Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 11 theo CV3280 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

2. Về kĩ năng:

- Đọc – hiểu thế kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

- Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm

3. Về thái độ:

- HS hiểu đúng về bản chất của lịch sử, xã hội trung đại cuối thế kỉ XVIII.

- Trân trọng lương y, có tâm có đức.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

 - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thế kí (kí sự) trung đại Việt Nam.

 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thế kí (kí sự) trung đại.

 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những thế kí (kí sự) trung đại.

 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập

 - Tư liệu tham khảo: Hồ Chí Minh toàn tập (NXB Giáo dục).

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

- Tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh.

 

docx 258 trang linhnguyen 08/10/2022 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 11 theo CV3280 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 11 theo CV3280 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 11 theo CV3280 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021
g, nó đối lập với cuộc sống mỏi mòn, nghèo khổ, tối tăm của người dân phố huyện.
- Hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
- Là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh, không cam chịu cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo đang vây quanh.
* Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm:
- Đừng để cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa.
- Những ai phải sống trong một cuộc sống tối tăm, mòn mỏi, tù túng, hãy cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi sáng.
 🢡 Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
2. Hướng dẫn HS tổng kết bài học
HS phát biểu tự do cảm nhận của bản thân về tác phẩm "Hai đứa trẻ"
- Nghệ thuật
- Ý nghĩa
III. Tổng kêt
1. Nghệ thuật 
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Bút pháp tương phản đối lập.
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. 
2. Ý nghĩa văn bản:
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng với những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn
Trình chiếu bài tập, yêu cầu HS trả lời
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó (Trích Nhà mẹ Lê, Thạch Lam)
1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì?
2. Nêu nội dung chính của văn bản?
3. Nhân vật chính trong tác giả là ai? Em có cảm nhận như thế nào về nv đó?
4. Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tg sử dụng trong văn bản trên?
5. Theo em, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì với nhân vật trên?
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
 HS làm bài thu hoạch: (một trong những hình thức sau)
- Thử tưởng tượng và vẽ tranh minh họa hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện
- Viết đoạn văn từ 10- 15 dòng trình bày bài học cho bản thân về một cuộc sống có ý nghĩa.
- Từ ý nghĩa của tác phẩm, em có suy nghĩ gì về ước mơ, khát vọng của con 
người trong cuộc sống. 
Tích hợp kĩ năng sống: Lưu giữ nhật ký: ghi lại những cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa cuộc sống được nhân thức qua tác phẩm.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị: Chữ người tử tù. 
+ Tìm hiểu về Nguyễn Tuân, nghệ thuật thư pháp
+ Đọc, tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài 
*******************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 36: Đọc văn
ÔN LUYỆN: HAI ĐỨA TRẺ - Thạch Lam - 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS củng cố kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi nhằm nắm được: 
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự trân trọng, cảm thông của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi đẹp hơn. 
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ. 
2. Về kĩ năng:
- Có năng lực đọc hiểu văn bản truyện ngắn theo đặc trưng thể loại. 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn. 
3. Về thái độ: 
- Biết đồng cảm với kiếp sống mòn mỏi, tù túng của những con người bất hạnh. 
- Sống yêu thương: yêu thương và trân trọng cuộc sống, đồng cảm và thương xót những con người có số phận bất hạnh. 
II. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Chuẩn bị của GV: SGK, SGK, bài soạn, tư liệu về Thạch Lam
- Chuẩn bị của HS: SGK, Vở soạn, tìm đọc Thạch Lam
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong quá trình tìm hiểu bài mới
 2. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn trả lời câu hỏi trắc nghiệm
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thạch Lam sở trường về thể loại nào?
A. Truyện ngắn trữ tình. B. Tiểu thuyết tình cảm.
C. Tuỳ bút. D. Ông là một tài năng đa dạng.
Câu 2: Khái quát nào dưới đây không phải là đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam ?
A. Truyện thường không có cốt truyện.
B. Nhân vật thường được đặt trong những hoàn cảnh giàu tính bi kịch với rất nhiều chi tiết phức tạp đan chéo nhau.
C. Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.
D. Chú trọng những cảm giác mong manh, mơ hồ trong đời sống thường ngày.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam?
