Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức các chương hoá học đại cương và vô cơ (sự điện li, nitơ - phốt pho, cacbon - silic) và các chương hoá học hữu cơ (đại cương về hoá học hữu cơ, dẫn xuất halogen, ancol – phenol, anđehit – xeton – axit cacboxylic).

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất hoặc ngược lại.

 - Rèn kĩ năng giải bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất.

3. Thái độ

 Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.

4. Trọng tâm

- Ancol, anđehit, axit cacboxylic

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Các năng lực chung

1. Năng lực tự học: tự hệ thống hóa kiến thức đã học

 2. Năng lực hợp tác:

 + Xây dựng năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ

+ Hợp tác trong thực hiện báo cáo, lắng nghe, phản biện nội dung của nhóm khác trình bày.

3. Năng lực giao tiếp: Hình thành cho học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt vấn đề trong buổi báo cáo nội dung chuyên đề.

* Các năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Gọi tên các hợp chất hữu cơ theo tên thông thường, tên thay thế,

2. Năng lực tính toán: vận dụng các kiến thức hóa học kết hợp với kĩ năng tính toán trên máy tính để giải quyết các dạng bài tập vận dụng.

 * Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

 

docx 249 trang linhnguyen 6120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018
NH3	D. dd brom
Câu 21: Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử A. hiđro. B. nitơ. C. cacbon. D. oxi. 
Câu 22. Saccarozơ có thể tác dụng với các chất nào sau đây :
1. H2/Ni,t0	2. Dung dịch AgNO3/NH3	3. Cu(OH)2	4.H2O/H2SO4
A.1, 2	B.3, 4	C.1, 4	D. 2, 3
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đơn chức. 
B. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. 
C. Glucozơ là đồng phân của saccarozơ. 
D. Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit axetic. 
Câu 24: Đun nóng dung dịch chưa 27g glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là:
	A. 21,6g. B. 10,8g. C. 32,4g D. 16,2g 
Câu 25. Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là 
 A. 60. B. 58. C. 30. D. 48.
Câu 26. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
	A. 2,97 tấn. B. 3,67 tấn. C. 2,20 tấn.	D. 1,10 tấn.
Chủ đề 3: Amin – Aminoaxit
Câu 27 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm
D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
Câu 28 : C3H9N có bao nhiêu đồng phân amin ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 29 : Phát biểu nào sau đây sai :
A. Anilin là một bazơ có khả năng làm quỳ tím hóa xanh.
B. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.
C. Anilin có tính baz yếu hơn amoniac.
D. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.
Câu 30 : Nguyên nhân anilin có tính baz là :
A. Phản ứng được với dd axit.
B. Là dẫn xuất của amoniac.
C. Có khả năng nhường proton.
D. Trên N còn một đôi điện tử tự do có khả năng nhận proton H+.
Câu 31. Trong các amin sau :
1) CH3-CH-NH2 2) H2N-CH2-CH2-NH2
Kiểm tra, ngày tháng năm
 CH3 3) CH3CH2CH2-NH-CH3
 Amin bậc 1 là :
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2).
Câu 32 : Sự sắp xếp nào theo trật tự tăng dần lực baz của các hợp chất sau đây đúng ?
A. C2H5NH2< (C2H5)2NH< NH3< C6H5NH2. B. (C2H5)2NH< NH3< C6H5NH2< C2H5NH2.
C. C6H5NH2< NH3< C2H5NH2< (C2H5)2NH. D. NH3< C2H5NH2< (C2H5)2NH< C6H5NH2.
Câu 33: Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là 
 A. anilin. B. etylamin. C. metylamin. D. đimetylamin. 
Kiểm tra, ngày tháng năm
ا
Câu 34. Trong các tên gọi sau đây, tên nào không phù hợp với chất : CH3 –CH –CH –COOH 
 CH3 NH2
 A. Axit 2-metyl-3-aminobutanoic. B. Valin.
 C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic D. Axit -aminoisovaleric.
