Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 10 theo CV3280 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp HS

- Nắm được những kiến thức chung nhất,tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam và sự vận động phát triển của của văn học Việt Nam

- Nắm vững hệ thống vấn đề về :

 + Thể loại của văn học Việt Nam

 + Con người trong văn học Việt Nam.

2. Kỹ năng: đọc hiểu bài khái quát:

3.Thái độ: Tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học. Từ đó có lòng say mê đối với văn học Viêt Nam

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam

- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và văn học viết)

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;

- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

B. Chuẩn bị của GV & HS:

- Giáo viên: + Nghiên cứu sgk, sgv,và các tài liệu tham khảo khác về văn học Việt Nam

 + Thiết kế bài dạy. Sưu tầm tranh, ảnh về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu văn học VN

- Học sinh: + Đọc Sgk, trả lời các câu hỏi gợi ý cuả Sgk

C. Phương pháp: Gv có thể sử dụng một số phương pháp như: Phát vấn, diễn giảng, chứng minh, khái quát, tổng hợp. để tổ chức giờ dạy - học.

 

docx 129 trang linhnguyen 6720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 10 theo CV3280 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 10 theo CV3280 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 10 theo CV3280 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2020-2021
ảnh so sánh, ẩn dụ.
 + Có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian (môtíp nghệ thuật).
- Cách cấu tứ:
+ Phú: phô bày, diễn tả một cách trực tiếp, ko thông qua so sánh về người, việc, tâm tư, tình cảm.
VD: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ; Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai;...
+ Tỉ: dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ để bộc lộ tâm tình của người lao động.
VD: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than; Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền;...
+ Hứng: chỉ những bài ca dao trước nói đến “cảnh” (bao gồm cả sự vật, sự việc) sau mới bộc lộ “tình”(tình cảm, ý nghĩ, tâm sự)
VD: Trên trời có đám mây xanh/ ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng/ ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây/ Xây dọc rồi lại xây ngang/ Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân;...
 II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc.
2.Chủ đề:
- Bài 1: ca dao than thân.
- Bài 4; 6: ca dao yêu thương tình nghĩa.
3. Tìm hiểu văn bản:
3.1. Tiếng hát than thân (bài ca dao 1 ):
a. Nét chung: 
+ Âm điệu: xót xa, ai oán, than trách.
+ Chủ thể lời than: người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Công thức (môtíp) mở đầu: Thân em.
 Chữ “thân” trong từ “ thân phận” chỉ địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ ko may của con người, do số phận định đoạt, ko thể thoát khỏi được (theo quan niệm duy tâm).
⭢ Tạo cho lời than thân ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh đến thân phận nhỏ nhoi, đáng thương của người phụ nữ.
⭢ Môtíp “thân em” xuất hiện với tần số khá lớn trong ca dao.
⭢ Lời than thân đã trở thành “lời chung’của người phụ nữ trong XHPK bất công.
+ Biện pháp nghệ thuật: so sánh- ẩn dụ ⭢ Tạo mối quan hệ tương đồng giữa thân phận con người với sự vật, hiện tượng.
 + Hình ảnh tấm lụa đào: sang trọng, quý giá, đẹp đẽ biểu tượng cho:
⭢ Nhan sắc rực rỡ giữa độ xuân thì.
⭢ Tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ.
b. Nét riêng độc đáo của bài ca dao:
