Giáo án phát triển năng lực Hóa học 9 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập và nhớ lại một số kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập thường gặp.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng các bài tập định tính và định lượng.

3. Thái độ

- Giúp các em yêu thích môn học và vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

4. Năng lực cần hướng đến

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC

 - Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

 + Hoạt động nhóm.

 + Phương pháp vấn đáp, tìm tòi.

 - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.

III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

- Hệ thống các kiến thức học ở lớp 8, tivi, máy tính.

- Bài tập vận dụng.

2. Học sinh

- Ôn lại kiến thức trọng tâm đã học.

 

doc 307 trang linhnguyen 07/10/2022 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 9 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 9 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 9 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	 - Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Làm việc nhóm – Làm việc với SGK – Hỏi đáp.
	- Hình thức tổ chức dạy học: (cá nhân, nhóm, cả lớp)
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Đồ dùng dạy học: 
a. Giáo viên:
- Sơ đồ chuyển đổi giữa các loại hợp chất vô cơ và hợp chất vô cơ với kim loại.
- Bài tập vận dụng.
b. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học từ đầu năm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Khởi động 
-GV: Chúng ta đã được tìm hiểu kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, về kim loại. Nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức hơn, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập.
-HS: Chú ý lắng nghe
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, kiến thức về kim loại.
- Vận dụng vào làm các bài tập liên quan.
b. Phương thức dạy học: Vấn đáp – Làm việc nhóm – Làm việc cá nhân – Làm việc với SGK.
c. Sản phẩm dự kiến: nắm hệ thống hoá những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất.
d. Năng lực hướng tới: sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề, tính toán hóa học, tư duy phát hiện vấn đề
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại:
+Tính chất của KL; viết PTHH minh họa?
+ Viết dãy hoạt động hoá học của Kim loại? Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của KL
+ So sánh tính chất hoá học của nhôm và sắt?
- GV thống nhất ý kiến của các nhóm .
- GV gắn lên bảng so sánh về thành phần, tính chất và sản xuất gang và thép dạng trống.
 - Thế nào là sự ăn mòn KL?
 - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn KL? Tại sao phải bảo vệ KL không bị ăn mòn?
 - Những biện pháp bảo vệ KL không bị ăn mòn? Hãy lấy VD minh họa.
- Yêu cầu HS làm bài luyện tập 1, một HS lên bảng làm các em khác nhận xét.
- HS phát biểu và bổ sung. Lên bảng viết PTHH?
-HS thảo luận nhóm:
+ So sánh được t/c hh của nhôm và sắt.
+ Viết được các PTPƯ minh họa
- HS: chọn những tấm bìa dán vào bảng cho phù hợp. 
- HS trả lời câu hỏi và bổ sung.
-HS làm bài luyện tập 1, một em lên bảng làm các em khác nhận xét.
I. Kiến thức cần nhớ: 
1. Tính chất hóa học của kim loại
- Kim loại t/d với PK: Cl2, O2, S.
- KL tác dụng với nước.
- KL tác dụng với dd a xit
- KL tác dụng với muối
* Dãy HĐHH của một số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au
- Ý nghĩa của dãy HĐHH của KL: SGK-54
2. Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có gì giống và khác nhau?
a) T/c hh giống nhau:
-Nhôm, sắt có những tính chất hoá học của KL.
- Nhôm, sắt đều không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội .
b) TCHH khác nhau:
- Nhôm có p/ư với kiềm, còn sắt thì không tác dụng với kiềm.
- Trong các hợp chất, nhôm chỉ có hóa trị III, còn sắt có cả 2 hóa trị II và III
3. Hợp kim của sắt 
4. Sự ăn mòn KL và bảo vệ Kl khỏi bị ăn mòn.
