Giáo án phát triển năng lực Hóa học Lớp 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
*HS biết hóa trị, lập công thức hóa học, viết phương trình hóa học
* Biết khái niệm các hợp chất vô cơ.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:
*Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất. Gọi tên các loại hợp chất vô cơ.
*Viết và cân bằng phương trình hoá học.
3. Thái độ, năng lực:
* Thái độ tích cực, chăm chỉ nghiêm túc.
* Năng lực hợp tác, tính toán, năng lực công nghệ thông tin.
* Năng lực riêng: khả năng quan sát, tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
*GV: máy chiếu,
*HS: giấy A1, bút màu, nam châm.
III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, . . .
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: Tiết 1:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học Lớp 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học Lớp 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
axit yếu và tính khử mạnh b. Mức độ thông hiểu Câu 1. Trong phương trình H2S + O2 → H2O + 2S thì H2S thể hiện tính gì? A. Khử mạnh. B. Oxi hóa mạnh. C. Tính axit mạnh . D. Tính bazo mạnh. Câu 2. Axit sunfuhidric tác dụng với dung dịch bazơ NaOH tạo 2 muối nào? A. NaS và NaHS B. Na2S2 và Na2S C. Na2S và NaHS D. NaS và NaHS Câu 3. Hidrosunfua tan trong nước tạo thành dung dịch..rất yếu A. Bazơ. B. Axit. C. Lưỡng tính. D. Cả 3 đều sai. c. Mức độ vận dụng Câu 1. Trong phương trình phản ứng sau H2S + O2 → H2O + SO2 thì hệ số tương ứng của các chất tham gia là A. 1, 2 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 3, 2 Câu 2. Cho khí H2S lội qua dd CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ: A. Có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra. B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh. C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric. D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric. Câu 3. Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng vừa đủ với Pb(NO3)2 tính khối lượng kết tủa thu được. A. 23,9g. B. 10,2g. C. 5,9g. D. 13,8g. Câu 4. Cho 0,3mol H2S đi qua dung dịch chứa 18g NaOH thu được muối gì? A. Muối Na2S và NaHS B. Muối Na2S. C. Muối NaHS. D. Không tác dụng. d. mức độ vận dụng cao Câu 1: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48. Câu 2: Cho khí sinh ra khi đổ 10g FeS vào 16,6ml dung dịch HCl 20%(d=1,1g/ml) đi vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M.Xác định tên và nồng độ mol của muối được tạo thành trong dung dịch. HD tính số mol, viết ptpu Rút kinh nghiệm: Ngày soạn bài: 18/2/2021 Tiết dạy: 53 Hoa Lư, ngày.tháng..năm 2021 Kí duyệt Nguyễn Mạnh Hà BÀI 32 : HIĐRO SUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXXIT. LƯU HUỲNH TRIOXIT I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức. kỹ năng, thái độ a. Kiến thức: Biết được:, tính chất vật lí cơ bản của S02, SO3 ,ứng dụng và phương pháp điều chế Hiểu được: Vì sao SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. dung dịch SO3 có tính axit mạnh b. Kĩ năng -Viết pthh minh họa cho tính chất hóa học của SO2 và SO3 -Làm và quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng hóa học trong thực tế, rút ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp phòng chống c . Thái độ: Khả năng tư duy logic, tạo hứng thú nghiên cứu bộ môn 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực tự học, năng lực hợp tác - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. GV: – Hoá chất :dd H2SO4 loãng, Na2SO3, dd NaOH, bông. – Dụng cụ : Ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn xuyên qua. giá sắt, diêm ống dẫn khí, dụng cụ mắc bình kíp – Chuẩn bị phiếu học tập và chuẩn bị nội dung, bài giải của các phiếu học tập 2.HS: –Học nắm vững tính chất vật lí và tính chất hóa học của H2S và chuẩn bị nội dung bài học III. Chuỗi các hoạt động học A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối( 5phút) a. Mục tiêu hoạt động Tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của HS Nội dung