+ Hình ảnh tấm lụa đào và tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:
⭢ sự đối lập giữa vẻ đẹp, giá trị >< thân phận.
Lẽ thường cuộc sống tương xứng dành cho người con gái có nhan sắc và phẩm hạnh tốt đẹp là cuộc sống hạnh phúc, bình yên.
Nhưng ở đây thân phận của cô chỉ được coi như“tấm lụa đào phất phơ giữa chợ”, như 1 món hàng giữa chợ đời.
 Chợ: không gian ồn ào, phức tạp, xô bồ với đủ người thanh, kẻ thô, hiền nhân quân tử lẫn phàm phu tục tử ⭢ Tấm lụa đào ko thể tự lựa chọn người mua. 
+ Phất phơ ⭢ cái thế bấp bênh, chông chênh.
+ Biết vào tay ai ⭢ cảm giác chới với, đắng cay của thân phận ko thể tự lựa chọn, quyết định được hạnh phúc, tương lai của mình. Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thở chính là khi vừa bước vào độ tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời thì nỗi lo thân phận lại ập đến ngay. 
 ▶Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, ko thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình.
phú, giàu hình ảnh.
4.Củng cố kiến thức cho học sinh: GV hệ thống lại nội dung bài học.
 5. Yêu cầu HS học ở nhà: 
 Yêu cầu hs:- Sưu tầm các câu ca da cùng nội dung chủ đề với những bài đã học.
 - Tiếp tục tìm hiểu về những bài ca dao yêu thương tình nghĩa.
*********************************************
Ngày soạn:11/10/2020
 Tiết 27: Đọc văn
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA (T2)
( Bài 1,4,6 )
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: 
+Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa ;
+ Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao
2. Về kỹ năng: Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ: Học tập nghiêm túc
4.Năng lực: 
- Năng lực trình bày suy nghĩ , cảm nhận cá nhân về ‎ nghĩa văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
B.Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
 - HS: Đọc trước và tóm tắt các ý chính của bài học. 
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp.
STT
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
10A9
2. Kiểm tra bài cũ. 
 Câu hỏi: Đọc thuộc hai bài ca dao than thân đã học? Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh tấm lụa đào?
3. Bài mới: 
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Đọc một số bài ca dao mà em biết? Sau đó Gv dẫn dắt vào bài
3.2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gv dẫn dắt: Nỗi nhớ là hiện thân của tình yêu... Nhưng nó vốn trừu tượng: “Tương tư phải cái nó làm sao/ Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào” (Nguyễn Công Trứ). Song với tác giả dân gian, nỗi nhớ ấy lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm...
- Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là ai?
- Trong 10 câu đầu, tính từ nào được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần? Nó diễn tả tâm trạng, tình cảm gì của cô gái?
- Không chỉ dùng tính từ bộc lộ trực tiếp cảm xúc, để bộc lộ nỗi lòng thương nhớ, cô gái còn mượn những hình ảnh biểu tượng nào?
- Hình ảnh cái khăn được nói đến nhiều nhất trong bài ca dao. Vì sao vậy?
- Tìm điệp ngữ và ý nghĩa của nó trong 6 câu thơ đầu?
- Những trạng thái nào của chiếc khăn được miêu tả? ý nghĩa của chúng? Nghệ thuật được sử dụng ở đây?
- Hình ảnh ngọn đèn gợi khoảng thời gian nào? Từ đó, em thấy sự vận động nào của nỗi nhớ? Ý nghĩa của hình ảnh “Ngọn đèn ko tắt”?
- Từ cách mượn cái khăn, ngọn đèn bộc lộ lòng mình đến cách miêu tả nỗi nhớ thông qua đôi mắt, em thấy sự vận động của nỗi nhớ được diễn tả ntn?
Gv liên hệ đến bài “Sóng”(Xuân Quỳnh) khắc sâu kiến thức.
- Sự khác biệt về thể thơ của 2 câu kết so với 10 câu trên?
- Em hiểu thế nào là cảm xúc lo phiền?
- Cô gái lo phiền về điều gì? 