Hoạt động 3. Luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học 
b. Phương thức dạy học: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm đạt được: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực tính toán
 GV: chiếu các dạng bài tập lên tivi
1. Bài tập 1:
Viết PTHH biểu diễn sự chuyển hóa sau đây.
Fe → FeCl2→ Fe(OH)2→Fe3O4
 FeCl3→Fe(OH)3→Fe2O3→Fe→Fe3O4 
Bài tập 2: 
- Có các KL Fe, Al, Cu, Ag. Hãy cho biết trong các KL trên, KL nào t/d được với:
 a) Dung dịch HCl
 b) Dung dịch NaOH
 c) Dung dịch Cu SO4	
 d) Dung dịch AgNO3
 Viết các PTPƯ xảy ra.
Bài tập 3:
Hòa tan 0,54 gam một K/loại R (có h/trị III trong hợp chất) bằng 50mld/d HCl 2M. Sau p/ư thu được 0,672 lít khí( ở ĐKTC)
 a) Xác định K/loại R
 b) Tính nồng độ mol của d/d thu được sau p/ư.
HS: Làm bài tập vào vở bài tập trong 3’.
1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2) FeCl2 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
3) Fe(OH)2 + H2SO4 → Fe SO4 + 2H2O
4) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 
5) FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
6) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
7) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
8) 3Fe + 2O2 Fe3O4
HS: làm bài tập vào vở
a) Những KL td được với dd HCl là: Fe, Al.
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
b) Những KL td được với d/d NaOH làAl
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
c) Những KL td được với d/d CuSO4 là: Fe, Al.
 Fe + Cu SO4 → Fe SO4 + Cu
 2Al + 3Cu SO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
 d) Những KL td được với dd AgNO3 là: Fe, Al, Cu.
 Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
 Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2Ag
 Cu + 2AgNO3 →Cu(NO3)2 + 2Ag
Bài 3:
a)
2R + 6HCl → 2RCl3 + 3H2
nH2 = 0,672: 22,4 = 0,03 mol
Theo PTPƯ
nR =(nH2 . 2 ) : 3 = (0,03 . 2) : 3 = 0,02mol
MR = m : n = 0,54 : 0,02 = 27
Vậy R là Al
b)nHCl(Đầu bài) = 2 . 0,05 = 0,1 mol
nHCl(p/ư) = 2nH2 = 2 . 0,03 = 0,06 mol
nHCl dư =0,1 – 0,06 = 0,04 mol
nAlCl3 = nAl = 0,02 mol
CM HCl dư = n : V = 0,04 : 0,05 = 0,8 M
CM AlCl3 = 0,02 : 0,05 = 0,4 M
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1. Tổng kết
- GV: Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà	
- Yêu cầu HS làm bài tập 2, 4, 5, 7, 8 SGK/72. 
- Ôn tập tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim, viết các phương trình hóa học, xem dạng bài tập chuỗi phản ứng, bài tập nhận biết, dạng bài tập xác định kim loại thật kĩ.
- Dặn các em chuẩn bị cho bài thực hành.
Tuần: 15 	 Ngày soạn: ././2020
Tiết: 29 Ngày dạy: .. /./2020
THỰC HÀNH 
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức
 Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Nhôm tác dụng với oxi.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
2.Kỹ năng 
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm. 
3.Thái độ 
- Rèn tính cẩn thận khi làm thí nghiệm. học tập và thực hành hoá học.
4. Năng lực cần hướng đến
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Đàm thoại – Thí nghiệm thực hành
- Hình thức tổ chức dạy học:cá nhân, nhóm, cả lớp
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Đồ dùng dạy học: 
a. Giáo viên: 
- Hoá chất: Bột nhôm, Fe bột, S, dung dịch NaOH.
- Dụng cụ: Bìa cứng, ống nghiệm, đèn cồn
b. Học sinh : 
- Mẫu bài tường trình..
- Ôn lại tính chất hóa học của nhôm và sắt
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Khởi động 
-GV: cho học sinh nhắc lại tính chất hóa học của nhôm và sắt. Vậy, để các em nắm được các hiện tượng tính chất hóa học của nhôm và sắt rõ hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: 
-HS: Chuẩn bị đầy đủ thiết bị giáo viên giao
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Hướng dẫn thực hành 
a. Mục tiêu:
Kiểm tra sự chuẩn bị bản tường trình của học sinh ở nhà. 
Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại – Thí nghiệm thực hành