A. Mỗi truyện giống như một bài thơ trữ tình giọng điệu điềm đạm.
B. Truyện thường chứa đựng những tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm tinh tế trước những biến thái của cảnh vật và lòng người.
C. Lời văn trong sáng, giản dị, thâm trầm mà sâu sắc.
D. Nhân vật rất điển hình và giàu tính cách.
Câu 4: Thạch Lam không dùng âm thanh nào dưới đây để miêu tả cảnh chiều muộn nơi phố huyện?
A. Tiếng trống thu không. B. Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng.
C. Tiếng chó cắn ma. D. Tiếng muỗi vo ve.
Câu 5: Cảnh vật được chọn để miêu tả lúc chiều xuống ở phố huyện (đoạn văn đầu tiên của truyện) đều có chung điểm gì?
A. Cảnh đều rất yên lặng. B. Cảnh đều gợi buồn.
C. Cảnh đều gợi sự lụi tàn tương ứng với những kiếp người nơi phố huyện. D. Cả A, B và C.
Câu 6: Trước cảnh chiều muộn đang chuyển vào đêm nơi phố huyện, tâm trạng của chị em Liên được miêu tả như thế nào?
A. Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Lòng nao nao buồn.
B. Liên thấy động lòng thương. C. Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo.
D. Liên thấy vui vui vì lại sắp được đón đoàn tàu đêm.
Câu 7: Tại sao tất cả những người dân nghèo nơi phố huyện đều mong chờ bằng một tâm trạng rất háo hức chuyến tàu cuối cùng của đêm?
A. Vì nó có thể giúp họ bán được hàng, từ đó mới có thể cải thiện được cuộc sống hàng ngày của họ.
B. Vì đoạn tàu từ Hà Nội đến, nó mang theo ánh sáng và văn minh.
C. Gồm A và B.
D. Nó mang đến cho họ niềm khát khao và hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở tương lai.
HĐIII. Hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
HS thảo luận nhóm 3 phút tìm hiểu yêu cầu của đề. 
HS thảo luận nhóm theo bàn trong 7 phút : Lập dàn ý sơ lược
Thân bài cần triển khai các luận điểm như thế nào? 
Trước cảnh phố huyện lúc đêm khuya, tâm trạng nhân vật Liên như thế nào?
Chuyến tàu đêm đi qua phố huyện có ý nghĩa như thế nào với Liên? 
III. Câu hỏi tự luận
1.Tìm hiểu đề:
- Dạng đề: Phân tích một vấn đề (tâm trạng nhân vật) trong tác phẩm truyện.
- Yêu cầu của đề:
+ Yêu cầu về nội dung: Làm nổi bật tâm trạng của nhân vật Liên..
+ Yêu cầu về thao tác: Phân tích là thao tác chính, cần kết hợp các thao tác khác như: chứng minh, bình luận, so sánh
+ Yêu cầu về tư liệu: Dẫn chứng là những từ ngữ, câu văn, chi tiết tiêu biểu ở văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 11.
2. Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu tác giả Thạch Lam, dẫn vào truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Nêu vấn đề: Truyện miêu tả sâu sắc tâm trạng nhân vật Liên – cô gái mới lớn có tâm hồn nhạy cảm và trái tim tràn đầy yêu thương.
* Thân bài:
- Khái quát: Nêu xuất xứ, thời gian sáng tác, tóm tắt truyện.
Phân tích :
- Tâm trạng Liên trước cảnh phố huyện lúc chiều tàn.
+ Trước cảnh chiều tàn với âm thanh báo hiệu “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”; với nền trời phương tây “đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, “dãy tre làng trước mặt đen lại”; văng vẳng âm thanh của “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Đó là “một chiều êm ả như ru”, không gian ấy khiến cho “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
+ Trước cảnh chợ tàn : buổi chợ ở một vùng quê nghèo “trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. “Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc” khiến chị em Liên “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Trên nền đất chỉ còn lại rác rưởi ấy còn mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ đang “nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Nhìn chúng, Liên thấy “động lòng thương” nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng nó.
- Tâm trạng Liên trước cảnh phố huyện lúc đêm khuya
+ Khung cảnh thiên nhiên và con người : “ngập chìm trong đêm tối mênh mông”. Đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối (ánh sáng chỉ hé ở “khe”cửa của một vài cửa hàng, ở “quầng sáng” quanh ngọn đèn chị Tí, nơi “chấm lửa” nhỏ ở bếp lửa của bác Siêu và từng “hột” sáng lọt qua phên nứa từ hàng của Liên.)
+ Nhịp sống của những người dân lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”.
+ Tâm trạng của Liên : nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp ở Hà Nội ; buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ.
Tâm trạng Liên trước cảnh phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua
Phố huyện sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi lại chìm vào bóng tối. Chị em Liên hân hoan hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu qua. Con tàu mang theo mơ ước về một thế giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm.
Ý nghĩa của chuyến tàu đêm : là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện. Qua tâm trạng của chị em Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Nghệ thuật miêu tả tâm trạng:
 - Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
Kết bài :
Kết luận chung về tâm trạng của Liên. Ý nghĩa của tâm trạng.
Cảm nghĩ về tác giả.
3. Củng cố, luyện tập: 
Sau bức tranh thiên nhiên, cảnh sống của những người dân phố huyện hiện  lên như thế nào? Cảnh sống đó gợi cho em những suy nghĩ gì? 
- Cuộc sống  
+ Hình ảnh bác phở Siêu 
+ Mẹ con chị Tí hàng nước 
+ Gia đình bác xẩm....... 
=> suy nghĩ  
+ Tình trạng trì trệ, tù đọng của XH Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 
