Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm
I. VỀ KIẾN THỨC
1/ Nhận biết:Nêu được hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa của giai đoạn VH-Nêu được chủ đề, những thành tựu của các thể loại qua các chặng đường phát triển.
2/ Thông hiểu:Ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đến sự phát triển của văn học.Những đóng góp nổi bật của giai đoạn văn học 45-75,75 đến hết XX. Lý giải nguyên nhân của những hạn chế
3/Vận dụng thấp:Lấy được những dẫn chứng để chứng minh.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội ra để lí giải nội dung,nghệ thuật của tác phẩm văn học
II. VỀ KĨ NĂNG
1/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn học sử
2/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về văn học sử
III. VỀ THÁI ĐỘ
1/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
2/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử
3/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm
Huấn Cao và ông đò, chỉ ra điểm thống nhất và đổi mới trong phong cách Nguyễn Tuân trước và sau CM tháng tám -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: + Vẽ đúng bản đồ tư duy + Dựa vào tác phẩm, so sánh 2 nhân vật để phát hiện điểm giống và khác nhau trong phong cách. +BẢN ĐỒ TƯ DUY: TIẾT 48 CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. VỀ KIẾN THỨC 1/ Nhận biết: Nhận ra lỗi trong quá trình lập luận trong văn nghị luận 2/ Thông hiểu: Nguyên nhân của lỗi lập luận 3/Vận dụng thấp:Vận dụng hiểu biết về lỗi lập luận để sửa câu sai 4/Vận dụng cao:Viết bài cảm nghị luận với hành văn trong sáng, chặt chẽ. II. VỀ KĨ NĂNG 1/ Biết làm: bài nghị luận, không mắc lỗi lập luận; 2/ Thông thạo: các bước lập luận trong quá trình nghị luận. III. VỀ THÁI ĐỘ 1/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản , nhận diện chỗ sai và cách sửa trong quá trình lập luận; 2/ Hình thành tính cách: tự tin khi diễn đạt trong quá trình lập luận; 3/Hình thành nhân cách: có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. IV. ĐỊNH HƯỚNG GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC -Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản có mặc lỗi trong khi diễn đạt -Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập -Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản -Năng lực đọc - hiểu các văn bản nghị luận; -Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân sao cho các diễn đạt trôi chảy, trong sáng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH I. CHUẨN BỊ CỦA GV - Phương tiện, thiết bị: + SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 12, thiết kế bài học. + Máy tính, máy chiếu, loa... - PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH. Sách giáo khoa, bài soạn. C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC & 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển - GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học bằng cách chọn và bài làm của HS có mắc lỗi về diễn đạt để hướng dẫn các em sửa lỗi. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong quá trình viết văn nghị luận, chúng ta thường mắc nhiều lỗi về cách nêu luận điểm, luận cứ và luận chứng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các lỗi thường gặp để tìm cách phân tích và sửa chữa khi viết văn nghị luận. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Thao tác 1 - Tổ chức tìm hiểu và chữa lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm. 1. Tìm hiểu những đoạn văn SGK và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi là gì ? 2. GV hướng dẫn HS chữa lại những đoạn văn trên cho đúng. Thao tác 2 - Tổ chức tìm hiểu lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ. 