- Trong 1 chỉnh thể nghệ thuật, dù có tồn tại những trạng thái cảm xúc trái ngược nhau thì sự tồn tại của chúng ko độc lập, tách rời nhau. Bài ca dao nàycó đề cập đến 2 ý rất rõ ràng. Theo em, giữa chúng có mối quan hệ ntn?
Gv dẫn dắt: Hình ảnh muối mặn- gừng cay là 2 hình ảnh gắn bó, thường được nhắc đến trong ca dao như những biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung của con người: “Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”,...
- Bên cạnh việc dùng biểu tượng, hai câu cuối bài ca dao tiếp tục khẳng định điều gì?
Yêu cầu hs đọc và học phần ghi nhớ (sgk).
- Qua chùm ca dao đã học, em thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao?
3.2. Tiếng hát yêu thương tình nghĩa ( Bài 4,6 ).
a. Những điểm chung:
- Nội dung: thể hiện những cung bậc cảm xúc của con người trong tình yêu nam nữ ,tình nghĩa vợ chồng.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: phong phú, giàu hình ảnh.
+ Cách cấu tứ: thể hứng .
b. Nét đặc sắc của từng bài ca dao:
b1. Bài 4:
- Nhân vật trữ tình: cô gái.
* Nỗi nhớ thương:
- Điệp từ “thương nhớ” (5 lần):
⭢ nỗi nhớ chồng chất, triền miên, cồn cào, da diết như những lớp sóng đang dồn vỗ trong tâm hồn cô gái đang yêu.
⭢ tình yêu chân thành, mãnh liệt, sâu sắc.
- Hình ảnh khăn: + Là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ “người đàng xa”.
 VD: -“ Gửi khăn, gửi áo, gửi lời,
 Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”.
“Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”.
 + Là vật luôn gắn bó, chia sẻ tâm tình với người con gái.
- Điệp từ “khăn” (6 lần, ở vị trí đầu câu thơ) ⭢cấu trúc điệp vắt dòng và điệp ngữ “Khăn thương nhớ ai” (3 lần) diễn tả nỗi nhớ triền miên, da diết, khắc khoải, vừa rất mãnh liệt vừa rất nữ tính..
- Những trạng thái của chiếc khăn:
+ Thương nhớ.
+ Rơi xuống đất.
+ Vắt lên vai.
+ Chùi nước mắt.
 ⭢ Những hình ảnh nhân hoá và một loạt các động từ chỉ sự vận động trái chiều (vắt 🢖🢔 rơi, lên 🢖🢔 xuống) cộng hưởng với hình ảnh những giọt nước mắt đã diễn tả nỗi nhớ trải ra ko gian nhiều chiều và tâm trạng rối bời, ngổn ngang trăm mối của cô gái.
- Hình ảnh ngọn đèn⭢ gợi thời gian ban đêm⭢ nỗi nhớ chuyển từ ko gian sang thời gian, từ ngày sang đêm nên càng thêm sâu sắc, da diết.
- Hình ảnh ngọn đèn ko tắt⭢ là ẩn dụ chỉ ngọn lửa tình yêu bừng cháy, mãnh liệt, nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian.
⭢ Hình ảnh ngọn đèn gợi tả chiều dài của nỗi nhớ dằng dặc theo thời gian.
- Hình ảnh đôi mắt:
+ Là hình ảnh hoán dụ.
+ Là cửa sổ tâm hồn⭢ con người khó giấu cảm xúc, tình yêu qua nó.
⭢ “Mắt ngủ ko yên”⭢ Sự trằn trọc, thao thức ⭢ nỗi nhớ xâm nhập cả tiềm thức và vô thức của cô gái. 
⭢ Hình ảnh đôi mắt diễn tả chiều sâu của nỗi nhớ.
🢡10 câu đầu:
+ Diễn tả ko gian ba chiều của nỗi nhớ (trải rộng theo ko gian, trải dài theo thời gian và thâm nhập vào chiều sâu tiềm thức và vô thức của con người).
+ Thể hiện sự vận động cứ tăng dần, mãnh liệt, sôi trào của nỗi nhớ.
* Nỗi lo phiền:
- Thể thơ: lục bát (khác 10 câu trên: thể vãn bốn)⭢ âm điệu da diết, khắc khoải, lắng sâu.
- Lo phiền: lo lắng, phiền muộn ⭢ tâm trạng nảy sinh khi con người đối diện với những trở ngại trong cuộc sống.
- Cô gái lo phiền: vì ko yên một bề. 
⭢ Nỗi lo của cô gái trước ngưỡng cửa hôn nhân.
 Đặt trong hoàn cảnh cuộc sống người phụ nữ xưa và trong hệ thống những bài ca dao than thân về hôn nhân gia đình ⭢ cô gái lo âu vì lễ giáo PK bất công, hủ tục của xa hội cũ khiến tình yêu dù có thiết tha sâu nặng nhưng ko dễ gì dẫn tới được hôn nhân, đơm hoa kết trái: “Thương anh cũng muốn nói ra/ Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời”.