Câu 35. Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? 
 A. Glucozơ. B. Metylamin. C. Etyl axetat. D. Saccarozơ. 
Câu 36. Axit amino axetic không tác dụng với chất :
	 A. CaCO3 B. H2SO4 loãng C. CH3OH D. KCl 
Câu 37. tripeptit là hợp chất
 A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit 
 B. có lk peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
 C. có lk peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau 
 D. có lk peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit
Câu 38. Thủy phân đến cùng một protein, ta thu được các chất nào? 
 A. các axit amin.	B. các peptit.
 C. chuỗi peptit. D. hỗn hợp các -aminoaxit.
Câu 39. Thuỷ phân không hoàn toàn tetra peptit (X), ngoài các a- amino axit còn thu được các đi petit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X.
 A. Val-Phe-Gly-Ala.	B. Ala-Val-Phe-Gly. 
 C. Gly-Ala-Val-Phe. 	 	D. Gly-Ala-Phe – Val
Câu 40: Trung hòa 50 ml dd metylamin cần 30 ml dung dịch HCl 0,1M. Giả sử thể tích không thay đổi. CM của metylamin là:
 A. 0,06 B. 0,05	 C. 0,04 D. 0,01 
Câu 41: Một amin đơn chức trong phân tử có chứa15,05% N. Amin này có công thức phân tử là :
A. CH5N. B. C6H7N. C. C2H5N. D. C4H9N.
Câu 42: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2, 2,8 lít khí N2 (đktc) và 20,25g nước. Công thức phân tử của X là : 
	A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N.	 D. C3H9N
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 22 g CO2 và 14,4 g H2O. CTPT của hai amin là :
 A. CH3NH2 và C2H7N 	C. C2H7N và C3H9N.
 B. C3H9N và C4H11N 	 D. C4H11N và C5H13 N
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin bậc một, mạch hở, no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu được CO2 và H2O với tỉ lệ số mol = 1 : 2. Hai amin có công thức phân tử lần lượt là: 
A. CH3NH2 và C2H5NH2 C. C2H5NH2 và C3H7NH2.
B. C3H7NH2 và C4H9NH2. D. C4H9NH2 và C5H11NH2.
Câu 45. Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là 
 A. 8,15 gam 	B. 0,85 gam 	C. 7,65 gam 	D. 8,10 gam 
Câu 46. Khối lượng anilin cần dùng để tác dụng với nước brom thu được 6,6g kết tủa trắng là
 	A. 1,86g. B. 18,6g.	 C. 8,61g.	 D. 6,81g
Câu 47. Cho 4,5g etyl amin tác dụng vừa đủ với HCl. Số gam muối sinh ra là:
A. 9g B. 81,5g C. 4,5g D. 8,15g
Câu 48. Trung hòa 3,1g amin no đơn chức tác dụng vừa đủ 100ml dd HCl 1M. Công thức của amin là:
 A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2
Câu 49. Cho 0,1 mol Chất X có CTPT là C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y.Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: 
 A.5,7 gam B.12,5 gam C.15 gam D.21,8 gam 
Câu 50. Khi trùng ngưng 13,1 g axit -aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư, người ta thu được m gam polime và 1,44 g nước. Giá trị của m là ?
	A. 10,41. B. 9,04. C. 11,02. D. 8,43.
Câu 51. 0,01 mol aminoaxit A phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của A có dạng như thế nào ?
 A. H2N-R-COOH. B. (H2N)2-R-COOH. C. H2N-R-(COOH)2. D.(H2N)2-R-(COOH)2 
Câu 52. Cho 0,1mol A (-aminoaxit dạng mạch hở) phản ứng hết với HCl tạo 11,15g muối. A là chất nào sau đây?
	A. Glyxin B. Alanin. C. Phenyl alanin ا
ا
D. Valin (axit -amino isovaleric
Câu 53. Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. CT của X là
 A. H2NC3H6COOH. 	 B. H2NCH2COOH. 	 C. H2NC2H4COOH. 	 D. H2NC4H8COOH.
Câu 54. X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH ; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit ; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là : 
 A. 149 gam. 	B. 161 gam. C. 143,45 gam. D. 159 gam.
Chủ đề 4: Polime và vật liệu Polime
Câu 55. Một loại polime có cấu tạo mạch như sau :
	 	- CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - 
Công thức một mắt xích của polime này là
	A. - CH2- 	 B. - CH2 - CH2 - 
