Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 Giúp học sinh hệ thống hoá các truyện kí đã học từ đầu học kì trên các mặt đặc sắc về nội dung và hình thức để bước đầu các em thấy được một phần quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam đã hoàn thành đầu thế kỉ XX.

2. Kỹ năng:

 - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, so sánh, khái quát và trình bày nhận xét trong quá trình ôn tập.

3. Thái độ:

 Luôn có ý thức trân trọng những tác phẩm văn học Việt Nam.

4. Định hướng năng lực:

 - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết.

 - Năng lực hợp tác

 - Năng lực tự học

 - Năng lực học nhóm

 - Năng lực thưởng thức văn học.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 1. Giáo viên:

 - Thiết kế bài dạy, các slides trình chiếu, giáo án, văn bản .

 2. Học sinh:

- Soạn bài theo câu hỏi SGK và theo yêu cầu của GV.

 

doc 13 trang linhnguyen 6520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021
ọc
 - Năng lực học nhóm
 - Năng lực thưởng thức văn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên:
 	 - Thiết kế bài dạy, các slides trình chiếu, giáo án, văn bản .
 	2. Học sinh: 
- Soạn bài theo câu hỏi SGK và theo yêu cầu của GV.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 3’)
Mục tiêu : ÔN lại kiến thức bài học trước. Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân.
Bước 1 : GV nêu yêu cầu :
? Trong các văn bản truyện ký Việt Nam đã học, em thích nhất văn bản nào ? Vì sao ?
 Bước 2: HS suy nghĩ, làm bài. 
Bước 3: HS trình bày, nhận xét.
(GV gọi 2 HS trình bày)
Bước 4: GV nhận xét và giới thiệu vào bài.
HĐ 2: Hình thành kiến thức: ( 35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2.1, Hướng dẫn hệ thống hoá các truyện ký Việt Nam đã học
 HS kẻ bảng và lần lượt điền các cột mục trong bảng.
Thời gian : 20 phút
Hình thức : HĐ nhóm
+ Hoạt động nhóm.
- B1: GVchia nhóm và nêu yêu cầu:
Nhóm 1: Nêu tên văn bản, tên tác giả các truyện ký Việt Nam đã học từ đầu năm học đến nay?
Nhóm 2: Năm sáng tác và thể loại của các truyện ký VN đã học từ đầu năm học đến nay.
Nhóm 3: Nội dung chính của các truyện ký VN đã học từ đầu năm học đến nay.
Nhóm 4: Những đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ký VN đã học từ đầu năm học đến nay.
- B2: HS làm việc cá nhân, tổng hợp kết quả theo nhóm. GV quan sát, trợ giúp HS.
- B3: GV tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện. 
Gv gọi các nhóm đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ xung. 
-B4: Gv kết luận, chốt kiến thức.
I. Hệ thống hoá các truyện kí đã học.
S
TT
Tênvăn bản
Tên
tác giả
Năm 
sáng tác
Thể loại
Nội dung chính
Đặc sắc nghệ thuật
1
Tôi đi học
ThanhTịnh
(1911-1988)
1941
Truyện ngắn
Những kỉ niệm trong sáng ngày đầu tiên đến trường đi học.
- Tự sự kết hợp với trữ tình, kể kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Hình ảnh so sánh.
2
Trong lòng mẹ (trích " Những ngày thơ ấu"
Nguyên Hồng
(1918-1982)
1938
Hồi kí tự thuật
(Đoạn trích)
Nỗi cay đắng, tủi cực và tình yêu thương mẹ, hạnh phúc khi được nằm trong lòng mẹ.
- Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
- Sử dụng hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo.
3
Tức nước vỡ bờ (Trích " Tắt đèn ")
Ngô Tất Tố
(1893-1954)
1939
Tiểu thuyết
(Đoạn trích)
Vạch trần tội ác của bọn thực dân phong kiến, ca ngợi hình ảnh người phụ nữ nông dân thương chồng yêu con.
- Ngòi bút hiện thực khoẻ khoắn, giàu tinh thần lạc quan.
- Tình huống truyện bất ngờ, có cao trào.
Nhân vật được xây dựng qua ngôn ngữ, hình ảnh và đặt trong thế đối lập.
4
Lão Hạc
Nam Cao
(1915 - 1951)
1943
Truyện ngắn
(Đoạn trích)
Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trước cách mạng tháng 8. Thái độ trân trọng của nhà văn với họ.
- Tài năng khắc hoạ nhân vật qua việc miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Cách kể linh hoạt, ngôn ngữ kể và tả chân thực, đậm chất nông thôn, giàu triết lí nhưng giản dị.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2.2 : GV hướng dẫn HS nêu điểm giống và khác nhau của một số văn bản.
