Lý Bạch( 701-762)  Miên Châu
( Tứ Xuyên) -> đánh dấu phần bổ sung năm sinh năm mất và quê quán (tỉnh) của nhà thơ Lý Bạch.
2: Kết luận
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu:  phần giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm thông tin.
II. Dấu hai chấm
1. Ví dụ :
a. Rồi Dế Choắt loanh quanh , băn khoăn, tôi phải bảo:
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em
-> dùng để đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Mèn và Dế Choắt.
b. Người xưa có câu : “Trúc dẫu cháy đốt vẫn ngay thẳng” -> đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( Thép Mới dẫn lại lời của người xưa)
c.  Vì chính lòng tôi có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
-> Đánh dấu phần giải thích lý do thay đổi tâm trạng của tác giả lần đầu tiên đi học.
2. Kết luận: Dấu hai chấm dùng để:
 + Đánh dấu ( báo trước) phần giải thích, thuyết minh
 + Đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
* Ghi nhớ: (SGK-134)
III. Dấu ngoặc kép .
1. VD:
+ Dấu ngoặc kép ở đoạn trích (a) đánh dấu câu dẫn trực tiếp.
+ Dấu ngoặc kép ở đoạn trích (b) đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
+ Dấu ngoặc kép ở đoạn trích (c) đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý mỉa mai.
+ Dấu ngoặc kép ở đoạn trích (d) đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.
2. Kết luận:
- Dấu ngoặc kép dùng để:
 + Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
 + Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
 + Đánh dấu tên tác phẩm,... được dẫn.
* Ghi nhớ: (SGK-142)
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: GV ra bài tập nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng áp dụng KT dấu câu để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
Bước 1. Chia 4 tổ nhóm học sinh thảo luận nhóm làm lần lượt các bài tập phần luyện tập.
Bước 2, 3. HS tiến hành thảo luận theo nhóm chốt ghi nội dung.
Bước 4. Giáo viên Chốt/chiếu nội dung lời giải các bài tập.
Bài 1(SGK – 135) 
a, Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư, hành khan, thủ bại hư.
 Vế 2 và vế 3: Giải thích (Cho vế 2)
b. Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2210m chiều dài cầu có tính cả phần cầu dẫn.
c. Vị trí 1 đánh dấu phần bổ sung: Phần này có quan hệ lựa chọn với phần chú thích, vị trí 2: Đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì?
Bài 2 (SGK-136)
a) Đánh dấu phần giải thích cho ý: Họ thách nặng quá.
b) Đánh dấu lời đối thoại giữa Dế Choắt và Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà dế Choắt khuyên Dế Mèn. 
c) Đánh dấu phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào.
Bài 3 (SGK -136)
- Có thể bỏ vì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi.
- Tác giả dùng dấu hai chấm để nhấn mạnh.
Bài 4 ( SGK -137)
- Có thể bỏ vì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi nhưng người đọc chỉ coi phần trong ngoặc đơn có tác dụng kèm thêm.
- Nếu viết lại thì không thể thay đổi vì trong câu này vế động khô và động nước không thể coi là thuộc phần chú thích.
Bài 1(SGK – 142) 
a) Câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là lời nói của lão Hạc tưởng như là con chó Vàng muốn nói với lão.
b)Từ ngữ mỉa mai.( mỉa mai anh chàng được coi là hầu cận ông lý mà bị người đàn bà đang nuôi con túm tóc, lẳng ngã nhào)
c) Từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ, dẫn lại lời người khác
d) Từ ngữ được dẫn trực tiếp và có ý mỉa mai châm biếm.
e) “Mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn từ hai câu thơ của Nguyễn Du.
Bài 2(Sgk- 143) 
 Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lí do:
a) Cười bảo: (báo trước lời đối thoại)
“Cá tươi”, “tươi” (đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp).
b) Đặt (:) sau chú Tiến Lê , dấu ngoặc kép “Cháuvới cháu” (báo trước lời dẫn trực tiếp).
c) Bảo hắn: “Đây làmột sào” (báo trước lời dẫn trực tiếp).
Bài 3(sgk – 144)
Hai câu có ý nghĩa giống nhau, nhưng dùng dấu khác nhau:
a) Lời dẫn trực tiếp nên phải dùng đủ 2 dấu câu.
b)Lời dẫn gián tiếp (chỉ lấy ý cơ bản để diễn đạt) nên không phải dùng dấu câu.