hoạt động: Tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên và điều chế SO2 và SO3. b.Phương thức tổ chức hoạt động: -Hoạt động cá nhân: GVyêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : + Viết cấu hình e của S và hidro. + Nêu số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất SO2 và SO3 nhận xét. + Trả lời câu hỏi trong phần vận dụng và tìm tòi của đời sống : khí SO2 sinh ra do các nhà máy xí nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường vậy để bảo vệ môi trường khỏi tác hại của SO2 chúng ta phải làm thế nào. - Hoạt động chung cả lớp : HS nghiên cứu là đưa ra các phương pháp. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : HS trả lời các câu hỏi GVyêu cầu. - Đánh giá kết quả hoạt động : + Thông qua câu trả lời của HS, GVkịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý và bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. - GV: SO2 là một chất khí có tác hại rất lớn đến sản xuất và đời sống con người và là hóa chất quan trọng để điều chế H2SO4 để biết thêm về vấn đề này ta xét bài hôm nay. B. Hoạt động hính thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí SO2, SO3 ( 5 phút) a. Mục tiêu hoạt động - Nêu được trạng thái tồn tại. - Nêu được độ tan của SO2 và SO3 trong nước. - Tính tỉ khối hơi của SO2 với không khí. b.Phương thức tổ chức hoạt động: GVtổ chức HS hoạt động theo nhóm đơn nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1. Phiếu học tập số 1 Điền các thông tin vào bảng sau SO2 SO3 1/ trạng thái tồn tại 2/ Khả năng tan trong nước c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : SO2 nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước và rất độc. SO3 là chất lỏng tan vô hạn trong nước. - Đánh giá kết quả hoạt động thông qua hoạt động GVcần quan sát HS tự đọc sách tự học để lĩnh hội kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của SO2 (12 phút) a. Mục tiêu hoạt động Rèn kỹ năng , xác định số oxi hóa. dự đoán hiện tượng thí nghiệm và viết pthh Nội dung hoạt động: số oxi hóa của S trong SO2 ảnh hưởng đến tính chất hóa học như thế nào Giải thích được tính oxi hóa và tính khử của SO2. b.Phương thức tổ chức hoạt động: -GVtổ chức HS hoạt động theo cá nhân. +1HS xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trong SO2 và nhận xét về số oxi hóa đó. + 1HS SO2 là oxit nào? - Hoạt động chung cả lớp: GVmời các bạn khác nhận xét bổ sung, góp ý. GVkết luận SO2 là một oxit axit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. -GVtổ chức HS hoạt động theo nhóm. GVcung cấp khí -SO2 có đầy đủ tính chất của oxit axit. - Số oxi hóa của S trong SO2 là +4 là số oxi hóa trung gian của S nên H2S thể hiện tính khử vừa có tính oxi hóa. Các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2(GVchia lớp thành 3 nhóm) Nhóm 1 chứng minh SO2 có đầy đủ tính chất của một oxit axit. Nhóm 2 : chứng minh tính khử của SO2 bằng PTPU. Nhóm 3 chứng minh tính oxi hóa của SO2 bằng PUHH. - Hoạt động chung cúa cả lớp các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm, các nhóm còn lại nghiên cứu nhận xét bổ xung ý kiến. - GVchúng ta biểu diễn thí nghiện của nhóm 2 trong phần điều chế. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : rút ra được nhận xét : + SO2 là một oxit axit. + SO2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GVhướng dẫn HS chốt được các kiến thức. Là một oxit axit tác dụng với bazo tạo muối trung hòa và axit. Làm mất mầu dung dịch brom nên là dấu hiệu để phân biệt SO2 với CO2. Hoạt động 3 : phương pháp điều chế và ứng dụng SO2 ( 10 phút) a. Mục tiêu hoạt động Rèn kỹ năng viết ptpu. Nội dung hoạt động: điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp b.Phương thức tổ chức hoạt động: - GVtổ chức HS hoạt động nhóm. + Nghiên cứu SGK và chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hóa chất. Hóa chất gồm Na2SO3, dd H2SO4 bông, dd NaOH, dd Brom. Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 6.5 sgk trang 137. +HS quan sát khí thoát ra và viết ptpu. + Sục khí thoát ra vào dung dịch Brom quan sát hiện tượng. GV.Bổ xung thêm trong công nghiệp SO2 được sản xuất bằng đốt S hoặc pirit sắt. - Hoạt động chung: GVmời các thành viên lên trình bày kết quả, các bạn khác bổ sung, góp ý. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : biết đươc pp điều chế SO2 trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. PTPU điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và công nghiệp: - Đánh giá kết quả hoạt động : + Thông qua quan sát HS hoạt động , GVcần quan sát kỹ tất cả HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Giúp HS biết chốt kiến thức cần biết. Hoạt động 4 : tính chất của SO3( 8 phút) a. Mục tiêu hoạt động rèn kĩ năng viết ptpu chứng minh SO3 là oxit axit. b. Phương thức tổ chức GVtổ chức HS hoạt động cá nhân. + 1HS viết ptpu của SO3 tác dụng với H2O. + 1HS viết ptpu của SO3 với Na2O. + 1HS viết ptpu của SO3 tác dụng với KOH. Hoạt động chung của cả lớp GVcho HS nhận xét bổ sung ý kiến. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động -sản phẩm SO3 là một oxit axit tác dụng mạnh với H2O tạo dd H2SO4. Tác dụng với oxit bazo và bazo tạo muối sunphat. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát HS hoạt động, GVcần quan sát kỹ tất cả HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + Giúp HS biết chốt kiến thức cần biết Hoạt động 4 : Vận dụng và tìm tòi mở rộng( 5 phút) a. Mục tiêu hoạt động Giúp HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn b. Nội dung hoạt động: HS giải quyết vấn đề sau Lấy ví dụ ảnh hưởng của SO2 trong đời sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào. Và nêu một số biện pháp sử lí. c.Phương thức tổ chức hoạt động: GVhướng dẫn HS về nhà làm c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : bài viết của HS. - Đánh giá kết quả hoạt động: GVcho HS trả lời câu hỏi vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GVcần kịp thời động viên, khích lệ HS. IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra. đánh giá theo định hướng phát triển năng lực a. Mức độ nhận biết Câu 1; SO2 thể hiện tính khử khi phản ứng với A. CaO, Mg B. Br2, O2 C. H2S, KMnO4 D. H2O, NaOH Câu 2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt SO2 và CO2 ? A. Ca(OH)2 B. Ba(OH)2 C. Br2 D. NaOH Câu 3. Oleum là sản phẩm tạo thành khi cho A. H2SO4 đặc hấp thụ SO3 B. H2SO4 loãng hấp thụ SO3 C. H2SO4 đặc hấp thụ SO2 D. H2SO4 loãng hấp thụ SO2 b. Mức độ thông hiểu Câu 1. SO2 thể hiện tính axit trong phản ứng với dung dịch A. Ba(OH)2 B. KMnO4 C. Br2 D. H2S Câu 2. Trong công nghiệp, điều chế SO2 bằng cách A. cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 B. nhiệt phân các muối sunfit kim loại. C. đốt cháy H2S hoặc oxi hóa S bằng H2SO4 đặc, nóng D. đốt cháy S hoặc quặng sunfua kim loại Câu 3: Có thể tạo thành H2S khi cho A. CuS vào dung dịch HCl. B. FeS tác dụng với H2SO4 loãng. C. Khí H2 tác dụng với SO2. D. FeS tác dụng với H2SO4 đặc, nóng c. Mức độ vận dụng Câu 1. Oxi hóa 4,48 lít SO2 (đktc) thu được 4,8g SO3. Hiệu suất của phản ứng là A. 20% B. 30% C. 40% D. 50% Câu 2. Lấy 16,9g oleum công thức H2SO4.3SO3 trung hòa vừa đủ bởi Vml dd NaOH 2M. Giá trị V là A. 200 B. 400 C. 150 D. 300 d. mức độ vận dụng cao Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là A. 23,2. B. 18,0. C. 12,6 D. 24,0. Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 3,136 lít khí SO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l,thu được 21,7 gam kết tủa.Giá trị của a là A. 0,096 B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04 Rút kinh nghiệm: Ngày soạn bài: 22/2/2021 Tiết dạy: 55 Hoa Lư, ngày.tháng..năm 2021 Kí duyệt Nguyễn Mạnh Hà Chủ đề: AXIT SUFURIC. MUỐI SUNFAT I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức. kỹ năng, thái độ a. Kiến thức: Biết được: Tính chất vật lí cơ bản của H2SO4 -Tính chất hóa học của H2SO4 loãng và đặc Hiểu được: Vì sao H2SO4 đặc ngoài tính axit còn có tính oxi hóa mạnh b. Kĩ năng -Viết pthh minh họa cho tính chất hóa học của H2SO4 -Làm và quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng hóa học trong thực tế, rút ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp phòng chống c . Thái độ: Khả năng tư duy logic, tạo hứng thú nghiên cứu bộ môn 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực tự học, năng lực hợp tác - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực tính toán hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. GV: – Hoá chất :H2SO4 đặc ,H2O, đường. – Dụng cụ : Ống nghiệm, cốc, đũa thủy tinh – Chuẩn bị phiếu học tập và chuẩn bị nội dung, bài giải của các phiếu học tập 2. HS: –Học chuẩn bị nội dung bài học III. Chuỗi các hoạt động học A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối( 15 phút) a. Mục tiêu hoạt động Tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của HS. Nội dung hoạt động: Tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học, H2SO4. b.Phương thức tổ chức hoạt động: -Hoạt động nhóm: GVyêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : Phiếu học tập số 1 Hoàn thành các ptpu sau 1/ Fe + H2SO4(l) → 2/ Fe2O3 + H2SO4(l) → 3/ NaOH + H2SO4(l) → 4/ Na2CO3 + H2SO4(l) → 5/ Fe + H2SO4(đ) → c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : HS trả lời các câu hỏi GVyêu cầu. - Đánh giá kết quả hoạt động : + Thông qua câu trả lời của HS, GVkịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý và bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. B. Hoạt động hính thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí H2SO4 ( 5 phút) a. Mục tiêu hoạt động - Nêu được độ tan của H2SO4 trong nước. - Cách pha H2SO4 đặc. - H2SO4 đặc có tính háo nước và tỏa nhiệt nên cẩn thận khi sử dụng. b. Phương thức tổ chức hoạt động: GVtổ chức HS hoạt động nghiên cứu sgk và quan sát GVlàm thí nghiệm sau. - Rót từ từ H2SO4 đặc vào cốc đựng nước vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều. - GVdùng thí nghiệm ảo làm ngược lại. Hoạt động chung của cả lớp : quan sát thí nghiệm và sgk rồi rút ra tính chất vật lí của H2SO4. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : H2SO4 tan vô hạn trong nước. Cách pha H2SO4 đặc là rót từ từ H2SO4 đặc vào H2O. - Đánh giá kết quả hoạt động thông qua hoạt động GVcần quan sát HS tự đọc sách tự học để lĩnh hội kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của H2SO4 loãng (5 phút) a. Mục tiêu hoạt động Rèn kỹ năng , viết PTPU. Nội dung hoạt động: H2SO4 loãng có tính axit mạnh. b.Phương thức tổ chức hoạt động: -GVtổ chức HS hoạt động theo nhóm. Các nhóm HS quay lại sản phẩm của phiếu học tập 1 và nhận xét tính chất hóa học của H2SO4 loãng. - Hoạt động chung cả lớp: GVmời các bạn khác nhận xét bổ sung, góp ý . c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit mạnh. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GVhướng dẫn HS chốt được các kiến thức về tính axit mạnh của H2SO4. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của H2SO4 đặc (13 phút) a. Mục tiêu hoạt động Rèn kỹ năng , viết PTPU Nội dung hoạt động: H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh b.Phương thức tổ chức hoạt động: -GVtổ chức HS hoạt động theo nhóm. Các nhóm HS quay lại sản phẩm của phiếu học tập 1 và nhận xét về sản phẩm phản ứng 1 và phản ứng 4 - HS quan sát GVlàm thí nghiệm nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào cốc đựng đường , nêu hiện tượng quan sát được và viết PTPU giải thích - Hoạt động chung cả lớp: GVmời các bạn khác nhận xét bổ sung, góp ý - GVchia lớp thành 4 nhóm các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 Phiếu học tập số 2 Hoàn thành các phản ứng sau nếu có.chỉ ra vai trò của H2SO4 1/ Cu + H2SO4(đ) → 2/ Fe + H2SO4(đ nguội) → 3/ FeO + H2SO4(đ) → 4/ S + H2SO4(đ) → 5/ NaI + H2SO4(đ) → c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : H2SO4 đặc ngoài tính axit còn có tính oxi hóa mạnh, tính háo nước - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát HS hoạt động nhóm, GVcần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. + thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GVhướng dẫn HS chốt được các kiến thức về tính oxi hóa mạnh của H2SO4. GVđưa một số chú ý H2SO4 đ tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt không sinh khí H2 và đưa kim loại lên hóa trị cao nhất. H2SO4 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr. Hoạt động 4 : Tìm hiểu về điều chế và tính chất của muối sunfat 5 phút a. Mục tiêu hoạt động Giúp HS vận dụng kiến thức trong thực tế. b. Nội dung hoạt động: HS giải quyết vấn đề sau hoc sinh quan sát sơ đồ một số nhà máy hóa chất điều chế H2SO4 đ. c.Phương thức tổ chức hoạt động: GVgiúp HS siêu tầm tài liệu. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : bài viết của HS. - Đánh giá kết quả hoạt động :điều chế H2SO4 trong công nghiệp và phòng thí nghiệm, nhận biết muối sunfat. Hoạt động 5 : Vận dụng và tìm tòi mở rộng( 3 phút) a. Mục tiêu hoạt động Giúp HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn. b. Nội dung hoạt động: HS giải quyết vấn đề sau Lấy ví dụ ảnh hưởng của H2SO4 đặc trong đời sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào Và nêu một số biện pháp sử lí. c.Phương thức tổ chức hoạt động: GVhướng dẫn HS về nhà làm. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm : bài viết của HS. - Đánh giá kết quả hoạt động : GVcho HS trả lời câu hỏi vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GVcần kịp thời động viên, khích lệ HS. IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra. đánh giá theo định hướng phát triển năng lực a. Mức độ nhận biết Câu1.Kim loại bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là A. Al, Cu B. Zn, Cu, Cr C. Fe, Ag D. Fe, Al, Cr Câu 2 Trong các chất sau, chọn hợp chất chứa hàm lượng S cao nhất A. CuS B. FeS C. FeS2 D. CuFeS2 Câu 3: Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 24 Cho phương trình hóa học : a Al + b H2SO4 → Al2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Tỉ lệ a : b là A. 1 : 2 B. 1 : 3 C. 1 : 1 D . 2 : 3 Câu 5: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong PT pư giữa Cu với dd H2SO4 đặc, nóng là A. 10. B. 8. C. 9. D. 11 b. Mức độ thông hiểu Câu 1. Cho 0,2 mol Cu tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Thể tích khí thu được (đktc) là A.1,12lít B. 2,24lít C. 4,48lít D. 6,72lít Câu 2. Cho 0,15 mol hỗn hợp Cu và Zn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thu được 1,344 lít SO2 (đktc).Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là A. 0,3 mol B. 0,12 mol C. 0,15 mol D. 0,06 mol Câu 3. Cho 3,2g bột S tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí (đktc), giá trị của V là A. 4,48 B. 6,72 C. 2,24 D. 3,36 c. Mức độ vận dụng Câu 1. Cho 104g dung dịch BaCl2 10% tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Lượng kết tủa thu được là A. 11,25g B. 11,65g C. 116,5g D. 1165g Câu 2: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu. Câu 3: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dd H2SO4 loãng (dư), thu được dd X. dd X phản ứng vừa đủ với V ml dd KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe = 56) A. 80. B. 40. C. 20. D. 60. d. mức độ vận dụng cao Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dd H2SO4 đặc, nóng thu được dd X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dd X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4. Câu 2: Cho m gam hh Mg, Al vào 250 ml dd X chứa hh axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dd Y (coi thể tích dd không đổi). dd Y có pH là A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hh gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sauphản ứng, hh muối sunfat khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là (cho H = 1, O = 16, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, Zn = 65) A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam Rút kinh nghiệm: Ngày soạn bài: 22/2/2021 Tiết dạy: 56 Hoa Lư, ngày.tháng..năm 2021 Kí duyệt Nguyễn Mạnh Hà LUYỆN TẬP I. Mục tiêu bài học 1.
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_lop_10_theo_cv3280_chuon.docx