1. HS chỉ ra lỗi nêu luận cứ ở ví dụ 1 và sửa lại cho đúng. 2. HS chỉ lỗi nêu luận cứ ở ví dụ 2 và sửa chữa lại. 3. HS tìm ra cái sai của việc nêu luận cứ và sửa chữa cho đúng. I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm 1. Bài tập 1 Lỗi nêu luận điểm : a) Đoạn văn a : Việc nêu luận điểm chưa logic, phù hợp với luận cứ : luận điểm nêu ra “cảnh vật trong bài thơ thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ” không logic với luận cứ nêu ra : ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tý... b) Đoạn văn b : luận điểm nêu ra dài dòng, rườm rà, không rõ ràng : Luận điểm “Người làm trai thời xưa... để mở mày, mở mặt với thiên hạ” dài dòng, không nêu được trọng tâm của luận điểm. c) Đoạn văn c : Luận điểm không rõ ràng, chưa logic với luận cứ nêu ra : giữa luận điểm: “VHDG ra đời từ... phát triển” với luận cứ tiếp theo “Nhắc đến nó... cuộc sống” rời rạc không có sự thống nhất về nội dung và liền mạch về liên kết đoạn văn. Hành văn chưa mạch lạc, thống nhất. 2. Bài tập 2 - ở đoạn văn a nên thay từ “vắng vẻ” bằng một tính từ khác để phù hợp với các luận cứ ( gần gũi, bình dị với cảnh làng quê Việt Nam) - ở đoạn văn b, luận điểm chỉ cần ngắn gọn “Người làm trai thời xưa luôn mang theo bên mình món nợ công danh”. Các luận điểm phần lớn có nội dung khái quát và phần lớn là câu chủ đề trong đoạn văn. - ở đoạn văn c, luận điểm cần sửa lại là : VHDG là kho tàng kinh nghiệm của cha ông được đúc kết từ xưa. II . Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ Bài tập 1 - Lỗi nêu luận cứ : dẫn thơ sai, luận cứ đưa ra không chuẩn, chưa chính xác. - Gv cho Hs tham khảo đoạn đã sửa chữa đúng. Bài tập 2 - Lỗi nêu luận cứ : Luận cứ đưa ra không phù hợp với luận điểm : Các luận cứ “Hai Bà Trưng....” chưa làm rõ luận điểm “trong lịch sử chống ngoại xâm ... thời nào cũng có”. Bài tập 3 - Lỗi luận cứ : lộn xộn, không theo một trình tự logic. Thao tác 1 - Tổ chức tìm hiểu lỗi liên quan đến việc vận dụng các phương pháp luận. 1. GV yêu cầu HS phân tích lỗi về phương pháp luận và sửa chữa lại cho đúng. 2. GV yêu cầu HS phân tích lỗi và sửa chữa đoạn. 3. GV yêu cầu HS tìm lỗi của đoạn và sửa chữa đoạn văn. III. Lỗi liên quan đến việc vận dụng các phương pháp luận Bài tập 1 - Lỗi về phương pháp luận : luận cứ không phù hợp với luận điểm.( Văn bản không thống nhất, mang rõ đặc điểm “ râu ông nọ cắm cằm bà kia” (tham khảo đoạn văn mẫu) Bài tập 2 - Lỗi : Luận cứ không phù hợp với luận điểm : các luận cứ đều nói về cái đói và những nhân vật gắn với cái đói nhưng luận điểm nêu ra lại là “Nam Cao về nông thôn”. Bởi vậy chỉ cần sửa lại luận điểm là : “Nam Cao viết nhiều về miếng ăn và cái đói”. Cách sửa là có thể viết lại luận điểm cho phù hợp với luận cứ, hoặc các luận cứ phải làm rõ ý của luận điểm để tạo nên tính thống hất của một văn bản. Bài tập 3 - Lỗi : luận điểm và luận cứ lộn xộn, không phù hợp.Hoạt động & 3.LUYỆN TẬP Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt GV giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Đoạn văn nào sau đây không phạm lỗi về lập luận? a. Lão Hạc có tình thương bao la. Lão thương con chó Vàng của lão: “ Tao ăn gì, mày cũng ăn cái ấySau này tao chết, này ở với ai?”. Lão thà chết chứ không tiêu vào số tiền của con trai và nhất định không bán nhà. Lão ăn củ chuối thay cơm và cuối cùng, khi không còn gì để ăn nữa, lão đã tự tử và chết một cách đau đớn, vật vã. b.Lão Hạc có tình thương bao la. Lão thương con chó Vàng của lão: “ Tao ăn gì, mày cũng ăn cái ấySau này tao chết, này ở với ai?”. Lão thà chết chứ không tiêu vào số tiền của con trai và nhất định không bán nhà. c.Lão Hạc có tình thương bao la. Lão thương con chó Vàng của lão: “ Tao ăn gì, mày cũng ăn cái ấySau này tao chết, này ở với ai?”. Lão thà chết chứ không tiêu vào số tiền của con trai và nhất định không bán nhà. Những việc làm ấy của lão đều xuất phát từ lòng thương con, muốn giữ vốn cho con. d.Lão Hạc có tình thương bao la. Lão thương con chó Vàng của lão: “ Tao ăn gì, mày cũng ăn cái ấySau này tao chết, này ở với ai?”. . Lão ăn củ chuối thay cơm và cuối cùng, khi không còn gì để ăn nữa, lão đã tự tử và chết một cách đau đớn, vật vã. Câu hỏi 2: Đoạn văn nào sau đây không phạm lỗi về lập luận? a. Trước hết, ta thấy nàng Kiều là một con người sống lương thiện, có lòng nhân ái. Cuộc đời của nàng Kiều có tài, có sắc, con người có tình, đa sầu đa cảm, có đạo đức. Đáng lẽ con người này phải được sống sung sướng nhưng nàng Kiều đã nếm trải tất cả nỗi khổ đau của người phụ nữ do xã hội cũ gây nên. b.Tìm hiểu toàn diện các chức năng của văn học, chúng ta hoàn toàn tán thành với nhận định của nhà viết kịch Đức, Béc-tôn Brếch: “Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên trái đất”. c. Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có nét đẹp truyền thống. Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế thì hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại. Chị Dậu không như Thúy Kiều hay Kiều Nguyệt Nga khi gặp hoạn nạn thì tìm vào cõi phập để hưởng chút bình an, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm. d. Qua bài thơ, ta thấy được sự chiến thắng của phong trào Thơ mới thật là một thành tựu đáng quý vì trong vòng hơn mười năm nó đã đi hết một vòng đời của mình, vừa hình thành, phát triển, vừa suy yếu, tan rã. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trả lời: [5]='c' [6]='b' & 4.VẬN DỤNG Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt GV giao nhiệm vụ: Sửa lỗi lập luận câu văn sau: Tôi bị hai vết thương, một vết ở mắt, một vết ở bến xe. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Lỗi không đồng vị ngữ - Sửa: Tôi bị hai vết thương, một vết ở mắt, một vtế ở bàn tay. & 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG. Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt GV giao nhiệm vụ: -HS thực hiện nhiệm vụ: Sưu tầm trên báo TUỔI TRẺ CƯỜI, mục Quán mắc cỡ để tìm ra những lỗi lập luận; - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Có ý thức tìm kiếm trong sách, báo, tạp chí để rút kinh nghiệm vễ lập luận. TIẾT :49 - 1/3 50 AI Đà ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (Trích- Hoàng Phủ Ngọc Tường) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. VỀ KIẾN THỨC 1/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm. 2/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. 3/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm. 4/Vận dụng cao: - Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Bút kí. II. VỀ KĨ NĂNG 1/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học; 2/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận III. VỀ THÁI ĐỘ 1/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản bút kí 2/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản bút kí 3/Hình thành nhân cách: -Biết nhận thức được ý nghĩa của kí hiện đại Việt Nam trong lích sử văn học dân tộc -Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà kí hiện đại đem lại -Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong kí hiện đại Việt Nam . IV. ĐỊNH HƯỚNG GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến kí hiện đại Việt Nam. - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm kí hiện đại Việt Nam. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về kí văn học. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm kí văn học . - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các thể loại tuỳ bút-bút kí-hồi kí - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH I. CHUẨN BỊ CỦA GV - Phương tiện, thiết bị: + SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 12, thiết kế bài học. + Máy tính, máy chiếu, loa... - PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH. Sách giáo khoa, bài soạn. C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 2. Kĩ năng : 3.Thái độ : 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC & 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển - GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài bút kí bằng cách cho HS: Xem chân dung nhà văn Hoàng Phủ NGọc Tường Xem một đoạn videoclip về Sông Hương Nghe một đoạn bài hát Dòng sông ai đã đặt tên. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Rất nhiều người trong chúng ta khắc sâu hình ảnh quê hương bằng dòng sông với muôn màu vẻ khác nhau, nhất là các nhà thơ, nhà văn. Dòng sông trong tim Tế Hanh là hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre, trong Hoàng Cầm là Xanh xanh bãi mía bờ dâu Một dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình và đẹp như một người đàn bà kiều diễm làm chúng ta không thể nào quên được Nguyễn Tuân –nhà văn nổi tiếng với thể tùy bút. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người con của xứ Huế cũng có những cảm xúc vừa sâu lắng, mãnh liệt, vừa tha thiết, chân thành về dòng sông Hương quê hương ông qua bút kí “Ai đã dặt tên cho dòng sông ?”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bút kí đó của Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt * Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm GV gọi 1 HS đọc lại phần Tiểu dẫn và trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? và vị trí đoạn trích. GV cũng nên khuyến khích HS trình bày những kiến thức vể tác giả, tác phẩm mà các em đọc được ngoài SGK. GV nhấn mạnh: - Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của HPNT: có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với duy tả đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, lối viết hướng nội, xúc tích, mê đắm và tài hoa tạo cho thể loại bút kí một phong cách riêng, đem đến những đóng góp mới cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại - Trên lớp, GV kiểm tra việc đọc tác phẩm ở nhà của HS. Có thể tiến hành bằng cách yêu cầu HS cho biết bố cục đoạn trích, xác định thuỷ trình của dòng sông qua sự miêu tả của nhà văn và nêu cảm nhận của bản thân về đoạn văn mà anh (chị) thích nhất. - Sau khi gọi một số HS trình bày, GV chốt lại bố cục đoạn trích và các ý chính. HS đọc và trình bày. -Cuộc đời của Hoàng Phủ Ngọc Tường gắn bó sâu sắc với xứ Huế (sinh ra tại thành phố Huế, học Đại học Huế, dạy học tại Trường Quốc học Huế, tham gia phong trào cách mạng tại Huế và trở thành một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đấu tranh chống Mĩ — Nguỵ ở Thừa Thiên - Huế). - Hoàng Phủ Ngọc Tường là người có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lí, văn hoá Huế. - Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà vãn chuyên vẻ thể loại bút kí. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, là nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế nên tâm hồn, tình cảm thấm đẫm văn hoá của mảnh đất này. - Chuyên về bút kí với đề tài khá rộng lớn, đó là cảnh sắc và con người khắp mọi miền đất nước nhất là những bài viết về Huế. - Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của HPNT 2. Tác phẩm: - Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết tại Huế ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên (NXB Thuận Hoá 1986) - Bài kí gồm 3 phần, đoạn trích gồm phần thứ nhất và đoạn kết. * Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản -GV yêu cầu HS đọc (đọc thầm) lại một lần nữa đoạn văn đầu tiên rồi tìm hiểu xem nhà văn đã miêu tả sông Hương ở thượng nguồn như thế nào. * Thao tác 2 : Thảo luận nhóm Nhóm 1: Nhà văn đã gọi sông Hương bằng tên gọi nào ? Đã ví nó với ai ? Đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật vẻ đẹp và đặc tính của con sông ?) Nhóm 2: -GV dẫn dắt và nêu câu hỏi : Nhà văn đã hình dung vể sông Hương như thế nào khi nó còn ở “giữa cánh đổng Châu Hoá đầy hoa dại” ? Từ đó, hãy phát hiện điều thú vị trong cách cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về thuỷ trình của con sông khi nó bắt đầu vể xuôi? -GV lưu ý HS phân tích những đặc sắc trong cách miêu tả của nhà văn qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ, cách hành vần và các biện pháp nghệ thuật khác... Nhóm 3: -GV gợi ý thảo luận, tìm hiểu : Cuối cùng thì sông Hương cũng đã đến được thành phố thân yêu của mình. So với trước khi vào thành phố, sông Hương đã có thêm những vẻ đẹp mới, độc đáo và hiếm thấy ở các dòng sông khác trên thế giới. Ai có thể chứng minh điểu đó qua việc phân tích các góc độ cảm nhận và miêu tả sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường ? Nhóm 4: Vẻ đẹp của sông Hương trước khi từ biệt Huế thể hiện như thế nào? Đại diện nhóm 1 trả lời: - Sông Hương mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, được