c. Sản phẩm dự kiến: học sinh tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm, sử dụng dụng cụ và hóa chất, tiến hành thí nghiệm an toàn
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện vấn đề , thực hành hóa học 
-GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bản tường trình của học sinh ở nhà. 
- GV: Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
-GV: Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả
- HS: Lấy bản tường trình cho GV kiểm tra.
- HS: Lắng nghe. 
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ những điểm lưu ý của GV.
Hoạt động 2.2 Thực hành
a. Mục tiêu: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Nhôm tác dụng với oxi.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
b. Phương thức dạy học: Thảo luận nhóm, thí nghiệm thực hành, trực quan
c. Sản phẩm dự kiến: học sinh biết quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết các PTHH các thí nghiệm.
d. Năng lực hướng tới: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề, tự học, năng lực thực hành hóa học.
- GV: Hướng dẫn tiến hành TN: Lấy khoảng ½ thìa con bột nhôm vào tờ giấy cứng, khẽ khum tờ giấy chứa bột nhôm. Gõ nhẹ tờ giấy để bột nhôm rơi xuống ngọn đèn cồn. 
 - GV lưu ý: Khum tờ giấy chứa bột nhôm, gõ nhẹ để bột nhôm rơi đều và từ từ trên ngọn lửa đèn cồn. Và sấy khô bột nhôm trước khi làm thí nghiệm.
- GV: Hướng dẫn thí nghiệm: Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột lưu huỳnh vào bột sắt ( đã trộn đều theo tỉ lệ 1:3 về thể tích trên bìa cứng). Cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô, sạch, kẹp thẳng đứng ống nghiệm trên giá thí nghiệm. Hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó đưa tập trung vào đáy, đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn 
- GV: Hướng dẫn thí nghiệm: Cho một ít bột mỗi KL vào từng ống nghiệm, cho tiếp khoảng 2- 3ml dd NaOH vào từng ống nghiệm, dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ, để ống nghiệm trên giá ống nghiệm.
-GV: Chia nhóm thực hành và phân công vị trí thực hành cho các nhóm.
-GV: Mời đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ, hóa chất chuẩn bị thực hành.
-GV: Theo dõi các nhóm thực hành, nhắc nhở, uốn nắn các nhóm trong quá trình làm thí nghiệm.
-GV: Chia nhóm thực hành và phân công vị trí thực hành cho các nhóm.
-GV: Mời đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ, hóa chất chuẩn bị thực hành.
-GV: Theo dõi các nhóm thực hành, nhắc nhở, uốn nắn các nhóm trong quá trình làm thí nghiệm.
- HS: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành.
-HS: Nghe và ghi nhớ những lưu ý của GV.
- HS: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành.
-HS: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành.
HS: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành.
-HS: Nghe và ghi nhớ những lưu ý của GV.
- HS: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành.
- HS: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành.
-HS: Thực hiện chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
 Bầu nhóm trưởng, thư kí. 
 Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
-HS: Nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, hóa chất về nhóm chuẩn bị thực hành.
-HS: Tiến hành thực hành theo nhóm, ghi lại các hiện tượng xảy ra trong quá trình thực hành để làm bài thu hoạch.
Hoạt động 2.3 Hoàn thành bài tường trình 
a. Mục tiêu: Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại – vấn đáp
c. Sản phẩm dự kiến: Bài tường trình
d. Năng lực hướng tới: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề.
--GV: Yêu cầu các nhóm nêu lại cách tiến hành, hiện tượng, viết PTHH cho mỗi thí nghiệm vừa làm.
-GV: Cho HS hoàn thành bài tường trình thí nghiệm.
-HS: Đại diện các nhóm nêu lại cách tiến hành, hiện tượng và viết PTHH các TN.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS: Hoàn thành bài tường trình thí nghiệm theo mẫu đã chuẩn bị sẵn.