*Mối quan hệ giữa nỗi nhớ thương vànỗi lo phiền:
- Cùng một cội rễ nguyên nhân:
+ Thương nhớ: vì yêu, vì xa cách.
+ Lo phiền: vì yêu, vì tình yêu còn bị ngăn cách bởi những trở ngại
- Bước phát triển từ cảm xúc nhớ thương đến nỗi lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi thể hiện khao khát hạnh phúc chính đáng của người con gái.
🞂 Tiểu kết: Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ thương bồn chồn, da diết xen lẫn những lo âu của một trái tim chân thành, cháy bỏng yêu thương.
b2. Bài 6:
- Muối và gừng:
+ Là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta.
+ Còn được dùng như những vị thuốc lúc đau ốm của người lao động nghèo.
+ Là những vật luôn gắn bó với nhau.
+ Thử thách thời gian không làm nhạt phai hương vị: Muối- 3 năm- còn mặn/ Gừng- 9 tháng- còn cay.
- Hình ảnh biểu tượng: muối mặn- gừng cay
 ⭢ Đó là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những trải nghiệm cay đắng, mặn mà của tình người nhất là tình cảm vợ chồng. 
⭢ Đồng thời sự gắn bó tự nhiên của chúng còn biểu trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người. 
- Tình nghĩa con người:
Ba vạn sáu ngàn ngày- mới xa.
 ⭣Cả đời người
⭢ Chỉ có cái chết mới đủ sức chia lìa con người.
🞂 Tiểu kết: Bài ca dao trên thể hiện sự gắn bó thuỷ chung, son sắt, bền vững của tình cảm vợ chồng.
III. Tổng kết bài học:
 Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường dùng:
- Sự lặp lại các công thức mở đầu (môtíp nghệ thuật).
- Các hình ảnh biểu tượng: chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay- muối mặn,...
- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ,...
- Thể thơ: lục bát, song thất lục bát và các biến thể của chúng, vãn bốn, vãn năm, hỗn hợp,...
3.3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu kiến thức đã học.
- Nội dung hoạt động: Định hướng cho HS TLCH.
- Cách thức thực hiện:HS TL CH
?Qua chùm ca dao đã học, anh chị thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao? Những biện pháp đó có nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết?
Gợi ý: Những biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh ẩn dụ
+ Lặp lại mô thức mở đầu
+ Sử dụng một số hình ảnh đã thành biểu tượng: cây đa, giếng nước, mái đình...
Thơ trong văn học viết mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân người sáng tác, ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật ( trùng lặp về mô thức) mang đậm sắc thái dân gian
3.4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà 
- Sưu tầm thêm những bài ca dao mở đầu bằng "thân em" và "ước gì"
- Sưu tầm những bài ca dao yêu thương tình nghĩa
3.5.MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO (Ở NHÀ)
-Mục tiêu, ý tưởng: giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức bài học.
- Phương tiện: Các tài liệu tham khảo.
Sưu tầm các câu ca da cùng nội dung chủ đề với những bài đã học.
 *Dặn dò: Đọc trước bài tiếng Việt: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
***************************************
Ngày soạn:24/10/2020
 Tiết 28:Tiếng Việt
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: 
+Nắm được những đặc điểm về tình huống giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu và các phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
+ Có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp với dạng nói và dạng viết.
2. Về kỹ năng: 
 + Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động nghe trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói (nói : phát âm, ngữ điệu, phối hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, quan sát người nghe, điều chỉnh lời nói,... ; nghe : chăm chú theo dõi, phản ứng lại, đổi vai nói, hồi đáp người nói,...) 