	C. - CH2 - CH2 - CH2-	 D. - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - 
Câu 56. Polime X có phân tử khối M = 280.000 đvC và hệ số trùng hợp n = 10.000. X là 
	A. 	B. 
C.	D. 
Câu 57. Polime 
là sản phẩm của phản ứng trùng hợp monome nào sau đây ?
A. CH3COOCH = CH2	B. CH2 = CHCOOCH3
C. C2H5COOCH = CH2	D. CH2 = CH - COOCH = CH2
Câu 58. Trùng hợp etilen thu được polietilen (PE). Nếu đốt cháy toàn bộ lượng etilen đó sẽ thu được 8800 g CO2. Hệ số trùng hợp n của quá trình là
	A. 100	B. 200	C. 150	D. 300
Câu 59. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là :
	A. stiren. B. toluen. C. propen. D. isopren.
Câu 60. Cho các loại tơ sau :
	(1) ( NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO)n .
	(2) ( NH-[CH2]5-CO )n .(3) [C6H7O2(OOCCH3)3]n .
	Tơ thuộc loại poliamit là :
	A. (1),(3) B. (1),(2),(3). C. (2),(3). D.(1),(2) 
Câu 61.Người ta tổng hợp poli(metyl metacrylat) từ axit và ancol tương ứng qua 2 giai đoạn là este hóa ( H=60%) và trùng hợp(H=80%). Khối lượng axit và ancol cần dùng để thu được 1,2 tấn polime là bao nhiêu.
A. 86 tấn và 32 tấn. B. 68 tấn và 23 tấn. C. 2,15 tấn và 0,8 tấn D. 21,5 tấn và 8 tấn.
Chủ đề 5: Đại cương về kim loại
Câu 62. Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
 	A. Li   	B. Ca   	C. K   	D. Be
Câu 63. Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch
 	A. H2SO4 (đặc, nguội)    	B. KOH 	C. NaOH  	D. H2SO4 (loãng)
Câu 64. Cho dãy các kim loại : Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất trong dãy là 
 	A. Fe   	B. Mg   	C. Cr   	D. Na
Câu 65. Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt (III)?
A.Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. B.FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư)
C.Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 D. Fe tác dụng với dung dịch HCl
Câu 66: Cho Fe tác dụng với các chất: HCl, Cl2, HNO3 dư, H2SO4 loãng, AgNO3 dư, FeCl3, CuSO4. Số trường hợp tạo hợp chất sắt (II) là
	A. 4.  	 B. 3.   	C. 2. 	  	D. 5. 
Câu 67: Các tính chất vật lý chung của kim loại là gây ra do:
      A. tất cả các e   	B. các e tự do         	C. các e độc thân   	D. các e tự do và các ion dương
Câu 68: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng :
A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
B. Ban đầu có   khí thoát ra, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.
C. Ban đầu có   khí thoát ra, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.
D. Chỉ có khí thoát ra.
Câu 69. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
	AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓; Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.	B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.
C. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+.	D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
Câu 70. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+đứng trước Ag+/Ag)
A. Ag, Mg.	B. Cu, Fe.	C. Fe, Cu.	D. Mg, Ag.
Câu 71: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dd HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
 	A. 2,24. 	B. 4,48. 	C. 3,36. 	D. 1,12.
Câu 72: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 25,0.	B. 12,5.	C. 19,6.	D. 26,7.
Câu 73: Cho 64 gam hỗn hợp gồm CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là 
      	A.120 gam.             B.160 gam.               C. 170 gam.          D. 180 gam.
Câu 74: Nhúng một lá Fe vào 500ml dung dịch CuSO4 nồng độ X (mol/l). Sau khi thấy màu xanh của dung dịch biến mất, đem cân thì thấy khối lượng lá Fe tăng thêm 0,8 gam. Giá trị của X là
      	A. 0,1.   	B. 0,2.   	C. 0,3.  	D. 0,25.
Câu 75: Cho m (g) hỗn hợp X (Mg, Zn, Fe) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít H2 (đktc)  và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 18,6g chất rắn khan. Giá trị m là      