Hoạt động 2.4: Công việc cuối buổi
a. Mục tiêu: Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại – vấn đáp
c. Sản phẩm dự kiến: rèn học sinh giáo tính cẩn thận, sạch sẽ, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm
d. Năng lực hướng tới: giao tiếp, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- GV: Yêu cầu HS các nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất dư trả lại cho GV, vệ sinh khu làm việc của nhóm mình cho sạch sẽ.
-GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình cho cả lớp nghe và bổ sung ý kiến.
-GV: Nhận xét và chấm điểm thực hành đối với các nhóm.
- HS: Thu dọn, vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ và trả dụng cụ cho GV.
-HS: Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến nếu có.
-HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm cho các bài thực hành tiếp theo.
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
- Về nhà hoàn thành tiếp bài thu hoạch.
Tuần 15	Ngày soạn : /09/2020
Tiết : 30 Ngày dạy: /09/2020
Bài 25: TÍNH CHẤT CHUNG CỦA PHI KIM
KẾ HOẠCH CHUNG
Phân phối thời gian
Tiến trình dạy học
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
KT1: Tính chất vật lí
KT2:Tính chất hóa học
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức : Biết được: 
- Tính chất vật lí của phi kim.
- Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi.
- Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim.
2.Kỹ năng : 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim.
- Viết một số phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.
- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.
3.Thái độ : - Có ý thức học tập tích cực và cẩn thận trong học tập. 
4. Năng lực cần hướng đến: 
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: - Phương pháp làm thí nghiệm trực, dạy học theo nhóm, vấn đáp tìm tòi, hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
- Hình thức tổ chức dạy học: (cá nhân, nhóm, cả lớp, tham quan, trải nghiệm, dạy học nhà trường gắn với SX-KD-DV, GD STEM)
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Đồ dùng dạy học: 
a. Giáo viên 
-Ti vi, bảng phụ
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Khởi động 
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất vật lí và hóa học chung của kim loại? HS: Trả lời.
GV: Vậy, đơn chất phi kim có những tính chất vật lí và hóa học gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nghiên cứu bài mới.
-HS: trả lời
-HS chú ý lắng nghe
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: - Tính chất vật lí của phi kim.
- Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi.
- Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim.
b. Phương thức dạy học: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân
c. Sản phẩm dự kiến: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của giáo viên.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện vấn đề, thực hành hóa học , sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thí nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề.
- GV chiếu slide 5: Yêu cầu HS nêu tên một số loại phi kim ?
- GV chiếu slide 6: Yêu cầu HS rút ra tính chất vật lí khác kim loại của phi kim?
-GV chiếu các slide 7,8,9,10,11: Yêu cầu HS quan sát và nêu trạng thái của các mẫu phi kim ở điều kiện thường?
- GV: Thông báo: Một số phi kim độc như clo, brom, iot
- GV: Chiếu slide 14: Yêu cầu HS hoàn thiện các PTHH sau: 
1. Na + Cl2 2. Fe + S
3. Fe + O2 4. Cu + O2
(Phụ đạo HS yếu kém)
-GV: Chiếu slide 15: Yêu cầu HS cho biết sản phẩm thuộc loại hợp chất nào:
-GV:Yêu cầu HS kết luận tính chất phi kim tác dụng với kim loại
-GV: Chiếu slide 17: Mô phỏng thí nghiệm của Cl2 với H2 . Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng?
- GV: Nhận xét.
-GV: Liên hệ kiến thức lớp 8 phản ứng của H2 với O2 .
-GV: Yêu cầu HS nêu kết luận tính chất phi kim tác dụng với H2.