Thời gian : 10 phút
Hình thức : HĐ cặp đôi, nhóm.
- B1: GVchia nhóm và nêu yêu cầu:
Nhóm 1,2: Nêu lên sự giống nhau.
Nhóm 3,4: Nêu lên sự khác nhau.
Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh từng điểm : Thể loại, thời gian sáng tác, đề tài, chủ đề, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật.
- B2: HS làm việc cặp đôi, tổng hợp kết quả theo nhóm. GV quan sát, trợ giúp HS.
- B3: GV tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện. 
-B4: Gv kết luận, chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3 : GV hướng dẫn HS nêu đoạn văn và nhân vật yêu thích trong một số văn bản.
Thời gian : 5 phút
Hình thức : HĐ cá nhân.
- B1: GV nêu yêu cầu:
?Tìm đoạn văn hoặc nhân vật em yêu thích trong ba văn bản.
Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể lựa chọn đoạn văn hoặc nhân vật em thích ( đó là đoạn văn nào, nhân vật nào, lí do em thích ).
- B2: HS suy nghĩ . 
- B3 : HS trả lời.
- B4 : GV nhận xét và chốt kiến thức.
II. So sánh điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của ba văn bản.
1, Giống nhau :
a, Thể loại : Văn bản tự sự hiện đại.
b, Thời gian ra đời : Trước cách mạng tháng 8/1945.
c, Đề tài, chủ đề : Con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả, đi sâu miêu tả số phận đau thương của họ bị XHPK vùi dập.
d, Giá trị tư tưởng : Thể hiện tình cảm nhân đạo, tố cáo cái ác, cái xấu.
e, Giá trị nghệ thuật : Ngôn ngữ giản dị, bút pháp chân thực, hiện thực gần với đời sống, cách kể, miêu tả người cụ thể, hấp dẫn.
2, Khác nhau :
- Trong lòng mẹ : Hồi kí tự thuật, nói về nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú. Cách viết chân thực, trữ tình, thiết tha.
- Tức nước vỡ bờ : Trích tiểu thuyết, thể loại tự sự, nội dung phê phán chế độ sưu thuế và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nông thôn. Cách miêu tả chân thực, sinh động.
- Lão Hạc : Truyện ngắn, tự sự xen trữ tình. Nói về số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng và những phẩm chất cao quý của họ . Cách kể tự nhiên, linh hoạt, chân thực, đậm chất triết lí và trữ tình.
III.Chọn nhân vật hoặc đoạn văn yêu thích.
Hoạt đông 3:Luyện tập 
- Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về truyện kí VN
- HĐ cá nhân.
Bước 1: GV giáo nhiệm vụ
? Em hãy khái quát lại nội dung chính của tiết ôn tập truyện ký Việt Nam.
? HS suy nghĩ trả lời ngay trên lớp sau đó GV bổ sung và định hướng HS đến kiến thức và kĩ năng đã đặt ra ở mục tiêu bài học.
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- B3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá.
- B4: GV chốt kiến thức.
Hoạt động 4-5: Vận dụng- Mở rộng( 2’) Về nhà
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
 ? Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích trong các văn bản truyện ký mà em đã học.
? Vẽ một bức tranh về một nhân vật trong tác phẩm Truyện kí VN đã học mà em yêu thích?
* Dặn dò :	
- Học bài, làm hoàn thiện bài tập.
- Soạn bài: Thông tin về ngày Trái đất năm 2000
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 40 THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
 (Giáo án chi tiết ) 
Ngày soạn :20/09/2019 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:Giúp học sinh thấy được:
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng bao ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
 - Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng đọc –hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề XH bức thiết.
- Tích hợp văn bản thuyết minh có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục.
3. Thái độ. 
-Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng bao bì ni lông.
 - Ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống trong lành sạch đẹp.
4. Định hướng năng lực :
- Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực học nhóm
 Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: nghe, nói, đọc ,viết
- Năng lực chuyên biệt : Đọc - hiểu một vấn đề mang tính thời sự 
II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: - Sgk, tkbg, sgv, phiếu học tập, máy chiếu. Tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường , liên hệ thực tế, máy chiếu