+ Cuộc sống cơ cực... của người dân 
+ Đời sống tâm hồn của họ: thuần hậu, ấm áp tình người 
+ Thái độ đồng cảm của nhà văn... 
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Vẽ sơ đồ tư duy bài Hai đứa trẻ, hoàn thành bài văn
- Chuẩn bị bài Ngữ cảnh: Khái niệm, các nhân tố của ngữ cảnh, vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp.
******************************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 37: Đọc văn
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - NGUYỄN TUÂN
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo ko khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
nội dung và hình thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
3.Thái độ: Biết trân trọng con người vừa có tài vừa có đức; biết yêu quý và giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; tự rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho nhân dân, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sáng tạo: xác định và hiểu được những ý tưởng mà NT muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hđ thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử dụng TV.
 - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học - tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật NT; biết rung động trước cái đẹp và tâm hồn đẹp; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 - Tư liệu tham khảo: Tuyển tập Nguyễn Tuân (NXB Văn học 2002); video giới thiệu về Nguyễn Tuân (https://www.youtube.com/watch?v=ic6Vi6sv0nM)
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
+ Tìm hiểu về Nguyễn Tuân, nghệ thuật thư pháp, văn bản Cô Tô ngữ văn 6
+ Đọc, tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: GV trình chiếu đoạn văn
"Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kĩnh mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông". 
Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.
+ Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo ko khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả 
ChoHS xem video giới thiệu về Nguyễn Tuân
https://www.youtube.com/watch?v=ic6Vi6sv0nM
Lưu ý: Xuất thân, phong cách
Về Tập truyện “Vang bóng một thời”
HS đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi: 
- Em hãy nêu một số nét độc đáo của tập truyện ngắn? (Nhân vật chính, nội dung, chủ đề )
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
- Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh tại Hà Nội, trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Ông đặc biệt thành công ở hai thể loại: truyện ngắn và tuỳ bút.
- Phong cách nghệ thuật: Tài hoa, uyên bác.
2. Tập truyện “Vang bóng một thời”
- Gồm 11 truyện ngắn , in 1940.
- Nhân vật chính: Những trí thức Hán học tài hoa lỗi lạc. Họ là lớp nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “Thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn”.
- Nội dung : kể về những phong tục đẹp, cách ăn chơi thanh lịch tao nhã có văn hoá: Thả thơ, đánh thơ, thưởng trà.
 Qua đó, ca ngợi nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc.
- Chủ đề : Thông qua những vẻ đẹp còn vang bóng, nhà văn kín đáo bày tỏ thái độ bất hòa sâu sắc trước thực tại cũng như lòng yêu nước và tinh thần dân tộc .
3. Tác phẩm “Chữ người tử tù”
- Lúc đầu có tên : Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí “Tao đàn”
- Năm 1940 được đưa vào tập truyện “Vang bóng một thời” và đổi tên: Chữ người tử tù.
2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Tình huống là cái tình thế xảy ra truyện; khoảnh khắc sự sống hiện ra đậm đặc, có khi chứa đựng cả một đời người, thể hiện mâu thuẫn hoặc quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác hoặc mâu thuẫn trong lòng một nhân vật, quan hệ giữa nhân vật và xã hội, môi trường...góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng tác phẩm
- Toàn bộ truyện ngắn này xoay quanh sự kiện chính nào?
- Cuộc gặp gỡ diễn ra ở đâu? Đó vốn là không gian như thế nào?Cuộc gặp gỡ diễn ra vào thời gian nào?Việc chọn không gian, thời gian ấy có  tác dụng như thế nào trong việc xây dựng tình huống truyện?
Thảo luận nhóm theo bàn: 
Hãy cho biết thân phận và những mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm?
Câu hỏi gợi ý:
+Bước vào cuộc gặp gỡ này Huấn Cao đang ở trong hoàn cảnh nào?
+ Viên quản ngục đang phải thực thi nhiệm vụ gì?
+Như vậy, xét trên bình diện xã hội Huấn Cao và viên quản ngục có mối quan hệ như thế nào?
+ Huấn Cao lại được biết đến với những tài năng gì?
+ Viên quản ngục lại có sở nguyện gì?
+Như vậy, xét trên bình diện nghệ thuật Huấn Cao và viên quản ngục lại có mối quan hệ như thế nào?
+Xây dựng những mối quan hệ ấy, tác giả đã tô đậm tính chất gì cho tình huống truyện?
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
* Tình huống truyện chính là cái cớ để nảy sinh sự việc.
* Vai trò của tình huống truyện
 - Tính cách nhân vật được bộc lộ.
 - Góp phẩn thể hiện, chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
 - Thể hiện tài năng khám phá hiện thực của nhà văn.
* Tình huống truyện của “Chữ người tử tù”
- Cuộc gặp gỡ tình cờ, oái oăm giữa Huấn Cao- một tử tù nguy hiểm và thầy trò viên quản ngục.
+ Không gian: Nhà tù → Không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
+ Th

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_11_theo_cv3280_chuong_tr.docx