Hoạt động 4: Vận dụng( 5’)
- Mục tiêu: HS vận dụng , nâng cao khi rèn kỹ năng viết văn tự sự.
Bước 1: GV hướng dẫn HS( Cá nhân)
? Đặt 1 câu có sử dụng dấu ngoặc đơn, 1 câu có sử dụng dấu hai chấm, 1 câu có sử dụng dấu ngoặc kép?
? . Dấu chấm phẩy sau có tác dụng gì?
“Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu”
? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn trên, cho biết câu đó thuộc loại câu nào đã học.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1’) Về nhà
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
? Em viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn có sử dung dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu này trong đoạn văn đó.
Yêu cầu: - Viết được một đoạn văn với chủ đề tự chọn
Đoạn văn diễn đạt lưu loát, sử dụng dấu câu đúng chức năng.
* Dặn dò :	
- Học bài, làm hoàn thiện bài tập.
- Soạn bài: Đề văn TM và cách làm bài văn TM
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 51,52: 
 ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
Ngày soạn : 
Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: Hs biết được: 
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng.của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
 3. Thái độ
- Có ý thức tuân thủ các bước khi làm bài văn thuyết minh
4. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tích hợp với văn bản: Cô bé bán diêm, sử dụng máy chiếu
2.Học sinh : Chuẩn bị bài theo HD của GV.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 5’)
Mục tiêu : HS ôn tập kiến thức bài cũ. Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Hình thức thực hiện: HĐ nhóm(2 nhóm)
* Tổ chức khởi động.
- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” (2 đội chơi, mỗi đội 3 em)
? Viết các đề văn thuyết minh?- HS TG – HS khác NX, GV tổng kết trò chơi.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ. (HS lên bảng làm)
B3: HS nhận xét.
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính 
Gv dẫn vào bài mới:
HĐ 2: Hình thành kiến thức: ( 35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
* MT: HS hiểu được đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
? GV chiếu các đề văn có trong sgk
? Yêu cầu HS đọc các đề văn
B1: GV giao nhiệm vụ
 * TL nhóm: 3 nhóm (5 phút).
? Có thể xếp các đề văn trên vào đề văn tự sự, miêu tả, biểu cảm hay nghị luận được không vì sao?
? Các đề văn trên có đặc điểm gì chung
- Gọi đại diện HS TB – HS NX, b/s.
- GV nhận xét, chuẩn xác KT.
- GVKL
? Vậy đề văn thuyết minh có đặc điểm gì
Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
Yêu cầu học sinh đọc
? Tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
HS đọc văn bản “Xe đạp”
Thảo luận cặp đôi.
GV chiếu câu hỏi trên MC
1?  Đề nêu đối tượng gì? đề nêu yêu cầu gì?
2? Văn bản gồm có mấy phần? Nêu nội dung từng phần
3? Phần mở bài đã được giới thiệu như thế nào?
4? có cách nào diễn đạt khác không?
5? ở phần mở bài quan trọng là phải giới thiệu được cái gì? 
6? Phần thân bài người viết đi vào trình bày vấn đề gì? 
7? Để trình bày cấu tạo chiếc xe đạp người viết đã chia chiếc xe đạp làm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì?
8? Để giới thiệu về cấu tạo chiếc xe đạp người viết đã dùng phương pháp gì ? 
9? Có thể dùng phương pháp khác được không? 
10? Cùng với phương pháp phân tích người viết đã giới thiệu cụ thể từng hệ thống, trước hết hệ thống truyền động được người viết như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu đó? 
11? Còn hệ thống điều khiển được trình bày như thế nào? Các bộ phận chủ yếu được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lý không? Vì sao? 
12? Em có thể giới thiệu theo thư tự khác được không? Từ đó em thấy việc giới thiệu về các yếu tố của đối tượng cần thuyết minh có phải là làm tuỳ tiện , muốn thế nào cũng được không? 
13? Nhờ đâu mà người ta có thể giới thiệu được như vậy 
14? ở phần kết bài người viết nêu lên cái gì?
? Em có nhận xét về ngôn ngữ cách diễn đạt trong bài này? Thông qua bài “Chiếc xe đạp” em hãy nói lên những hiểu biết của mình về cách làm một bài văn thuyết minh
B2: HS thực hiện nhiệm vụ. 
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính 
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện tập
HĐ cá nhân,cặp đôi
Mục tiêu: Hướng dẫn làm bài tập
Tổ chức thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
HS thảo luận nhóm đôi để lập dàn ý 
B2: HS thực hiện nhiệm vụ. 