 2. Trò: - Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp 
2. Bài mới
Hoạt động 1: KĐ( 3’)
- Mục tiêu : HS phát huy hiểu biết của mình đói với môi trường. Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
- Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vu học tập 
Câu 1: Kể tên những văn bản nhật dụng mà em biết
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay
Bước 2.3: HS làm việc nhóm , HS trình bày, HS khác bổ sung
1- Học sinh kể được một số văn bản như : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha.....
2-Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đang diễn ra rất nghiêm trọng. Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,... Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện
Bước 4: Gv đánh giá nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS . khát quát kết nối vào bài mới:
Các em ạ. Bảo vệ môi trường sống quanh ta, rộng hơn là bảo vệ trái đất ngôi nhà chung của mọi người đang bị ô nhiểm nặng nề là một nhiệm vụ khoa học, xã hội, văn hoá vô cùng quan trọng đối với nhân dân toàn thế giới, cũng là nhiệm vụ của mỗi người chúng ta. Một trong những việc làm cụ thể và cần thiết hằng ngày là hạn chế thấp nhất đến mức không dùng bao bì ni lông. Vì sao như vậy? Bài học hôm nay sẽ thuyết minh, giải thích giùm chúng ta 
HĐ 2: Hình thành kiến thức: ( 35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản
- HS nắm được đặc điểm thể loại VBND
Hãy chú ý các chú thích(1) , (2) trong văn bản
-Giới thiệu : chú ý chú thích(1) Phân hủy là hiện tượng hóa học phân chia thành những chất khác nhau không còn mang tính chất của chất ban đầu.
 Chú thích (2) Pla-xtíc –chất dẻo :còn gọi chung là nhựa –là những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử gọi là pô-li-me.Túi ni-lông chủ yếu được sản xuất từ hạt pô-li-ê-ti-len(PE),Pô-li-prô-pi-len(pp) và nhựa tái chế.Nó có đặc tính là không thể tự phân hủy (không biến đi đâu được ).không giống như chất thải sinh hoạt giấy và thực vật .Chất dẻo này có thể tồn tại từ 20 đến trên 5000 năm.
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vu học tập 
 GV :Yêu cầu HS đọc phần chú thích và văn bản, cùng thảo luận với bạn của mình những câu hỏi sau
1- Cho biết đây là kiểu văn bản gì? 
2-Theo em,văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần
*Bước 2,3: HS làm việc cặp đôi, cử đại diện trình bày kết quả
1–Vb nhật dụng thuyết minh 1vấn đề khoa học tự nhiên
2-Bố cục 3 phần
- Phần 1: “Ngày. . .ni lông”: Trình bày nguyên nhân ra đời bản thông điệp “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
-Phần 2: “Như. . . môi trường”: Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và một số giải pháp.
-Phần 3: còn lại : Lời kêu gọi hãy bảo vệ trái đất.
GV: Theo thông thường trong bài văn ở cuối bài có từ “vì vậy” thì đó chính là phần kết thúc .Ở bài văn này là một bức thông điệp ,một lời kêu gọi nên kết thúc văn bản phải là những câu mang hình thức của lời kêu gọi hô hào .Căn cứ đặc điểm này nên bài văn chia như trên.
*Bước 4: Gv đánh giá nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của HS sau đó chốt ý ghi bảng 
? tìm hiểu chi tiết 
Giúp học sinh thấy được:
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng bao ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
*Bước 1,2,3,4: Các bước xen kẽ nhau
- HS hoạt động cá nhân
?ở phần đầu những sự kiện nào được thông báo? Do ai khởi xướng? Và khởi xướng từ bao giờ?
- Ngày 22 – 4 hàng năm được gọi là ngày trái đất
- Do tổ chức bảo vệ MT của Mĩ khởi xướng năm 1970
- Từ đó đến nay có 141 nước trên thế giới tham gia.
? Vì sao mãi đến năm 2000 VN mới tham gia?Hoàn cảnh lịch sử của VN lúc đó ntn?
-Năm 2000 là năm đầu tiên VN tham gia ngày trái đất,bằng HĐ cụ thể (1ngày không dùng bao bì ni lông)
- Do chiến tranh, chất độc còn mãi đến ngày nay.
? Văn bản chủ yếu thuyết minh cho sự kiện nào?
- “Một ngàyni lông”
? Nhận xét các sự việc được trình bày ntn?
-> thông báo với các số liệu đi từ khái quát đến cụ thể)