 + Những kĩ năng thuộc hoạt động viết và hoạt động đọc trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ viết (viết : xác định các nhân tố giao tiếp, lập đề cương, lựa chọn từ ngữ, thay thế từ ngữ, lựa chọn kiểu câu, dùng dấu câu, liên kết câu,... ; đọc : đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc hiểu, tóm tắt nội dung,...) 
+ Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết : tránh nói như viết, hoặc viết như nói.
3. Về thái độ: Có ý thức cẩn trọng, sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
4. Năng lực: Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp,
B.Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
 - HS: Đọc trước và tóm tắt các ý chính của bài học. 
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp.
STT
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
10A9
2. Kiểm tra bài cũ. 
Câu hỏi: Đọc thuộc các bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học? Nêu ý nghĩa của các biểu tượng nghệ thuật: tấm lụa đào, gừng cay- muối mặn?
3. Bài mới: 
3.1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gọi HS thiết lập một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. HS rút ra nhận xét. 
Gv dẫn dắt vào bài mới:
Trong giao tiếp hàng ngày sử dụng ngôn ngữ nói và viết thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả là một vấn đề quan trọng, thiết thực. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
3.2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gv hướng dẫn, gợi mở cho hs bằng các câu hỏi để lập bảng đối sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trên các mặt: khái niệm, các đặc đểm.
I. Khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
Các mặt
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
1.
Khái niệm.
Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, ở đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể luân phiên nhau trong vai nói và vai nghe.
Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
2. Đặc điểm.
a.Phương tiện(chất liệu).
b.Hoàn cảnh sử dụng.
c.Mặt bên kia của hệ thống ngôn ngữ:
- Phương tiện chủ yếu: lời nói- chuỗi âm thanh ngôn ngữ mà con người có thể nhận biết bằng thính giác, trải ra trong thời gian.
- Phương tiện hỗ trợ:giọng điệu (ngữ điệu), nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,...của người nói.
- Có tính chất tức thời, ko được dàn dựng trước, người nói ít có cơ hội gọt giũa, kiểm tra, người nghe ít có điều kiện phân tích kĩ.
- Có người nghe trực tiếp, người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi.
 Ngữ âm: 
+ Sử dụng đúng và tốt hệ thống ngữ âm, tránh lối phát âm địa phương (trừ 1 số trường hợp có mục đích tu từ)
+ Sử dụng tốt ngữ điệu.
-Từ ngữ:
 Đa dạng: Từ toàn dân, từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ,...
- Câu:
+ Thường ngắn gọn, dùng nhiều câu tỉnh lược.
+ Có câu rườm rà, có yếu tố dư thừa, trùng lặp.
- Phương tiện chủ yếu: chữ viết- hệ thống kí tự của ngôn ngữ được người đọc nhận biết bằng thị giác, trải ra theo ko gian.
- Phương tiện hỗ trợ:hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, các hình ảnh minh họa, các bảng biểu, sơ đồ,...
- Có diều kiện dàn dựng, người viết có điều kiện gọt giũa, kiểm tra, đạt tính chính xác cao, người đọc có điều kiện đọc lại, phân tích kĩ.
- Thường ko có người nghe trực tiếp. Số lượng người đọc đông đảo trong phạm vi ko gian rộng lớn và thời gian lâu dài.
- Chữ viết:
+Đúng chuẩn chính tả, tránh dùng các từ phát âm địa phương nếu ko cần thiết.
+ Đúng quy cách tổ chức văn bản, con chữ, dấu câu.
-Từ ngữ:
+ Dùng từ phù hợp với phong cách chức năng của văn bản được tạo lập.
+ Tránh dùng từ ngữ riêng của phong cách hội thoại nếu ko cần thiết.
- Câu:
+ Thường dùng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.
+ Có thể dùng câu tỉnh lược một thành phần (CN hoặc VN) tránh dùng câu tỉnh lược cả CN và VN nếu ko có tác dụng tu từ.
3.3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS thảo luận nhóm
Nhóm 1: bài tập 1
Nhóm 2: bài tập 2
Nhóm 3: bài tập 3 
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm nhận xét
Gv hoàn thiện
II. Luyện tập:
Bài 1:
- Đặc điểm của ngôn ngữ viết biểu hiện:
+ Chữ viết: đúng chuẩn chính tả.
+Từ ngữ: Sử dụng lớp từ thuật ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận (vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật).
 Các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày (1 là, 2 là, 3 là) ⭢ đánh dấu luận điểm rõ ràng, mạch lạc.
 Sự lựa chọn và thay thế các từ: “tiếng ta” thay cho “ngữ pháp”⭢ quá trình suy nghĩ, nghiền ngẫm của người viết.
+ Câu: các dấu câu (dấu phẩy tách vế, dấu chấm ngắt câu, dấu ba chấm biểu thị ý nghĩa liệt kê còn có thể tiếp tục) được sử dụng phù hợp.
2. Bài 2:
- Từ ngữ:
+ Các từ hô gọi: kìa, này...ơi, nhỉ.
+ Khẩu ngữ: cô ả, nhà tôi, mấy , nói khoác, có khối, sợ gì, đằng ấy.
+ Từ tình thái: có khối...đấy, đấy, thật đấy.
- Câu: Sử dụng kết cấu trong ngôn ngữ nói: Có...thì, Đã ...thì...
- Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ:
Cười như nắc nẻ, con cớn, liếc mắt,...
Bài 3:
a. Các lỗi:
- Ko phân biệt thành phần TN- CN.
- Dùng các từ thuộc ngôn ngữ nói: thì, đã, hết ý.
⭢ Sửa lại: Thơ ca Việt Nam đã thể hiện nhiều bức tranh mùa thu đặc sắc.
b. Các lỗi:
- Dùng từ khẩu ngữ: vống lên, đến mức vô tội vạ.
- Từ thừa: như.
⭢ Sửa lại: Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì ko được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế một cách tuỳ tiện.
c. Lỗi sai:
- Câu tối nghĩa, lủng củng.
- Từ khẩu ngữ: sất(hết).
- Từ thừa: thì.
⭢ Sửa lại: Chúng tiêu diệt ko thương tiếc các loài sống ở dưới nước như cá, rùa, ba ba, ếch, nhái, tôm, cua, ốc,... và ngay cả các loài chim quen kiếm ăn trên sông nước như cò, vạc, vịt, ngỗng,... chúng cũng chẳng buông tha!
3.4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà
- Nắm vững kiến thức đã học
- Làm bài tập phần vận dụng
3.5.MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
-Mục tiêu, ý tưởng: giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức bài học.
- Phương tiện: Các tài liệu tham khảo.
Hãy viết lại truyện cười Tam đại con gà mà không dùng hình thực đối thoại?
* Dặn dò: Soạn bài: Ca dao hài hước.
 NGÀY ../../2020, BGH KÝ DUYỆT
*****************************************
Ngày soạn:25/10/2020
 Tiết 29: Đọc văn CA DAO HÀI HƯỚC ( Bài 1,2 )
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: 
+ Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa ;
+ Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước.
2. Về kỹ năng: Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ: Có thái độ trân trọng và yêu mến tâm hồn lạc quan yêu đời qua tiếng cười của nhân dân lao động trong ca dao hài hước.
4. Năng lực: 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực đọc- hiểu thơ dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ , cảm nhận cá nhân về ‎ nghĩa văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của vb
B.Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
 - HS: Đọc trước và tóm tắt các ý chính của bài học. 
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp.
STT
Lớp
Ngày dạy
S

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_10_theo_cv3280_chuong_tr.docx