-GV: Chiếu slide 19 cho HS quan sát hình ảnh của một số phi kim cháy trong oxi.
-GV: Yêu cầu HS lên viết PTHH.
-GV: Kết luận.
- GV: Chiếu slide 22,23 : Yêu cầu HS nhận xét mức độ hoạt động của các phi kim?
-GV: Căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ hoạt động của phi kim?
-GV: Kết luận.
-- HS: Cacbon, nitơ, photpho, lưu huỳnh.
- HS: Trả lời. 
- HS: Quan sát và trả lời.
-HS: Nghe giảng và ghi bài
- HS: Lên bảng hoàn thiện các PTHH.
-HS: Trả lời.
- HS: Phi kim tác dụng với kim loại tạo muối hoặc oxit
-HS: Theo dõi thí nghiệm mô phỏng và nêu hiện tượng.
-HS: Lắng nghe.
-HS: Nhớ lại kiến thức cũ.
-HS: Trả lời.
-HS: Quan sát.
-HS: S + O2 SO2
-HS: Ghi bài.
-HS: Nhận xét.
-HS: Suy luận, trả lời.
-HS: Lắng nghe và ghi bài.
I. TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM.
I.1: Tính chất vật lý
- Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn(C,S,P); lỏng(Br2); khí(O2, Cl2, N2 ). 
- Một số phi kim độc như clo, brom, iot.
I.2: Tính chất hóa học của phi kim
1. Tác dụng với kim loại: 
2Na + Cl2 2NaCl
→Kết luận: Phi kim tác dụng với kim loại tạo muối hoặc oxit.
2. Tác dụng với hidro:
+ Oxi tác dung với hidro:
2H2 + O2 2H2O
+ Clo tác dụng với hidro:
H2 + Cl2 2HCl
→Kết luận:Phi kim phản ứng với H2 tạo thành hợp chất khí
3. Tác dụng với oxi: 
 S + O2 SO2
 C + O2 CO2
4. Mức độ hoạt động của phi kim: 
-Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và với hidro.
- Phi kim hoạt động mạnh như: F2, O2, Cl2
- Phi kim hoạt động yếu hơn : C, S, P.
Hoạt động 3. Luyện tập 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, luyện tập tính chất của phi kim
Phương thức dạy học: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Sản phẩm đạt được: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực tính toán.
- Giáo viên chiếu bài tập lên tivi
- GV: Tổ chức thảo luận nhóm trong 5’: Yêu cầu HS hoàn thiện các PTHH cho chuỗi sơ đồ phản ứng sau: SSO2SO3H2SO4K2SO4BaSO4.
- GV: Chiếu slide 27 cho HS trả lời các câu hỏi của trò chơi ô chữ. 
-Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, gọi học sinh khác nhận xét. Giáo viên chốt kiến thức.
- Học sinh đọc bài.
-HS trao đổi cặp đôi 
- Học sinh lên bảng
- HS: chơi trò chơi
- HS: Lắng nghe, ghi bài. 
Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng các kiến thức về phi kim giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Phương thức dạy học: 
 Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: HS học cách tra cứu tìm kiếm thông tin và cách hợp tác làm việc nhóm hiệu quả
d. Năng lực hướng tới:
 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, sử dụng CNTT và TT
GV: chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm chuẩn bị bảng phụ máy tính trả lời các câu hỏi ra bảng phụ
GV chiếu các nhiệm vụ học tập
Tại sao lại có hiện tượng “ma trơi ”? 
-GV tổ chức cho hs báo cáo kết quả tìm được
-GV nhận xét, chốt kiến thức, cho điểm từng nhóm
- HS chia nhóm, phân nhóm trưởng, thư kí
Các nhóm HS: chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi, nhanh chóng ghi ra bảng phụ
-Các nhóm chú ý quan sát thực hiện nhiệm vụ
-HS: đại diện học sinh các nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 5. Tìm tòi và mở rộng
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng kiến thức tìm tòi các kiến thức trong cuộc sống về phi kim
b. Phương thức dạy học: 
 Tự học ở nhà, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: 
 Thuyết trình sản phẩm, bài làm của học sinh.
d. Năng lực hướng tới:
 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực vận dụng kiến thức Hoá học vào cuộc sống.
-GV chiếu hình ảnh, thông tin sau:
Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ?
Sau những cơn mưa, nếu dạo bước trên đường phố, đồng ruộng, người ta cảm thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên nhân:
- Nước mưa đã gột sạch bụi bẩ

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_9_theo_cv3280_chuong_tri.doc