- HS chú ý đoạn: “Như sông ngòi”
? Hãy hình dung khung cảnh ở đây ntn?
- Vứt rác bừa bãi, kể cả những nơi linh thiêng nhất.
? Vì sao lại có hiện tượng như vậy?
- Mọi người chưa nhận thức được tác hại của vấn đề sử dụng không hợp lí.
GV: Bao bì ni lông nhẹ, rẻ, dai, giữ được cả nước, người mua quan sát được hàng hoá.
- Dùng bao bì ni lông có nhiều cái lợi, nhưng lợi bất cập hại
 ? Vậy cái hại của bao bì ni lông là gì.
- Đặc tính nỗi bật của bao bì ni lông là tính không phân huỷ của nhựa Plastic tạo nên những tác hại khó lường.
? Từ tính không phân hủy của chất plastic dẫn đến những tác hại gì? 
+ Bẩn, bừa bãi khắp nơi
+ Lẫn vào đất, cản trở quá trình sinh 
trưởng của thực vật, xói mòn đất ở vùng đồi.
+ Tắc đường dẫn nước thải gây ngập lụt, muỗi phát sinh, truyền dịch bệnh, làm chết các sinh vật nuốt phải
?Ngoài tác hại trên còn có tác hại nào khác ? 
+ Ô nhiễm thực phẩm, gây bệnh cho não, phổi...
+ Khí độc thải ra gây ngộ đôc, giảm khả năng miễn dịch, ung thư, dị tật...
GV: hàng năm có 1000000 con chim, thú biển chết do nuốt phải, tết 2003 (23/12) nhiều người vứt túi ni lông xuống hồ Gươm khi thả cá chép.
+Mỗi năm có hơn 400.000 tấn pô-lê-e-ti-len được chôn lấp tại miền nam nước Mĩ. Đất này dùng để canh tác thì lợi biết bao nhiêu.
 + 90 con hươu tại vườn bách thú Cô-bê ở Aán Độ đã chết do ăn phải những thức ăn đựng trong hộp nhựa của khách vứt bừa bãi.
 +Trên thế giới có khoảng 100.000 nghìn con chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông
? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả.
- Kết hợp liệt kê và phân tích tác hại của việc dùng bao bì ni lông và phân tích cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó.
?Qua phân tích em hãy nêu những tác hại chung nhất?
GV:Dùng bao ni lông bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.
? Tìm hiểu biện pháp hạn chế dùng bao ni lông.
*Bước 1,2,3,4: Các bước xen kẽ nhau
- HS hoạt động cá nhân
- Gv nêu các câu hỏi ,Hs trả lời
- Gv Nhận xét ghi bảng
? Từ việc phân tích ta thấy rõ tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Vậy chúng ta có cách xử lí như thế nào ? Em hãy nêu vài cách mà bản thân em biết ?
- Chôn lấp: Mất nhiều diện tích đất đai canh tác.
- Đốt: chuyển hoá thành đi-ô-xin khí độc làm thủng tầng ô-zôn, khói gây buồn nôn, khó thở, phá vỡ hoóc-môn...
- Tái chế: khó khăn
+ Do nhẹ nên người thu gom không hứng thú.
+ Giá thành đắt gấp 20 lần sản xuất mới
+ Con-ten-nơ đựng bao bì ni lông cũ rất dễ bị ô nhiễm (lẫn vài cọng rau muống,...) vấn đề nan giải
? Nên có những biện pháp xử lí ntn
? Em có nhận xét gì về các biện pháp ấy.
* Các biện pháp nêu ra rất hợp lí vì:
+ Nó tác động đến ý thức của người sử dụng (tự giác)
+ Dựa trên nguyên tắc chủ động phòng tránh, giảm thiểu
? Tìm hiểu kiến nghị về việc ko sử dụng bao bì ni lông
*Bước 1,2,3,4: Các bước xen kẽ nhau
? Theo dõi phần KB cho biết: có mấy kiến nghị được nêu ra.
- 2 kiến nghị:
+Nhiệm vụ to lớn:bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm
+ Hành động cụ thể: 1 ngày không dùng bao bì ni lông 
? Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước, hành động cụ thể nêu sau.
- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên lâu dài
- Còn việc hạn chế dùng bao bì ni lông là trước mắt.
GV:Sử dụng hay không sử dụng bao bì ni lông chỉ là 1việc rất nhỏ, một thói quen rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày.Nhưng xét về sự nguy hại thì đây là một vấn đề hết sức nan giải,trở thành một vấn đề mang tầm thế giới.Cho nên bức thông điệp là lời kêu gọi “hãy”3.Đây cũng chính là trách nhiệm của mỗi con người của toàn nhân loại.Nếu mỗi ngày một người trong chúng ta hạn chế một bao thì cả nước có trên 25 triệu bao được hạn chế và ngược lại.Để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta,bảo vệ Trái đất,chúng ta phải cùng nhau chung sức để thực hiện ba “hãy”và các biện pháp trên
? Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, câu.
+ điệp từ ''hãy'' khuyên bảo, 
+ K' câu cầu khiến yêu cầu 
 đề nghị 
? Hướng dẫn học sinh tổng kết 
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv nêu các câu hỏi