A. 6,0g.                     B. 8,6g.                   C. 9,0g.  	D. 10,8g
Câu 76: Ngâm một lá Al trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,3M. Phản ứng xong, khối lượng lá nhôm sẽ tăng
      	A. 32,4g  	B. 3,24g  	C. 2,43g 	 D. 2,97g
Câu 77: Hòa tan hết hh gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,2 mol FeO vào dd HCl dư thu được dd A. Cho NaOH dư vào dd A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B rồi đem nung trong KK đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn, m là:
      	A. 16g   	B. 32g  	C. 48g   	D. 52g.
Câu 78. Cho 0,04 mol bột Fe vào dd chứa 0,09 mol AgNO3. Khi p/ứ hoàn toàn thì c/rắn thu được có khối lượng là: 
A. 1,12g.                  	B. 4,32g.                   	C. 8,64g .                 	D. 9,72g.
Câu 79. Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
 A. 34,10	B. 31,32	C. 34,32	D. 33,70
Tuần 18: Từ ngày 18/12 đến ngày 23/12/2017 
Tiết 35. ÔN TẬP HỌC KÌ I (tiết 2)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về:
- Este - Lipit
- Cacbohiđrat
- Amin, amino axit, và proein 
- Polime và vật liệu polime
- Đại cương về kim loại
2. Kĩ năng
- giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết
- Nhận biết
- Giải bài toán về este, amin, amino axit, peptit, kim loại tác dụng với phi kim, axit, dung dịch muối ...
3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
2. Năng lực tư duy 
3. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
4. Năng lực tính toán 
* Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ
B. CHUẨN BỊ 
*Giáo viên: Bài tập
*Học sinh: Ôn bài cũ, chuẩn bị trên sơ đồ tư duy theo các nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HOC
Thuyết trình nêu vấn đề, phát vấn, dạy học theo nhóm
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A3
12A4
12A7
12A8
12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ: không
2. Hoạt động luyện tập 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - PTNL
NỘI DUNG
Hoạt động: Bài tập
GV tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành các dạng bài tập theo các chủ đề 
GV đánh giá, hỗ trợ hướng dẫn cách làm khi cần thiết
Học sinh làm bài tập theo nhóm àLên bảng trình bàyàNhóm khác nhận xét, bổ sung
Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán và năng lục sử dụng ngôn ngữ hóa học
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC 12
Chương 1: Este – lipit
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 2: Chất nào dưới đây không phải là este?
A. HCOOCH3	B.CH3COOH	C.CH3COOCH3	D.HCOOC6H5
Câu 3: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
 A. C2H5COOH. 	B. HO-C2H4-CHO. 	C. CH3COOCH3. 	D. HCOOC2H5. 
Câu 4: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
 A. etyl axetat.	B. metyl propionat.	C. metyl axetat.	D. propyl axetat.
Câu 5: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. 	D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 6: Có thể gọi tên este (C17H35COO)3C3H5 là
A. triolein	B. tristearin	C. tripanmitin	D. stearic
Câu 7: Hãy chọn nhận định đúng:
	A. Lipit là chất béo.
	B. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
	C. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
 	D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng hoà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit....
Câu 8: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là (Cho H = 1; C = 12; O = 16).
A. 50%	B. 62,5%	C. 55%	D. 75%
Câu 9: Xà phòng hóa 6,6 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 1,64 gam.	B. 4,28 gam.	C. 5,20 gam.	D. 4,10 gam.
Câu 10: Khi đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 8,96 lít CO2 (ở đktc) và 7,2 gam nước. Nếu cho 8,8 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 9,6 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là