thể hiện qua những so sánh và những hình ảnh đầy ấn tượng: - là “bản trường ca của rừng già” -> Nhấn mạnh Sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên; - là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại” -> nhấn mạnh vẻ đẹp hoang dại nhưng tình tứ của dòng sông. Tác giả nhân hoá con sông khiến nó hiện lên như một con người có cá tính và tâm hồn; - là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” -> sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hoá.. + “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Đại diện nhóm 2 trả lời: - Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường: + Sông Hương như người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài: vóc dáng mới, sức sống mới đầy khát khao và lãng mạn. - Nghệ thuật: + Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh tg đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương + Những câu văn giàu chất hoạ, giàu cảm xúc và liên tưởng. Đại diện nhóm 3 trả lời: +Sông Hương — ”điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” Miêu tả dòng sông giữa lòng thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn cho mình kênh tiếp cận là âm nhạc. Ở góc độ này, sông Hương chính là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Đại diện nhóm 4 trả lời: - Sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”. - Con sông dùng dằng như “nàng Kiều trong đêm tình tự” trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa. Thao tác 3: GV: Trong lịch sử và trong đời thường, thi ca, sông Hương đã hiện lên với những vẻ đẹp đáng trân trọng và đáng mến. Nhà văn đã phát hiện và lí giải về những vẻ đẹp đó của Hương giang như thế nào ? - GV nêu vấn để : Vì sao sông Hương lại có thể trở thành dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ ? Thao tác 4: ? Tác giả đã lí giải về tên của dòng sông như thế nào? Cách lí giải ấy cho hiểu thêm điều gì về tính cách và tâm hồn người Huế? HS phát hiện và lí giải: => lịch sử: hùng tráng và đời thường: giản dị, sông Hương tự biết thích ứng với từng hoàn cảnh, không gian và thời gian khác nhau -> dòng sông trở nên mới mẻ trong càm nhận của mọi người và có thêm vẻ đẹp mới - Sông Hương còn là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Tác giả cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương. Đó là dòng thơ không lặp lại mình: + “Dòng sông trắng - lá cây xanh”(Chơi xuân-Tản Đà) + “Như kiếm dựng trời xanh”( Trường giang như kiếm lập thanh thiên-Cao Bá Quát). + “Con sông dùng dằng, con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”(Thơ của Thu Bồn) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN A/ Nội dung: 1. Thủy trình của Hương giang: a) Sông hương nơi khởi nguồn: - là “bản trường ca của rừng già” - là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại” - là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” - “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. -> Sự tài hoa của ngòi bút HPNT: liên tưởng kì thú, ngôn từ gợi cảm, câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục gợi dậy dư vang của trường ca; thủ pháp điệp cấu trúc + động từ mạnh tạo âm hưởng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già b) Đến ngoại vi thành phố Huế: - sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức. - Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi - Nghệ thuật: -> Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước. c) Đến giữa thành phố Huế: - Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, nó như tìm được chính mình nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. - Nó có những đường nét tinh tế: “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”. - “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. - Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp con sông lúc đêm sâu. Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành. Khi đó, trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người t
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_12_theo_cv3280_chuong_tr.doc