1-Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản.
2- Xác định bố cục văn bản.
3- Hãy nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản
*Bước 2,3: HS hoạt động cá nhóm-đại diện nhóm trình bày kết quả
* Yêu cầu sản phẩm
- Bố cục chặt chẽ
+ MB: tóm tắt lich sử ra đời, tôn chỉ, quá trình hoạt động của tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường, lí do VN chọn chủ đề ''1 ngày...''
+ TB: đoạn 1-nguyên nhân cơ bản hệ quả
đoạn 2- liên kết đoạn trong quan hệ từ ''vì vậy''
+ KB: Dùng 3 từ hãy ứng với 3 ý trong MB
- Sử dụng biện pháp liệt kê, phân tích, câu cầu khiến tăng tính thuyết phục.
*Bước 4: Gv Nhận xét chốt kiến thức
? Về nội dung.
- Văn bản là lời kêu gọi bằng hình thức trang trọng qua giải thích, chứng minh và gợi ra những việc cần làm ngay để bảo vệ môi trường.
I. Tìm hiểu chung
–Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng thuyết minh 1 vấn đề khoa học tự nhiên.
- PTBĐ: nghị luận+ thuyết minh
* Bố cục: 3 phần 
P1. Từ đầuà Một ngày không dùng bao bì ni lông: Nguyên nhân ra đời bản thông điệp
P 2. Tiếpà Môi trường: Phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và nêu ra một số giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông
P3. Còn lại: Kiến nghị( Lời kêu gọi động viên mọi người bảo vệ MT)
-> Chặt chẽ
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế và không dùng bao bì ni lông 
- Ngày 22/4 : Ngày trái đất với chủ đề BVMT.
- Có 141 nước về dự.
- Năm 2000, VN tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao ni lông”
-> TM bằng các số liệu cụ thể, đi từ thông tin khái quát đến cụ thể, lời thông báo ngắn gọn, rõ ràng.
 a. Tác hại :
* Đối vơí môi trường:
- Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, gây xói mòn.
- Làm tắc cống rãnh gây ngập úng, phát sinh muỗi gây dịch bệnh.
- Chết sinh vật biển.
* Đối với sức khoẻ con người
- Ô nhiễm thực phẩm -> gây hại cho não, ung thư phổi.
- Khí đốt gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, ung thư... và gây dị tật cho trẻ sơ sinh...
-> Liệt kê, phân tích
=> Khoa học, chính xác, thuyết phục.
2. Những biện pháp hạn chế dùng bao ni lông.
- Thay đổi thói quen sử dụng, giặt bao ni lông để dùng lại.
- Hạn chế tối đa dùng bao ni lông: khi không cần thiết, sử dụng túi đựng bằng giấy, lá.
- Tuyên truyền cho mọi người biết.
- Bao ni lông màu chứa nhiều chất độc hại.
- Là loại rác thải rất khó xử lý.
- NT:Kết hợp liệt kê và phân tích 
Tác hại: - Gây ô nhiễm môi trường
- ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
3. Lời kêu gọi
- Hãy quan tâm Trái Đất hơn nữa
- Hãy bảo vệ Trái Đất trước nguy cơ ô nhiễm môi trường đang gia tăng
- Hãy cùng hành động: một ngày không dùng bao bì ni lông.
+ NT: Sử dụng câu cầu khiến
 Điệp từ hãy 
=> Lời kêu gọi khẩn thiết,cũng là lời đề nghị, yêu cầu cấp bách- mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường
=> Hãy chung tay bảo vệ môi trường, không nên quá lạm dụng bao bì ni lông.
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Hình thức trang trọng; dẫn chứng xác thực và lập luận chặt chẽ.
2. Nội dung
 (Ghi nhớ/ sgk)
Hoạt đông 3:Luyện tập 
- Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài HS được nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về việc sử dụng bao bì ni lông
- HĐ cá nhân, HĐ theo cặp đôi( theo bàn)
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vu học tập :
? Hãy kể những phong trào bảo vệ môi trường ở địa phương mà em biết?
*Bước 2.3 : HS hoạt động Nhóm,đại diện nhóm trình bày kết quả
1-Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
* Yêu cầu sản phẩm: -Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. Trồng cây xanh. Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh.Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên. Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường để hành tinh của chúng ta mãi mãi là một màu xanh vĩnh cửu. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh - sạch - đẹp..
Bướ

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_8_theo_cv3280_tuan_10_na.doc