A. axit propionic.	B. etyl axetat.	C. metyl propionat.	D. ancol metylic.
Câu 11: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là
A. etyl axetat. 	B. propyl fomiat. 	C. metyl axetat. 	D. metyl fomiat.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este là
A. C4H8O4	B. C4H8O2	 C. C2H4O2	D. C3H6O2
Câu 13: Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là
A. 8,0g	B. 20,0g	 C. 16,0g	D. 12,0g
Câu 14: Trong phân tử este (X) no, đơn chức, mạch hở có thành phần oxi chiếm 36,36 % khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là:	
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 15: Đun 12 gam axit axetic với 1 lượng dư ancol etylic ( có H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là bao nhiêu?
	A.70%	B.75%	C.62,5%	D.50%
Chương 2: Cacbohidrat
Câu 16 .Gluxit (cacbohiđrat) là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là 
 A. Cn(H2O)m B. CnH2O C. CxHyOz D. R(OH)x(CHO)y
Câu 17. Tinh bột và xenlulozơ là
 A. monosaccarit	 B. Đisaccarit C. Đồng phân	 	D. Polisaccarit
Câu 18. Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ có nhiều nhóm hiđrôxyl.
 A. phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.
 B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu
 C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên mên rượu
 D. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân
Câu 19. Glucozơ tác dụng được với 
 A. H2 (Ni,t0); Cu(OH)2 ; Ag2O/NH3; H2O (H+, t0) 	
 B. Ag2O/NH3; Cu(OH)2; H2 (Ni,t0); (CH3CO)2O.
 C. H2 (Ni,t0); Ag2O/NH3; NaOH; Cu(OH)2	
 D. H2 (Ni,t0); Ag2O/NH3; Na2CO3; Cu(OH)2
Câu 20. Nhận biết glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic có thể chỉ dùng một thuốc thử là
 A. HNO3	B. Cu(OH)2	C. AgNO3/NH3	D. dd brom
Câu 21: Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử A. hiđro. B. nitơ. C. cacbon. D. oxi. 
Câu 22. Saccarozơ có thể tác dụng với các chất nào sau đây :
1. H2/Ni,t0	2. Dung dịch AgNO3/NH3	3. Cu(OH)2	4.H2O/H2SO4
A.1, 2	B.3, 4	C.1, 4	D. 2, 3
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đơn chức. 
B. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. 
C. Glucozơ là đồng phân của saccarozơ. 
D. Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit axetic. 
Câu 24: Đun nóng dung dịch chưa 27g glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là:
	A. 21,6g. B. 10,8g. C. 32,4g D. 16,2g 
Câu 25. Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là 
 A. 60. B. 58. C. 30. D. 48.
Câu 26. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
	A. 2,97 tấn. B. 3,67 tấn. C. 2,20 tấn.	D. 1,10 tấn.
Chương 3: Amin – Aminoaxit
Câu 27 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm
D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
Câu 28 : C3H9N có bao nhiêu đồng phân amin ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 29 : Phát biểu nào sau đây sai :
A. Anilin là một bazơ có khả năng làm quỳ tím hóa xanh.
B. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.
C. Anilin có tính baz yếu hơn amoniac.
D. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.
Câu 30 : Nguyên nhân anilin có tính bazo là :
A. Phản ứng được với dd axit.
B. Là dẫn xuất của amoniac.
C. Có khả năng nhường proton.
D. Trên N còn một đôi điện tử tự do có khả năng nhận proton H+.
Câu 31. Trong các amin sau :
1) CH3-CH-NH2 2) H2N-CH2-CH2-NH2
 CH3 3) CH3CH2CH2-NH-CH3
Amin bậc 1 là :
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2).
Câu 32 : Sự sắp xếp nào theo trật tự tăng dần lực baz của các hợp chất sau đây đúng ?
A. C2H5NH2< (C2H5)2NH< NH3< C6H5NH2.
B. (C2H5)2NH< NH3< C6H5NH2< C2H5NH2.
C. C6H5NH2< NH3<

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_12_theo_cv3280_chuong_tr.docx