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính 
Cho HS thảo luận lập dàn ý cho bài thuyết minh “ Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”.
- Chốt kiến thức.
a. Mở bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam: Dùng để đội đầu che mưa che nắng tăng thêm sự duyên dáng cho các cô gái VN.
b. Thân bài: 
- Nón có hình dạng là một hình chóp.
- Được làm bằng tre và lá cọ non . Tre chẻ nhỏ vuốt tròn , lá cọ phơi héo hơ qua lửa, rồi dùng nùi giẻ vuốt cho phẳng.
- Đầu tiên người ta tạo dáng bằng bộ khung. Tiếp theo uốn những thanh tre thành những vòng tròn từ lớn đến nhỏ rai đều lên khung. Sau đó lợp kín lá cọ thành từng lớp và bắt đầu chằm từ trên xuống dưới . Nón đựơc chằm bằng sợi cước nhỏ, sau đó người ta quét một lớp dầu bóng.
- Nón được sản xuất ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là ở Huế
- Nón dùng che nắng che mưa
- Dùng nón làm quà tặng cho nhau.
- Dùng nón để múa ca ngợi quê hương , đất nước.
- Cùng với chiếc áo dài chiếc nón trở thành biểu tượng của người PNVN
c. Kết bài: Em yêu quý chiếc nón
? HS viết MB, KB
? HS trình bày
HS nhận xét, đánh giá
GV nhận xét , đánh giá, bổ sung
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
1. Đề văn thuyết minh
Các đề văn:
Đề 1: Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam
Đề 2: Giới thiệu một tập truyện
Đề 3: Giới thiệu về một trò chơi dân gian
Đề 4: Thuyết minh về một món ăn dân tộc
Đề 5: Thuyết minh về con trâu
( Không. Vì nó không yêu cầu chúng ta kể lại sự việc, không miêu tả, tái hiện sự vật, không nhằm bộc lộ tình cảm cảm cảm xúc hay bày tỏ quan điểm tư tưởng)
- Các đề văn đã cho:
+ Nêu lên đối tượng: con người (một gương mặt trẻ của thể thao VN), đồ vật (một tập truyện), con vật (con trâu), món ăn dân tộc, một trò chơi
+ Yêu cầu: giới thiệu, thuyết minh, trình bày tức là người làm bài phải trình bày các tri thức về đối tượng
-> Các đề văn trên là đề văn thuyết minh
* Ghi nhớ ý 1
II. Cách làm bài văn thuyết minh
Văn bản: xe đạp
1.Tìm hiểu đề
- Đề bài : Chiếc xe đạp
-> Đề không có hai chữ “Thuyết minh” nhưng phải hiểu là thuyết minh.
- Thuyết minh về cấu tạo tác dụng của chiếc xe đạp -> cung cấp khách quan , khoa học( Tính chất của đề)
2. Xây dựng bố cục:
a. Mở bài : Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh
b. Thân bài:
- Cấu tạo chiếc xe đạp: 
+ Hệ thống truyền động
+ Hệ thống điều khiển
+ Hệ thống chuyên chở
-> Dùng phương pháp phân tích, liệt kê từng bộ phận với vị trí, nguyên tắc và tác dụng của nó.
-> Giới thiệu theo thứ tự hợp lý.
Chính xác , cụ thể.
-> Phải quan sát kỹ lưỡng , chính xác, cụ thể đối tượng thuyết minh.
3. Kết bài: Tác dụng của xe đạp và tương lai của nó
Ghi nhớ: SGK trang 140
III. Lập dàn ý cho đề bài : "Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam".
1. MB : Giới thiệu chiêc nón lá VN
2. TB : 
+ Giới thiệu hình dáng chiếc nón 
+ Nguyên liệu 
+ Cách làm
+ Nơi, vùng sx nón nổi tiếng
+ Tác dụng của nón
3. KB : Cảm nghĩ về chiếc nón lá VN.
* Viết bài:
- Mở bài.
- Kết bài
4. Hoạt động vận dụng.
MT: Rèn kỹ năng vận dụng và nâng cao của học sinh, kích thích tư duy và sự sáng tạo.
PP: Hoạt động cá nhân
? Hs tự ra một đề văn thuyết minh và xác định đối tượng TM và yêu cầu của đề văn đó?
? Nếu thuyết minh về một dụng cụ học tập em sẽ thuyết minh những phương diện nào?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ. 
B3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét
B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt ý chính 
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng( Về nhà)
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
? Tìm hiểu t

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_8_theo_cv3280_tuan_13_na.doc